tìm hiểu những biện pháp của giáo viên nhằm giúp đỡ học sinh yếu, kém về đọc

12 675 0
tìm hiểu những biện pháp của giáo viên nhằm giúp đỡ học sinh yếu, kém về đọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và: “ Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” ( NQTW 2 khoá VIII ). Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diẹn theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học hiện nay giữ vị trí quan trọng: Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục, nó đem lại cho mọi trẻ em sự phát triển hài hoà, sự bình đẳng trong việc học tập tiếp theo. Bậc tiểu học cũng có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các bậc học tiếp theo, nó là cơ sở cho việc phổ cập giáo dục. Đọc là một dạng hoạt động ngôn gnữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng ) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thành ( ứng với đọc thầm ). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm, nghĩa là nó không chỉ là sự “ đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Qua việc dạy tập đọc những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp thu lên nhiều lần, từ đây biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình 1 cảm của người khác, đặc biệt đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà con rung động về tình cảm, nảy nở ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn, không biết đọc, con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả cuộc đời. Tập đọc là một môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc”. Đọc đúng, đọc nhanh ( đọc lưu loát, trôi chảy ), đọc có ý thức ( thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu ) và đọc diễn cảm. Sự hoàn thiện một trong kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng tiếp theo. Đọc còn giáo dục các em lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Việc dạy tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. Ngoài ra việc dạy tập đọc còn giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Do đó việc dạy tập đọc ở trưởng tiểu học có một vị trí quan trọng, nó góp vai trò cốt lõi cho việc học môn Tiếng Việt, đây là cơ sở không thể thiếu được để các em hoàn thành tốt chương trình môn Tiếng Việt và các môn học khác, và có điều kiện tốt để học ở các lớp trên. Do đó cần thiết có sự quan tâm và biện pháp tốt giúp các em học yếu môn tập đọc có thể học tốt hơn môn tập đọc bắt kịp trình độc, chương trình học. Trên thực tế những năm qua việc dạy học môn tập đọc trong nhà trường tiểu học đã có những bước cố gắng cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức nhằm nâng cao chất lượng môn học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt là hạn chế học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi. Từ những suy nghĩ và nhận thức trên, tôi đã chọn vấn đề “tìm hiểu những biện pháp của giáo viên nhằm giúp đỡ học sinh yếu, kém 2 về đọc” với mong muốn tìm hiểu và nhận thức về vấn đề này, từ đó làm cơ sở cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh của bản thân sau này. II- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. Nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về đọc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ( học đều tất cả các môn trong 9 môn bắt buộc ở tiểu học ). Kích thích hứng thú học tập của các em học yếu về đọc từng bước các em chủ động, tự giác học tập và đạt kết quả cao trong học tập. Tìm ra những biện pháp tốt, áp dụng cho từng đối tượng học sinh giúp các em học yếu về đọc tốt hơn. III- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu về đọc ở lớp 3. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, môi trường công tác và khả năng của bản thân, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu về tập đọc ở trường Tiểu học Phú Sơn Quan - Hoá - Thanh Hoá. IV- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Giải quyết mục đích trên đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu lý luận về giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. - Phân tích những thực trạng, những biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu về môn tập đọc. - Đề xuất một số biện pháp cần thiết nhằm khắc phục tình trạng học yếu môn tập đọc lớp 3 mà giáo viên trường Tiểu học chưa áp dụng. PHẦN NỘI DUNG I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 1- Học sinh có khó khăn trong học tập - học sinh yếu kém. Trong đời sống hàng ngày, khái niệm “ học sinh yếu kém” thường dùng để chỉ học sinh có kết quả xếp loại học tập dưới mức trung bình ( bao gồm có 2 mức xếp loại yếu và kém ) và cả những học sinh không vượt qua được những kỳ thi lên lớp hàng năm hoặc kỳ thi tốt nghiệp. Nhìn chung đó là những học sinh đang gặp khó khăn, vấp vấp trong hoạt động học tập làm cản trở nhịp độ và khả năng lĩnh hội kiến thức ở mức bình thường như những bạn bè cùng lứa tuổi. 3 2- Những biểu hiện chính của học sinh có khó khăn trong học tập. - Học sinh thường bị rỗng kiến thức khả năng nhận thức chậm, thiếu tự tin, thụ động trong học tập. - Học sinh thiếu hứng thú học tập, động cơ học tập sai lệch. - Học sinh thường lười học, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập và học bài ở nhà. - Học sinh bị nhiều lần điểm kém, kết quả học tập nhiều môn dưới mức trung bình. - Học sinh không được lên lớp. - Do kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. - Do hoàn cảnh gia đình bố mẹ không quan tâm đến con cái. 3- Những nguyên nhân chính của tình trạng học sinh có khó khăn trong học tập. Trong thực tế, trong các nhà trường bên cạnh những em học sinh giỏi chăm ngoan ( đạo đức tốt ), đó là những học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, còn có những em được coi là những em học yếu, kém. Đó là những em có khó khăn trong học tập, cũng có những em học giỏi nhưng tỏ ra kiêu căng, ích kỷ, thiếu lòng nhân hậu Đó là những em khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Và tất nhiên có những em học yếu, kém lại không ngoan ( có khó khăn, yếu kém trong học tập và rèn luyện đạo đức ). Ở học sinh này ta thấy mối quan hệ qua lại giữa hai mặt học tập và rèn luyện đạo đức rất rõ. Những học sinh học kém thường hay vi phạm nội quy học tập, không có động cơ học tập mạnh mẽ, thiếu trung thực trong học tập dẫn đến có những biểu hiện yếu kém về đạo đức. Những học sinh yếu về tập đọc và đạo đức, đặc biệt là những học sinh sống thiếu ý chí, niềm tin thì hiếm khi là học sinh học khá, giỏi mà thường rơi vào học sinh yếu kém. 4- Những nguyên nhân chính của học sinh có khó khăn trong học tập. Học sinh có khó khăn trong học tập thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, thoạt đầu có thể có một nguyên nhân nổi trội nhưng về sau thường là do nhiều nguyên nhân tác động đan xen vào nhau rất phức tạp. Có thể chỉ ra đây những nhóm nguyên nhân. 4 4.1. Nguyên nhân từ phía học sinh. - Có những rối loạn cảm xúc ( lo lắng, bất an ). - Thiếu hứng thú học tập, rèn luyện. - Động cơ học tập sai lệch. - Có thể học khá những năm đầu, sau chủ quan tự mãn với những thành tích đã đạt được dẫn đến kết quả học tập giảm sút. - Có thể có khả năng trí lực rất tốt ( chỉ số IQ vượt quá 130 ) nhưng vì phải học với những bạn học kém dẫn đến chán học. - Có những lỗ hổng kiến thức mà không tự mình cố gắng khắc phục. - Trình độ kỹ năng học tập thấp. - Phẩm chất tư duy thấp. - Phải học quá tải. - Phải chuyển trường đột xuất, chưa kịp thích nghi với hoàn cảnh mới. - Có những tổn thương thực thể hay suy giảm các giác quan. - Suy giảm trí nhớ, suy giảm tâm lý nhẹ. - Trí lực không thích nghi được với những yêu cầu phải gắng sức ( thường gặp ở những học sinh chỉ số IQ từ 90 đến 100 ). - Trí khôn không thuần nhất ( có sự khác nhau giữa những kỹ năng nhận thức bằng lời nói và những kỹ năng vận hành ). - Tâm lý vận động không ổn định. - Rối loạn hoạt động não tối thiểu. - Do những rối loạn về tâm lý. 4.2. Nguyên nhân từ phía gia đình. - Do gia đình khó khăn về kinh tế, thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện quan tâm tới việc học tập của con cái, hoặc gia đình nghèo lại đông con, các em phải tham gia vào lao động với cha mẹ để kiếm sống, nên không đủ thời gian dành cho việc học tập và tham gia các hoạt động tập thể ở nhà trường. - Quan hệ gia đình thiếu hoà thuận, bố mẹ ly thân hoặc ly dị, trong gia đình thiếu sự chăm sóc giáo dục dẫn đến học tập giảm sút hoặc chán nản dễ bị bạn bè xấu lôi kéo, bỏ học. - Là con mồ côi, nhà nghèo thiếu điều kiện học tập, rèn luyện. 