ìm hiểu nghệ thuật sử dụng điển cố trong QTTMT của Nguyễn Trãi

89 780 4
ìm hiểu nghệ thuật sử dụng điển cố trong QTTMT của Nguyễn  Trãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC  Lời mở đầu 1 I. Phần mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Lịch sử vấn đề 3 4. Phạm vi tư liệu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu báo cáo 5 II. Phần nội dung 6 1. Nghệ thuật sử dụng điển cố - một đặc trưng 6 1.1. Khái niệm 6 1.2. Các loại điển cố thường gặp 7 1.3. Nguồn gốc điển cố 8 1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng điển cố 8 2. Nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi 9 2.1. Khảo sát điển cố trong QTTMT 9 2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố trong QTTMT 13 III. Phần kết luận 19 IV. Tài liệu tham khảo 23 V. Phụ lục 24 1. Bảng thống kê 24 2. Bảng biểu tổng kết 29 3. Các bức thư trích dẫn 30 LỜI MỞ ĐẦU Được đề cao với nhiều danh hiệu: nhà quân sự tài ba, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới… Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử Việt nam. Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình ông đã để lại nhiều di văn có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Để tìm hiểu về những đóng góp của ông cũng như mong muốn tìm hiểu về con người lịch sử này mà người đời sau đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về ông. Các công trình đó được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao, địa lí … Thừa hưởng thành tựu của người đi trước để lại cùng với những tìm tòi của mình, tôi xin đưa ra một bài viết về việc “Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng điển cố trong QTTMT của Nguyễn Trãi”. Đây là đề tài rất ít được nghiên cứu. Thông qua đó nhằm tìm hiểu về đặc điểm, phong cách hành văn của Nguyễn Trãi qua tác phẩm này nói riêng và cách lập luận văn chính luận cũng như văn phong ngoại giao của ông nói chung. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử trung đại Việt Nam. Không những thế ông còn là một nhà tư tưởng, bậc danh nhân văn hoá thế giới đã để lại một khối lượng trước tác đồ sộ, đáng khâm phục. Trong đó tác phẩm “  (QTTMT) chiếm một vị trí quan trọng. Bởi tác phẩm không chỉ phản ánh được lịch sử của một giai đoạn xã hội quan trọng mà còn chứa trong đó nhiều nội dung tư tưởng, nghệ thuật tiến bộ khác. Đi vào nghiên cứu chính là khám phá ra những giá trị quý báu mà tác phẩm đem lại. Có lẽ vì những lý do đó mà có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm này. Nó được khai thác trên nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, sử học, văn bản học…  là một tập thư từ do Nguyễn Trãi thay mặt cho Lê Lợi soạn thảo để trao đổi với tướng lĩnh nhà Minh. Do đó nó là văn bản rất đặc biệt. Để truyền tải những thông tin quan trọng đó, Nguyễn Trãi đã sử dụng hình thức viết thư. Đây là một hình thức hết sức đặc biệt, có thể xem xét trên nhiều phương diện. Nhưng trong phạm vi một báo cáo, tôi xin đi vào một khía cạnh đó là nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi qua "QTTMT". Sử dụng điển cố là một đặc trưng thi pháp của văn học trung đại, nhưng điển cố được sử dụng nhiều, linh hoạt, đặc sắc do một nhà chính trị kiệt xuất làm thì QTTMT được nâng lên trở thành một nghệ thuật độc đáo. Đây chính là điểm hấp dẫn lôi cuốn tôi đi vào nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định vị trí và vai trò của điển cố đối với mục đích chung mà Nguyễn Trãi đặt ra cho các bức thư. Mục đích chung ấy là thông qua các bức thư, Nguyễn Trãi phân tích lẽ đúng sai hợp lí, hợp tình làm cho quân Minh phải bại ý ý chí xâm lược. Đây chính là chiến thuật “Tâm công” (đánh bằng tấm lòng nhân nghĩa). Trong mục đích chung ấy, việc dùng điển cố khôn khéo và hiệu quả đóng vai trò: - Khiến cho câu văn Nguyễn Trãi sử dụng trở nên thâm thuý, uyên bác hơn. - Điển cố không chỉ là phương thức mà còn trở thành công cụ sắc bén cho lí luận “tâm công” của Nguyễn Trãi. 3 - Điển cố giống như những hạt kim cương mấu chốt cho các câu chữ khác bám vào trở thành câu văn chiến luận hoàn chỉnh. - Nghệ thuật sử dụng điển cố giúp cho mục đích cũng như nội dung của tác phẩm được nổi bật hơn. Qua đó thấy được tâm tư, tình cảm của tác giả. Qua nét nghệ thuật này rút ra được đặc điểm, phong cách văn chính luận trong tác phẩm “QTTMT” nói riêng và trong văn chính luận của Nguyễn Trẫi nói chung. 3. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về "QTTMT" trên nhiều phương diện khác nhau. Trên mỗi phương diện nghiên cứu đều có nhưng giá trị nhất định. Trên lĩnh vực sử học có: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc” (Phạm Văn Đồng), “Thời đại Nguyễn Trãi trên bình diện quốc tế” (Văn Tạo). Trên lĩnh vực tư tưởng có: “tư tưởng của Nguyễn Trãi” (Nguyễn Thiên Thụ), “Nguyễn Trãi và Nho Giáo”(Trần Đình Hượu), “vài nét tư tưởng của Nguyễn Trãi qua văn thơ ông”(Trần Thanh Mại). Trên lĩnh vực văn hoá: “Nguyễn Trãi và nền văn hiến Đại Việt” (Võ Nguyên Giáp), “Nguyễn Trãi trên tiến trình văn hiến nước nhà” (Lê Văn Lan)… Trên lĩnh vực văn bản học như nghiên cứu, sưu tầm của Trần khắc Kiệm sau đó là Dương bá Cung, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Nguyên Ngoài ra còn nghiên cứu trên nhiều phương diện khác như: Ngoại giao, ngôn ngữ, địa lí … Nói riêng về "QTTMT" trong tác phẩm mang tính tổng hợp như “Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm” (Nguyễn Hữu Sơn) đã nghiên cứu các vấn đề như: “Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất” (Bùi Duy Tân), “Tính chiến đấu của tập "QTTMT"” (Đỗ Văn Hỷ), “Bút pháp "QTTMT"” (Đinh gia Khánh), “QTTMT đỉnh cao của dòng văn học luận chiến ngoại giao chống xâm lược” (Nguyễn Huệ Chi), “Tìm hiểu phương pháp lập luận của Nguyễn Trãi trong QTTMT” (Đặng Thị Hảo), “QTTMT tập văn chiến đấu có ý nghĩa lịch sử quan trọng ở thế kỷ XV” (Bùi Văn Nguyên). Có thể nói hầu như chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực 4 nghệ thuật trong văn phong chính luận của QTTMT. Do đó tìm hiểu “nghệ thuật sử dụng điển cố trong "QTTMT"” là một hướng đi tương đối còn khó khăn. Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của những người đi trước, bài viết nhằm tìm hiểu thêm về văn phong ngoại giao, cách lập luận trong văn chính luận của Nguyễn Trãi trong "QTTMT" nói riêng và trong văn chính luận của ông nói chung. Với trình độ sinh viên năm thứ ba, hướng đi này cũng là bước tập dượt giúp tôi đi vào nghiên cứu. 4. Phạm vi tư liệu: Cũng như các tác phẩm khác của Nguyễn Trãi, trong "QTTMT" cũng chịu chung số phận tru di như ông. Do đó để lưu truyền đến ngày nay không tránh khỏi thất tán, mất mát. Từ khi ra đời đến nay "QTTMT" đã được nhiều học giả nổi tiếng như Trần Khắc Kiệm, Dương Bá Cung, Trần Văn Giáp… thu thập, biên soạn. Mỗi công trình đều có những giá trị riêng. Song đối với một trước tác Hán Nôm, đặc biệt là tác phẩm có quá trình lưu truyền lâu dài và phức tạp như di văn của Nguyễn Trãi thì phạm vi tư liệu cần phải căn cứ vào văn bản gần với nguyên bản nhất. Đó là vấn đề thuộc về nguồn gốc văn bản. Căn cứ vào bản in Phúc Khê, gần đây nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Văn Nguyên đã dày công nghiên cứu về “ vấn đề văn bản học của QTTM”. Đây được coi là tác phẩm khảo dị văn bản đầy đủ và chu đáo, đáng tin tưởng. Sự sắp xếp lại của ông về cơ bản phù hợp với cách mô tả của Lê Quý Đôn, Ngô Thế Vinh tức bao gồm 62 văn kiện. Như vậy phạm vi tư liệu căn cứ vào 62 bức thư, bao gồm 40 văn kiện trong “Ức Trai di tập”, hai văn bản do Dương Bá Cung sưu tầm và 20 trong 23 văn kiện do Trần Văn Giáp bổ sung. Thứ tự sắp xếp được in trong cuốn “Những vấn đề văn bản học Quân Trung Từ Mệnh Tập của Nguyễn Trãi” tác giả Nguyễn Văn Nguyên. NXB Văn học Viện nghiên cứu Hán Nôm. Hà Nội 1998. 5. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp nhiều phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, thực chứng… 6. Kết cấu niên luận Gồm 5 phần chính: 5 I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 4. Phạm vi tư liệu 5. Phương pháp nghiêm cứu 6. Kết cấu niên luận II. Phần nội dung: 1. Nghệ thuật sử dụng điển cố- một đặc trưng thi pháp của văn học trung đại. 1.1. Khái niệm điển cố 1.2. Các loại điển cố thường gặp 1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng điển cố 2. Nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi qua "QTTMT" . 2.1. Khảo sát hệ thống điển cố trong "QTTMT" 2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố trong văn ngoại giao của Nguyễn Trãi. III. Phần kết luận: IV. Phụ lục: 1. Bảng biểu thống kê. 2. Bảng tổng kết 3. Các bức thư trích dẫn. V. Tài liệu tham khảo 6 II. PHẦN NỘI DUNG Trước khi vào phần nội dung cũng cần phải nói thêm, những vấn đề liên quan đến khái niệm, lý luận báo cáo có sự tham khảo trong cuốn “Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố” của Đoàn Ánh Loan. 1. Nghệ thuật sử dụng điển cố- một đặc trưng thi pháp của văn học Trung đại: Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù được sử dụng trong văn học cổ Việt Nam. Thời trung đại do quan niệm sáng tác chịu nhiều ảnh hưỏng của Nho giáo, văn học được sáng tác với mục đích chính trị và giáo huấn về cách cư xử trong cuộc sống nên lời văn, lời thơ đều có âm hưởng trang trọng để tránh dung tục tầm thường. Để có mỗi từ, mỗi câu không chỉ hay mà còn súc tích theo cách nói ít hiểu nhiều của người xưa thì nhiều qui định nguyên tắc trở thành chuẩn mực cho phương pháp và thủ pháp sáng tác. Từ sau khi Thẩm Ước (Thời Nam Bắc Triều) đặt ra những qui tắc đầu tiên cho các thể thơ thì sau đó nhiều nhà thơ trên cơ sở đó thêm thắt những qui định mới. Lâu dần những qui định ấy trở thành thuần mẫu. Người đời sau dựa vào khuân mẫu ấy mà dùng thì gọi là dụng điển cố. Việc sử dụng điển cố được xem là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá hiệu quả và mức độ thành công của bài thơ, bài văn. Một trong thói quen của người Trung Hoa là sử dụng điển cố, có khi lấy thước đo dung lượng điển cố sử dụng để đánh giá khả năng sáng tác. Văn học cổ nước ta thời bấy giờ chịu ảnh hưởng sáng tác của Trung Quốc tuy không hoàn toàn nhưng những qui định và tiêu chuẩn đặt ra là cần thiết. Việc dùng điển cố khéo léo, về mặt nào đó sẽ nâng cao tính “bác học” của tác phẩm. Góp phần tạo hiệu quả cho sức mạnh của câu văn, câu thơ. Điển cố không chỉ là biện pháp tu từ mà còn là dạng thức độc đáo để thể hiện tâm tư, tình cảm, cũng như xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy để hiểu một tác phẩm văn học cổ thì không thể không chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng điển cố trong đó. 1.1. Khái niệm về điển cố: Từ “điển cố” phát hiện sớm nhất được thấy trong “Hậu Hán thư”, thiên “Đông Bình Tân Vương Thương truyện”. 7 Để có cái nhìn tổng quát ta đi vào tìm hiểu các cách định nghĩa về điển cố trong văn học trung đại Việt Nam: Theo Đào Duy Anh “điển cố ” là những truyện chép ở sách vở xưa (Đào Duy Anh. “”. NXB Khoa học xã hội. 2004). Theo Từ điển Việt Hán có ghi về điển cố như sau: 此? 此? 此 â 此 此 此 (Thử sự kiến vu điển cố) điển cố có nghĩa là truyện ấy có ở điển cũ. (G.S Đinh Gia Khánh hiệu đính. “”. NXB Giáo Dục. 2002). Theo Tầm nguyên từ điển điển là việc cũ. Điển cố tức là truyện xưa (Bửu Kế, Vĩnh Cao. “”. NXB Thuận Hoá. 2000). Nhìn chung các cuốn từ điển đều hiểu điển cố là việc sử dụng tích xưa để ứng với việc nay. ở đây tôi tham khảo cách định nghĩa điển cố theo cuốn “Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố” của Đoàn Ánh Loan. Đây là công trình nghiên cứu công phu và cẩn thận về điển cố. Theo “Việt Nam văn học sử yếu”, Dương Quảng Hàm định nghĩa: “Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hay một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích mới hiểu ý nghĩ và cái lý thú của câu văn”. Dùng điển chữ Nho gọi là “dụng điển” hoặc “sử sự” (sai khiến việc) ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình. Điển cố có thể ám chỉ đến sự việc thật được chép từ sử, truyện hoặc những câu chuyện hoang đường được chép từ truyện cổ tích, ngụ ngôn, có khi là một vài chữ từ câu văn, câu thơ cổ. Có thể nói ngắn gọn điển cố là những từ ngữ chuyện xưa, tích cũ, về tư tưởng, hình tượng trong sách xưa được tác giả dùng làm phương tiện để diễn đạt ý tưởng một cách ngắn gọn, hàm súc. 1.2. Các loại điển cố thường gặp: Từ hay nhóm từ được lấy ra từ những câu truyện trong kinh, sử, truyện, các sách ngoại thư… về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, địa danh, những quan niệm trong cuộc sống. Từ hay nhóm từ mượn ý, lời từ câu thơ hoặc bài thơ của người đi trước hay được trích từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao có tích truyện được lưu truyền hoặc đã nổi tiếng. 8 1.3 Nguồn gốc điển cố trong văn học Trung đại: Nhìn tổng thể, điển cố trong văn học cổ nước ta được hình thành từ thư tịch cổ Trung Hoa, phân loại thành Kinh, Sử, Tử, Tập, Thơ văn và hý khúc. Điển cố từ Kinh bộ gồm Kinh thư, Kinh Xuân Thu, Luận ngữ. Điển cố từ Sử bộ: là kho sách ghi chép câu chuyện về cuộc đời nhân vật và sự kiện lịch sử, gồm: sử ký, Hán thư, Hậu Hán thư, Tam Quốc Chí, Tấn thi… dùng để so sánh, chứng minh. Điển cố từ Tử bộ: Tử bộ là pho sách của bách gia, chư tử: Nho gia, Đạo gia, Phật gia, Binh gia, Pháp gia… Điển cố từ Tập bộ: là cách sách về thơ văn, phê bình thơ văn và từ khúc Điển cố từ thơ ca: thường sử dụng từ hay nhóm từ, mượn ý, lời từ câu thơ hoặc bài thơ của người trước. Điển cố lấy từ văn học cổ Việt Nam: so với nguồn điển cố thì điển cố lấy từ văn học nước nhà không nhiều vẫn được khai thác sinh động. Thường mang nội dung về các chiến trận oanh liệt, những sự kiện lịch sử nổi bật và các nhân vật lịch sử quan trọng. Điển cố lấy từ văn học dân gian: loại này có phạm vi rộng được dùng nhiều nhất là điển có nội dung về thân phận, tình duyên, sinh hoạt trong cuộc sống… 1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng điển cố: Đặc điểm của điển cố là dùng biểu tượng biểu trưng, diễn đạt phong phú các lĩnh vực của cuộc sống, được nhiều người gọt giũa thành cố định. Điển cố hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhưng được thể hiện hết sức cô đọng, mang tính khái quát, gợi ra nhiều liên tưởng, mang tính hình tượng, đa dạng, linh động. Hình thức của nó phụ thuộc vào sự vận dụng đa dạng của mỗi người. Người biết sử dụng điển cố, kết hợp được các đặc điểm và tính chất của nó sẽ đem lại giá trị hiệu quả cho câu văn mình, làm nâng cao tính “bác học” của tác phẩm và trình độ uyên bác của tác giả. Trên tạp chí văn học số 1.1997 Nguyễn Thuý Hồng có viết “sử dụng điển cố Hán học là biện pháp “mỹ từ” có tính đặc thù và thể hiện khuynh hướng điển nhã trong thao tác lựa chọn ngôn từ của các thi sĩ trung đại”. Hay như Nguyễn Ngọc San trong “tìm hiểu giá trị và cấu trúc của điển cố trong tác phẩm Nôm” có nhấn mạnh vào ý nghĩa của điển cố, bao gồm: ý nghĩa hiện 9 thực, ý nghĩ biểu trưng và ý nghĩa giá trị phong cách của điển cố. Khi những ý nghĩa này được vận dụng hiệu quả sẽ làm cho bài văn diễn đạt được ý tình sâu kín và tinh tế. Bên cạnh những ý nghĩ tích cực của việc vận dụng điển cố thì còn có trường hợp nếu dùng quá cầu kỳ, lạm dụng sẽ dẫn đến bị sáo mòn, rối rắm. 2. Nghệ thuật sử dụng điển cố Nguyễn Trãi qua "QTTMT" Nguyễn Trãi là một tác gia tiêu biểu và nằm trong hệ thống các tác giả thời trung Đại, cũng giống như trào lưu văn học lúc bấy giờ, việc sử dụng điển cố trong văn chương đối với Nguyễn Trãi trở thành một phương tiện đắc lực và hiệu quả, giúp cho câu văn đạt giá trị nhất định. Bằng chứng là trong hầu hết các tác phẩm của ông đặc biệt là mảng văn thơ viết bằng chư Hán, việc sử dụng điển cố đã ăn sâu vào câu chữ trở thành lối phong cách riêng. Để nhận thấy cụ thể tôi đi vào khảo sát hệ thống điển cố trong  bằng phương pháp thống kê và phân loại là chủ yếu. 2.1 Khảo sát hệ thống điển cố có trong QTTMT: Căn cứ vào nguồn gốc, cách sử dụng, cách hiểu, mục đích dùng tôi phân loại như sau: Căn cứ vào cách phân loại điển cố theo nguồn gốc trong cuốn   !"#$ của Đoàn Ánh Loan, có thể chia điển cố thành 5 loại nguồn gốc: Truyện- Sử bộ; Kinh bộ; Về sách Binh pháp; Thi ca cổ và Văn học dân gian. Bên cạnh việc dựa vào các phân loại cơ bản này tôi còn đưa ra một số các cách phân loại khác căn cứ vào các sử dụng điển cố, cách hiểu và mục đích sử dụng. Gồm các phân loại như sau: - Phân loại theo cách sử dụng: Ngoài những chú thích của các học giả như Nguyễn Văn Nguyên, Mai Quốc Liên… tôi nhận thấy còn rất nhiều bức thư chưa được chú thích. Đó là các bức Nguyễn Trãi thường mở đầu bằng câu: %&', (,  ') … ở các bức thư như bức số5: *+%, #// 01 (Kể đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm vốn). Hay bức số 6 có viết: *+#$01233043#53 04#5 (Kể đạo làm tướng không có đâu là không hiểm không có đâu là dễ đâu là không dễ), ngoài ra Nguyễn Trãi còn sử dụng ý ở trong các sách 10 [...]... phương Bắc đâu là của người phương Nam Về phân loại theo cách sử dụng: Những điển cố sử dụng thi, văn liệu và các điển tích (thông qua từ nhóm từ được lấy ra từ các câu truyển trong Kinh, Sử về các nhân vật sử, các triều đại…) gần tương đương nhau Điều này chứng tỏ việc hiểu và sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi đối với cả hai loại này là rất hài hòa Về phân loại theo mục đích sử dụng điển cố theo thống kê... Trung Quốc (26, 33 ) v.v… Về số lượng sử dụng 78 điển cố, kể cả những bức sử dụng lặp thì có 110 lần sử dụng điển cố có nghĩa là một số điển cố được sử dụng nhiều lần ở các bức thư khác nhau như dùng điển: để chỉ sự hèn nhát của giặc, Nguyễn Trãi sử dụng điển cố “Cân quắc chi nhục” (nhục khăn yếm) vốn là mượn chữ “cân quắc ” là đồ trang sức của đàn bà trong sách Tấn thư kể về truyện Gia Cát Lượng mang... 82,83% - Phân loại điển cố theo cách hiểu: Hiểu điển cố theo nghĩa rộng và hiểu điển cố theo nghĩa hẹp Nghĩa hẹp: bao gồm những điển cố dùng văn, thi liệu có 50 điển cố , chiếm 45,45% Nghĩa rộng: bao gồm những điển cố thêm cả việc mượn những từ hay nhóm từ lấy ra từ những câu truyện trong Kinh, Sử có 60 điển cố , chiếm 54,54% - Phân loại điển cố theo mục đích sử dụng: chia lam 12 loại cơ bản + Ca ngợi... tác của ông Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất Văn chính luận của Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận dân tộc 23 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đoàn Ánh Loan Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố NXB ĐHQG thành phố HCM 2003 2 Nguyễn Hữu Sơn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm” NXBGD 2000 3 Nguyễn Văn Nguyên “Những vấn đề văn bản học QTTMT của. .. Lợi Nghệ thuật “tâm công” thế là đã đến chỗ tột đỉnh của nó Trong gới hạn bài viết nên chúng tôi không thể lấy dẫn chứng được hết các điển cố, với số lượng 78 điển cố như vậy có thể nói điển cố trong tay Nguyễn Trãi thật là phong phú lại được sử dung rất linh hoạt và công phu Một cách ý thức Nguyễn Trãi đã khiến chúng thành phương tiện sắc bén cho lập luận cuả mình So sánh giữa các loại điển cố Nguyễn. .. của quân Minh có 18 Điển cố, chiếm 16,36% + Nói về chữ tín và chữ thành có 7 Điển cố, chiếm 6,36% + Khó khăn của địch có 10 Điển cố, chiếm 9,69% + Khuyên dụ lính hàng có 16 Điển cố, chiếm 14,54% + Việc làm chính nghĩa và trách nhiệm của quân ta có 7 Điển cố, chiếm 6,36% + Đạo đức của người quân tử, Thánh nhân có 5 Điển cố, chiếm 4,54% + Bàn hoà ước có 3 Điển cố, chiếm 2,72% 11 Theo thứ tự sắp xếp của. .. quan trọng phải kể đến nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc thắng lợi, những bức thư của Nguyễn Trãi viết trong thời gian ngoại giao với giặc Minh được coi là Quốc thư, là minh chứng quan trọng để lập nên triều đại Lê Cũng chính bởi tầm cỡ lớn lao và ý nghĩa lịch sử như vậy mà ngay cả khi bị thảm hoạ tru di các thư tịch di văn của Nguyễn Trãi bị triều đình tiêu... khi dẫn điển đa số là trích dẫn không hoàn toàn thường mượn ý, hình ảnh, tên đất, tên người, tên triều đại… sau đó gợi mở ra ý nghĩa cần dùng Khi trích dẫn trọn vẹn, thường gặp ở điển có nguồn gốc từ Kinh bộ hay văn học dân gian 2.2 Nghệ thuật sử dụng điển cố trong văn ngoại giao của Nguyễn Trãi: Xét trong 62 bức thư mà có đến 110 lần xuất hiện điển cố, tức là bình quân mỗi bức gồm hai điển cố, nếu... định một lần nữa, điển cố chính là một thủ pháp nghệ thuật đặc thù mà giá trị nó đem lại thật to lớn Văn học cổ nói chung và đọc "QTTMT" nói riêng thì vấn đề điển cố hết sức được chú trọng Điển cố chính là chìa khoá để cảm thụ và thẩm định tác phẩm Việc sử dụng một cách thuần thục, linh hoạt các điển cố, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một phương tiện sắc bén, là chỗ dựa cho lý luận của tác giả Những... làm” trích câu nói của Mã Viện trong Hậu Hán thư để nói lên ý chí quyết tâm đánh giặc của ta Có thể nói “Bình Ngô đại cáo” cũng như "QTTMT" nói riêng và mảng văn chính luận của Nguyễn Trãi nói chung có một nét phong cách khá độc đáo, trong đó yếu tố điển cố được sử dụng với mục đích chính trị, mục đích “thực dụng đóng một phần quan trọng Trong sáng tác thời kì văn học trung đại, điển cố được xem như . Nguồn gốc điển cố 8 1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng điển cố 8 2. Nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi 9 2.1. Khảo sát điển cố trong QTTMT 9 2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố trong QTTMT 13 III điển cố 1.2. Các loại điển cố thường gặp 1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng điển cố 2. Nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Trãi qua " ;QTTMT& quot; . 2.1. Khảo sát hệ thống điển cố trong " ;QTTMT& quot;. khảo trong cuốn Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố của Đoàn Ánh Loan. 1. Nghệ thuật sử dụng điển cố- một đặc trưng thi pháp của văn học Trung đại: Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. PHẦN MỞ ĐẦU

  • II. PHẦN NỘI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan