1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2

31 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 228,5 KB

Nội dung

Phần I: MỞ ĐẦUI - Lý do chọn đề tài: Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian c

Trang 1

PHÒNG GD & ĐÀO TẠO

HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUA TA

Người thực hiện: Đinh Thị Hòa

Điện Biên Đông - Điện Biên, tháng 9 năm 2011

Trang 2

Phần I: MỞ ĐẦU

I - Lý do chọn đề tài:

Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một

số mặt của thế giới xung quanh Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động sáng tạo cho học sinh Mặt khác các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp

ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở tiểu học.Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính Có thể nói, đây thực là một khó khăn cho học sinh khi học giải toán có lời văn Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các emvậy mà còn tiếp tục phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính đáp số Và thực tế cho thấy không phải học sinh nào cũng học tốt giải toán có lời văn,đối tượng học sinh yếu, kém khi học môn toán này vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém,nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn trao đổi, thảoluận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích lũy nghiệp vụ do nhà trường tổ chức Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải, phép tính đúng Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nỗ lực không mệt mỏi củangười giáo viên đứng lớp

Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp

2, đứng trước thực trạng trên tôi thấy người giáo viên cần có một tâm huyết, tinh thần

Trang 3

cao và đặc biệt cần phải có một nhiệm vụ và trách nhiệm khắc phục ngay thực tế trên,

sự nghiệp trồng người đồi hỏi người giáo viên cần phải nỗ lực hết mình để giúp cho học sinh của mình phát triển một cách toàn diện.Chính vì lý do đó nên tôi đã chọn đề tài" Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở lớp 2

II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Thực hiện đề tài này tôi nhằm mấy mục đích sau đây:

- Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2

- Tìm một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém giải toán có lời văn

- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng tính toán cho học sinh khi học toán

- Định hướng cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực( lấy học sinh làm trung tâm)

- Tập dượt nghiên cứu khoa học

III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

- Tìm hiểu phương pháp dạy học toán ở lớp 2

- Tìm hiểu để lựa chon những phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở lớp 2

- Điều tra thực trạng việc dạy và học của giáo viên và của học sinh trường tiểu học đối với môn toán

- Lựa chon một số dạng toán điển hình để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh

- Bước đầu đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng học toán điển hình ở lớp 2

IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 4

2.Thực hành giải toán tiểu học.

3.Phương pháp điều tra quan sát

4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm

V - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

- Tính chu vi, độ dài đường gấp khúc

2/ Đối tượng nghiên cứu:

* Đối tượng: Các dạng toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2

* Địa bàn: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Chua Ta - Điện Biên Đông - Điện Biên

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang 5

thể coi làm tính, giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất hoạt động trí tuệ của học sinh.

Dạy học môn toán giúp học sinh luyện tập, củng cố vận dụng những kiến thức vànhững kĩ năng thực hành vào thực tiễn, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy, rèn luyện phương pháp kĩ năng suy luân, lô gic Khơi dậy và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán tìm tòi Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh ý chí khắc phục khókhăn, thói quen cẩn thận chu đáo, làm việc có kế hoạch, ham thích tìm tòi sáng tạo từ mức đơn giản nhất và nâng cao dần lên

Việc làm tính giải toán vừa đòi hỏi tính tích cực, độc lập sáng tạo trong suy luận vừa đòi hỏi một khả năng thực hành

Học sinh tiểu học và học sinh ở lứa tuổi lớp 2 thường hiếu động thích cái mới, những gì các em thích thì các em tìm tòi để tìm ra kết quả mà các em mong muốn, và ngược lại những gì các em vướng mắc thì các em cũng dễ nhàm chán không tập trung suy nghĩ vào bài làm của mình Một đặc điểm nữa là các em tiếp thu kiến thức nhanh xong thiếu khoa học và thường làm theo kiểu rập khuôn máy móc Chính vì vậy các giờ toán sau khi học xong lý thuyết chuyển sang luyện tập thực hành thì các

em làm tính giải toán khá thành thạo và chính xác nhưng khi hỏi đến thì các em không giám khẳng định bài làm của mình là đúng

Sự chú ý của học sinh lớp 2 nói chung là sự chú ý không chủ định thiếu bền vững nhất là những vấn đề trìu tượng ít thay đổi, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, dễ bị kéo vào những hình ảnh trực quan, gợi cảm

Chính vì thế việc giải toán bồi dưỡng cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, cần cù chịu thương chịu khó trong học tập, làm việc khoa học có kế hoạch, thói quen

tự kiểm tra công việc của mình, có óc suy nghĩ độc lập, óc sáng tạo và phát triển tư duy Tin tưởng vào sự hiểu biết của bản thân

Phần lớn nội dung trong SGK là dành cho các bài toán Kết quả học tập môn toán của học sinh thường được đánh giá qua các kĩ năng giải các bài toán Giải toán giúp học sinh hình thành kĩ năng kiến thức đã học, rèn kĩ năng trình bày diễn đạt, kĩ năng phân tích tổng hợp,phát triển óc sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống Đồng thời giải toán giúp giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu

Trang 6

điemr hoặc những kiến thức thiếu sót của học sinh Từ đó dễ dàng tìm giải pháp cho học sinh phát huy ưu điểm khắc phục những kiến thức bị hổng, những khó khăn khi

sử dụng ngôn từ trong lời giải

Điều quan trọng của việc dạy giải toán giúp học sinh biết cách tự giải quyết vấn đề thường gặp trong đời sống, các vấn đề này được nêu dưới dạng các bài toán cólời văn Đây là sự vận dụng có tính chất tổng hợp các kiến thức kĩ năng, phương phápsuy nghĩ và giải quyết vấn đề học được trong môn toán Có ý nghĩa là đã đạt được một bước tiến cao, thành quả học tập tốt

2/ Nội dung cơ bản của một số dạng toán lớp 2:

Dạng 1: Các bài toán về nhiều, hơn ít hơn, phép nhân phép chia:

- Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100

- Nhận biết mối quan hệ số lượng

- Cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100

- Bảng nhân, bảng chia( từ 2 đến 5)

Dạng 2: Đại lượng và đo đại lượng:

- Giới thiệu đơn vị đo độ dài

- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: Tuần lễ, ngày trong tuần, biết xem lịch, xem đồng hồ

Dạng 3: Các bài toán có yếu tố hình học:

Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi

3/ Chuẩn kiến thức kĩ năng

- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có 2 phép tính trong đó có các bài toán:+ Bài toán về nhiều hơn , ít hơn

+ Tìm số bị chia , số trừ

+ Tìm số hạng chưa biết

+ Tính chu vi độ dài đường gấp khúc

- Học sinh nắm được các bước giải một bài toán có lời văn

* Năng lực cần để giải quyết vấn đề:

Trang 7

- Học sinh đọc được đề toán - tự tóm tắt bài toán - nhận ra tìm ra các thông tin có trong bài toán, cụ thể:

+ Học sinh nhận ra thông tin cái đã biết trong bài toán

+ Nhận ra các thông tin đó để kết nối giữa các thông tin và tìm cách để xử lý thông tin

+ Xác định được nhiệm vụ phải thực hiện để giải quyết vấn đề

+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác hợp lý để diễn đạt bằng lời hoặc viết lời giải, phép tính, suy luận lo gic chặt chẽ

+ Học sinh biết cách lựa chọn cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý

- Giáo viên đã được tập huấn một cách tốt nhất.Vì vậy họ chủ động tiếp thu chương trình mới, phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao việc truyền thụ kiến thức cho học sinh

"nông" mà chưa " sâu"

+ Một số giáo viên nói là đổi mới phương pháp nhưng thực chất họ áp dụng một cách gò bó, ép buộc và đặc biệt là rất máy móc chưa phát huy được tính sáng tạo của

Trang 8

học sinh.Chính vì thế mà học sinh không có hứng thú học tập- các hình thức học tập nghèo nàn đơn điệu.

+ Trong quá trình dạy học giáo viên chưa nắm được hết các điểm yếu, các chỗ hổng trong kiến thức của từng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức

* Về việc học của học sinh:

- Ưu điểm:

+ Học sinh đã phát huy được tính tích cực học tập sáng tạo, là người lĩnh hội tri thức dựa trên sự hoạt động của giáo viên Vì vậy học sinh rất phấn khởi và chủ động.+ Hệ thống bài tập có nhiều cách thể hiện mới, có bài tập là cả một trò chơi thú

vị, phù hợp với tâm lý trẻ tiểu học Vì thế các em đua nhau khám phá ra các tri thức mới

- Nhược điểm:

Đối với học sinh: Việc dạy và học dạng" dạng toán có lời văn" còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với học sinh vùng cao Học sinh lớp 2 đang trong giai đoạn làm quen với làm tính, giải toán tư duy của các em còn hạn chế, khả năng suy luận còn thấp

Nhất là đối với học sinh vùng cao 100% là người dân tộc thiểu số, khả năng tư duy kém, khả năng phân tích suy luận, tổng hợp còn rất nhiều hạn chế, các em

thường thiếu tự tin khi giải bài toán có lời văn

Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2 Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao,nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động chậm chạp Nó khiến cho tỉ lệ học sinh yếu, kém trong giải toán có lời văn ngày càng cao

2/ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:

Qua thống kê việc học sinh giải toán tôi thấy các em có những sai lầm trong cách giải toán như sau:

- Chưa đọc kĩ đầu bài, nên chưa xác định đúng yêu cầu của bài

- Nhầm lẫn các " Dữ kiện, điều kiện,yêu cầu phải tìm"dẫn đến làm sai phép tính giải

Trang 9

- Còn gặp khó khăn trong việc tóm tắt đề toán( nhất là những bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng).

- Chưa tạo được hứng thú học tập tích cực trong học sinh

- Hình thức dạy học chưa thực sự đa dạng, phong phú nên học sinh không có hứng thú tiếp nhận kiến thức mới, dẫn đến thiếu kỹ năng giải toán

- Cũng không ít học sinh lười suy nghĩ, lười học, không động não ưa sẵn, rập khuôn, máy móc dẫn đến kỹ năng giải toán không có

Sau khi rà soát và thống kê lại tôi thấy nguyên nhân dẫn đến như sau:

+ Một là: Do đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém là thường tự ti, mặc cảm, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình

+ Hai là: Do các em còn gặp khó khăn( bất đồng ngôn ngữ) trong việc phân biệt các

từ chìa khóa: VD như phân biệt giữa " nhiều hơn, ít hơn" dẫn đến thực hiện sai phép giải toán Chưa biết tóm tắt bài toán để từ đó tìm ra phương pháp giải toán chính xác,

dễ dàng hơn

+ Ba là: Việc hướng dẫn học sinh giải toán của giáo viên còn chưa kỹ, từ đó tóm tắt đến giải còn khó và trừu tượng đối với học sinh Giáo viên hướng dẫn các em sử dụng các thủ thuật để giải toán và đánh giá kết quả Từng bước giúp học sinh hình thành thói quen kiểm tra lại kết quả Điều quan trọng là sau mỗi bài toán giáo viên cần phải khái quát lại kết quả, cách giải để tránh tình trạng sau này gặp bài toán có cấu trúc tương tự học sinh sẽ giải được

CHƯƠNG II Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó

khăn khi giải toán có lời văn ở lớp 2.

Từ những thực trạng đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khắc phục tồn tại

để nâng cao hiệu quả cho việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 2:

- Khi dạy giải toán có lời văn, chủ yếu dạy học sinh biết cách giải bài

toán( phương pháp giải toán) Giaó viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải,

mà chỉ cho học sinh làm mỗi phép tính để tìm ra kết quả.Cố gắng để học sinh tự tìm

ra cách giải bài toán( tập trung vào 3 bước: tóm tắt bài toán, để biết bài toán cho biết

Trang 10

gì,hỏi gì để tìm cách giải quyết, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài với phép tính tương ứng Trình bày bài giải, viết câu trả lời phép tính tương ứng và đáp số.)

- Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu học sinh tự tri giác rồi nêu(viết) tóm tắt.Có thể bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng( nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan, khái niệm " nhiều hơn, ít hơn") Phần tóm tắt cần thiết khi học giải toán, tuy nhiên không nhất thiết phải viết vào phần trình bày bài giải( mục đích tóm tắt bài toán cho biết gì và kết luận, bài toán hỏi gì từ đó giúp học sinh có cách giải thích hợp)

- Về trình bày bài giải: Học sinh cần viết được câu lời giải và phép tính tương ứng Giaos viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời sau đó viết câu lời giải Lúc đầu học sinh lúng túng, ta nên chấp nhận cách diễn đạt tuy có vụng về nhưng đúng ý là được.Cái khó nhất của giải toán ở lớp 2 là trình bày bài giải Do đó giáo viên cần cho học sinh tự nguyện viết câu lời giải, không nên vội vàng làm thay cho học sinh

- Khi dạy phần tính độ dài đường gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, các bài toán dạng đó ( bài toán có nội dung hình học) được trình bày bài giải như các bài toán có lời văn đã học

- Hiện nay thực hiện dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, huy động mọi kĩ năng của từng học sinh để tự tìm tòi khám phá ra các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống Tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp, lập kế hoạch và biết lựa chọn kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực sở trường của mỗi học sinh tạo cho học sinh có niềm vui và đặc biệt có niềm tin trong học tập

- Dạy học phát huy tính tích cực, học sinh chủ động và sáng tạo trong học tập,đồng thời yêu cầu học sinh phải độc lập suy nghĩ động não Vì thế giáo viên nên tôn trọng mọi suy nghĩ, ý kiến của học sinh, mọi sáng tạo của học sinh cho dù những sáng tạo đó chưa thật sự có hiệu quả cao trong học tập

Trang 11

Qua đó cho ta thấy: Kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn, không chỉ hình thành cho học sinh kiến thức kĩ năng và thái độ cần thiết, mà còn là xây dựng cho họcsinh lòng nhiệt tình và phương pháp học tập.

Dạy học sao cho tất cả học sinh đều làm việc là một trong những biện pháp quan trọng của việc giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập Đây là cách dạy tiên tiến

Từ những thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, khắc phục những khó khăn khi giải toán có lời văn ở lớp 2 như sau:

1 Biện pháp thứ nhất: Họp phụ huynh - Thống nhất biện pháp giáo dục Chúng ta đều biết học sinh lớp 2 đến trường còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự

quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ thầy cô Các em chưa có ý thức tự giác học tập, chính

vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp các em làm tốt hơn

Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức học tập nhiều

em chưa cao Để thực hiện cuộc vận động "Hai không " của ngành giáo dục và giúp cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng cách hướng dẫn các

em tự học ở nhà, đặc biệt nhất là vào các buổi tối các ông bố cần bớt chút thời chuyệntrò với bạn bè, tắt vặn nhỏ đài (Ti vi) dành thời gian nhắc nhở, quan tâm cho các em học tập Rất mừng là đa số phụ huynh đều nhiệt hoan nghênh biện pháp trên vì lâu nay các phụ huynh còn đang vướng mắc nhiều về cách dạy học cho các em - Sách giáo khoa mới còn nhiều kí hiệu, các lệnh , yêu cầu của sách, phụ huynh chưa rõ yêu cầu của bài tập; nhiều gia đình người mẹ bận việc mà người bố ngại hướng dẫn con nên việc học của con cái chưa được tập trung chú ý Riêng trong phần bài tập của sách toán, tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy các em luyện nêu miệng các đề toán, luyện nói và trả lời nhiều

Tuy nhiên cuộc họp phụ huynh lần này vẫn còn một số gia đình vắng mặt do có việc đột xuất, do chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học, và do điều kiện gia

Trang 12

đình còn nhiều khó khăn nên phó mặc việc học của con cái cho giáo viên, cho nhà trường Các gia đình này phần lớntrinhf độ văn hóa của bố mẹ không có, thậm chí họ không biết cách dạy con như thế nào nữa mà chỉ biết nhắc nhở con: " Học bài đi" rồi con học gì, làm gì ở bàn học bố mẹ cũng không hay Đối với những em này, tôi phảihuopýngs dẫn nhiều hơn ở lớp để về nhà các em tự học Một số học sinh thiếu SGK

và vở bài tập, tôi gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh, động viên họ mua sách tạo điều kiện cho con em học tập Tôi trực tiếp kêu gọi những em học sinh cũ( lớp 2 năm ngoái) ủng hộ số sách cũ của các em cho nhà trường để giúp đỡ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn Còn vở bài tập tôi cho phô tô lại cho những em thiếu, vì không có vở bài tập các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài tập nhất là trong khi kĩ năng đọc, viết chưa thành thạo

2.Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị cho việc giải toán

Để giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo tronh việc giải toán thì chúng ta không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là luyện kĩ năng nói trong giờ Tiếng Việt

Chúng ta đã biết, học sinh lớp 2 còn thụ động, rụt rè trong giao tiếp Chính vì vậy, để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời người giáo viên cần phải: Luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, được trao đổi, luyện nói nhiều trong giờ Tiếng Việt giúp các em có vốn từ lưu thông; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn mà không rụt rè, tự ti Bêncạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc cho học sinh: Đọc nhanh đúng tốc độ,ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà bài tập nêu ra

Tóm lại: Để giúp học sinh giải toán có lời văn thành thạo, tôi luôn luôn chú ý rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh trong giờ học Tiếng Việt, bởi

vì học sinh đọc thông viết thạo là yếu tố "đòn bẩy" giúp học sinh hiểu rõ đề và tìm cách giải toán một cách thành thạo

Theo chương trình SGK mới đến tuần 23 học sinh lớp 1 mới tập giải toán có lờivăn Ở lớp 1 yêu cầu học sinh nhìn tranh nêu phép tính, tập nêu tiếp câu hỏi để hoàn

Trang 13

chỉnh đề toán, tập viết câu lời giải ở dạng đơn giản và chưa yêu cầu lời giải hay , chính xác Trong khi thời gian dành cho cả tiết học là không quá 40 phút, với nhiều yêu cầu kiến thức khác nhau nên các em chưa được rèn luyện nhiều Vì vậy, khi lên lớp 2 những tuần đầu khi học giải toán có lời văn, nhiều em lúng túng kể cả những

em có học lực khá Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn các em nêu đề toán, tìm hiểu đề

và gợi ý nêu miệng lời giải nhưng cách trình bày, sự trau chuốt lời giải của các em chưa được thành thạo Hiểu được những thiếu sót đó của các em, ở những tiết toán cóbài toán giải tôi thường dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em ghi nhớ và hình thành kĩ năng

Ví dụ: Sau khi đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2

" Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát.Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát? "

- Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:

Lớp 2A có: 18 học sinh

Lớp 2B có: 21 học sinh

Hỏi có tất cả: ? học sinh

- Học sinh nêu miệng câu lời giải:

Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là:

Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (bạn)

- Tiếp đó, học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời sau đó nêu cách giải rồi tự giải Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán

Ví dụ: Bài tập 2( trang 25 - SGK toán 2)

Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:

Trang 14

Số bưu ảnh của Bình có là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)

Rồi tự trình bày bài giải:

Bài giải:

Số bưu ảnh của Bình có là:

11 + 3 = 14 (bưu ảnh)Đáp số: 14 bưu ảnh

3.Biện pháp thứ ba: Áp dụng qua các tiết dạy.

Khác với lớp 2 chương trình giáo dục cũ, chương trình Toán lớp 2 mới

thường được cho dưới dạng sau:

+ Lớp 2A có 15 bạn gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai ?

+ Tháng trước tổ em được 16 điểm mười, tháng này tổ em được nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười ?

Nhưng dù ở hình thức nào, dạng nào tôi cũng tập trung luyện cho học sinh các kĩ năng: Tìm hiểu nội dung bài toán, tìm cách giải bài toán và kĩ năng trình bày bài giải, được tiến hành cụ thể qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.

Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khóa quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: "ít hơn", " nhiều hơn", " tất cả"

Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: " Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? " và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán

Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh họa để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài toán, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập

Trang 15

Bước 2: Tìm cách giải bài toán.

a, Chọn phép tính giải thích hợp:

Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn" phép cộng" nếu bài toán yêu cầu " nhiều hơn" hoặc "gộp", " tất cả" Chọn "tính trừ" nếu "bớt" hoặc " tìm phần còn lại" hay "ít hơn"

+ Bài toán cho biết gì? ( vườn nhà Mai có 17 cây cam)

+ Bài toán còn cho biết gì nữa? ( Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây)

+ Bài toán hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam )

+ Muốn biết vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam em làm tính gì? ( tính trừ)

+ Lấy mấy trừ đi mấy? (17 - 7 )

+ 17 - 7 bằng bao nhiêu? (17 - 7 =10)

b Đặt câu lời giải thích hợp

Thực tế giảng dạy cho thấy đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng

và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 2 Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với người dạy Tùy từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chon các cách hướng dẫn sau:

- Cách 1; (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu "hỏi" và từ cuối "mấy" rồi thêm từ "là" để có câu lời giải: " vườn nhà Hoa có số cây cam là"

- Cách 2: Nêu miệng câu hỏi: " Vườn nhà Hoa có mấy cây cam? " Để học sinh trả lời miệng: " Vườn nhà Hoa có số cây cam là: " rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải ( gồm câu hỏi, câu lời giải và phép tính) :

Vườn nhà Hoa có số cây cam là:

Ngày đăng: 20/05/2015, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w