Nhân vật Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 71 - 74)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

3.3.Nhân vật Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang

Nghiệp oan của Đào thị đã quá đớn đau. Nàng Thị Nghi trong

Chuyện yêu quái ở Xương Giang cũng là một số phận đầy cay đắng. Là con

nhà nghÌo, không may bố chết, người mẹ nghèo kiết đã phải bán nàng cho nhà phú thương họ Phạm để lấy tiền đưa ma chồng về quê quán. Chúng ta lại gặp ở câu chuyện này cái nguyên nhân dẫn tới bi kịch của người phụ nữ: đó là nhan sắc. Thị Nghi vì khá có tư sắc nên họ Phạm yêu mến rồi tư thông với nàng. Vợ Phạm biết được bèn mượn cớ khác mà đánh nàng đến chết. Quãng đời ngắn ngủi của Thị Nghi chứa đầy tủi nhục. Có nhan sắc mà sinh ra ở nhà giàu có, người phụ nữ còn có thể có Ýt nhiều hạnh phúc. Có nhan sắc lại sinh ra ở nhà nghèo khó thì dễ dàng bất hạnh. Nhìn vào những truyện Nôm bình dân Việt Nam, chóng ta đều thấy, với người phụ nữ, nhan sắc luôn là tai hoạ. Đành rằng kết thúc các truyện Êy bao giờ cũng có hậu, các nhân vật phụ nữ có nhan sắc đều tìm lại được hạnh phóc – cái hạnh phúc mà họ phải trải qua sự đấu tranh kiên trì, bền bỉ cả trên trần gian, cả chốn âm ti mới tìm lại được. Cái kết thúc có hậu Êy chỉ là ước mơ của dân

tộc, của người phụ nữ khi thấy không thắng được hiện thực đầy bất công và tàn bạo.

Bị bán vào nhà phú thương khi còn rất bé, cái sinh mệnh nhỏ nhoi Êy chỉ như là một thứ đồ vật. Lòng yêu mến của họ Phạm đâu phải là lòng yêu mến của con người. Nó chứa đựng ở đó những toan tính, những ham muốn nhục thể - nguyên nhân dẫn tới bất hạnh, tới cái chết bi thương của Thị Nghi.

Gã phú thương họ Phạm không che chở được nàng. Vợ họ Phạm ghen tuông tàn nhẫn đến mức đánh chết nàng. Tủi hờn chồng chất khiến cho khi chết Thị Nghi biến thành yêu quái quấy nhiễu một vùng. Hành động phản ứng với đời Êy của nàng chỉ làm gia tăng thêm bi kịch. Người ta đào mả Thị Nghi và quăng hài cốt nàng xuống sông.

Thị Nghi không có được cái phản ứng mãnh liệt như Đào thị nhưng cũng không phải là con người buông xuôi. Nàng tiếp tục sống một kiếp khác với nỗ lực tranh lấy hạnh phúc. Nàng gặp viên quan họ Hoàng, một người biết cảm thông chia sẻ, kết bạn với nàng. Cuộc đời Thị Nghi tưởng đã được tạm yên sau bao nhiêu đắng cay tủi hận. Ở với viên quan họ Hoàng, Thị Nghi đã tìm thấy hạnh phúc: “Đã thành vợ chồng, tình ái rất thắm thiết. Nàng lại cử động rất hợp lẽ, nói năng biết lựa lời, họ hàng bạn bè ai cũng ngợi khen”. Song cuộc đời không cho nàng hưởng cái hạnh phúc mong manh và muộn mằn Êy. Con người không thể chung sống với ma quỷ dẫu con ma đó đã khác, đã không làm hại một ai. Người đời không để nàng yên. Một vị cao tăng xuất hiện để diệt trừ nàng. Phần mộ của nàng bị quật lên nhưng hài cốt không còn, “chỉ thấy có mấy hòn máu tươi”. Những hòn máu Êy có lẽ là sự kết tụ lại của những oán khổ, những khối căm hờn, khối tình “mang xuống tuyền đài chưa tan” mà Thị Nghi từng gánh nặng.

Hy vọng vào sự công bằng ở chốn minh ty, Thị Nghi đã đi kiện. Giờ đối chất giữa nàng và viên quan họ Hoàng lại là phút lâm chung vĩnh viễn của nàng. Bao nhiêu cố gắng vươn lên với hi vọng tìm thấy hạnh phúc của

nàng tới đây chấm dứt. Lời cung khai phản nàng của họ Hoàng: Đem môi son má phấn làm tôi say mê

Rút nguyên khí chân kinh làm tôi hao tổn Nếu không gặp thần y cứu chữa

Sớm đã về chín suối vật vờ

và lời phán quyết của Diêm Vương: giam vào ngục cửu u, trừng phạt bằng núi dao, cây kiếm là một kết cục thảm khốc đối với nàng.

Cuộc đời của Thị Nghi là một cuộc đời của một con người hết nạn nọ đến nạn kia. Sinh ra trong nghèo khó, từ tấm bé đã bị bán đi để rồi hứng chịu những trừng phạt: bị đánh đến chết, bị hai lần đào mả, bị lên án, bị tống giam trong ngục tối. Kiếp người bị đầy đọa đến thế là cùng.

Nhìn lại cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục, chóng ta thấy tất cả đều bất hạnh. Nhưng trong sè Êy thì sự bất hạnh, sự đau đớn đã hội tụ ở hai nhân vật là Đào Hàn Than và Thị Nghi. Người đời đã lí giải sự bất hạnh Êy là do lối sống của các nàng; sự bị trừng phạt cũng là do lối sống của các nàng. Nếu vậy thì nhan sắc và tài hoa phải là tội lỗi. Hàn Than không có nhan sắc và tài hoa thì sao được tuyển vào cung, sao được quan Hành khiển Nguỵ Nhược Chân từng gặp gỡ, để rồi nhận lấy một kết cục cuộc đời đầy đau đớn.

Đọc những câu chuyện trên, chúng ta không khỏi băn khăn tự hỏi: vì sao mà những con người Êy lại bất hạnh? Cha ông ta cũng đã từng trăn trở “Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”. Đức Phật dạy rằng: “Đời là bể khổ”. Vậy thì còn tránh đâu được nữa. Là con người thì hữu thân hữu khổ, là phụ nữ thì càng khổ hơn. Thị Nghi khổ vì nghèo mà lại có nhan sắc. Hàn Than khổ vì tài hoa và nhan sắc, và cùng với Nhị Khanh, cả ba đều khổ vì biết yêu và được yêu. “Trẻ tạo hoá đành hanh” (Cung oán ngâm khúc) cho con người nhiều thì cướp lại của người ta lắm. Tất cả mọi kiếp người đều bị vây bọc trong lớp sương khói mù mịt của cuộc đời. Trong lớp sương khói Êy, trên

trần gian thì đầy cạm bẫy và bất trắc, dưới địa ngục thì chỉ có đọa đày, trừng phạt mà thôi. Con người muốn sống yên thân cũng không xong mà tranh đấu để giành hạnh phúc, dù chỉ là thứ hạnh phúc đơn sơ, thì càng bị nhấn sâu thêm vào sự đọa đày đau khổ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 71 - 74)