1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu so sánh một số truyện thơ nôm tày cùng cốt truyện với truyện thơ nôm kinh

26 656 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu sinh chọn đề tài: Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh vì 2 lí do (luận án viết 1,5 trang): - Nghiên cứu văn học trên giác độ so sánh là hướng đi đã và đang mang lại nhiều thành công quan trọng. Trong quá trình giữ vai trò trung tâm, văn học người Kinh đã ảnh hưởng đến văn học dân tộc khác như thế nào và văn học dân tộc thiểu số tác động trở lại văn học người Kinh ra sao thì đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. - Văn hoá, văn học dân tộc Tày có bề dày lịch sử và vô cùng phong phú, đa dạng, có sức hút đặc biệt đối với người nghiên cứu. Đề tài Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh sẽ giúp chúng tôi hiểu biết sâu hơn về văn học hai dân tộc Kinh - Tày, làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa hai nền văn học cùng chung mạch nguồn. Từ đó, cung cấp thêm cách nhận diện mới về truyện thơ Nôm Kinh - vấn đề mà lâu nay chúng ta tưởng chừng những nhận định về nó đã khá ổn định. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không bị trùng với bất cứ công trình nào trước đây. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích chính của chúng tôi là tìm hiểu, nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh. 2.2. Đề tài còn đặt ra các mục đích khác 2.2.1. Xác định vai trò hạt nhân và ảnh hưởng của nền văn học dân tộc Kinh đối với nền văn học dân tộc Tày. 2.2.2. Làm nổi bật quy luật tiếp nhận, kế thừa, chắt lọc tinh hoa từ nền văn học dân tộc Kinh của nền văn học dân tộc Tày. 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Nhóm truyện thơ Nôm Tày - Văn bản do nhóm tác giả: Hoàng Triều Ân, Dương Nhật Thanh, Phạm Quốc Tuấn sưu tầm, phiên âm, dịch nghĩa gồm các tác phẩm: Tổng Tân - Cúc Hoa (2008); Thạch Seng (2008); Phạm Tử - Ngọc Hoa (2010), Nxb Đại học Thái Nguyên. - Văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Bình - Dương Lễ cổ truyện (2013), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3.2.2. Nhóm truyện thơ Nôm Kinh - Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), 2 tập, Nxb Văn học, Hà Nội, (trong đó có các tác phẩm: Tống Trân - Cúc Hoa; Phạm Tải - Ngọc Hoa; Thạch Sanh). - Văn bản truyện thơ Nôm Kinh Lưu Bình - Dương Lễ (1958), Nxb Phổ thông, Hà Nội. 4. Đóng góp của luận án 4.1. Về mặt khoa học, luận án góp phần giải quyết vấn đề: tìm hiểu, so sánh để bước đầu định giá văn học của một dân tộc thiểu số trong lòng dân tộc Việt Nam. Tổng hợp, khái quát, khẳng định chân giá trị truyện thơ Nôm Tày trong lịch sử văn học trung đại dân tộc Tày và lịch sử văn học trung đại Việt Nam. 4.2. Kết quả nghiên cứu trong luận án chỉ ra được tài năng, sự sáng tạo của tác giả người Tày khi tái tạo truyện thơ Nôm Tày trên cơ sở kế thừa, tiếp thu tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh. 2 4.3. Ngoài những đóng góp trên, luận án góp phần giải quyết phần nào sự bức xúc về tư liệu của giới nghiên cứu khi tìm hiểu về truyện thơ Nôm Tày. Làm tăng số lượng các truyện thơ Nôm Tày được dịch sang tiếng Việt từ 23 lên 26 văn bản. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng 4 phương pháp chính: So sánh; Loại hình; Hệ thống; Nghiên cứu liên ngành. 6. Cấu trúc của luận án Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (Trong luận án, toàn chương 13 trang, trình bày các vấn đề: Lịch sử vấn đề; Cơ sở lí thuyết của đề tài) 1.1.Lịch sử vấn đề Trong phần lịch sử vấn đề, luận án trình bày 3 vấn đề chính (gồm 11 trang): 1.1.1. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh Những công trình, bài viết về truyện thơ Nôm Kinh có số lượng khá lớn, có thể chia thành hai loại như sau: 1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu về những vấn đề chung của truyện thơ Nôm Trong nhóm này, các công trình tiêu biểu phải nhắc đến là: chương Truyện Nôm khuyết danh trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam; Văn học dân gian; Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - đến hết thế kỉ XIX ; Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm; Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại; Chương Diễn ca lịch sử và truyện thơ Nôm trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại 3 Những nghiên cứu kể trên đã tập trung khai thác một số vấn đề cơ bản của truyện thơ Nôm như phân loại và xác định thể loại truyện Nôm; nguồn gốc, lịch sử phát triển thể loại; mô hình cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ, phương thức sáng tác và lưu truyền; chủ đề, đề tài, con người trong truyện thơ Nôm, thể thơ, văn bản và dị bản của truyện Nôm 1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu những vấn đề cụ thể của một số truyện thơ Nôm Ở hướng nghiên cứu này, việc ứng dụng những phương pháp nghiên cứu mới của ngành Ngữ văn học ngày càng đem lại những cách nhìn nhiều chiều, đa diện hơn về truyện thơ Nôm nhưng không phải tất cả những vấn đề xung quanh truyện Nôm đã được làm sáng tỏ. Việc đi sâu, khai thác từng tác phẩm truyện thơ Nôm trên tất cả mọi phương diện vẫn cần thiết, quan trọng, hứa hẹn nhiều điều thú vị. 1.1.2. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày Trái ngược với tình hình nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh, mảng truyện thơ Nôm Tày nói riêng và truyện thơ dân tộc thiểu số nói chung lại chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức. Các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ giới thiệu, khái quát. Ở mức độ nào đó, có thể coi đây là khoảng trống của ngành Ngữ văn học Việt Nam hiện nay. Trong phần này, chúng tôi điểm đến nhận định của các nhà nghiên cứu như: Nông Quốc Chấn, Lục Văn Pảo, Phan Đăng Nhật, Bế Sĩ Uông, Ma Trường Nguyên, Võ Quang Nhơn, Lê Trường Phát, Hoàng Triều Ân, Vũ Anh Tuấn trên cơ sở đó, chúng tôi kết luận: Nhìn lại toàn cảnh tình hình nghiên cứu về mảng truyện thơ Nôm Tày với tổng số khoảng trên 10 công trình đã được công bố trong gần 50 năm qua, chúng tôi thấy rằng đã có những chuyên luận mang tính chất đột phá nhưng để có một công trình “nghiên cứu chỉnh thể, hệ thống về truyện thơ Nôm Tày thì vẫn còn là một thách thức” 4 1.1.3. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh. Tại tiểu mục này, chúng tôi tiếp tục khảo sát những nhận định của các nhà nghiên cứu: Nông Quốc Chấn, Lục Văn Pảo, Kiều Thu Hoạch, Hoàng Triều Ân, Vũ Anh Tuấn… Qua những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh đã được các nhà nghiên cứu xem xét trên một số phương diện cụ thể: nguồn gốc đề tài, sự ảnh hưởng giao thoa, tác động qua lại, sức sống, nét đặc sắc của các truyện thơ Nôm Tày Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu nhóm tác phẩm này trong một chỉnh thể các bình diện của thi pháp học như cấu trúc thể loại; thủ pháp nghệ thuật; phong cách ngôn ngữ; phương thức sáng tác và lưu truyền nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt, từ đó khái quát thành những đặc điểm khu biệt của thể loại - nhất là ở nhóm truyện thơ Nôm Tày thì chưa được làm rõ. 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài (2 trang) Phần này, NCS trình bày về Lí thuyết về văn học so sánh và Lí thuyết về văn hóa, văn học nói chung. Với cơ sở lí thuyết, các phương pháp nghiên cứu được vận dụng, chúng tôi hy vọng đưa ra được một số kết luận góp phần kiến giải về một hiện tượng khá đặc biệt trong nền văn học dân tộc, đóng góp ít nhiều vào công việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 5 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY CÙNG CỐT TRUYỆN VỚI TRUYỆN THƠ NÔM KINH (Trong luận án, toàn chương 40 trang, trình bày các vấn đề: Một số khái niệm liên quan đến đề tài; Tình hình văn bản truyện Nôm; Truyện thơ Nôm Kinh; Truyện thơ Nôm Tày) 2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài Phần này, NCS trình bày các vấn đề cơ sở gồm: Truyện thơ, cốt truyện, văn tự Nôm Kinh và văn tự Nôm Tày (gồm 11 trang) 2.1.1. Truyện thơ Truyện thơ là một trong những thể loại của văn học Việt Nam. Khác với các thể loại văn học dân gian (truyền thuyết, thần thoại, cổ tích) được kể bằng văn xuôi, truyện thơ cũng thuộc loại hình tự sự nhưng được thể hiện bằng văn vần (thơ). Kết hợp cả hai phương thức thể hiện đời sống là tự sự và trữ tình, truyện thơ vừa có khả năng miêu tả hiện thực đời sống khách quan, vừa có thể lột tả đời sống chủ quan của con người. Hình tượng nhân vật trong truyện thơ vì thế không chỉ hiện lên với diện mạo bên ngoài mà còn được khắc họa chiều sâu tâm lí với đời sống nội tâm phong phú, đa dạng. Kế thừa cốt truyện có nguồn gốc từ văn học của người Kinh, người Tày đã vận dụng kết hợp cả hai phương thức tự sự và trữ tình trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, họ luôn có ý thức vận dụng triệt để thế mạnh của phương thức trữ tình để tự sự. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa nhóm các truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện. 6 2.1.2. Cốt truyện Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định. Do đó, cốt truyện có mối quan hệ mật thiết với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Sự lôi cuốn, đặc sắc của cốt truyện góp phần tạo tính sự hấp dẫn cho chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Cốt truyện là yếu tố quan trọng làm nổi bật chủ đề của truyện. Cốt truyện truyện thơ có những đặc điểm riêng, thể hiện đặc trưng của truyện thơ về cả nội dung và hình thức. 2.1.3. Văn tự - Văn tự Nôm Kinh (phần này NCS trình bày vắn tắt sự hình thành và phát triển chữ Nôm Kinh và vai trò của nó trong sáng tác văn chương) - Văn tự Nôm Tày (phần này, NCS giới thiệu vắn tắt quá trình hình thành và phát triển của Nôm Tày và ảnh hưởng, vai trò của nó đối với sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày) 2.2. Tình hình văn bản truyện Nôm Trong phần này, NCS giới thiệu tình hình văn bản truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày tính đến thời điểm hiện tại (4 trang). Trên cơ sở đó, chúng tôi thấy rằng, chỉ dựa trên những văn bản đã được sưu tầm, phiên âm, hiệu đính nghiêm túc, công phu, người nghiên cứu mới đưa ra được những nhận định chính xác về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đây là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ và niềm đam mê với vốn cổ dân tộc. Để có cái nhìn toàn diện về kho tàng truyện thơ Nôm của cả hai dân tộc Kinh - Tày, việc tiếp tục sưu tầm, giải mã văn bản vẫn rất có ý nghĩa, cần nhiều thời gian và công sức. 7 2.3. Truyện thơ Nôm Kinh Đây là đối tượng so sánh với truyện thơ Nôm Tày, có nhiều công trình chuyên biệt nên trong luận án, chúng tôi chỉ nêu 3 vấn đề cơ bản: Những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa, văn học đến sự ra đời truyện thơ Nôm Kinh; các tiêu chí phân loại truyện Nôm; đề tài, chủ đề cơ bản của truyện Nôm (2 trang). 2.4. Truyện thơ Nôm Tày Đây là đối tượng trung tâm của luận án, NCS sẽ trình bày kĩ hơn phần trước, bao gồm các phương diện: Vài nét về lịch sử tộc người Tày;Những tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời truyện thơ Nôm Tày; Truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh (21 trang). 2.4.1. Vài nét về lịch sử tộc người Tày Người Tày là một trong 54 dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Sự hình thành và phát triển tộc người Tày trong lịch sử, địa bàn cư trú, đời sống vật chất và tinh thần của họ có vai trò rất quan trọng đối với sự ra đời truyện thơ Nôm Tày. Bên cạnh đó, còn có những tiền đề trực tiếp quyết định sự ra đời truyện thơ Nôm Tày nói chung. 2.4.2. Những tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày Biến động của lịch sử - xã hội trong nhiều thế kỉ, những tiền đề về văn hóa, văn học (trong đó có sự hình thành, phát triển của chữ Nôm Tày), nhu cầu đời sống cộng đồng là những tiền đề, cơ sở quan trọng dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày. Nhưng đối với riêng nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, điều này lại có nét khác biệt. 2.4.3. Truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh Trong phần này, chúng tôi tiến hành làm rõ hiện trạng văn bản các truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, lí giải về nguồn gốc ra đời và lực lượng sáng tác. Giới thiệu bốn tác phẩm truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa; Tổng Tân - Cúc Hoa; Thạch Seng, Lưu Bình - Dương Lễ trong tương quan so sánh với truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện. 8 Tiểu kết chương 2 Truyện thơ Nôm Kinh ra đời khoảng thế kỉ XV, phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Những tiền đề dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Kinh là sự đổi thay toàn diện trong đời sống xã hội đương thời, yếu tố phát triển tự thân của văn hóa văn học. Những ảnh hưởng của lịch sử phát triển tộc người, đời sống vật chất và tinh thần, nhu cầu tự thân đời sống cộng đồng, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã dẫn đến sự ra đời truyện thơ Nôm Tày. Trong kho tàng truyện thơ Nôm Tày có hiện tượng khá đặc biệt, một số tác phẩm cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh. Tìm hiểu về những truyện thơ này, chúng tôi rút ra nhận xét: - Bề dày của văn hóa tộc người và đội ngũ nhân sĩ bản tộc hùng hậu, có trình độ cao đã giúp cho văn hóa, văn học Tày tiếp nhận văn hóa, văn học Kinh khá nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng văn học Tày không chỉ tiếp nhận thụ động mà đây là sự chịu ảnh hưởng mang tính chất tái tạo và nâng cao. - Nhìn vào nội dung cốt truyện bốn tác phẩm chúng tôi khảo sát, về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với văn bản gốc. Với quan điểm kế thừa, tiếp thu, tác giả người Tày gần như cơ bản giữ nguyên cốt truyện sẵn có. Trên cơ sở đó, tiến hành những thao tác, thủ pháp nghệ thuật… nhằm phục vụ ý đồ sáng tạo của họ. Cũng có tác phẩm, người Tày sáng tạo thêm một số đoạn mà bản Kinh không có (chẳng hạn đoạn 8 trong Tổng Tân - Cúc Hoa) tuy nhiên những nội dung như thế không nhiều. Chủ yếu, sự sáng tạo của người Tày nằm trong những tình tiết. Sở dĩ có hiện tượng này bởi sống trong thời đại của mình, các tác giả người Tày không thể thoát ra khỏi sự chi phối của phương pháp sáng tác đương đại. 9 Chương 3 NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY CÙNG CỐT TRUYỆN VỚI TRUYỆN THƠ NÔM KINH (Trong chương này, chúng tôi trình bày 3 vấn đề: Nội dung xã hội; Không gian và thiên nhiên miền núi; Quan niệm về thế giới - gồm 41 trang). 3.1. Nội dung xã hội (Trong mục này chúng tôi trình bày hai tiểu mục: đề tài và chủ đề của truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh - gồm 26 trang) 3.1.1. Đề tài của một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh Do vay mượn từ tác phẩm của người Kinh nên đề tài trong truyện thơ Nôm Tày ít có sự thay đổi. Đề tài quen thuộc trong truyện Nôm bình dân mà người Tày lựa chọn để phóng tác vẫn là tình yêu, tình bạn, hôn nhân và gia đình, con người nghèo khổ… Nhưng người Tày trên cơ sở cốt truyện sẵn có bằng việc thêm, bớt, lược bỏ, sáng tạo các tình tiết đã thể hiện những đề tài mới, trong đó đặc sắc nhất là đấu tranh chinh phục thiên nhiên để bảo vệ bản làng. Như vậy, xét về mặt đề tài, truyện thơ Nôm Tày tiếp thu truyện thơ Nôm Kinh với xu hướng mở rộng, đồng thời, tác giả người Tày còn tiếp tục sáng tạo những nội dung mới bổ sung cho tác phẩm của mình. 3.1.2. Chủ đề của một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh Trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ ba chủ đề chính thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: 3.1.2.1. Ngợi ca tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng trong sáng, thủy chung 3.1.2.2. Ngợi ca con người lí tưởng với nhân cách cao đẹp 3.1.2.3. Phê phán con người có tính cách thấp hèn 10 [...]... sang truyện thơ Nôm Tày, các nhân vật đều được khoác cho một diện mạo mới, phù hợp với quan điểm thẩm mĩ của người Tày 4.3.2 Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Phân tích nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, chúng tôi nhận thấy: không phải đến truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh thì tác giả người Tày. .. hay so sánh, liên tưởng, nói có hình ảnh Tác phẩm truyện thơ Nôm Tày thể hiện rõ đặc điểm này trong cả lời người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật Nhìn chung, các hình ảnh so sánh, ví von, liên tưởng trong truyện thơ Nôm Tày có nguồn gốc từ chính đời sống dân tộc Tày Đời sống ấy thể hiện trong thơ ca dân gian Tày rồi được chuyển hóa vào truyện thơ Nôm Tày Những truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện. .. nhóm truyện thơ Nôm Tày trong tương quan so sánh với truyện thơ Nôm Kinh có gốc rễ sâu xa từ cá tính sáng tạo sẵn có của các trí thức bản tộc, ý thức Tày hóa tác phẩm vay mượn, bề dày văn hóa, văn học, tín ngưỡng truyền thống bản địa… của tộc người Tày KẾT LUẬN Nghiên cứu so sánh nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh chúng tôi nhận thấy: 1 Trong kho tàng văn học Việt Nam, có một. .. Sư phạm Hà Nội, số 2 2 (2008), Nhận diện nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Nghiên cứu văn học, số 3 3 (2010), Nhận diện một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, bàn về một số tiêu chí phân biệt văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí Giáo dục, số 2 4 (2010), Phạm Tử - Ngọc Hoa - một truyện thơ Nôm Tày đặc sắc, Tạp chí Giáo dục, số 3 5 (2010), Bước... Đặc điểm ngôn ngữ - gồm 47 trang) 4.1 Kết cấu (19 trang) 4.1.1 Kết cấu cốt truyện 4.1.1.1 Kết cấu xâu chuỗi, lắp ghép Nhìn bao quát, về cơ bản cốt truyện của truyện thơ Nôm Tày giống với truyện thơ Nôm Kinh Do dựa theo cốt truyện của người Kinh nên truyện thơ Nôm Tày chúng tôi khảo sát có kết cấu truyện tương tự truyện thơ Nôm Kinh với ba sự kiện lớn: Gặp gỡ, tai biến lưu lạc, hội ngộ - đoàn viên Riêng... nghiên cứu gợi mở từ luận án Nghiên cứu so sánh truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh chúng tôi thấy rằng còn khá nhiều vấn đề cần phải được xem xét kĩ lưỡng hơn trong những công trình nghiên cứu tiếp theo Chẳng hạn, từ nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày, cần phải xây dựng lại các tiêu chí để phân định văn học dân gian và văn học viết bởi có một số tiêu chí đã trở thành... nội dung giữa hai nhóm truyện thơ này Nội dung các truyện thơ Nôm Tày đã có nhiều điểm mới với những giá trị độc đáo Từ đề tài, chủ đề, không gian và thiên nhiên miền núi… đều ghi nhận cá tính sáng tạo của tác giả người Tày 15 Chương 4 NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY CÙNG CỐT TRUYỆN VỚI TRUYỆN THƠ NÔM KINH (Trong chương 4, chúng tôi trình bày 4 vấn đề: Kết cấu; Thể thơ; Nghệ thuật miêu tả... kết cấu truyện thơ Nôm Kinh Điều này chứng tỏ truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh không phải là tác phẩm dịch như một số người quan niệm Rõ ràng, với sự tiếp biến của mình, tác giả người Tày đã khoác cho văn bản gốc một diện mạo mới, trong đó, nhân vật hiện lên rõ nét hơn, các sự kiện được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ hơn, dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc cũng được thể hiện đậm nét với những... người Tày phản ánh vào trong truyện thơ Nôm của dân tộc mình Thiên nhiên miền núi được miêu tả trong các truyện thơ Thạch Seng, Tổng Tân - Cúc Hoa ít nhiều mang nội dung trên 13 3.3 Quan niệm về thế giới (3 trang) Khảo sát truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, những chi tiết, hình ảnh có liên quan đến vũ trụ quan của người Tày không nhiều song đây đó, bằng việc chắp nhặt một số. .. truyện có thể là bài học rút ra từ số phận, cuộc đời nhân vật, cũng có khi lại gợi sự liên tưởng cho người đọc Bản Tày nhấn mạnh thêm đến tính giáo dục và sức sống lâu bền của truyện 4.2 Thể thơ (4 trang) Truyện thơ Nôm Kinh sử dụng thể thơ lục bát còn truyện thơ Nôm Tày dùng thể thơ thất ngôn trường thiên Người Tày sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên do truyện thơ Nôm Tày không chỉ để đọc mà còn được . của truyện thơ Nôm Tày. Nhưng đối với riêng nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, điều này lại có nét khác biệt. 2.4.3. Truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện. tài và chủ đề của truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh - gồm 26 trang) 3.1.1. Đề tài của một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh Do vay mượn từ. vật trong truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, chúng tôi nhận thấy: không phải đến truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh thì tác giả người Tày mới

Ngày đăng: 03/12/2014, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w