Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 65 - 67)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

3.1.Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo

Nhị Khanh là một cô gái có nhan sắc và chết khi còn quá trẻ. Nàng chết nhưng cái chết của nàng là cái chết của thể xác. Phần tinh thần của người con gái Êy vẫn còn sống nhưng biến hoá thành một con người khác. Phần tinh thần Êy vẫn nuối tiếc một cuộc sống nơi trần thế với một ham muốn hạnh phúc ái ân. Bởi vậy, ngay từ lúc mới gặp Trình Trung Ngộ, Nhị Khanh đã nói: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân cũng không thể được nữa” và sau lần gặp gỡ đầu tiên Êy, trước lúc chia tay Nhị Khanh lại nói “Người ta sinh ra ở đời, cốt được thoả chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua rồi cũng nắm đất vàng là hết chuyện. Đời trước, những người hay chữ như Bàn Cơ, Sái Nữ, nay còn gì nữa đâu. Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt”

Hai lần nói Êy cho thấy một quan niệm sống, quan niệm hạnh phúc, quan niệm về sự ân ái của Nhị Khanh.

Quan niệm Êy của Nhị Khanh, đương nhiên là trái với quan niệm đạo đức, lễ giáo phong kiến. Trước thế kỉ thứ XVI, nó bị coi là những hành động tội lỗi. Tuy nhiên, nếu đặt quan niệm Êy vào thế kỉ thứ XVIII và sau

này thì nó vẫn là nhu cầu trần thế. Ngay trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) người cung nữ vẫn chờ đợi cái hạnh phúc ái ân nhưng rồi tuyệt vọng, đã thấy cuộc đời trở nên vô nghĩa:

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì

Vậy thì cái niềm “hoan lạc ái ân”, cái “thú vui say” của Nhị Khanh cũng chẳng có gì là xa lạ đối với con người. Có chăng, nàng đã táo bạo nói ra điều đó với một ham muốn có phần thái quá. Quan niệm như thế và Nhị Khanh đã sống đúng như quan niệm Êy của nàng.

Biết Trình Trung Ngộ mê thích mình mà lại thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê, Nhị Khanh đã cố ý bảo với con hầu gái:“Ta nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm trời, chưa lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả. Đêm nay nên thăm qua cảnh cũ để được khuây giải chút tình u uất ở trong lòng, vậy em có đi theo ta không” cốt để Trung Ngộ nghe được và đêm Êy “đến bên cầu chờ sẵn”. Tiếp theo, bằng lời nói, bằng hành động Nhị Khanh đã “cột chặt” anh chàng Trình Trung Ngộ vào mình để Nhị Khanh thoả mãn được những nhu cầu về sự ái ân. Trình Trung Ngộ khi phát hiện ra chân tướng của Nhị Khanh đã phải một phen “sởn gai dựng tóc” may mà chạy thoát về cầu Liễu Khê nhưng lại “như kẻ mất hồn không nói được nữa” rồi sinh ra ốm nặng. Tưởng rằng sau sự kiện Êy, Trình Trung Ngộ có thể thoát được Nhị Khanh. Nhưng không, Nhị Khanh không buông tha cho anh chàng Êy. Nhị Khanh vẫn “thường qua lại, có lúc đứng trên bãi sông gọi eo Ðo, có lúc đến bên của sổ nói thì thào”. Kết cục cuối cùng bạn bè dã tìm thấy anh chàng Trình Trung Ngộ nằm ôm lấy quan tài Nhị Khanh mà chết, họ “phải thu liệm chôn ngay ở đấy”. Thế là, đối với Trình Trung Ngộ, Nhị Khanh đã “thoả nguyền đồng huyệt”.

Để giành lấy ái ân, để giành lấy người tình, Nhị Khanh quả là táo bạo và quyết liệt. Thế nhưng cái ham muốn, cái khát khao của Nhị Khanh cuối

cùng vẫn không giữ được. Vì cái tội xúc phạm đến lễ giáo phong kiến, xúc phạm đến đạo đức Nho gia, dám phơi bày thân thể và những ham muốn nhục cảm nên Nhị Khanh và cả Trình Trung Ngộ nữa đã bị trừng phạt, bị đào mả, phá quan tài, vứt hài cốt xuống sông, bị đạo sĩ yểm bùa trừ yêu, tróc quái, bị lính Dạ Xoa gông trói giải về âm phủ.

Phần cuối của câu chuyện chắc chắn đã được nhà văn viết ra với tư tưởng và lập trường Nho giáo. Như vậy thì những tội lỗi của Nhị Khanh có thực chăng, không thực chăng? Hay vì để trừng phạt lối sống trái với Nho giáo Êy, nhà văn phải cho nhân vật thêm cái tội “làm tai làm vạ” cho người làng, núp náu ở nơi cây gạo mà “làm yêu làm quái”, thân thể loã lồ mà “gọi hỏi trong chùa”, “mà dắt nhau đi chơi” dưới đêm trăng.

Cái mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Dữ thể hiện rõ rệt nhất là ở thiên truyện này.

Song, dù như thế nào Nhị Khanh vẫn là nhân vật sống không tuân theo nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến. Chính vì vậy mà nàng bị trừng phạt, bị đày đoạ, dẫu là ma thì vẫn phải bị trừng phạt. Số phận của nàng vẫn là một số phận đầy bi kịch. Bởi lẽ ở cõi âm ty kia đang có cây kiếm, núi dao, nước đồng, gậy sắt, dây da, dùi lửa, chim cắt, rắn độc và kiếp trầm luân đợi nàng khi lũ quỷ Dạ xoa mang nàng tới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 65 - 67)