Tiểu luận Quan hệ thương mại ASEAN +3

14 791 1
Tiểu luận Quan hệ thương mại ASEAN +3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ thương mại giữa ASEAN và các nước tham gia cơ chế ASEAN + 3 1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3 ASEAN (viết tắt của Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia (riêng Đông Timo chưa kết nạp). ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ tháng 12 năm 1997, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005.

1 Quan hệ thương mại giữa ASEAN và các nước tham gia cơ chế ASEAN + 3 1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3 ASEAN (viết tắt của Association of Southeast Asian Nations) - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia (riêng Đông Timo chưa kết nạp). ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ tháng 12 năm 1997, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005. 2 2. Mối quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước + 3 2.1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc Quan hệ chính trị và an ninh: Các nước Đông Nam Á là láng giềng liền kề với Trung Quốc. Các nước ASEAN đóng vai trò như tiền đồn của Trung Quốc, vì vậy việc ổn định về an ninh đối với các nước ASEAN cũng góp phần không nhỏ cho việc ổn định an ninh của Trung Quốc. Nhận thức được vấn đề này, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước ASEAN, nhất là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ bớt ảnh hưởng của mình ở khu vực, điều đó càng tạo được nhiều thuận lợi cho Trung Quốc bành trướng thế lực của mình. Để thực hiện được ý định của mình, Trung Quốc phải lấy việc cùng phát triển với các nước ASEAN là chiến lược phát triển chính trong mối quan hệ láng giềng của mình. Để thực hiện mục tiêu đó Trung Quốc cần một môi trường hòa bình và ổn định. Để tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển quan hệ ASEAN – Trung Quốc, tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc được tổ chức lần đầu tiên ở Kualalumpur ngày 16/12/1997, ASEAN và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung “ASEAN – Trung Quốc hướng tới thế kỉ 21”. Trong tuyên bố này, hai bên đã nêu rõ: những chuẩn mực cơ bản chỉ đạo quan hệ của hai bên là hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và luật pháp quốc tế được thế giới thừa nhận. ASEAN và Trung Quốc tái 3 khẳng định cùng sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của những nước khác. Căn cứ vào những tuyên bố chung như trên, ASEAN và Trung Quốc có nhiều trao đổi cấp cao thông qua hội nghị thường niên hàng năm và các chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nguyên thủ hai bên. Tại hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc lần thứ 7 tổ chức ở Bali tháng 11/2003, hai bên đã kí tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc. Việc kí tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược đã gia cố thêm nền tảng pháp lý chợ phát triển quan hệ ASEAN và Trung Quốc trong những năm quan và những năm sắp tới. Quan hệ về kinh tế: Hoạt động quan trọng nhất của ASEAN và Trung Quốc từ 2002 tới nay là triển khai xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Hai bên đã tống nhất, ACFTA sẽ được xây dựng trog vòng 10 năm đối với Trung Quốc và 6 nước phát triển hơn của ASEAN và 15 năm đối với Trung Quốc và 4 thành viên còn lại kém phát triển hơn là Campuchia, Mianma, Lào, Việt Nam. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Trung Quốc sau khi hoàn thành vào năm 2010 sẽ trở thành khu kinh tế cớ 1,8 tỷ người tiêu dùng, đây sẽ là một trong những khu vực mậu dịch tự do đông dân nhất thế giới và cũng là lớn nhất của các nước đang phát triển, sẽ tạo ra rất nhiều những cơ hội thương mại và tương lai rộng 4 lớn cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN được xây dựng sẽ góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN, là một bước mở đầu cho quá trình nhất thể hóa Đông Á. Cùng với việc triển khai xây dựng ACFTA, ASEAN và Trung Quốc còn đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực khác: - Trong lĩnh vực nông nghiệp và rừng, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc ở Phnom Penh ngày 2/11/2002, trong đó, Trung Quốc cam kết tiến hành mở nhiều lớp đào tạo cho các nước thành viên ASEAN. - Trong lĩnh vực giao thông vận tải, hợp tác ASEAN và Trung Quốc được triển khai trên Bản ghi nhớ về hợp tác giao thông vận tải ASEAN – Trung Quốc được ký tại Viêng Chăn ngày 27/11/2004. Các lĩnh vực hợp tác ở tầm trung và dài hạn là: xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, tiện ích vận tải, anh ninh và an toàn đường biển, vận tải hàng không, trao đổi thông tin - Hợp tác thương mại đầu tư, vồn đầu tư hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc không ngừng tăng lên. Vốn đầu tư ban dầu của 5 nước ASEAN đưa vào Trung Quốc tăng từ 2,4,% năm 1992 lên 9,2% năm 1998. Về số lượng, tính đến năm 2001, vốn cam kết của ASEAN đầu tư vào Trung Quốc là 53.468 tỷ USD. Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là đầu tư vào 4 nước ASEAN mới, trong đó có Việt Nam. Tính đến 5 năm 2005, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ASEAN đạt 2 tỷ USD. Hợp tác năng lượng Trung Quốc – ASEAN cũng là vấn đề hợp tác chiến lược đối với cả hai bên. Về dầu thô, Đông Nam Á là nguồn cung cấp dầu thô quan trọng của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang nhập khẩu 15% lượng dầu thô từ các nước ASEAN. Trước đây, Trung Quốc nhập khẩu nhiều dâu thô từ Indonexia, nhưng gần đây Việt Nam trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong khối ASEAN và là nước thứ 6 trên thế giới (về số lượng) xuất khẩu dầu thô vào thị trường Trung Quốc. Không những vậy, Trung Quốc còn đang là thị trường xuất khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 9 triệu tấn than. Về khí đốt, Indonexia đã đồng ý cung cấp cho Trung Quốc 2,6 triệu tấn khí đốt hóa lỏng mỗi năm, trong vòng 25 năm. ASEAN đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc trong chiến lược trở thành siêu cường thế giới của mình. Nhìn chung mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc vừa có những cơ hội song cũng có những thách thức không nhỏ cho cả hai bên, mà trước tiên là các nước ASEAN. Nhưng cơ hội: trước hết, mối quan hệ ASEAN và Trung Quốc góp phần làm gia tăng quá trình toàn cầu hóa, làm cho hai thế lực này trở nên gần gũi, cần có nhau hơn trong phát triển kinh tế và củng cố an ninh. Điều này được thể hiện bằng 6 hiệp định khung Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc năm 2002 và hiệp ước TAC năm 2003. Việc hai đối tác này chủ động tham gia xây dựng các cơ chế hợp tác mới này không chỉ góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác đa phương, củng cố nguyên tắc cùng tồn tại và phát triển trong hòa bình, chống lại áp lực của chính trị và cường quyền mà còn tạo cho các bên một sân chơi bình đẳng để từ đó có thể kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và hội nhập quốc tế, giữa hợp tác song phương và đa phương trong quan hệ quốc tế. Thách thức: ngoài những khó khăn, bất cập về năng lực cạnh tranh và sự chênh lệch phát triển, tình trạng chính trị an ninh trở nên bất ổn và nhạy cảm ở một số nước ASEAN, còn có những khó khăn nảy sinh từ phía Trung Quốc. Sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, ô nhiễm môi trường tăng nhanh và phân hóa giàu nghèo trở nên phức tạp. Hơn nữa, sự giống nhau tương đối giữa hai thực thể này về mô hình công nghiệp hóa hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên, đều hướng sản phẩm sang thị trường Âu – Mỹ và Nhật Bản và đang tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang làm tăng tính cạnh tranh giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong khi đó, cùng với việc gia tăng toàn cầu hóa và liên kết khu vực, sự nổi lên của Trung Quốc và sự chú ý nhiều hơn của Mỹ tới khu vựu ASEAN đang làm tăng tính nhạy cảm và tầm quan trọng địa chiến lược của Đông Nam Á. Điều quan trọng trong những năm tới, cả ASEAN và Trung Quốc đều phải xử lý khéo các mối 7 quan hệ ngày càng phức tạp, chồng chéo lên nhau trong quan hệ đối tác chính, đặc biệt là Mỹ với Nhật Bản, sau đó đến mối quan hệ Ấn Độ và Nga. 2.2. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập các mối quan hệ không chính thức từ năm 1973. Các mối quan hệ này được chính thức hóa với việc thiết lập ASEAN – Nhật Bản vào tháng 3/1977. Hợp tác ASEAN – Nhật Bản có nhiều chuyển biến tích cực với sự ra đời của ASEAN + 3. Tuy nhiên, cho tới trước năm 2002, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã không có bước phát triển đột phá nào. Hợp tác giữa hai bên vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế và hợp tác phát triển. Tình hình này đã thay đổi từ cuối năm 2002, khi tháng 11 – 2002, hai bên ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP). Thực hiện tuyên bố chung trên, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản họp ngày 8 tháng 10 năm 2003, hai bên ký “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản”. Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai bên, ngày 12 tháng 12 năm 2003 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN – Nhật Bản, hai bên ký “Tuyên bố Tôkiô về Quan hệ đối tác năng động và bền vững trong thế kỷ XXI”. Tuyên bố nêu rõ, hai bên chủ trương thúc đẩy hợp tác không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà còn hợp tác trong lĩnh vực chính trị - an ninh, không chỉ hợp tác song 8 phương giữa hai bên, mà còn hợp tác trong các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là hợp tác Đông Á. Đến Tháng 11/2007/ hai bên ra tuyên bố chung về hoàn tất đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Như vậy, trên cơ sở các văn kiện được thông qua từ năm 2002 đến nay, Quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã không ngừng phát triển. Về chính trị, ASEAN và Nhật Bản tăng cường trao đổi cấp cao, chỉ trong 5 năm cầm quyền, Thủ tướng Kôizumi đã 7 lần đi thăm ASEAN, tiến hành 8 lần hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN. Hai bên có quan điểm gần gũi về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Một trong những vấn đề như vậy là quan điểm của hai bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trong lĩnh vực an ninh, ASEAN – Nhật Bản đã xúc tiến các hoạt động hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ngày 30 tháng 10 năm 2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản họp tại Viêng Chăn, hai bên ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố. Đây là văn kiện hợp tác an ninh đầu tiên giữa hai bên, trong đó xác định rõ mục tiêu của hợp tác là tăng cường hiệu quả của những nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời đề ra phạm vi và các lĩnh vực hợp tác cụ thể. Trong lĩnh vực kinh tế, dưới tác động của việc triển khai AJCEP, quan hệ mậu dịch và đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Tổng kim 9 ngạch buôn bán giữa hai bên đã tăng từ 143,3 tỷ USD năm 2004 lên 154,6 tỷ năm 2005 và lên gần 200 tỷ vào năm 2010. FDI của Nhật Bản ở ASEAN năm 2004 đạt 3,12 tỷ USD, năm 2005 là 3,16 tỷ USD và lên 10 tỷ USD vào năm 2010. Nhật Bản tiếp tục là nhà cung cấp FDI lớn thứ 3 cho ASEAN. Nhật Bản đã giành cho ASEAN 24 tỷ USD, chiếm 30% tổng số ODA song phương của Nhật Bản. Để hỗ trợ cho tiến trình hội nhập ASEAN, Nhật Bản, Nhật Bản đã ủng hộ 7,5 tỷ Yên (70 triệu USD) thông qua Quỹ phát triển ASEAN và các quỹ hợp tác ASEAN – Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn quyết định viện trợ 202 triệu USD để chống dịch cúm gia cầm ở châu Á, trong đó phần lớn là dành cho các nước ASEAN. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, tại Hội nghị Cebu tháng giêng năm 2007, Chính phủ Nhật mới đưa ra Sáng kiến giao lưu thanh niên trên quy mô lớn với tổng kinh phí lên tới 315 triệu đô la Mỹ. Sáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham gia tiến trình Thượng đỉnh Đông Á tới thăm Nhật Bản. Ngoài ra, chính phủ Nhật còn đề xuất sáng kiến “Con tàu thanh niên Đông Á” để kỷ niệm 40 năm ASEAN. 2.3. Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc Dưới tác động trực tiếp của ASEAN + 3 đã có bước phát triển mạnh mẽ. Từ cuối năm 2000, hai bên đã xác định công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa, viện trợ y tế và phát triển vùng hạ lưu song Mêkông là các lĩnh 10 vực ưu tiên hợp tác. ASEAN và Hàn Quốc đã quyết thành lập Quỹ đặc biệt ASEAN – Hàn Quốc (SCF) và Quỹ các dự án hợp tác hướng tới tương lai (FOCPF). Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc đã có bước phát triển đột phá vào năm 2004, với việc hai bên ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”, trong đó nêu rõ mục đích là “để củng cố quan hệ đối tác toàn diện và lập định hướng tương lai trong thế kỷ XXI; đồng thời đề ra phương hướng và các biện pháp hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và phát triển. Tuyên bố chung này không chỉ cung cấp nền tảng pháp lý cho việc phát triển quan hệ ASEAN – Hàn Quốc trong thế kỷ XXI, mà còn đề ra một chương trình nghị sự hợp tác rộng lớn, biến quan hệ này thật sự trở thành đối tác toàn diện. Tháng 12/2005 hai bên ký hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc và tháng 5/2006 ký hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA). Tháng 6 năm 2009 ký hiệp định đầu tư ASEAN - Hàn Quốc. Tháng 10 – 2010 ASEAN và Hàn Quốc thống nhất nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược và thông qua tuyên bố chung về đối tác chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng. Trong những năm qua, ASEAN và Hàn Quốc đã xúc tiến hàng loạt hoạt động hợp tác. Trong lĩnh vực chính trị, các hội nghị thượng đỉnh hàng năm, ASEAN và Hàn Quốc đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, [...]... tiêu thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc và các biện pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên Hiện nay, ASEAN và Hàn Quốc là các đối tác kinh tế quan trọng của nhau Quan hệ mậu dịch song phương ASEAN – Hàn Quốc tăng từ 31,5 tỷ USD năm 2002 lên 32,2 tỷ vào năm 2003, lên 90 tỷ vào năm 2010 và dự kiến lên đến 150 tỷ vào năm 2015 FDI của Hàn Quốc chiếm 3% FDI vào ASEAN trong giai đoạn 1995 – 2003,... thức lớn đối với ASEAN cũng còn đến từ chính các đối tác đối thoại của ASEAN Nó đặt ASEAN trước sự cần thiết phải vừa tăng cường sự hợp tác này, mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời phải giữ vai trò chủ động thì mới có thể tranh thủ được cái thuận và hạn chế được tác động bất lợi đối với ASEAN cũng như đối với một số thành viên Chính sách hai mặt của các đối tác này đối với ASEAN luôn bao... phẩm nông nghiệp 13 Các quốc gia trong khối ASEAN hầu như là những nước đang phát triển và chậm phát triển, vì vậy mà yêu cầu về công nghệ là tối cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Do vậy, hợp tác với những nước lớn có nến kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là một thuận lợi cho các nước ASEAN trong việc tìm kiếm công nghệ cao cho sự phát triển kinh tế của đất nước... dịch tự do giữa các nước ASEAN và các nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ tạo ra được một thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm của các nước ASEAN cũng như các bên tham gia Các hiệp đình an ninh,chính trị được ký kết giữa ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo nên một môi trường hòa bình thân thiện, tạo được uy thế và tiếng nói của các nước ASEAN trên trường quốc tế... Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Thách thức lớn đối với ASEAN là những thách thức đến từ môi trường chính trị và an ninh thế giới Khủng bố, toàn cầu hoá và những nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi ASEAN phải có cách tiếp cận mới trong việc gắn sự phát triển năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc quan tâm giải quyết những nguy cơ đó Đã đến lúc ASEAN không chỉ phải thể hiện có tác dụng thiết thực... Hai bên cho rằng, ASEAN có thể đóng một vai trò xây dựng để bắc cầu với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, giúp tạo ra một môi trường tin cậy, thuận lợi cho cuộc đàm phán 6 bên Trong lĩnh vực an ninh, ASEAN và Hàn Quốc cộng tác chặt chẽ với nhau để chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3 cũng như ARF Trong lĩnh vực kinh tế, tháng 12 – 2005 các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc... cũng như đối với một số thành viên Chính sách hai mặt của các đối tác này đối với ASEAN luôn bao hàm ý đồ gây phân rẽ trong nội bộ ASEAN, hoặc ít nhất giữa một số thành viên nhất định, để từ đó tạo dựng vai trò và ảnh hưởng Các nước Đông Nam Á phảo khéo léo trong các quan hệ chồng chéo với những nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ khi những nước này đang tìm cách để gây tầm ảnh hưởng của mình... triển ASEAN – Hàn Quốc thu được những kết quả thiết thực Cho tới nay, một số dự án phát triển được thực hiện với sự hỗ trợ của SCF và FOCPF Từ năm 2000 – 2005, đã có 61 dự án thực hiện xong, 11 dự án đang thực hiện và 21 dự án sắp thực hiện 12 Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, các chương trình giao lưu nhân dân đã được thúc đẩy FOCP đã tài trợ cho các chương trình trao đổi chuyên gia về văn hóa, quan. .. Thượng đỉnh lần thứ 10 vừa qua, Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết và nhận thức về nhau giữa hai bên 3 Cơ hội phát triển cùng với những thách thức của Đông Nam Á khi tiến hành hợp tác đối thoại với nhóm nước + 3 Trong khuynh hướng khu vực hóa, việc hình thành nên ASEAN + 3 là kết quả tất yếu của quá trình phát triển hợp quy luật Tuy nhiên... thân thiện, tạo được uy thế và tiếng nói của các nước ASEAN trên trường quốc tế 3.2 Thách thức lớn Bên cạnh những cơ hội được tạo ra thì các nước ASEAN cũng gặp phải những khó khăn to lớn khi buộc phải “kết nạp” thêm những nền kinh tế lớn Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành viên mà nó đã từng có nhưng đang bị cạnh tranh . 1 Quan hệ thương mại giữa ASEAN và các nước tham gia cơ chế ASEAN + 3 1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3 ASEAN (viết tắt của Association of Southeast. 2005. 2 2. Mối quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước + 3 2.1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc Quan hệ chính trị và an ninh: Các nước Đông Nam Á là láng giềng liền kề với Trung Quốc. Các nước ASEAN đóng vai. nhau trong quan hệ đối tác chính, đặc biệt là Mỹ với Nhật Bản, sau đó đến mối quan hệ Ấn Độ và Nga. 2.2. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập các mối quan hệ không chính thức

Ngày đăng: 04/12/2014, 16:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3

  • ASEAN (viết tắt của Association of Southeast Asian Nations) - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia (riêng Đông Timo chưa kết nạp).

  • 2. Mối quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước + 3

  • 2.1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc

  • 2.2. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản

  • 2.3. Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc

  • 3. Cơ hội phát triển cùng với những thách thức của Đông Nam Á khi tiến hành hợp tác đối thoại với nhóm nước + 3

  • 3.1. Những cơ hội phát triển

  • 3.2. Thách thức lớn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan