I.Lý luận chung 1)Định Nghĩa2)Cơ cấu tổ chức DNNN3)Đặc điểm DNNN4)Lý do thành lập DNNNII.Thực trạng của DNNN1) Những thành tựu đạt được2) Những hạn chế, yếu kém trong DNNN3) Nguyên nhân của sự yếu kém4) Những vấn đề nổi cộm hiện nayIII.Vai trò của chính phủ trong điều tiết và quản lý DNNN IV.Kiến nghị V.Nguồn tài liệu tham khảo
Chủ đề : Tìm Hiểu Về Hoạt Động Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam Các câu hỏi chính nhóm đưa ra : 1. Tìm hiểu thế nào là dnnn, đặc điểm, lý do thành lập dnnn ? 2. Thực trạng của dnnn ? Những thành tựu đã đạt được ? Những hạn chế ,yếu kém trong dnnn ? Nguyên nhân còn sự yếu kém của dnnn ? Những vấn đề nổi cộm hiện nay là gì ? 3. Vai trò của chính phủ trong điều tiết và quản lý DNNN ? Tóm Tắt Nội Dung chính : I. Lý luận chung 1) Định Nghĩa 2) Cơ cấu tổ chức DNNN 3) Đặc điểm DNNN 4) Lý do thành lập DNNN II. Thực trạng của DNNN 1) Những thành tựu đạt được 2) Những hạn chế, yếu kém trong DNNN 3) Nguyên nhân của sự yếu kém 4) Những vấn đề nổi cộm hiện nay III. Vai trò của chính phủ trong điều tiết và quản lý DNNN IV. Kiến nghị V. Nguồn tài liệu tham khảo DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Lý luận về kinh tế nhà nước là một trong những vấn đề lý luận kinh tế trung tâm của các đảng cộng sản. Nhất là trong giai đoạn lãnh đạo đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệnnay lý luận đó vẫn mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Ở Việt Nam thì kinh tế nhà nước là một bộ phận có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước thì khuvực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ yếu có vị trí đặc biệt. Nhưng thực trạng của khu vực doanh nghiệp nhà nước của nước ta hiện nay thì chưa thể hiện được vai trò then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế, một số ngành, một số lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước không năng động bằng khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khâu tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhà nước chưa thật hợp lý. Vậy để doanh nghiệp nhà nước có thể thể hiện được vai trò chủđạo của mình trong nền kinh tế quốc dân thì vấn đề tất yếu là ta phải tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp cho thật hợp lý I. Lý luận chung 1. Định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn • Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, • Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn • Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. • Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống. • Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. • Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước. 2. Cơ cấu tổ chức DNNN Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị và tổng công ty nhà nước là khác nhau. Điều 28 Luật doanh nghiệp nhà nước có quy định về tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước: • Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn có cơ cấu tổ chức quản lý như sau: o Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. o Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc. o Hình thức tổ chức giám sát tại các doanh nghiệp này do Chính phủ quy định. 3. Đặc điểm Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập. • Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó. • Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. + Nhà nước quản lý doanh nghiệp Nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Bao gồm những nội dung sau: • Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với quy mô của nó. • Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp Nhà nước như hội đồng quản trị, Tổng giám đốc • Những quy định thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội đồng quản trị. + Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao. 4. Lý do thành lập DNNN Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất, chả hạn như trong ngành điện, nước. Quốc hữu hóa các ngành này thường để đảm bảo không xảy ra chuyện doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột người tiêu dùng. Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và mức độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn rất khó khăn. Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được phí từ sự lan tỏa này. Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vươn tới các khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế, phải có các Doanh nghiệp Nhà nước làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng. II. Thực trạng của DNNN Việt Nam 1. Những thành tựu đã đạt được Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm thực hiện sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, tính đến ngày 31-12-2013, sốlượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm khá nhiều từ hơn 12.000 doanh nghiệp vào năm 1992 xuống còn 949 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Số ngành, lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước tham gia cũng giảm từ 43 xuống còn 20. Tuy số lượng ngày càng giảm nhưng trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của đất nước (khoảng 30% GDP). Cùng với các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng như hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, năng lượng, thông tin liên lạc, hạ tầng đô thị, cũng như xây dựng nhiều công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất, nhập khẩu, hợp tác đầu tư với nước ngoài; Các DNNN nắm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn hỗ trợ phát triển… là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội,khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh Trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp nhà nước đã ngày càng thích ứng hơn với cơ chế thị trường, cơ cấu và quy mô doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh hợp lý hơn; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên. VD: o Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tập trung vào 5 ngành, nghề chính, trong đó lĩnh vực kinh doanh chính là tìm kiếm,thăm dò và khai thác dầu khí. o Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tập trung vào ngành sản xuất chính gồm than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí mỏ. o Tổng Công ty Cà phê Việt Nam xác định lĩnh vực kinh doanh chính là trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. o Tổng Công ty Hàng hải tập trung vào 3 lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải (theo Tạp chí Cộng Sản ) Bước đầu đã phân định chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là làm rõ các quan hệ : ai là chủ sở hữu vốn, mức độ tự chủ của doanh nghiệp đến đâu, quan hệ với cơ quan chủ quản.Nhờ xác định rõ quyền tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước nên trong việc thực hiện chủ trương liên doanh, liên kếtvới nước ngoài qua hoạt động đầu tư quốc tế các doanh nghiệp nhà nước (chiếm 96% số dự án)đã chủ động, tích cực và thực hiện khá thành công góp phần thu hút, đẩy mạnh vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước : Đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện nhiều văn bản pháp luật theo hướng tăng cường quản lý nhà nước và xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm, phát huy tính tự chủ và công khai minh bạch của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đã triển khai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, quốc phòng an ninh. Thực hiện tái cơ cấu từng tập đoàn và tổng công ty, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động, xác định nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đẩy mạnh cổ phần hóa, đổi mới quản trị doanh nghiệp, tăng cường kiểm soát nội bộ và công tác quản lý cán bộ. VD: o Từ năm 2011 đến hết năm 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN; trong đó, cổ phần hóa 99 DN, nâng tổng số DN cổ phần hóa từ trước lên 4.065 DN. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, đã có 92 DN được sắp xếp; trong đó, cổ phần hóa 71 DN (trong đó có Tập đoàn Dệt may và 12 tổng công ty nhà nước). o Đã thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có bước được cải thiện. Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò nhiệm vụ được giao. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế. 2. Những tồn tại , yếu kém trong DNNN Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như : Thể chế, cơ chế quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước vẫn còn những sơ hở, bất cập, chưa thực sự làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp; cơ cấu chưa hợp lý, còn dàn trải, một bộ phận quy mô còn nhỏ, đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả; trình độ công nghệ lạc hậu, quản trị yếu kém nên năng suất lao động thấp, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Về hiểu quả kinh doanh: mặc dù đã được đầu tư và ưu đãi nhiều từ phía nhà nước sau nhiều lần sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa chứng tỏ được tính hiệu quả của mình so với khu vực dân doanh, chưa đáp ứng được mong muốn của Đảng và nhà nước, chưa tương xứng với tiềm lực và ưu đãi do nhà nước dành cho. VD: Những DNNN càng kinh doanh càng lỗ “khủng” được Kiểm toán Nhà nước điểm mặt là: Công ty mẹ Cienco 5 lỗ đầu tư tài chính 11,4 tỷ đồng; 5/50 công ty do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư thua lỗ 3.702 tỷ đồng 11/31 công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư thua lỗ 6.342 tỷ đồng Ngoài ra, 7/24 công ty do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đầu tư lỗ lũy kế 339,6 tỷ đồng 6/57 công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ 118,3 tỷ đồng 3/8 công ty liên doanh, liên kết do Công ty mẹ Tổng Công ty Sông Đà đầu tư thua lỗ 5/24 công ty liên doanh, liên kết do Tổng công ty ô tô đầu tư thua lỗ. Tiếp sau là danh sách các công ty kinh doanh tới mức âm vốn chủ sở hữu như 3/10 công ty thuộc Cienco 5 (âm 53,7 tỷ đồng); công ty Thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Thuốc lá (âm 166,74 tỷ đồng). Tình trạng lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ/vốn đầu tư của chủ sở hữu Nhiều chuyên gia kinh tế trên các diễn đàn cũng đã thẳng thắn cho rằng, xét về hiệu gồm hàng loạt các công ty liên doanh vốn Việt Nam và nước ngoài, thuộc ngành bất động sản, xây dựng và cả tài chính, với tỷ lệ lỗ gấp 1,3 đến 3 lần vốn chủ của khu vực DNNN trong thời gian qua chưa cao và đang ngày càng suy giảm. Giai đoạn 2000 - 2006, khu vực kinh tế nhà nước đầu tư 7,2 đồng mới làm tăng được 1 đồng GDP, nhưng đến những năm 2007 - 2012 phải đầu tư tới 9,3 đồng mới làm tăng được 1 đồng. Hơn nữa, hiệu quả sản xuất nhìn từ tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp và ngày càng giảm. Năm 2007, tỷ suất này của các DNNN khoảng 2,6%, nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1%. Trong khi đó, tỷ lệ trả lãi vay bình quân cả trong và ngoài nước khoảng 4-5% nên nhiều DNNN khó có thể trả nợ. Điều này khiến áp lực nợ công ngày càng tăng. OECD khuyến nghị: “Nhà nước cần cho phép Hội đồng quản trị của DNNN thực hiện trách nhiệm của mình và tôn trọng quyền tự chủ của họ. Nhà nước với tư cách chủ sở hữu tích cực phải thực hiện quyền sở hữu theo cơ cấu pháp lý của mỗi doanh nghiệp. Các trách nhiệm tài chính của Nhà nước bao gồm: tham gia đại hội đồng cổ đông và biểu quyết; xây dựng quy trình đề cử Hội đồng quản trị cụ thể và minh bạch ở các DNNN sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn cổ phần và tham gia tích cực vào việc đề cử Hội đồng quản trị của tất cả các doanh nghiệp; thiết lập hệ thống báo cáo nhằm giám sát và đánh giá thường xuyên của doanh nghiệp; trao đổi thường xuyên với cơ quan kiểm toán độc lập và các cơ quan kiểm soát của Nhà nước, khi mức độ sở hữu và luật pháp cho phép; đảm bảo chính sách thù lao cho Hội đồng quản trị của DNNN thúc đẩy được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, có thể thu hút và khuyến khích các chuyên gia có trình độ cao.” Về khả năng cạnh tranh: các doanh nghiệp nhà nước rất yếu kém về khả năng cạnh tranh. Có nhiều ngành,sản phảm của doanh nghiệp nhà nước đang được bảo hộ tuyệt đối hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp (qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế…) nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình, thâm chí nhiều doanh nghiệp lại cố gắng luận chứng để nhà nước tăng cường các biện pháp bảo hộ mạnh hơn để duy trì việc làm và thị phần Khả năng cạnh tranh kém của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đang và sẽ thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế có nguy cơ dẫn đến tình hình đất nước sẽ phải chịu chi phí rất lớn trong tương lai để trợ cấp, duy trì các doanh nghiệp nhà nước. Về cơ cấu doanh nghiệp nhà nước : khu vực doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu còn bất hợp lí.Cơ cấu ngành, vùng, quy mô còn bất hợp lí đều chưa được chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại. Ví dụ điển hình về quản lý sai sót của nhà nước nhóm tìm đó là sự sụp đổ của Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành lập năm 2006, được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hoạt động theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Chính phủ làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Các dự án gây thiệt hại của vinanshin: 1, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn 316,5 tỷ đồng; 2. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng; 3. Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỷ đồng và 4. Việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỷ đồng. 5, Đặc biệt, Năm 2007, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin đã làm công văn, gửi Thủ tướng Chính phủ xin được mua tàu của nước ngoài về khai thác. Tàu Hoa Sen (là tàu Cartour của Italia, sản xuất năm 2001, được mua với giá 60 triệu Euro tương đương 1.300 tỷ đồng Việt Nam) đã từng bị thủng đáy trong thời gian khai thác ở Italia. Con tàu này sau khi về Việt Nam, phải sửa chữa và chỉ chạy được 39 chuyến rồi phải dừng vì càng chạy càng lỗ. tàu Hoa Sen mỗi năm trả lãi vay gần 80 tỷ đồng. Đây là một trong những phi vụ “đốt” tiền của Nhà nước lớn nhất trong vụ án “cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn Vinashin, khi bỏ hơn 1.000 tỷ đồng ra mua tàu Hoa Sen, gây thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Số nợ kỷ lục của vinashin Có thể so sánh như : Nguyên nhân dẫn đến sự phán sản của vinashin : có chủ quan và khách quan - Khách quan: do khủng hoảng kt, thị trương đóng tàu và vận tải biển thế giới sụt giảm dột ngột, ngân hàng thắt chặt cho vay - Chủ quan: do sự đầu tư dàn trải, thiếu khoa học, do sai lầm quản trị của các cấp quản li, lãnh đạo. đặc biệt là do sự bao che, chủ quan cảu cấp trên. Trước hết là trách nhiệm của chính phủ và bộ GTVT, nhưng cơ quan chủ quản của vinashin. Kế toán nhà nước đã nhiều lần có kế hoạch thanh tra vinashin năm 2008 nhưng hoãn bị lại đến 2009. Nhưng kế hoạch lại bị hoãn lại đến 2010. Tuy nhiên kế hoạch này lại tiếp tục bị trì hoãn bởi ko đc phê duyệt. Vinashin xuất hiện dấu hiệu của tôi pham nhưng vẫn đc bao che ch qua chuyện. nguyên nhân tiếp theo đc chỉ ra là do việc quản lí nhà nước và thưc hiện quyền sở hữu của chính phủ vs tập đoàn kinh tế ns chung và vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lung túng. Bộ GTVT chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt đông và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động đề nghi các cơ quan chức năng và báo cáo thủ tướng CP để kịp thời nagwn chặn, xử lí [...]... cảnh của Việt Nam, những tác động này của cổ phần hóa còn phát huy tác dụng lớn hơn nên nó rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam vì thực trạng của doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đang đòi hỏi phải cải cách triệt để, trong lúc đó nhiệm vụ đặt ra là không được làm mất đi vai trò chủ đạo của chúng B Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua: 1/ Tính phổ biến của. .. quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp • Kiện toàn đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp nhà nước Thực hiện công khai, minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước • Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí doanh nghiệp nhà nước theo hướng xoá bỏ triệt để bao cấ p ,doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chiu trách nhiệm về sản xuất,kin h doanh, nộp... cuối tháng 11 năm 2002, cả nước đã có 907 doanh nghiệp được cổ phần hóa, chiếm 88% số doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện chuyển đổi sở hữu và đạt 86% dự kiến Trong 10 tháng của năm 2003, trong số 766 doanh nghiệp Nhà nước thực hiện việc chuyển đổi thì có 425 doanh nghiệp cổ phần hóa Càng về sau, tốc độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nước càng được phát triển _ Việc thực hiện các chính sách về... trò của chính phủ trong điều tiết và quản lý DNNN Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tuy đạt được những kết quả quan trọng, nhưng còn những tồn tại, hạn chế, yếu kém, chưa phát huy trên thực tế vai trò nòng cốt trong khu vực kinh tế nhà nước Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp Hiệu quả đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực doanh nghiệp nhà nước. .. cách rộng rãi các hoạt động trong công nghiệp, dịch vụ thương mại… trước đây do các doanh nghiệp Nhà nước gánh vác sang cho các công ty cổ phần tư nhân hoặc công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước- tư nhân cho phép Nhà nước tập trung vào việc sắp xếp lại trật tự hoạt động của các quan hệ kinh tế thị trường một cách hợp lí hiệu quả hơn 2/ Thực trang của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong thời gian... tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn khiêm tốn, còn lúng túng trong xây dựng thể chế và mô hình đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản trị chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, bất cập Để phát huy vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước cần có sự quản lý, điều tiết của Chính... trình giảm bớt sở hữu Nhà nước và các biện pháp cổ phần hoá toàn bộ hay từng phần đối với các doanh nghiệp Nhà nước 2 Sư cần thiết của cổ phần hóa: 2.1/ Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hóa : Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam có đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và... công ty nhà nước mạnh hoạt động đ a ngành, đa lĩnh vực ,sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối • Đổi mới và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho doanh nghiệp nhà nước nhằ m nâng cao năng suât chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhà nước. Các doanh nghi ệp nhà nước phải đi tiên phong trong các công trình trọng điểm có vốn đầu tư lớn ,lâu hoàn lại • Đẩy mạnh và mở rộng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhàm... bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới : 1/ Một số quan điểm cơ bản trong tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước : _ Quan điểm thứ nhất : Việc lựa chọn những doanh nghiệp để chuyển thành các công ty cổ phần phải được đặt trong chương trình tổng thể đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước _ Quan điểm thứ hai : Việc lựa chọn các doanh nghiệp. .. học-công nghệ và môi trường thì trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam kém các nước từ 3- 4 thế hệ Mặt khác, đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước còn thiếu tính đồng bộ do được xây dựng bằng kĩ thuật của nhiều nước khác nhau Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước khó có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế _ Việc phân bố còn bất hợp lí về ngành và . nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà. trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội đồng quản trị. + Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp. kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao. Doanh nghiệp