1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục

90 2,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

mở đầu 1. ý nghĩa của đề tài 1.1. Ý nghĩa khoa học Trong lịch sử Văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, có một tác giả mà cho tới nay chóng ta biết được chỉ có duy nhất một tác phẩm nhưng đấy lại là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Tên tác phẩm thật khiêm tốn: Truyền kỳ mạn lục (ghi chép một cách ngẫu hứng những truyện lạ được lưu truyền) nhưng từ khi ra đời đến nay, nó đã từng làm hao tổn tâm trí và giấy mực của nhiều thế hệ. Từ các bậc túc Nho thời xưa cho đến các nhà nghiên cứu văn học thời hiện đại đều đánh giá cao và coi tác phẩm là một biểu hiện vinh dù cho nền văn học nước nhà. Đặc biệt ở thế kỷ XVIII, một thế kỷ rực rỡ nhất của văn học trung đại, các học giả nổi tiếng như Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đã từng ca ngợi Truyền kỳ mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia với lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen. Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá đầy đủ hơn giá trị của tác phẩm. Truyền kỳ mạn lục không chỉ là mối quan tâm của người Việt Nam mà còn là một tác phẩm văn học được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học trên thế giới. Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, các nhà nghiên cứu Xô-viết khi nghiên cứu văn học phương Đông thường chú ý tới Truyền kỳ mạn lục [43, tr.114] Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam trung đại, càng ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, càng chiếm được cảm tình của bạn đọc. Càng ngày, người ta càng phát hiện và khẳng định vị trí vai trò của tác phẩm bởi nó ra đời đã đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Việt Nam trung đại, đánh dấu sự chuyển biến từ văn xuôi mang nặng tính chức năng 1 sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật. Mặc dù, tác giả đã khai thác những đề tài dân tộc, chú ý đến những truyền thuyết dân gian nhưng tác giả đã thực sự vươn lên trên cách ghi chép của lối biên soạn truyện cổ [27, tr.54].Tác phẩm biểu hiện một xu hướng thoát dần khỏi ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử để bước sang mét giai đoạn mới, giai đoạn của văn xuôi tự sự, của truyện ngắn nghệ thuật. Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục giúp ta soi rọi vào việc tìm hiểu loại hình truyện ngắn trung đại Việt Nam. Sở dĩ Truyền kỳ mạn lục được đánh giá cao, được quan tâm như vậy là vì: mặc dù viết theo thể loại truyền kỳ, một loại hình văn học dùng hình thức kỳ ảo làm phương tiện nghệ thuật nhưng tác phẩm đã mô tả khá phong phú về hiện thực cuộc sống một giai đoạn lịch sử mang màu sắc bi kịch của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVI. Sau cái vỏ hình thức kỳ ảo là những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn được thông qua số phận các nhân vật trong truyện. Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội, trong đó nổi bật là vấn đề người phụ nữ. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện như thế ở Truyền kỳ mạn lục, với cả diện mạo, tâm tư, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình. [43, tr.118-119] Người phụ nữ, số phận của họ, những tâm tư, khát vọng … của họ đã được phản ánh nhiều trong văn học Việt Nam trung đại và hầu hết các nhà văn đều cho thấy người phụ nữ là nạn nhân của xã hội. Nhưng nhìn nhận vấn đề, lí giải vấn đề về số phận của người phụ nữ sớm nhất và theo một cách nhìn đa chiều thì có lẽ chỉ có trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có tác động lớn đến sự phát triển của văn học Việt Nam trung đại trên nhiều phương diện, đặc biệt là vấn đề số phận con người, nhất là người phụ nữ. Vì vậy, nghiên cứu số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục là 2 một công việc rất cần thiết và rất có ý nghĩa. Nó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về số phận người phụ nữ, tiếp cận vào đúng yếu tố cốt lõi của tác phẩm, từ đó có thể có được cách lí giải những vấn đề khác một cách đúng đắn về tác giả cũng như về di sản văn học quý giá này. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn Với tư cách là một tác phẩm được xếp vào loại đỉnh cao của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Truyền kỳ mạn lục đã được tuyển chọn để giảng dạy ở nhiều cấp học (Chuyện người con gái Nam Xương được học ở lớp 9, Chức phán sự ở đền Tản Viên được học ở lớp 10, tác phẩm được giới thiệu trọn vẹn ở ngành văn các trường đại học và cao đẳng). Đây là tác phẩm đã tạo được nhiều hứng thú cho cả người dạy và người học nhưng cũng là một tác phẩm không dễ dàng chiếm lĩnh và cần phải được tiếp tục khám phá. Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề đã nêu là một điều cần thiết và rất hữu Ých cho người viết để hiểu sâu hơn và giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn. 2. nhiệm vụ của đề tài: Trên cơ sở ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và những vấn đề liên quan đến Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nghiên cứu cụ thể từng số phận nhân vật phụ nữ nhằm đi tới những kết luận khoa học về số phận người phụ nữ trong tác phẩm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần năng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập về Nguyễn Dữ nói riêng, về loại hình truyện ngắn trung đại Việt Nam nói chung. 3. Lịch sử vấn đề: Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm lớn mà ngay từ khi ra đời đã được đánh giá cao, được nhiều học giả nổi tiếng quan tâm. Nhiều vấn đề trong Truyền kỳ mạn lục là đối tượng, là đề tài của các công trình nghiên cứu xưa nay và không phải chỉ còn ở trong nước mà còn ở ngoài nước. Từ nhiều góc độ, đã có những công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề mà đÒ tài của 3 chúng tôi đặt ra. Chúng tôi xin được lược dẫn về những công trình, những bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài: 3. 1. Trước thế kỉ XX 3.1.1. Lời đề tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định sơ niên 1547: - “Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Sau khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền. Mới được một năm ông cáo quan về nuôi mẹ, thế rồi viết ra tập lục này để ngụ ý.”[ 8, tr. 204] - “Xem lời văn thì Truyền kỳ mạn lục không vượt khỏi phên dậu của Tông Cát, nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với việc giáo hoá ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu”[ 8, tr.204]. Đây có lẽ là ý kiến đánh giá sớm nhất về tác phẩm, Hà Thiện Hán chủ yếu khẳng định mục đích sáng tác Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là để nhắc nhở khuyên răn, liên quan đến việc dạy đời và tác phẩm là một cuốn sách có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. 3.1.2. Các học giả của thế kỉ XVIII – XIX, khi đánh giá về Truyền kỳ mạn lục thường thiên về ngợi khen nghệ thuật của tác phẩm: - Ôn Như hầu Vũ Khâm Lân (1702 - ?) trong Bạch Vân am cư sĩ phả kí coi Truyền kỳ mạn lục là một “thiên cổ kì bút”. - Lê Quý Đôn (1726 – 1784)trong Kiến văn tiểu lục đánh giá văn chương Truyền kỳ mạn lục là “lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen” - Phan Huy Chó (1782 – 1840) thì khen rằng, Truyền kỳ mạn lục “là áng văn hay của bậc đại gia”. Như vậy, các học giả thế kỉ XVIII – XIX, đã chú ý nhiều tới mặt văn phong, tới nghệ thuật ngôn từ nhưng chưa thực sự chú ý một cách thích đáng tới vấn đề số phận con người nhất là người phụ nữ. 4 3.2. Thế kỉ thứ XX Vào thế kỉ XX, Truyền kỳ mạn lục đã tiếp tục được khảo cứu trên nhiều phương diện cả về nội dung và nghệ thuật. Ngoài một số công trình nghiên cứu chủ yếu về nghệ thuật viết truyện ngắn, về thể loại của tác phẩm như của Nguyễn Văn Dân ( Loại hình văn xuôi huyễn tưởng – Tạp chí văn học số 5. 1984), Nguyễn Hữu Sơn ( Đặc điểm văn học Việt Nam thế kỉ XVI – các bước nối tiếp và phát triển, Tạp chí văn học sè 5,6 - 1988) còn có khá nhiều các bài viết trong đó đáng lưu ý là các bài viết của Bùi Duy Tân (Truyền kỳ mạn lục một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán – Văn học Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục, 2001), Lại Văn Hùng ( Bàn luận thêm về vấn đề tác giả- tác phẩm Truyền kỳ mạn lục – Tạp chí văn học số 10 - 2002 ), Vò Thanh ( Những biến đổi của những yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam – Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học), Nguyễn Phạm Hùng ( Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - Tạp chí văn học số 7- 1987)). Chúng tôi xin trình bày một số tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài và nêu rõ ý kiến như sau: 3.2.1. Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục của Bùi Kỷ (được Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch ra quốc ngữ in năm 1941): - Về nghệ thuật, cụ Bùi Kỷ viết: “Nguyễn Dữ học rất rộng, lại có tài viết văn dùng nhiều điển tích. Lối viết nào cũng hay, về phần uyên bác có thể ngang với Bồ Tùng Linh, về phần vận dụng các văn thể vượt hơn Đặng Trần Côn…” - Về nội dung, cô cho rằng Truyền kỳ mạn lục đã đề cập đến vấn đề người phụ nữ và xác định: + Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Người con gái Nam Xương có chủ đề: Tả rõ phụ nữ ở xã hội cũ dù ăn ở thuỷ chung với chồng thế nào cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua bạc mà gán vợ, một 5 đằng vì ngờ vực hão huyền mà vợ phải quyên sinh. Đáng giận thay! Cái thuyết “tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao nhiêu thế kỷ! [7, tr.10]. + Truyện đối tụng ở Long cung, có chủ đề: “bài xích quỷ thần, quỷ thần mà lại cướp vợ người khác” [7, tr.10] + Truyện Từ Thức lấy vợ tiên có chủ đề: “ Cõi trần đáng chán làm sao, để cho người đời phải tưởng tượng ra một cõi tiên chăng?” [7, tr.10] + Các Truyện Nàng Thuý Tiêu và Lệ Nương có chủ đề: “ tả nông nỗi luân lạc của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm đoạt làm rẽ thuý chia uyên, một đằng vì bọn ngoại xâm áp bức, làm cho bình rơi trâm gãy, nhưng Thuý Tiêu lại trở về được với Nhuận Chi, Lệ Nương cam chịu quyên sinh để trọn nghĩa với Phật Sinh, càng rõ ái tình chân chính không có thế lực nào khuất phục được”[7, tr.10] + Truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa có chủ đề: “ …xem như hai câu thơ nói đùa Kim Hoa nữ sĩ làm cho bà phải mang hận đến suối vàng…” [7, tr.10] + Truyện Cây gạo, Kỳ ngộ ở Trại Tây và Yêu quái ở Xương Giang có chủ đề: “ bài xích thói đắm đuối trong vòng tình dục của bọn thiếu niên” [7, tr.10] + Truyện Nghiệp oan của Đào Thị: “ vạch trần những hành động bất bình của bọn đội lốt thầy tu” [7, tr.10] ( Chữ Truyện là chúng tôi dùng theo nguyên bản của Bùi Kỷ) 3.2.2. Bộ sách Lịch sử văn học Việt Nam, tập II (sách Đại học Sư phạm- NXB Giáo dục-1978) viết: “ Nguyễn Dữ cũng đã Ýt nhiều nói lên được đời sống cơ cực của nhân dân, đặc biệt, tác giả đã chú ý đến đời sống tình cảm của những con người nhỏ bé…nhất là người phụ nữ bình dân …” Tác giả của bộ sách này đã khẳng định số phận người phụ nữ bị đày 6 đoạ vì loạn li, điêu đứng vì thế lực cường quyền nhưng chủ yếu là người phụ nữ bình dân. Ngoài yếu tố Êy, theo tác giả thì đồng tiền cũng là một thế lực gây lên nỗi thống khổ cho người phụ nữ. Ý kiến này theo chúng tôi cần được nghiên cứu thêm. 3.2.3 Bộ sách Văn học Việt Nam (NXB Giáo dục, 2001) viết: Truyền kỳ mạn lục có nhiều truyện miêu tả tình yêu nam nữ, hạnh phúc gia đình trong hoàn cảnh khó khăn và đầy biến động của xã hội phong kiến. Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện người con gái Nam Xương phản ánh tình trạng đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: đảm đang, tình nghĩa mà vẫn phải chịu số phận oan nghiệt…Truyện Lệ Nương là bi kịch về mối tình chung thuỷ trong cảnh đất nước bị ngoai xâm. Các Truyện nghiệp oan của Đào thị, Nàng Thuý Tiêu, Cây gạo, Kì ngộ ở Trại Tây thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lí Nho gia [33, tr.518] Tuy nhiên các tác giả lại cho rằng Nguyễn Dữ đã táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu đương không lành mạnh giữa TrìnhTrung Ngộ và Nhị Khanh trong Truyện cây gạo, giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu trong Truyện kì ngộ ở trại Tây và kết luận “ đối với truyện này Nguyễn Dữ đã có lời phê bình để phê phán những quan niệm đồi truỵ và khẳng định lại những giáo điều về “đức hạnh tiết nghĩa” và bình luận thêm “tuy thông cảm với khát vọng yêu đương của con người nhưng quan điểm chủ đạo của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo. Điều đó phản ánh thái độ đầy mâu thuẫn trong tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Dữ.” [33, tr.519] (Chữ trại Tây là chúng tôi sử dụng theo nguyên bản của Bùi Văn Nguyên) Với ý kiến này chúng tôi thấy: - Các tác giả chỉ trình bày sơ lược về số phận người phụ nữ và cho rằng Nguyễn Dữ đã viết về tình yêu “ xuất phát từ thái độ bảo thủ của Nho giáo” - Nếu Nguyễn Dữ đã “ít nhiều không bị gò bó trong khuôn khổ cứng 7 nhắc của lễ giáo…”, “táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu đương”, “ có phần thương cảm với những khát vọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau…” mà vẫn là người “có thái độ bảo thủ của nho giáo”, vẫn là người “bảo vệ lễ giáo” thì đây là một ý kiến đôi chỗ còn chưa nhất quán. Ý kiến này gợi ý cho chúng tôi một hướng tư duy: Phải chăng Nguyễn Dữ muốn nói rằng người phụ nữ thời Êy chỉ có thể có Ýt nhiều hạnh phúc khi không tuân theo nguyên tắc của lễ giáo phong kiến. 3.2.4. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX của phó tiến sĩ Nguyễn Đăng Na (bảo vệ năm 1987) đã đặc biệt chú ý tới nhân vật phụ nữ và số phận của họ trong Truyền kỳ mạn lục. Tác giả luận án đã rót ra một kết luận rất thích đáng: dù sống theo kiểu nào thì người phụ nữ cũng bất hạnh, cái chết oan khốc là kết cục cuộc đời của hầu hết các phụ nữ. Ý kiến trên là một gợi ý mang tính quyết định cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này. 3.2.5. Bài viết “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”(Tạp chí văn học số 7- 1987) của tác giả Nguyễn Phạm Hùng là bài viết được chúng tôi rất quan tâm. Theo tác giả, Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm đã đặt ra “vấn đề người phụ nữ”. Chúng tôi tán đồng ý kiến của tác giả khi nhận xét: “Niềm khát khao hạnh phúc gia đình là chủ đề chính của nhiều truyện. Mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc đó với các thế lực tàn bạo của xã hội chính là hạt nhân nghệ thuật của những truyện này. Người phụ nữ, hoặc vì chiến tranh phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở (Truyện Lệ Nương) ; hoặc vì kẻ quyền thế độc ác, xảo trá mà phải chịu cảnh “rẽ thuý chia uyên” ( Truyện nàng Thuý Tiêu); hoặc vì nam quyền phong kiến mà phải chịu cảnh chia lìa …Những khao khát hạnh phúc chân chính 8 của người phụ nữ thường dẫn họ đến chỗ chết, và thường là tự vẫn”. Tựu trung, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã xuất hiện rầm rộ như thế ở Truyền kỳ mạn mạn lục, với cả diện mạo tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình. Đó là những con người vốn xuất thân rất bình thường, có khi tầm thường, như kĩ nữ, tì thiếp …nhưng lại mang những phẩm chất rất đáng trân trọng, ngợi ca. Nếu như trước đây, hình ảnh người phụ nữ quí tộc có đi vào sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc v.v …thì thường cũng mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức trên bình độ tâm lí, còn ở đây, là một đối tượng nhận thức, đối tượng thẩm mĩ trọn vẹn, thành vấn đề người phụ nữ trong văn học – với những nhân vật trung tâm là phụ nữ. Sáng tác của Nguyễn Dữ được xem là mở đầu cho khuynh hướng phản ánh này để rồi những thế hệ nghệ sĩ kế tiếp sau tiếp tục phát triển nó, tạo nên những thành tựu rực rỡ với những tên tuổi chói lọi như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, v.v … Chính vì thế, khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của Truyền kỳ mạn lục đâu phải là đề cao chí khí nhà nho hay đạo đức phong kiến mà chính là ở chỗ đấu tranh cho con người, cho quyền sống của con người, vì con người (nhất là phụ nữ ), mang tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Và đương nhiên, tác giả chống lại những gì bất công, tàn bạo, trái với con người, trái với tinh thần dân chủ mà thời đại cho phép. Đó chính là khuynh hướng tư tưởng của những nhà văn lớn của giai đoạn này, đang hoà nhập vào một trào lưu rộng lớn trong suốt nhiều thế kỉ – trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa. [30, tr.118] Ý kiến trên là gợi ý xác đáng cho chúng tôi tìm hiểu về số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. 3.2.6. Luận văn thạc sĩ của Kim Seona (1995) có liên quan đến nhân vật phụ nữ nhưng mục đích của luận văn là chứng minh sự phát triển của thể 9 loại truyền kỳ và so sánh hình tượng phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với những tác phẩm cùng thể loại. 3.2.7. Một kết quả nghiên cứu mà chúng tôi rất chú ý là luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Dương (Đại học Sư phạm Hà Nội 1996) đã nghiên cứu về “Số phận người phụ nữ và các phương thức thể hiện số phận Êy trong Truyền kỳ mạn lục” (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn). Đây là một công trình nghiên cứu rõ nét về số phận người phụ nữ. Tác giả đã chia số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là những số phận may mắn, nhóm thứ hai là những số phận rủi ro (cách phân chia này còn có những điểm khiến tôi băn khoăn, xin được trình bày ở dịp khác). Do mục đích của đề tài, tác giả Nguyễn Thị Dương đã dành 26 trang cho việc trình bày số phận người phụ nữ và 35 trang cho việc trình bày các phương thức thể hiện số phận Êy. Với một bố cục như vậy, luận văn thiên về nghiên cứu các phương thức biểu hiện hơn là nghiên cứu các số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các học giả, các công trình nghiên cứu đã có những nhận xét tương đối thống nhất về số phận bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong Truyền kỳ mạn lục. Tuy nhiên, do những mục đích khác nhau mà các tác giả, các công trình nghiên cứu trên đây chưa phản ánh đầy đủ về số phận người phụ nữ trong tác phẩm. Với mong muốn kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục của các thế hệ đi trước, chúng tôi chọn vấn đề Nghiên cứu số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhằm cố gắng hoàn chỉnh và làm nổi rõ hơn vấn đề đã nêu, hy vọng góp thêm ý kiến vào việc nghiên cứu một tác phẩm văn học lớn và có giá trị nhiều mặt này. 10 [...]... theo lời của Nguyễn Phương Đề trong “ Công dư tiệp kí”, Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, Bùi Huy Bích trong “ Hoàng Việt thi tuyển” cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm Giả thuyết này hiện đang tồn tại trong Giáo trình của Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Giả thuyết thứ hai mà Lại Văn Hùng dẫn theo Trần Ých Nguyên trong “ Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng... là sản phẩm của một giai đoạn mới trong quá trình ảnh hưởng văn học dân gian từ cốt truyện kết cấu, ngôn ngữ đến tư duy sáng tác Đó là sự ảnh hưởng có ý thức Nguyễn Dữ đã khéo khai thác đề tài dân tộc, đặc biệt là trong các truyền thuyết dân gian, đã vượt lên trên sự ghi chép thông thường như trong Lĩnh nam chích quái lục bằng cách hư cấu qua hình tượng nghệ thuật Trong Lĩnh nam chích quái lục thì...11 4 đối tượng, Phạm vi, Phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Do yêu cầu, mục đích nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chọn các nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục làm đối tượng nghiên cứu chính Truyền kỳ mạn lục có 20 truyện thì có có tới 12 truyện có nhân vật phụ nữ Tuy nhiên không phải bất cứ truyện... Lỵ Nhân) Ngoài những bài Êy và một vài bài nữa, Lê Thánh Tông còn có một số truyện ngắn viết về phụ nữ chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường được tập hợp trong Thánh Tông di thảo Trước Nguyễn Dữ, Lý Tế Xuyên (trong Việt Điện u linh) và Trần Thế Pháp 16 ( trong Lĩnh Nam chích quái lục) có viết về phụ nữ nhưng những nhân vật phụ nữ thường là thần thánh, là nhân vật lịch sử và họ xuất thân thường là quý tộc... thời gian, trình độ, khả năng nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ tập trung làm nổi bật số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục 12 4.3 Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn này - Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo từng điều... Truyền kỳ xuất hiện trong xã hội trung đại và cái kỳ trong xã hội đó là một mặt của hiện thực đời sống chứ không chỉ là mê tín dị đoan Bên cạnh đời sống hiện thực, con người thời trung đại còn có một đời sống tâm linh phong phú với các vị thần với những điều kỳ lạ, siêu nhiên và một quan niệm về thế giới bên kia Xung quanh họ cũng có biết bao điều kỳ lạ xảy ra Họ sống một cách hồn nhiên trong môi trường... chỗ chỉ phản ánh những hành trạng, sự hiển linh của các vị thánh, các vua chóa, anh hùng dân tộc lấy trong các thần tích đền 25 chùa hoặc trong dân gian đến những tác phẩm phản ánh khá sâu sắc những xung đột xã hội, gần gũi với cuộc sống bình thường của con người là cả một quá trình không đơn giản trong việc hình thành tư cách của nhà văn [32, tr.63] Nhìn lại những đặc điểm nội dung cũng như hình thức... pháp so sánh: Đây cũng là phương pháp quan trọng để so sánh số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với các nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm văn học khác nhằm làm nổi bật vấn đề đã đặt ra 5 Cấu trúc của luận văn Mở đầu: 1 Ý nghĩa của đề tài 2 Nhiệm vụ của đề tài 3 Lịch sử vấn đề 4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 5 Cấu trúc của luận văn Nội dung: Chương 1: Những vấn đề chung Chương... vi nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm viết bằng chữ Hán, ra đời từ thế kỷ XVI, đến nay đã nhiều lần tái bản Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi dùng bản Truyền kỳ mạn lục do Trúc Khê Ngô Văn Triện (1941) dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Ên hành tại Hà Nội năm 1957 và bản Truyền kỳ mạn lục do Nhà xuất bản Văn học Ên hành năm 1998, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu Vì thời gian, trình độ, khả năng nghiên. .. tước đoạt những quyền lợi Êy của họ Một trào lưu nhân đạo đã nẩy nở và phát triển với những thành tựu rực rỡ trong văn học thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là bằng chứng về điều đó Ở hai thế kỷ rất đáng tự hào của lịch sử văn học nước nhà này, đóng góp đáng kể nhất cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong vấn đề bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ phải kể đến vai trò của truyện Nôm bình dân Những . chúng tôi nghiên cứu cụ thể từng số phận nhân vật phụ nữ nhằm đi tới những kết luận khoa học về số phận người phụ nữ trong tác phẩm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần năng cao hiệu quả trong giảng. văn thiên về nghiên cứu các phương thức biểu hiện hơn là nghiên cứu các số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các học giả, các công trình nghiên cứu. học được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học trên thế giới. Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, các nhà nghiên cứu Xô-viết khi nghiên cứu văn học phương Đông

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tú Châu (1987), “ Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” , Tạp chí Văn học( sè 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” ", Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1987
2. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Văn - Sử - Địa
Năm: 1958
3. Nguyễn Thị Chiến (1992), “Tính bi kịch xã hội qua hình tượng phụ nữ trong thơ ca thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học ( sè 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính bi kịch xã hội qua hình tượng phụ nữ trong thơ ca thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Chiến
Năm: 1992
4. Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm (1987), Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phụ ngâm khúc
Tác giả: Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
5. Nguyễn Văn Dân (1984), “Về thể loại văn xuôi huyễn tưởng”,Tạp chí Văn học (sè5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thể loại văn xuôi huyễn tưởng”,"Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1984
6. Nguyễn Du (1984), Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
7. Nguyễn Dữ ( 1957), Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục
Nhà XB: Nxb Văn hoá
8. Nguyễn Dữ (1999), Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục
Tác giả: Nguyễn Dữ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
9. Nguyễn Thị Dương (1988), Số phận người phụ nữ và các phương thức biểu hiện số phận Êy trong Truyền kỳ mạn lục, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số phận người phụ nữ và các phương thức biểu hiện số phận Êy trong Truyền kỳ mạn lục
Tác giả: Nguyễn Thị Dương
Năm: 1988
10.Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo xưa và nay
Tác giả: Quang Đạm
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1994
11.Trần Xuân Đề (1965), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1965
12.Đoàn Thị Điểm (1962), Truyền kỳ tân phả, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ tân phả
Tác giả: Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
13.Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1977
14.Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Tháp
Năm: 1993
15.Đặng Thị Hảo(1986), “Ngô Chi Lan: Một nhà thơ nữ thế kỷ XV”, Tạp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Chi Lan: Một nhà thơ nữ thế kỷ XV”
Tác giả: Đặng Thị Hảo
Năm: 1986
16.Nguyễn Phạm Hùng (1987), Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ,Tạp chí Văn học (sè7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 1987
17.Nguyễn Phạm Hùng (1989), “Sự xuất hiện khuynh hướng trong văn học Việt Nam cổ”, Tạp chí Văn học (sè 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự xuất hiện khuynh hướng trong văn học Việt Nam cổ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 1989
18.Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 1995
19.Nguyễn Huy Khánh (1995) Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn học, Hà Nội. 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa
Nhà XB: Nxb Văn học
20.Vũ Ngọc Khánh (1995), Kho tàng truyền kỳ Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyền kỳ Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w