Nhân vật Đào và Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 74 - 76)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

3.4. Nhân vật Đào và Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây

Ở Truyền kỳ mạn lục còn có những nhân vật phụ nữ mà số phận nhìn qua thì không có gì đặc biệt đấy là số phận hai nàng Đào và Liễu trong Truyện

kì ngộ ở trại Tây. Cả hai nhân vật đều có cuộc sống tạm coi là bình lặng. Họ

không gặp những tai họa đột ngột, những bi kịch nặng nề. Họ cũng có chút Ýt may mắn chứ không thể nói là có sự vui sướng hoặc hạnh phúc trọn vẹn.

Chàng Hà Nhân, quê ở Thiên Trường đến ngụ ở Kinh sư để tòng học cụ Ức Trai. Đường đi học phải qua Trại Tây, dinh cơ cũ của Thái sư triều Trần. “Ngày ngày đi qua, Hà Nhân thường thấy hai người con gái đứng ở bên trong bức tường nhí nhẻm cười đùa hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho chàng”. Sau này, trò chuyện với họ, Hà Nhân mới biết đó là Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương “nguyên là những tỳ thiếp của quan Thái sư”. Từ ngày quan Thái sư qua đời vẫn phòng thu khoá kín, “nay gặp tiết xuân tươi đẹp muốn làm những bông hoa hướng dương để khỏi phí hoài mất xuân quang”.

Đào, Liễu vốn là những hồn hoa thác hoá thành người. Cái sự kỳ ảo Êy không cho phép chúng ta suy diễn rằng họ là những tỳ thiếp thật, đã có đời sống thật, để xếp họ và loại những con người của lễ giáo phong kiến mặc dù đã có ý kiến cho rằng họ là những cung nữ triều Trần.

Lời giới thiệu về thân thế của họ chỉ là sự đánh lừa anh học trò còn non nớt Hà Nhân. Nhưng điều mong muốn “làm những bông hoa hướng dương để khỏi phí hoài mất xuân quang” lại là những điều nói thật. Điều họ muốn có là hạnh phúc ái ân. Chính vì vậy Hà Nhân mới “rủ rê được hai nàng đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm”.

Tuy hai nàng có “thẹn thò nói rằng: Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ e tình hoa run rẩy, tơ liễu điên cuồng, oán lục thẹn hồng làm giảm thú phong lưu đi mất” nhưng rồi “Tựa ngọc kề vàng, gối vừa xô đã khoát sóng đào nghiêng ngả”.

Bốn câu thơ của hai nàng:

Báo đạo đông phong khoan đả lục,

Tiêm yêu bãi loạn bất thăng suy. ( Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau,

Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng )

Và:

Phân phó tài lang phan chiết khứ, Tân hồng nhận thủ tiểu đào chi. ( Tài lang mặc sức vin cành,

Đào non nhận lấy những nhành thắm tươi. )

đã đủ nói rõ các nàng đã tìm thấy và thoả nguyện cái hạnh phúc ân ái mà họ hằng mong đợi.

Từ đó về sau, hai nàng cứ “sớm đi tối đến, ngày nào cũng giống ngày nào”, cũng hờn dỗi, trách móc khiến anh chàng Hà Nhân “ bút nghiêm nản chí, son phấn tình nồng”, con đường thi cử lập danh thành ra trễ bỏ.

Hồn hoa mà khao khát hạnh phúc ái ân. Điều đó khiến Chuyện kỳ ngộ

ở trại Tây thành một vấn đề khó lý giải. Mối tình giữa Hà Nhân với hai

nàng Đào, Liễu thật là ngắn ngủi. Hai nàng không phải là thứ yêu quái làm hại, làm hỏng cuộc đời Hà Nhân, để rồi phải bị trừng phạt như các nhân vật khác. Đào, Liễu chỉ là biểu tượng cho những nhu cầu ái ân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi mà nhan sắc và tuổi xuân của họ đang bị bỏ rơi. Tự nhận là tỳ thiếp của Thái sư nhưng Thái sư đã qua đời nên phải phòng thu khoá kín. May mắn được Hà Nhân nhưng “kì hạn thác hoá” lại

đến.

Những lời vĩnh biệt của hai nàng Đào, Liễu nói với Hà Nhân nghe thật xót xa, thật cảm động: “Ham vui ân ái, ai ai chẳng lòng, nhưng số trời đã định kì về đến nơi biết làm sao được. Rồi đây cánh rã trong bùn, hương rơi mặt đất, ba xuân cảnh sắc, thú vui biết sẽ thuộc về đâu”; và: “Người sinh ở đời như cái hoa trên cây, tươi héo có kỳ, không thể nào gượng được dù chốc lát”

Đấy là số phận của những kiếp hoa hay là số phận của những người phụ nữ. Đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về hai nhân vật Đào, Liễu cũng như về tác phẩm này của nhà văn Nguyễn Dữ. Chúng tôi cũng thấy rằng đây là một câu chuyện cần phải được xem xét một cách kĩ lưỡng mới có thể hiểu thấu đáo được.

Nhân vật thì rõ ràng đã sống không tuân theo những nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến nhưng nhà văn cũng không xếp họ vào những nhân vật phải bị trừng phạt. Họ đã tìm thấy thấy Ýt nhiều hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ở cõi trần thật ngắn ngủi, bấp bênh. Tác phẩm vẫn là câu hỏi đặt ra với chúng ta: sống như thế nào thì có hạnh phúc, sống như thế nào và nhờ vào đâu mới đảm bảo có hạnh phúc dài lâu đối với người phụ nữ?

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w