5 - Các em phải sống trong gia đình mà cha mẹ, ông bà, người lớn thiếu gương mẫu tham gia các tệ nạn xã hội. - Thiếu sự chuẩn bị về tâm lý cho con cái đến trường trước mỗi lớp học, bậc học, thiếu phương pháp chăm sóc, giáo dục con cái. - Quá nuông chiều hay ứng xử thiếu nhất quán, đối xử thô lỗ, thô bạo với con cái. - Gia đình quá tập trung vào làm ăn không còn thời gian quan tâm tới việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, phó mặc sự dạy dỗ giáo dục con cái cho nhà trường. 4.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường. - Thiếu chẩn đoán, phát hiện kịp thời những học sinh khó khăn trong học tập, nguyên nhân của tình trạng đó để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục. - Còn có giáo viên chưa đủ trình độ năng lực sư phạm, trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức nên giảng dạy khó có kết quả, thậm chí còn hạn chế hiệu quả giáo dục. - Trình độ, phương pháp dạy học còn nhiều khiếm khuyết chưa phân loại đúng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù hợp. - Công tác chủ nhiệm lớp, giúp đỡ học sinh cá biệt chưa tốt, thiếu những biểu hiện cụ thể về hoàn cảnh sống và sự thông cảm với học sinh, còn mặc cảm với học sinh, định kiến, thiếu thiện chí với đối tượng học sinh này. - Nhiều trường còn thiếu cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, bài lên lớp khô khan, cứng nhắc, thiếu thực hành, nhiều giáo viên phó mặc sự tự học của học sinh. - Thiếu sự thống nhất giữa các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý và các lực lượng giáo dục của nhà trường trong việc dạy học. - Chưa chủ động trong phối kết hợp các lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục học sinh. - Thiếu những hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán và cả những điều kiện tự nhiên, xã hội nơi trường đóng để tổ chức công tác dạy học hợp lý. - Vấn đề giáo dục động cơ thái độ học tập cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. 6 - Ở nhiều trường, sự phối hợp công tác giáo dục giữa các tổ chức chính trị xã hội như: Đoàn - Đội - Sao nhi đồng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chưa chặt chẽ và chưa phát huy đúng vai trò của mỗi tổ chức trong việc dạy học sinh. Công tác quản lý giáo dục gặp nhiều khó khăn ( thiếu những chủ trương nhất quán, đồng bộ, thuận lợi cho việc khắc phục hiện tượng học sinh có khó khăn trong học tập ). 4.4. Nguyên nhân từ phía xã hội. - Dư luận xã hội, hệ định hướng giá trị xã hội nhất là của thế hệ trẻ có những vận động biến đổi khác trước ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. - Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tốt, tích cực cũng không ít mặt tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống nhà trường, ảnh hưởng đến tâm tư của cha mẹ học sinh và sự đầu tư cho con đến trường. - Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, nên khó toàn tâm, toàn ý cho việc dạy học. - Sự hấp dẫn, lôi cuốn của nhóm bạn bè, nhóm người xấu có hành vi lệch chuẩn ngoài nhà trường. - Ở nhiều nơi các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội còn yếu kém. II- THỰC TIỄN GIẢNG DẠY TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ SƠN. Trường Tiểu học Phú Sơn, Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá là trường miền núi nên điều kiện về cơ sở vật chất, giao thông chưa thuận lợi, trình độ dân trí thấp. Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 23 đồng chí, trong đó trình độ đại học là 2, trình độ cao đẳng là 1 còn lại là THSP. Các thầy cô giáo đều có năng lực và nhiệt tình trong giảng dạy. Có 3 đồng chí giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 5 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp trường. Một trong những môn học bắt buộc có chất lượng thấp đó là phân môn tập đọc. Môn tập đọc tuy kiến tứhc và mức độ yêu cầu không cao song là môn học quan trọng, vì không biết đọc học sinh sẽ không thể lĩnh hội được tri thức dẫn đến học sinh chán học. 7 Nắm được mục đích này, ý nghĩa của tầm quan trọng của môn tập đọc ở trường tiểu học, nhà trường đã đầu tư nghiên cứu đưa ra nhiều biện pháp nhằm gặt hái được nhiều kết quả đúng mức về chất lượng môn tập đọc. III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH HỌC YẾU MÔN TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC. Để nâng cao chất lượng môn tập đọc, nhà trường tiểu học cần áp dụng một số biện pháp sau 1- Về phía nhà trường. Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên về mọi mặt, cho mọi thành viên trong nhà trường về công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên về mọi mặt, đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy môn tập đọc trong chương trình quy định của từng lớp. Bồi dưỡng và có những yêu cầu cụ thể đối với giáo viên chủ nhiệm trong dạy môn tập đọc, giáo dục học sinh. Có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu về môn tập đọc, cùng với gia đình, Đoàn - Đội các tổ chức chính trị - xã hội khác giúp đỡ học sinh “ cá biệt” để các em vươn lên trong học tập. Có kế hoạch cụ thể khoa học hợp lý và có biện pháp tối ưu để phụ đạo cho học sinh học lực yếu môn tập đọc. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với sự tiến bộ hàng ngày của các em. Tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm các biện pháp giáo dục nhằm giúp đỡ các em học yếu môn tập đọc. Kịp thời biểu dương khen thưởng những giáo viên có nhiều sáng kiến hay, tận tuỵ với học sinh, giúp được nhiều học sinh vượt khó trong học tập. Xây dựng tủ sách nghiệp vụ về giáo dục học sinh có khó khăn để nâng cao trình độ năng lực cho giáo viên. Thông tin kịp thời, phát hiện nhanh các em có biểu hiện học yếu môn tập đọc nhằm ngăn chặn và có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời. 2- Về phía gia đình. Liên hệ thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm, Hội Cha mẹ học sinh để tìm hiểu về học tập của con em mình ( thông qua sổ liên lạc, gặp 8 gỡ, trao đổi ) nhằm đưa ra biện pháp kèm và giúp đỡ con cái học yếu môn tập đọc. Phải hiểu rõ trách nhiệm của gia đình trong việc giúp đỡ tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện ( từ ăn, mặc, sức khoẻ, các điều kiện học tập khác như: Sách vở, bút, mực, thời gian học tập, vị trí học tập ở nhà ). Thường xuyên phối hợp với nhà trường để bàn biện pháp giáo dục tốt nhất. Gia đình phải thường xuyên học hỏi, tìm hiểu các biên pháp tốt nhằm giúp đỡ các em học yếu môn tập đọc. Luôn luôn theo dõi, đôn đốc các em học tập ở nhà một cách khoa học. Cần có thời khoá biểu để tiện theo dõi và đôn đốc, cần xây dựng cho con em mình có một thái độ học tập nghiêm túc, có hiệu quả. 3- Về phía xã hội. Nâng cao nhận thức cho mọi thành viên và tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh nói chung và đặc biệt học sinh yếu kém. Cùng với nhà trường xây dựng quỹ khuyến học, quỹ học sinh nghèo vượt khó Phát hiện ngăn chặn kịp thời những nhóm trẻ hay có người lôi kéo, trẻ sống thiếu lành mạnh dẫn đến tư tưởng không thích học của học sinh. Xây dựng tốt môi trrường sư phạm trong địa bàn dân cư, kết hợp với các ban ngành trong địa bàn dân cư, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ thiếu niên nhi đồng Phải sẵn sàng hợp tác tham mưu và cùng với nhà trường giáo dục học sinh ( tổ chức các hội thảo trao đổi các kinh nghiệm giáo dục học sinh để nghe các gia đình có con em học giỏi, chăm ngoan báo cáo cách dạy dỗ con em mình. Đề xuất, góp ý kiến về cách giáo dục các em học yếu ở nhà ). 3- Về phía tự giáo dục. Đây là vấn đề quan trọng quyết định cho sự vươn lên của các em, nhà trường, thầy cô, gia đình và xã hội cần làm cho các em hiểu và nhận ra cái yếu kém của các em và chỉ có chính các em mới có thể giải quyết được vấn đề này, làm sao phải làm cho các em có lòng tự tin vào chính 9 bản thân mình, yêu thích môn tập đọc. Từ đó, các em tự vận động, tự nghiên cứu và học tập. Một trong những điều quan trọng đó là phải giáo dục các em ý thức tự giáo dục, giúp các em ý thức tự giáo dục, giúp các em biết lựa chọn cái tốt, gạt bỏ cái xấu, gắng sức thực hiện năm điều Bác Hồ dạy, biết đấu tranh với các hành vi, các thói xấu để vươn lên trong học tập. Đặc biệt trong quá trình theo dõi sự phấn đấu của học sinh học yếu môn tập đọc, nhà trường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm ra những nguyên nhân chính tác động đến các em học yếu như nguyên nhân từ phía gia đình, xã hội, bản thân học sinh từ đó có biện pháp hợp lý. Đối với từng đối tượng học sinh để đạt kết quả cao trong quá trình giáo dục, từ đó có nhiều em từ học sinh yếu kém đã vươn lên khá giỏi. 4- Đối với Ban giám hiệu. Phải lập kế hoạch năm học của trường, phải có kế hoạch cụ thể về vấn đề giáo dục học sinh yếu môn tập đọc. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm từng lớp có báo cáo cụ thể về số học sinh này và có kế hoạch cụ thể đối với các em học yếu môn tập đọc. Trong các cuộc họp tổ chủ nhiệm, họp tổ, họp chuyên môn, họp giáo viên toàn trường, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên báo cáo đầy đủ tình hình, trong đó có kế hoạch việc bồi dưỡng học sinh yếu môn tập đọc trong lớp mình phụ trách và hiệu trưởng phải có những ý kiến chỉ đạo tiếp tục về công tác này, phải có kế hoạch cụ thể từng buổi phụ đạo học sinh yếu kém, phải duyệt giáo án của giáo viên bồi dưỡng trước một tuần. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp giúp đỡ những học sinh yếu. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn, định hướng cho họ để kịp thời sửa chữa những sai lầm mà giáo viên chủ nhiệm thường mắc phải. Tổ chức tốt đại hội giáo dục, chú trọng công tác xã hội hoá giáo dục. Tổ chức cho giáo viên trong trường đi tham quan học tập kinh nghiệm ở những trường bạn, địa phương bạn làm tốt công tác này. 10 [...]... trạng học sinh yếu môn tập đọc Đó là việc phối hợp nhịp nhàng các tổ chức đoàn thể, học sinh trong việc động viên, khuyến khích học tập đến kèm cặp giúp đỡ những em học yếu, đặc biệt là môn tập đọc giáo viên đã có biện pháp hợp lý với từng đối tượng học sinh một cách phù hợp và việc giáo dục đã đạt kết quả rất cao Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp giúp đỡ học sinh học yếu môn tập đọc, ... cứu tìm hiểu những biện pháp học sinh học yếu môn tập đọc ở tiểu học, tôi thấy đây là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao kết quả giáo dục trong nhà trường tiểu học Việc giúp đỡ học sinh học yếu môn tập đọc là một vấn đề hết sức khó khăn, tỷ mỷ, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều người và đặc biệt là sự vươn lên khẳng định của chính bản thân học sinh đó Muốn giúp đỡ học sinh yếu kém trước tiên người giáo. .. người quyết định đến kết quả học tập của mình, từ đó các em ý thức sự cần thiết phải học tập và học tập tốt hơn Người giáo viên phải là tấm gương, là chỗ dựa, điểm tựa để các em soi vào đó mà có hướng phấn đấu trở thành học sinh trung bình và vươn lên khá giỏi Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi thấy việc áp dụng vào giúp đỡ học sinh học yếu môn tập đọc ở trường tiểu học Phú Sơn - Quan Hoá - Thanh... người giáo viên cần tìm hiểu thận trọng nguyên nhân dẫn đến em đó học yếu môn tập dọc có phải là do nhà trường ( thầy, cô giáo ), xã hội hay do chính bản thân em đó Từ đó có biện pháp phối hợp hợp lý giúp các em có lòng tự tin và tự học tập tốt hơn - Người giáo viên phải gần gũi thương yêu, động viên khuyến khích đúng mức, đúng chỗ, tạo mọi điều kiện tốt để các em nhận thức đúng về học lực của mình... quyền và đoàn thể quần chúng cần quan tâm hơn nữa cả về vật chất và tinh thần giúp các em học tập tốt hơn nữa - Nên mở các lớp, các câu lạc bộ bồi dưỡng học sinh yếu kém môn tập đọc để các em có thêm thời gian tiếp xúc, học tập tự nâng cao kiến thức 11 - Thường xuyên mở các hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề giúp đỡ học sinh học yếu để các đơn vị bạn học hỏi, rút kinh nghiệm Vì thời gian hạn hẹp, bản thân... học hỏi, rút kinh nghiệm Vì thời gian hạn hẹp, bản thân còn nhiều hạn chế trong nhìn nhận và kinh nghiệm nên chắc chắn đề tài còn nhiều khiếm khuyết Tôi rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô, bạn bè để sáng kiến của tôi đạt kết quả cao hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! 12 . chất lượng học sinh khá giỏi. Từ những suy nghĩ và nhận thức trên, tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu những biện pháp của giáo viên nhằm giúp đỡ học sinh yếu, kém 2 về đọc với mong muốn tìm hiểu và nhận. Phân tích những thực trạng, những biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học yếu về môn tập đọc. - Đề xuất một số biện pháp cần thiết nhằm khắc phục tình trạng học yếu môn tập đọc lớp 3 mà giáo viên trường. kém về đạo đức. Những học sinh yếu về tập đọc và đạo đức, đặc biệt là những học sinh sống thiếu ý chí, niềm tin thì hiếm khi là học sinh học khá, giỏi mà thường rơi vào học sinh yếu kém. 4- Những

Ngày đăng: 03/12/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN NỘI DUNG

  • PHẦN KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan