BO NOIVU
HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA
DE TAI KHOA HOC CAP BO
MA SO: 2001- 54-048 |
QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ:
TRONG THUC TIEN HOAT DONG
CUA DOANH NGHIEP NHA NUGC
Chi nhiém Dé tai : TS LE KIM HAI
Thu ky Détai : CN LE TH] THANH BINH
Trang 2z
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Chương một: Một số vấn đề về phát huy quyền làm chủ của người lao động và việc ban hành QCTHDC ở DNNN
I Sự cần thiết thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của
người lao động ở DNNN
1 Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong các DNNN là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà TIƯỚC
2 Vai trò của các DNNN trong nền kinh tế nước ta `
3 Thực trạng quản lý và vấn để phát huy quyên làm chủ của
người lao động trong các DNNN trước khi có QCTHDC ở DNNN
II Một số vấn đề cơ bản về QCTHDC ở DNNN 1 Việc ban hành QCTHDC 6 DNNN
2 Một số nội dung co ban cia @CTHDC 6 DNNN
Chương Hai: Kết quả khảo sát tình hình tổ chức triển khai
QCTHDC ở DNNN qua 4 năm (1999-2002) 1 Một số kết quả tổ chức triển khai QCTHDC ở DNNN
1 Công tác tổ chức chỉ đạo triển khai đưa QCTHDC ở DNNN tới
người lao động
2 Kết quả tổ chức triển khai thực hiện QCTHDC 3 DNN N
H Những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục trong quá trình triển khai QCTHDC 6 DNNN
1 Tiến độ triển khai thực hiện chậm
Trang 3z Chương Ba: Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết để nâng cao hiệu 70 quả của QCTHDC ở DNNN I Những nguyên nhân hạn chế kết quả triển khai thực hiện — 70 OCTHDC ở DNNN 1 Về khách quan 70 -
2 Về phía lãnh đạo các doanh nghiệp 73
._3 Về phía người lao động _ 76 4 Về nội dung của QCTHDC ở DNNN 78
Hl Mot sé dé xuất về phương hướng và biện pháp náng cao 81
hiệu quả thực hiện QCTHDC ở DNNN
1 Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện QCTHDCởDNNN $1
2 Một số biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiệnQCDCở 84
doanh nghiệp
Kết luận : 95
Một số tài liệu tham khảo chủ yếu 98
Trang 4z
PHẦN MỞ ĐẦU 1 Sự cân thiết của việc nghiên cứu Đề tài
Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý
kinh tế, quản lý sản xuất - kinh doanh Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước (QCTHDC ở DNNN) được ban hành theo Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13-02-1999 của Chính phủ chính là nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, kinh tế nhà nước, mà các DNNN là một bộ phận quan trọng, là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo Muốn phát triển các DNNN để kinh tế nhà nước xứng với vai trò chủ đạo, càng cẩn thực hiện dân chủ trong quản lý sản xuất - kinh doanh
Khảo sát việc thực hiện QCTHDC ở DNNN trong thực tiễn hoạt động của
các DNNN qua bốn năm triển khai (1999- 2002) là việc làm rất cần thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm đánh giá những kết quả đạt được và phát hiện
những vướng mắc, hạn chế trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện văn bản
này, tìm ra nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công; trên cơ sở đó, đề xuất
những phương hướng, biện pháp để góp phần đẩy mạnh việc thực hiện QCTHDC
ở DNNN, phát huy quyền làm chủ của người lao động ở các DNNN, thúc đẩy sự
phát triển của thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc đân 2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trang 5r
DNNN còn rất sơ sài Nhìn chung, chưa có công trình nghiên cứu nào đã được xã hội hoá mang tính hệ thống, tổng kết, đi sâu riêng về việc thực hiện QCDC ở DNNN theo những tiêu chí chung từ thực tiễn của những DNNN thuộc các loại hình khác nhau, ở những ngành nghề khác nhau, trên những địa bàn khác nhau
để khái quát thành những kết luận mang tính tổng thể
3 Mục đích, yêu cầu của Đề tài ,
Trên cơ sở khảo sát tình hình triển khai QCTHDC ở một số DNNN thuộc
các loại hình khác nhau, trên các địa bàn khác nhau, nhóm nghiên cứu Dé tai tim hiểu các yếu tố tác động đến việc thực hiện QCDC ở doanh nghiệp, nêu ra những kết quả, hạn chế trong quá trình triển khai QCTHDC ở DNNN, từ đó phân tích rõ nguyên nhân của những mặt được và chưa được, đề xuất phương hướng, biện pháp tháo gỡ vướng mắc, nhằm góp phần đẩy mạnh việc thực hiện QCTHDC ở DNNN, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh đoanh
4 Phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Nhóm nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tổ chức triển
khai QCTHDC ở DNNN trong bốn năm (1999- 2002) ở một số DNNN thuộc các ngành sản xuất và kinh doanh khác nhau Cụ thể là 16 doanh nghiệp, trong
đó có 8 DNNN trung ương và 8 DNNN địa phương thuộc các địa bàn khác nhau
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ trong xây dựng kinh tế, sản xuất-kinh
doanh
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, để phù hợp với một đề tài khảo sát thực
tế, nhóm nghiên cứu đã chọn phương pháp chủ yếu là điều tra, khảo sát, thống kê, xử lý các dữ liệu, thông tin thu thập được; hệ rhống hoá, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh trên cơ sở khách quan, toàn diện, qua đó rút ra những đánh
giá, nhận xét, kết luận 6 Các nguồn tư liệu
- Tài liệu lý luận: các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
nghị quyết, văn bản của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể liên quan đến vấn đề dân chủ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, sản xuất-kinh đoanh
Trang 6xuất-kinh doanh
- Tài liệu, văn bản của một số DNNN nhằm triển khai QCTHDC ỏ¿DNNN
: - Các báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai thực hiện OCTHDC ở một số DNNN
- Một số bản quy chế, quy ước nội bộ của các doanh nghiệp : - 530 Phiéu trung cdu ý kiến đối với cán bộ và người lao động ở các DNNN
Các bài đăng báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến van dé OCTHDC 6
ĐNNN nhằm điều tra tình hình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện QCTHDC do DNNN
7 Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đâu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Đề tài gồm ba chương: ‘
Chương Một: Một số vấn dé về phát huy quyền làm chủ của người lao động và việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước
Chương Hai: Kết quả khảo sát tình hình tổ chức triển khai Quy chế thực
hiện dân chủ ở một số doanh nghiệp nhà nước qua bốn năm (1999-2001)
Chương Ba: Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết để nâng cao hiệu quả của Quy chế thực hiện dân chủ: ờ doanh nghiệp nhà nước
8 San phẩm chính của Đề tài
- Bản Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu
- Bản Báo cáo tóm tất kết quả nghiên cứu
Trang 7Chương Một:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT HUY
QUYỂN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ 6 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I SU CAN THIẾT THỰC HIỆN DÂN CHỦ, PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1 Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động
trong các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
Dân chủ là một bộ phận của quyền con người, quyền công dân Chế độ nhà nước là điều kiện bảo đảm và phát triển quyền tự do của con người Mỗi bước phát triển của dân chủ là một nấc thang mở rộng quyển con người Về nguyên
tắc, quyền con người, quyền công dân chỉ được bảo đảm khi gắn với sự phát triển
của một nên đân chủ -
Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong mọợi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó kinh tế là một lĩnh vực rất cơ bản và rất quan trọng Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất về quyền làm chủ của người lao động trong lĩnh vực kinh tế là ở chỗ người lao động được tham gia quản lý kinh tế, quản lý sản xuất-kinh doanh
Cách day gan một thế kỷ, V.I.Lênin đã khẳng định: “Việc thu hút được
mọi người lao động tham gia quản lý là một trong những ưu thế quyết định của
nên dân chủ xã hội chủ nghĩa”!
Ngay từ những năm 5O của thế kỷ XX, trong hoàn cảnh kháng chiến, nền kinh tế nước nhà đang còn rất nhỏ bé và non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định quyền làm chủ của người lao động trong quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh, nhất là đối với khu vực kinh tế nhà nước- kinh tế quốc doanh Người viết: “Kinh tế quốc doanh, có tính chất xã hội chủ nghĩa Vì tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải là của riêng Trong các xí nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư và công
Trang 8nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân”?
Việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong khu vực kinh tế nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi là một
nhiệm vụ cơ bản, một nội dung quan trọng cần phấn đấu thực hiện, cũng là một
điều kiện để phát huy nội lực của mỗi một DNNN trong, quá trình phát triển sản xuất- kinh doanh
Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động là một quá trình phát triển theo nhiều cấp độ, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hồn thiện Nếu khơng tiến hành từng bước tập dượt cho người lao động thực hiện quyền làm chủ thì họ không thể làm chủ được
Trong nhiều thập kỷ qua, việc thực hành dân chủ trong các DNNN đã được
từng bước cụ thể hố Ngồi những quy định trong các văn bản pháp luật, việc thực hành dân chủ, bảo đảm quyển làm chủ của người lao động còn được thể hiện qua một số các quy định, quy chế, quy ước nội bộ để cụ thể nội dung dân chủ trong các điều kiện hoạt động cụ thể, như các Thoả ước lao động tập thể, nội
quy lao động của doanh nghiệp, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, Đại
hội công nhân viên chức (CNVC), quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân
dân, quy chế của Hội đồng hoà giải doanh nghiệp, nội quy tiếp công nhân Điều
đó một mặt khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc từng
bước tăng cường thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động, trước hết là trong khu vực nhà nước; mặt khác cũng khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước, các DNNN trong nên kinh tế nước ta
2 Vai trò của các DNNN trong nền kinh tế nước ta
Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 20-4-1995 đã ghi: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế đo Nhà nước đâu tư vốn, thành lập và
tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện
mục tiêu kinh tế - xã hội đo Nhà nước giao" Trước những yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, DNNN có những thay đổi cơ bản về cơ cấu sở hữu, tổ chức và cơ chế quản lý, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (tháng 9/2001) đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: "Doanh nghiệp nhà
nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn-và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới phát triển và nâng cao hiệu
quả, giữ vị trí then chốt trong nên kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để
Trang 9“
Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”
Hiện nay, sau 10 năm sắp xếp lại, tuy số DNNN đã giảm tới quá nửa, song
trình độ tập trung hoá đã nâng lên đáng kể, số doanh nghiệp vốn dưới l tỉ đồng
giảm từ 50% xuống còn 26%; số doanh nghiệp trên 10 tỉ đồng tăng từ 10% lên 20% Số vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 3,3 tỉ đồng lên 22,4 đồng Các DNNN đang giữ những ngành then chốt trong nên kinh tế như dầu khí, điện, than, xi măng, hoá chất cơ bản, phân hoá học, thép, thuốc lá, giấy, đệt may, cơ
khí, điện tử, vận tải hàng không, hàng hải, đường sắt, vật liệu xây dựng, xây dựng
cơ bản, bưu chính - viễn thông, thương mại bán buôn, xuất nhập khẩu, du lịch, sản xuất công nghiệp, dịch vụ phục vụ an ninh - quốc phòng thu hút phần lớn vốn, lao động xã hội, tạo ra trên 40% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần Mặc đù trong quá trình chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn, trước những thử thách lớn của khủng hoảng tài chính ở khu vực và hội
nhập kinh tế quốc tế, song kinh tế nhà nước vẫn phát triển với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ bình quân hàng năm của GDP
Nhìn chung, các DNNN đã và đang đảm nhiệm vai trò quan trọng trong nên kinh tế trên các mặt chủ yếu:
- Là nơi thu hút vốn, lao động, tạo việc làm cho số đông dân cư, tạo ra
những sản phẩm thiết yếu, góp phần đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền
kinh tế quốc dân, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước
- Cùng với sự phát triển của mình, các DNNN đã góp phần quan trọng hình
thành nên các trung tâm kinh tế, văn hố, đơ thị mới, trang bị Kĩ thuật, đổi mới
công nghệ cho toàn bộ nên kinh tế quốc dân, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
cán bộ Kĩ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điểu kiện mở mang hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hình thành đòn bảy thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh, liên kết với DNNN, phát huy sức mạnh của nền kinh tế
- Là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng đẫn nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định chính trị - xã hội, dân chủ, công bằng,
Trang 10bảo hiểm xã hội cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, góp phần phát triển
khoa học, công nghệ, văn hoá, văn nghệ, thể thao, thông tn, giáo đục, y tế, làm
cơ sở và nền tảng cho yêu cầu từng bước hình thành chế độ xã hội mới - chế độ
XHCN ở nước ta Cùng với các lực lượng vũ trang, nâng cao khả năng ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh - quốc phòng - Đóng góp quan trọng vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thực hiện mạnh việc chuyển giao công nghệ; là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than đá, nông, lâm, thuỷ sản, hàng may mặc; chiếm tỉ lệ khá cao về xuất nhập khẩu, tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tới 20% DNNN cũng chiếm trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể từ khu vực này
- DNNN đã ngày càng thích nghi hơn với cơ chế thị trường; cơ cấu ngành nghề, tổ chức sản xuất, quản lý ngày một hoàn thiện hơn; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện; giải quyết về cơ bản vấn để lao động dôi dư, góp
phần làm giảm bớt phức lap về mặt xã hội
Cùng với những vai trò tích cực chủ yếu đã nêu ở trên, DNNN vẫn còn
những điểm yếu kém và hạn chế quan trọng:
Mội là, những năm gần dây, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoại động kinh doanh giảm dân Nếu như những năm đầu đổi mới (nhất là từ năm 1990) tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm đạt liên tục 13% thì từ năm 1998 đến nay giảm
xuống còn 8-9% Theo đánh giá chung, hiện nay số DNNN thực sự có lãi chỉ chiếm khoảng 40%, số bị lỗ chiếm tới 20%, còn lại 40% chưa có hiệu quả (khi lỗ, khi lãi và có lãi cũng không đáng kể) Nếu tính đủ đầu vào thì số doanh nghiệp thua lễ còn lớn hơn Số doanh nghiệp nằm trong tình trạng khi lỗ, khi lãi còn có thể tăng lên Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh thấp và tăng không đều: năm 1996 là 11,2%, 1997 là 9,3%; 1998 là 9,1%, 1999 là 10, 6% và năm 2000 là 9,5%; trong khi đó, chỉ tiêu này của các công ty cổ phần được
chuyển đổi từ việc cổ phần hoá DNNN năm 2000 đạt tới 19%
Hai là, DNNN tuy nhiều về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ bé và dàn trải theo ngành nghề và địa phương Tính đến nay, cả nước có tới hơn 5.600 DNNN
nhưng mức vốn bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 22,4 tỉ đồng (khoảng l,5 triệu USD) trong đó, số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỉ đồng còn chiếm tới gần
65.5%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỉ đồng chỉ chiếm gần 20,9%
Trang 11z
đưới sự quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp và trên cùng một địa bàn, gây ảnh 'hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh
_ Ba là, trình độ kĩ thuật, công nghệ thấp kém Phần lớn DNNN được trang bị
máy móc thiết bị từ nhiều nước khác nhau (Liên Xô cũ), các nước Đông Âu, các
nước ASEAN và các nước khác) thuộc nhiều thế hệ khác nhau Theo báo cáo của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học - Công nghệ) về kết quả khảo sát nhiều doanh nghiệp thuộc 10 ngành thì ngoài số ít doanh nghiệp có trình độ công nghệ tương đối hiện đại hoặc trung bình của thế giới và khu vực (khu vực trong ngành phát điện, sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử ); còn lại máy móc thiết bị, đây chuyển sản xuất của ta (cht yéu trong DNNN) lac hau so với thế giới từ 10 đến 20 năm; ngành cơ khí lạc hậu tới 30 năm, trình độ cơ
khí hoá, tự động hoá đưới 10%, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%, thậm chí
tới 38% trong số này ở dạng thanh lý Cùng với tình trạng đó, trình độ tay nghề thấp, năng lực quản lý chưa tương xứng, các DNNN chưa tạo ra được nhiều sản
phẩm mũi nhọn cho đất nước, sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu, khả năng, cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới thấp
Bốn là, số lao động đôi dư trong các DNNN khá lớn, ước tính đến nay có tới 10 vạn người, tình trạng này đã và đang gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp; chưa có cơ chế hữu hiệu để quản lý lao động, trả công lao động gắn với ` năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế chính sách hiện hành chưa xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp phải giải quyết lao động đôi dư nên việc tuyển dụng lao động ở nhiều đoanh nghiệp còn tuỳ tiện, tiếp tục làm tăng thêm số lao động đôi dư Phần lớn người lao động đang làm việc chưa qua đào tạo hoặc trái nghề, đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Nhiều người lao động hiện có tên trong danh sách nhưng thực tế đang phải nghỉ việc hoặc tự kiếm việc làm khác và phải nộp một khoản
tiền bảo hiểm hàng tháng cho doanh nghiệp để "giữ biên chế"
Năm là, tình trạng thiếu vốn và nợ đọng của các DNNN là rất phổ biến và nghiêm trọng Hiện nay, số nợ phải thu tới trên 60%, số nợ phải trả tới trên 110%
tổng số vốn nhà nước ở các DNNN Trong tổng số 15,1% nợ quá hạn của ngân
hàng thương mại quốc doanh thì DNNN chiếm tới 75%, điều này gây nên ảnh hưởng rất xấu tới hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc doanh; các DNNN thì không đủ mức vốn tối thiểu cần thiết cho sản xuất - kinh doanh Có tới 60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo quy định tại Nghị định số 50/CP (năm 1996
Trang 12
đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động kinh doanh nên tiền lãi phát 'sinh thấp hơn tiên lãi tín dụng Với số vốn lưu động hiện có cũng chỉ huy động cho kinh đoanh được khoảng 50%, cồn lại nằm ở vật tư tồn đọng kém phẩm chất,
vật tư mất mát hao hụt, công nợ không thu hồi được, lỗ chưa bù đắp
Những mặt yếu kém, tồn tại cơ bản nói trên, cùng với tính tự lực vươn lên chưa cao, khuynh hướng từ cơ chế bao cấp cũ, dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước và lợi thế độc quyền còn rất nặng nề của các DNNN, đã hạn chế rất lớn đến vai
trò của loại hình doanh nghiệp này nói riêng cũng như của khu vực kinh tế > nha nước nói chung đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Thực trạng đã nêu của các DNNN do nhiều nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp trước mắt, trong đó, một nguyên nhân rất cơ bản là cơ chế quản lý và sự phái huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế và chuyển biến chưa kịp với những đặc điểm và yêu cầu của nên kinh tế
thị trường định hướng XHCN trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,
3 Thực trạng quản lý và vấn đề phát huy quyền làm chủ của người lao động trong các DNNN trước khi có QCTHDC ở DNNN
3.1 Tình bình đổi mới cơ chế quản lý và phái huy dân chủ trong DNNN Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12-1986) đã mở đầu thời kì đổi mới toàn | điện đất nước ta, trong đó, lấy đổi mới về kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xuất phát từ đổi mới các đơn vị kinh tế cơ sở (khi đó, chủ yếu là các DNNN và các hợp tác xã) Tiếp đó, các Đại hội VII, VHI và IX cha Dang đã khẳng định những quan điểm nhất quán về xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN
ở nước ta, thực chất là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như Văn kiện
Đại hội IX của Đảng đã nêu
Thực hiện các quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng, ngay từ sau Đại hội VI, ngày 14 -11-1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 217-HĐBT về chính sách kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh đối với các DNNN với tư tưởng chỉ đạo cơ bản là các doanh nghiệp phải chuyển hẳn từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCƠN Nội dung cơ bản của cơ chế này là: doanh nghiệp được quyền tự chủ trong kinh doanh Nhà nước chỉ giao cho doanh nghiệp từ 1 đến 2 chỉ tiêu pháp lệnh (san phẩm chủ yếu và nộp ngân sách đối với số ít doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, đối với phần lớn số doanh nghiệp còn
lai, chi giao 1 chi tiêu nộp ngân sách) Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước
Trang 13#
lập kế hoạch kinh doanh, được tự cân đối, đảm bảo đầu vào (vật tư, lao động,
thiết bị, vốn tự bổ sung) và đầu ra (tiêu thụ sản phẩm, định giá, hạch toán chỉ phí,
1ã¡-lỗ, ) :
` Về Hền lương, tiên thưởng, Nhà nước chỉ quy định mức chi phí tiền lương cho đơn vị sản phẩm chủ yếu hoặc cho 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện Doanh nghiệp căn cứ vào những mức này và căn cứ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và năng suất lao động, sự đóng góp của mỗi người lao động trong doanh nghiệp mà phân phối (quy định cụ thể tiên lương, tiền thưởng cho từng cá nhân), không hạn chế mức thu nhập tốt đa Nhà nước có chính sách điều tiết đối với người có thu nhập cao Về cơ chế giá, Nhà nước chỉ định giá trần (giá khung) cho mấy loại sản phẩm quan trọng như điện, than, xăng đầu, xi mang,
thép, còn giá cụ thể các loại sản phẩm khác do doanh nghiệp cùng người tiêu thụ định (thực chất là theo giá thị trường)
Về cơ chế tài chính, Nhà nước giao quyền sử đụng vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn đối với đoanh nghiệp theo vốn đầu tư ban đầu và mức vốn lưu động căn
cứ vào chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch pháp lệnh giao ‘
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp được quyền mở rộng quy mơ kinh doanh, đa dạng hố mặt hàng sản xuất và dịch vụ bằng cách tự tìm nguồn bổ
sung và tăng dần vốn tự có qua vay tín dụng ngân hàng, huy động trong công nhân viên doanh nghiệp và ngoài xã hội, tích luỹ từ phần lợi nhuận tạo ra sau khi
nộp ngân sách nhà nước Doanh nghiệp hình thành và được quyền sử dụng các quỹ theo tỉ lệ chung do Nhà nước quy định cho mỗi quỹ: quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng Mức lớn nhỏ cụ thể của các quỹ này tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tháng 12-1987, Nhà nước ta cũng đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam Tuy Luới này chưa tác động trực tiếp đến quản lý các DNNN song cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp này Tiếp theo đó, Hội đồng Bộ trưởng đã lần lượt ban hành hàng loạt văn bản pháp quy quan trọng, là những "viên gạch" làm nền tảng cho cơ chế quản ly mới, cơ bản, toàn diện hơn đối với DNNN
Trước hết, là “Điểu lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh" ban hành kèm
Trang 14z
dụng cho tất cả các DNNN trong mọi ngành kinh tế ở nước ta khi đó), "Chế độ ‘lam chủ của tập thể lao động trong xí nghiệp quốc doanh" ban hành kèm theo Nghị định số 98/HĐBT (tháng 9-1988) và “Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc
doanh” ban hành kèm theo Nghị định số 27/HĐBT (tháng 3-1989) cùng với hàng
loạt thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể những nội dung của các nghị định nêu trên, hướng dẫn đưa vào thực hiện
Tiếp đó, căn cứ vào quan điểm và định hướng do các Đại hội VI và VỊI
của Đảng đề ra và Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp đầu tiên của thời kì đổi mới
ở nước ta, Nhà nước đã ban hành hàng loạt luật, bộ luật để quản lý hền kinh tế
trong cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế như: Luột Công ry, Luậi Doanh nghiệp tư nhân, Bộ luật Thuế, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Luật Khuyến khích đâu tư trong nước, Luật Phá sân doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp nhà nước, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng và các tổ
chức tín dụng; nhiều pháp lệnh liên quan trực tiếp đến quản lý doanh nghiệp như Pháp lệnh Hợp đông kinh tế, Pháp lệnh Kế toán - Thống kê, Trong đó, đấu mốc quan trọng của việc hình thành khung pháp lý để quản lý DNNN là việc ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước (20- 4-1995) Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với các DNNN vì từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945) cho đến thời điểm này Nhà nước ta mới chỉ quản lý các doanh nghiệp này bằng các văn bản quy phạm pháp ˆ luật dưới luật, tức là các nghị định của Chính phú mà thôi Để đưa các luật, pháp lệnh nói trên vào cuộc sống, Chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều nghị định,
thông tư hướng dẫn thực hiện Ví dụ, để cụ thể hoá Luật Doanh nghiệp nhà nước,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50-CP (năm 1996) về tiếp tục sắp xếp lại
DNNN và về thành lập mới DNNN, Nghị định số 56-CP vẻ quản lý DNNN hoạt
động công ích và Nghị định số 59-CP về quản lý tài chính đối với các DNNN
Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản pháp quy về sắp xếp, đổi mới
DNNN nhằm cơ cấu lại DNNN cho phù hợp với giai đoạn cách mạng mới như
Nghị định số 388/HĐBT (1991) về thành lập lại các DNNN, các Quyết định số
90/CP và Quyết định số 91/CP vẻ tổ chức lại Liên hiệp xí nghiệp thành các tổng
công ty nhà nước và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh; Quyết định số
202/CP (1992) về thí điểm cổ phần hoá DNNN, các Nghị định số 28/CP (1996)
và Nghị định số 44/CP (1998) về mở rộng cổ phần hoá DNNN, Nghị định số
103/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh va cho thuê DNNN
Trang 15r
các cơ sở kinh doanh nói riêng, bao gồm các DNNN
Cơ chế quản lý mới được chia thành 2 cấp độ (xem Biểu 1.1): - Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Quản lý kinh đoanh (cấp vi mô) của doanh nghiệp Hai cấp độ quản lý này có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, cấp vĩ mô thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, tạo môi trường, “sân chơi” bình đẳng, khách quan giữa các doanh nghiệp; cấp quản lý vi mô có chức năng cụ thể hoá cơ chế quản lý chung của Nhà nước, đưa vào thực hiện ở mỗi doanh nghiệp nhằm tận dụng mọi tiém năng và bảo đảm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
Biểu 1.1: Phân biệt và kết hợp tốt quản lý nhà nước về kinh tế
với quản lý sản xuất - kinh doanh
QL san xuat-kinh doanh
TT | Tiêu chí phân biệt QLNN về kinh tế
1 | Chủ thể quản lý - Cơ quan nhà nước các cấp (Quốc |- Bộ máy quản lý (doanh hội, Chính phủ, HĐND, UBND các | nghiệp
cấp )
2_ | Đối tượng quản lý | - Toàn bộ nền kinh tế quốc dân - Các yếu tố sản xuất - kinh - Doanh nghiệp thực hiện hạch toán
độc lập doanh - Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu - Quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nên
kinh tế nói chung: Quy hoạch kế
hoạch phát triển vĩ mô (ngành, lãnh thể, toàn bộ nền kinh tế quốc doanh) - Ban hành pháp luật quản lý doanh nghiệp - Thực hiện vai trò người đại diện chủ sở hữu (Quyết định thành lập
doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể,
phá sản doanh nghiệp, quyết định
phương hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỉ luật cán
bộ chủ chốt của doanh nghiệp, kiểm tra, kiểm soái doanh nghiệp ) - Tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyển tự chủ cho doanh nghiệp ý
- Thực hiện quyền tự chủ
kinh doanh theo pháp luật
- Kế hoạch hoá, tổ chức hoạt
động sản xuất- kinh doanh - Hạch toán kinh doanh - Quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác - Làm nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định - Được quyền sử dụng và
quản lý mọi nguồn vốn, tài
sản của doanh nghiệp
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt
động của doanh nghiệp
Chỉ phí quản lý - Chi ngân sách nhà nước - Tính vào giá thành sản
xuất - kinh doanh của DN
Trang 16z
Hai cấp độ này đều là cân thiết, không thể thiếu được một cấp độ nào, tạo _ thành một quá trình quản lý xuyên suốt, liên thông từ Nhà nước đến cơ sở kinh
doanh, từ toàn nền kinh tế quốc dân đến mỗi đơn vị cấu thành - tế bào của nó Hai cấp độ quản lý kinh tế vĩ mó và vi mô cũng thể hiện việc tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế
Ở cấp độ vĩ mô, một mặt, cần đảm bảo chức năng định hướng, tạo môi
trường thuận lợi, điều tiết, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với doanh
nghiệp; mặt khác, Nhà nước cần quy định rõ và bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Nhà nước không can thiệp vào những hoạt động điều hành tác nghiệp cụ thể của doanh nghiệp, thực chất là Nhà nước vừa bảo đảm sự quản lý tập trung đúng mức cần thiết, đồng thời mở rộng dân chủ đối với doanh nghiệp, với tư cách là một pháp nhân, một /đơn vị kinh tế hạch toán độc lập trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và sự tác động của các quan hệ thị trường
Ở cấp độ vì mô trong quản lý kinh doanh, một mặt, người đứng đầu cùng với bộ máy lãnh đạo quản lý doanh nghiệp phổi tuân thủ pháp luật, bảo đảm mọi hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, có trách nhiệm quản lý
mọi hoạt động của doanh nghiệp và tồn thể cơng nhân viên trong doanh nghiệp
Đồng thời, phổi thực hiện dân chủ đối với người lao động, tạo mọi điều kiện để
người lao động thực hiện đây đủ nhất quyên làm chủ của họ trong doanh nghiệp
Vấn đề này đã được quy định rõ trong Mghiị định số 98/HĐBT (1988) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Quyền làm chủ của người lao động trong
DNNN thể hiện ở hai hình thức:
- Hình thức dân chủ đại điện thông qua tổ chức Công đoàn, Đại hội đại biểu hoặc Đại hội CNVC, các tổ chức quần chúng khác như Hội Phụ nữ (nữ cơng),
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các hình thức tổ chức tham gia quản ly của CNVC như tổ tư vấn, nhóm sản phẩm, nhóm sáng kiến, Ban Thanh tra nhân dân dưới sự hướng dẫn của các cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, Các tổ chức nói trên có nhiệm vụ, theo chức năng của mình, dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên mơn trong và ngồi doanh
Trang 17z
gia quản lý, tập hợp những nguyện vọng, ý kiến để xuất của họ với Ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Đây cũng là hình thức làm chủ của tập thể doanh nghiệp
- Hình thức dân chú trực tiếp, mọi CNVC trong doanh nghiệp đều có quyền giám sát mọi hoạt động trong doanh nghiệp, có quyển phát giác, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai, kể cả người phụ trách cao nhất - thủ
trưởng - giám đốc (tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị) doanh nghiệp để
bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể doanh nghiệp và của mọi cá nhân người lao động trong doanh nghiệp Đồng thời, mọi CNVC đều có quyền trực tiếp tham gia ý kiến với lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong các cuộc họp, Đại hội CNVC, hoặc viết thư, đơn về các hoạt động quản lý và kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm tạo điểu kiện cho doanh nghiệp khai thác mọi
tiêm năng khắc phục được những rủi ro, phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả cao Thông qua đố mà đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho bản thân và cho Nhà
nước
Quyền làm chủ trong doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ, mỗi người lao động, trước hết phải biết làm chủ được mình với tư cách là một thành viên của doanh nghiệp; cụ thể là, họ phải làm chủ được công việc của mình, tự hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời có tỉnh thần hợp tác, quan tâm giúp đỡ người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ Tĩnh thần làm chủ
doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ mỗi người luôn quan tâm xây dựng tập thể lao động (tổ, đội, phân xưởng, toàn doanh nghiệp) lành mạnh, đoàn kết, có ý thức
đấu tranh với những biểu hiện sai trái, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cuả Nhà nước và mọi nội quy quy chế của doanh nghiệp, không ngừng nâng
cao trình độ tư tưởng, văn hố, chun mơn để ln hồn thành nhiệm vụ được
giao với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất
3.2 Thực trạng việc phát huy dân chủ trong DNNN trước khi ban hành QCTHDC ởDNNN
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI, tiếp tục phát triển và
hoàn thiện qua các Dai héi VII va VIII da mở ra thời kì sắp xếp, đổi mới và phát triển rất cơ bản và toàn điện hệ thống DNNN ở nước ta Cùng với việc cơ cấu lại,
Trang 18người lao động trong doanh nghiệp cũng được phát huy rõ rệt Cơ chế dân chủ ở các DNNN đã có tác dụng tích cực trên các mặt chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, góp phần quán triệt trong đội ngũ lao động về những quan điểm
phương hướng, mục tiêu đổi mới của Đảng, trước hết là đổi mới vẻ tư duy kinh
tế Từ tình trạng chơi vơi, đắm chìm trong cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, họ đã dân dần nhận thức được sự cần thiết "phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang
hạch toán kinh doanh XHCN › lập lại trật tự, kỉ cương trong hoạt động kinh tế
Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật và đẩy mạnh việc Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả Trên cơ sở đó, ổn định và từng bước nâng cao tiên lương thực tế của CNVC, tăng tích luỹ cho xí nghiệp và cho Nhà nước" (Nghị quyết Đại hội IX) Như vậy là doanh nghiệp phải chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh, phải gắn kế hoạch với thị trường, với hạch toán chi phí và lỗ lãi trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; phải bao dam lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi
Thứ hai, bước đầu tạo động lực trực tiếp cho người lao động thông qua việc phát huy quyền làm chủ doanh nghiệp, thực hiện chế độ phân phối mới - tiền - lương, tiền thưởng (thu nhập) của người lao động không hạn chế mức tối đa mà tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị, vào năng suất lao động và sự đóng góp cụ thể của mỗi người cho đoanh nghiệp Nhà nước chỉ điều tiết đối với những trường hợp thu nhập cao (chế độ thuế nhập thu đối với người có thu nhập cao hiện nay) Đây là yếu tố rất cơ bản để thực hiện quyền làm chủ trong doanh nghiệp, tránh tình trạng nặng về dân chủ hình thức, hô hào suông như trước đây Người lao động thấy rõ quyền lợi của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp và với lợi ích Nhà nước, nguyên tắc phân phối theo lao động" /àm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng" mới có thể trở thành hiện thực
Thứ ba, việc người lao động tham gia xây dựng triển khai và đánh giá thực hiện kế hoạch, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có
Trang 19z
việc cụ thể của doanh nghiệp Đồng thời, họ cũng sẽ quan tâm đến mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh, quản lý của bản thân cũng như của những người khác và toàn doanh nghiệp, sao cho những công việc đó được tiến hành suôn sẻ nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất Họ cũng không thể thờ ơ trước bất cứ hành vi nào dẫn
đến lãng phí, tham nhũng gây thiệt hại cho doanh nghiệp, cho Nhà nước, vì trong
đó cũng gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích, sẽ làm giảm thu nhập của cá nhân họ Cũng vì vậy, họ sẵn sàng "chung lưng đấu cật"với bộ máy quản lý và toàn doanh nghiệp trong việc ngăn ngừa và khắc phục mọi thử thách, rủi ro của cơ chế thị
trường đối với doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp phát triển vững chắc, thắng
mọi đối thủ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Thứ tr, hình thành từng bước quyền tự chủ kinh doanh của đoanh nghiệp Trong cơ chế kinh tế, mỗi doanh nghiệp, kể cả DNNN phải thực sự là một
đơn vị tác chiến độc lập trên thương trường Nhà nước chỉ tạo khung pháp luật,
tạo "sân chơi bình đẳng" cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước không hoạt động kinh doanh thay cho doanh nghiệp Thực tế này đòi hỏi một mặt, Nhà nước cần quy định rõ và đủ những quyền hạn cần thiết cho mỗi DNNN trong kinh doanh, bao gồm các quyền tự chủ về kế hoạch hoá, về tự bảo đảm các yếu tố đầu vào, về nghiên cứu quan hệ với khách hàng và tạo thị trường (cả đầu vào và đầu ra), về quyền tự chủ tài chính, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tổ chức hạch toán, tính toán chỉ phí, doanh
thu và lãi (lỗ) bảo đảm kinh doanh có lãi và làm đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo luật định; mặt khác, doanh nghiệp phải nắm vững và thực hiện
nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước quy định về quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời có quyền đòi hỏi các công chức và cơ quan nhà nước cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật, vận dụng có hiệu quả cơ chế thị trường, không can thiệp vào những công việc có tính chất nghiệp vụ, gây cản trở cho doanh nghiệp
Theo tính thần nói trên, sau Đại hội VI của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật, quy định ngày càng rõ và đầy đủ hơn những nội dung quyển tự chủ kinh doanh của DNNN, như Wghị định số 98/HĐBT, Luật
Trang 20#
Biểu 1.2: Quyền tự chủ kinh doanh của DNNN hoạt động kinh doanh (DNKD) và doanh nghiệp nhà nước boạt động công ích (DNCT) (căn cứ Luật DNNN và Nghị định số 56/CP ngày 02-10-1996 của Chính phủ) TT Nội dung so sánh DNKD DNCI 1 Về mục tiêu hoạt động: chủ yếu nhằm lợi nhuận X 0 2 Về quyền quản lý tài sản sử dụng: - Chuyển nhượng - Cho thuê - Thế chấp - Cầm cố tài sản >4 0 ©2008 Về quyền tự chủ tổ chức kinh doanh: - Tổ chức bộ máy quản lý
- Đổi mới công nghệ
- Đặt chỉ nhánh, văn phòng đại diện
- Tham gia Tổng công ty nhà nước
- Tự định kế hoạch sản xuất sản phẩm chủ yếu - Kinh doanh ngành nghề bổ sung
- Tự lựa chọn thị trường, xuất nhập khẩu
- Tự quyết định giá mua, giá bán
- Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần
- Xây dựng, áp dụng các định mức
- Tuyển chọn, thuê mướn, sử dụng, đào tạo lao động
- Trả lương, thưởng theo Luật Lao động De pd pS pd so mm Đế bé y4 >>“ # @ O@Œ@ © x x Về quyền tự chủ tài chính: - Được Nhà nước cấp phát vốn
- Sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp cho các nhu
cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả
- Tự huy động vốn
- Phát hành trái phiếu
- Sử dụng quỹ khấu hao cơ bản
- Lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo luật định - Phân chia lợi nhuận còn lại
- Hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư
- Được Nhà nước cấp kinh phí theo dự tốn ® Om mM mM Pt PM PS > «x» OBO Về nghĩa vụ tài chính: - Nộp thuế - Các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định ” @(@) X
Chú thích: Viết tất: Doanh nghiệp kinhdoanh: DNKD
Doanh nghiệp công ích: DNCI X: có 0: không
Trang 21
Việc thực hiện những vấn đề nêu trên chính là bảo đảm đân chủ thực sự với doanh nghiệp, đồng thời cũng qua đó mà bảo đảm phát huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh những tác dụng bước đầu rất cơ bản, trong những năm từ 1987- 1999, cơ chế quyền làm chủ của người lao động trong DNNN vẫn còn những hạn
chế đáng kể:
Một là, những quy định pháp luật của Nhà nước chưa được cụ thể và đồng
bộ Việc thực hiện quyên tự chủ kinh doanh của DNNN còn gặp nhiều trở ngại, nhất là bị ràng buộc về thủ tục hành chính Không ít cơ quan, công chức nhà nước, kể cả doanh nghiệp vẫn còn muốn trì kếo cơ chế quản lý tập trưng bao cấp cũ Việc ban hành những văn bản pháp quy của Chính phủ và các bộ hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh về quản lý doanh nghiệp còn chậm Vi du, Ludt Lac
động, Luật Đất đại, Luật Doanh nghiệp nhà nước, đã ban hành 7-8 năm nay
nhưng vẫn chưa có đầy đủ những văn bản hướng dẫn cần thiết Không ít trường hợp có những quy định của các bộ lại chặt chế hơn nội dung của luật, pháp lệnh Có tình hình Chính phủ đã quy định bỏ hàng loạt "giấy phép lớn" thì một số bộ lại quy định mới những "giấy phép con" trá hình để "gò" doanh nghiệp theo
những khuôn phép cũ, chẳng hạn trong lĩnh vực đăng kí kinh doanh, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh,
Hai là, nhiều nội dung về quyền làm chủ của người lao động theo phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” qua nhiều năm vẫn là một khẩu
hiệu chung chung; Đại hội CNVC, ký kết thoả ước lao động, tiếp dân, Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động tham gia quản lý của cơng đồn và các đoàn thể quần chúng khác trong doanh nghiệp chưa có những quy định cụ thể phù hợp với
tình hình kinh doanh mới của doanh nghiệp, vẫn mang nặng tính hình thức,
không có ý nghĩa thiết thực Nghị định số 98/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được ban hành từ giữa năm 1988 hầu như bị quên lãng, không có sự hướng dẫn và đôn đốc thực hiện từ cấp trên cũng như trong doanh nghiệp
Trong thực tế, đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, ở nhiều DNNN, hiện
tượng thiếu đân chủ , vi phạm quyền làm chủ của người lao độngvẫn diễn ra , ở một số nơi còn điễn ra nghiêm trọng Cũng như tình hình chung về thực hiện đân
chủ ở cơ sở trong cả nước, vấn đề thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động ở các doanh nghiệp nhà nước đã trở nên bức xúc, mà nếu không
Trang 22bất lợi đến khả năng của các doanh nghiệp trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
TẾ
: IL MOT SO VAN DE CO BAN VE QCTHDC 6 DNNN,
1 Việc ban hành QCTHDC ở DNNN
Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18-2-1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Nghị định số Ø7/ 1999/NĐ-CP ngày 13-02-1999
của Chính phủ về ban hành QCTHDC ở DNNN ra đời vào thời điểm các DNNN đang trong quá trình đổi mới tổ chức, sắp xếp lại khu vực DNNN Chuyển sang
kinh tế thị trường, các DNNN đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các đoanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các thành phần kinh tế khác Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX) và
kinh tế tư nhân (nhất là từ khi Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp Ó1-01-
2000) đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt (cả về vốn, công nghệ, thị trường, đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kĩ thuật ) đối với các DNNN Hơn thế nữa, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội, đồng thời cũng có những thách thức rất lớn đối với các DNNN, vốn quen với cơ chế bao cấp, bù lỗ của Nhà nước Ngay trên thị trường trong nước, các DNNN cũng tỏ ra không có ưu thế trong cạnh tranh với sự tràn ngập của hàng ngoại nhập lậu, giá rẻ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á (năm 1997), các cam kết hội nhập của Nhà nước (AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các biện pháp bảo hộ mậu dịch của nhiều nước trên thế giới như Vụ cá tra và cá Basa, Vụ kiện chống bán phá giá bật lửa gas ) buộc các DNNN phải nghiêm túc xem xét
kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất - kinh doanh để có thể làm ăn hiệu quả
Cổ phần hoá DNNN, thực hiện thí điểm từ năm 1992, đến nay đã tiến hành trên diện rộng (cuối năm 2002 có khoảng 1.000 DNNN được cổ phần hoá) được
coi là một trong những biện pháp chủ đạo trong đổi mới; sốp xếp lại khối
DNNN, nâng cao hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh của khu vực này Đi liền
với cổ phần hoá là sự chuyển đổi sở hữu, thay đổi cơ chế QLNN Có lúc, có nơi điều này đã gây nên những biểu hiện tâm lý hoang mang, dao động trong người
lao động, lo sợ mất sự bao cấp, "chỗ dựa" Nhà nước, sợ mất việc làm, không có thu nhập đảm bảo cuộc sống
Trang 23quốc tế và trong nước gay gắt có tác động khá lớn đến suy nghĩ, hành động của các nhà lãnh đạo DNNN, đến tâm lý, thối quen của người lao động Trong bối
cảnh đó, việc ban hành QCTHDC 6 DNNN được coi là một trong những biện
pháp chủ đạo làm lành mạnh tình hình nội bộ, khai thác các tiềm năng, phát huy tốt da trí tuệ của tập thể người lao động trong việc lựa chọn phương án sản xuất -
kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, tổ chức và sắp xếp hợp lý lao động
nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, đứng vững ở thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và quốc tế
2 Một số nội dung cơ bản của QCTHDC ở DNNN
Điều | QCTHDC ở DNNN đã xác định: “Thực hiện dân chủ ở DNNN nhằm mục đích:
- Cụ thể hoá phương châm "dan biét, dan ban, dan lam, dan kiểm tra", phat
huy quyền dân chủ thông qua tổ chức cơng đồn và dân chủ trực tiếp của người
lao động, phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt
động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,, ˆ chống tham những, chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỉ luật, gây rối nội bộ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá :
- Tạo động lực mạnh mẽ để phát triển DNNN bên vững trên cơ sở gắn bó
chặt chẽ trách nhiệm giữa giám đốc và CNVC trong chăm lo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động; phân định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của giám đốc và công nhân, viên chức đối với kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để tăng cường đoàn kết, thực hiện tự phê bình, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa giám đốc và CNVC cũng như nội bộ CNVC chức, giữa cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau; đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp, của giám đốc và của người lao động tương ứng với kết quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
QCTHDC ở DNNN là một văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể những quyền của người lao động, bao gồm các quyền được biết, được bàn được
quyết định và được giám sát kiểm tra trong các DNNN và các hình thức để thực
Trang 24z
2.1 Những vấn đề người lao động được quyền biết
Để cụ thể hoá và thiết thực đưa vào cuộc sống phương châm "đân biết, dân
bàn, đân làm, dân kiểm tra”, trước hết, người lao động trong DNNN phải được biết, có nghĩa là Hội đồng quản trị (ở những DNNN có Hội đồng quản trị), giám
đốc ở tất cả các DNNN phải công khai trong doanh nghiệp mình, những vấn đề như:
- Phương hướng, nhiệm vụ chung về đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh
của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, yếu kém; đặc biệt là nhiệm vụ; kế hoạch sản xuất, công tác của từng đơn vị trực thuộc, tổ đội sản xuất và toàn doanh nghiệp; những chủ trương lớn về sắp xếp lại, đổi mới quản lý và nâng cao
hiệu quả phát triển đoanh nghiệp
- Những chế độ, chính sách của Nhà nước và những quy định vận dụng của doanh nghiệp (kế hoạch, nội quy, quy chế, định mức ) có liên quan trực tiếp đến người lao động ở doanh nghiệp như tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động, cho thôi việc; về tiền lương, thu nhập, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ của
doanh nghiệp; vẻ khen thưởng, kỉ luật, trách nhiệm vật chất, hiếu hỷ, dé bat cán bộ; về bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật sản xuất, kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp, bảo vệ bí mật quốc giá; về quy trình vận hành máy móc thiết bị; vẻ sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, nâng lương, an toàn lao động, kĩ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh nơi làm việc; về phòng, cứu hoả, phòng chống các vi
phạm pháp luật
- Về tài chính, công khai những nội dung:
+ Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp và kết quả kiểm toán
+ Tình hình vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; tính hình công nợ tới hạn, quá hạn và nguyên nhân; những khó khăn, biện pháp huy động khác như: đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, trợ giá của Nhà nước, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền
gửi, cho vay,
+ Đầu tư cho đào tạo, bồi đưỡng, phát triển nguồn nhân lực
Trang 25quản lý, hội họp, đối ngoại, hoa hồng, môi giới; các khoản phạt doanh nghiệp
phải nộp
° + Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế các khoản trình nộp theo luật định: bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
+ Lãi lỗ và nguyên nhân; biện pháp tăng lãi, giảm lỗ
+ Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động
_+ Trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng; chi cho mục đích nhân đạo, xã hội
- Tiêu chuẩn cán bộ, quy trình và phân cấp đề bạt cán bộ từ tổ, đội sản xuất
trở lên
- Kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân đân và kết quả giải quyết các đơn thư khiếu tố theo luật định
- Nghị quyết Đại hội của tổ chức cơ sở đảng và cấp uỷ có liên quan đến sản xuất-kinh doanh theo quyết định của cấp uỷ đảng doanh nghiệp Nghị quyết của tổ chức Công đoàn, Đoàn TINCS Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp
Những hình thức chủ yếu công khai những vấn đề nêu ở trên trong doanh nghiệp bao gồm: Đại hội CNVC các cấp và toàn doanh nghiệp; các cuộc họp
định kì cán bộ chủ chốt; các cuộc họp toàn doanh nghiệp, từng cấp, các tổ chức
Công đồn, Đồn Thanh niên; thơng báo bằng sách báo, tài liệu, hệ thống truyền
thanh trong doanh nghiệp
2.2 Những việc người lao động được bàn (tham gia ý kiến trước khi Hội
đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp quyết định) bao gồm:
- Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, công tác của phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất; đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp và
của phòng ban, phân xưởng, tổ (đội) sản xuất
- Các biện pháp phát triển sản xuất - kinh doanh, cải tiến cơ cấu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, sắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp
Trang 26vệ môi trường, phòng cứu hoá, phòng, chống các vi phạm pháp luật
- Các biện pháp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản 'phẩm, hạ giá thành, bảo vệ môi trường cải tiến tổ chức lao động, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp lại lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chú ý tới những biện pháp liên quan trực tiếp đến nơi làm việc của người lao động
.- Nội dung chủ yếu của Thoả ước lao động tập thể để ký kết giữa giám đốc
và chủ tịch (hoặc đại diện) Cơng đồn, gồm: những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định
mức Kĩ thuật - lao động, an toàn, vệ sinh lao động và môi trường bảo hiểm y tế
đốt với người lao động
- Chủ trương chung về huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với địa phương, trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, quy chế tiếp khách, hội họp, giao dịch, hoa hồng môi giới; nội dung chương trình hỗ trợ địa phương và từ thiện nhân đạo
2.3 Những việc người lao động tham gia ý kiến để các cơ quan quản lý
cấp trên, tổ chức đẳng, đoàn thể ở doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định hoặc xem xét, xử lý:
- Giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn tín nhiệm là giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng; bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị va
các chức đanh nói trên của doanh nghiệp; giới thiệu đại biểu của tổ chức cơng đồn đủ tiêu chuẩn tham gia Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu doanh
nghiệp có Hội đồng quản trị);
- Xây dựng chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban
thanh tra nhân dân;
- Tổ chức và nội dung của Đại hội CNVC từ tổ (đội) sản xuất
- Xây dựng nghị quyết của Đại hội Đảng cơ sở và cấp uỷ liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở cơng đồn, đồn thanh niên
Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh đoanh và tổ chức sản xuất của doanh
Trang 27công bố rõ trong toàn doanh nghiệp những vấn đề nào trong số các nội dung nêu
trên cần có sự tham gia ý kiến của toàn thể CNVC hoặc một số chuyên gia trong
và ngoài doanh nghiệp Những điểm góp ý mà không được lãnh đạo doanh
nghiệp chấp nhận CNVC vẫn phải thực hiện Quy định này cũng dễ dẫn đến sự
dân chủ hình thức (sẽ dé cập chỉ tiết hơn ở các chương sảu của chuyên đề)
Những hình thức chủ yếu để người lao động tham gia ý kiến bao gồm: Đại hội CNVC toàn doanh nghiệp và các khâu, cấp trực thuộc; hội nghị chuyên môn; lãnh đạo tiếp công dân; tổ chức lấy ý kiến; hòm thư góp ý; tổ chức tiếp xúc, thảo luận, thương lượng về nội dung lao động tập thể và hợp đồng lao động
2.4 Những việc người lao động được quyết định
- Biểu quyết thông qua Thoả ước lao động tập thể, hoặc bổ sung, sửa a đổi để
chủ tịch (hoặc người đại điện) Cơng đồn và giám đốc kí kết
- Kí kết hợp đồng lao động với giám đốc (người đại diện giám đốc); đơn :
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo luật định
- Thảo luận và biểu quyết Nghị quyết Đại hội CNVC thông qua các quy chế
và các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với những quy định của Nhà nước và thực tế của doanh nghiệp; chú trọng quy chế về các quỹ phúc lợi, khen thưởng và dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Bầu Ban thanh tra nhân dân
Những công việc trên được người lao động bàn và quyết định tại Đại hội CNVC, Hội nghị toàn doanh nghiệp hoặc từng cấp của doanh nghiệp, tổ chức
công đoàn của doanh nghiệp
2.5 Quyền giám sát, kiểm tra của người lao động
Người lao động có quyển giám sát, kiểm tra tất cả những vấn để mà Hội đồng quản trị, giám đốc phải công khai trong toàn doanh nghiệp, tự giám sát
kiểm tra giáo đục lẫn nhau trong thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của người lao
Trang 28r
thực hiện các nghĩa vụ của đoanh nghiệp với Nhà nước và xã hội; đặc biệt việc sử dụng các loại quỹ sau thuế, nhất là quỹ phúc lợi của doanh nghiệp; kết quả giải quyết các tranh chấp lao động và các khiếu nại, tố cáo của công nhân
Người lao động trong DNNN thực hiện quyền giám sát, kiểm tra nêu trên thông qua các phương thức và tổ chức chủ yếu: Đại hội CNVC; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; hoạt động kiểm toán; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo luật định và thông qua sự lãnh đạo, kiểm tra, giấm sát
của tổ chức đảng và sự tham gia của tổ chức Cơng đồn doanh nghiệp
Với những quy định nói trên, QCTHDC ở DNNN đã cụ thể hoá một cách chỉ tiết các quyền và phương thức đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của người
lao động trong DNNN, trong đó có những nội dung khẳng định và nhấn mạnh
thêm một số quy định về quyền của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động đã được quy định ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác có
Trang 29Chuong Hai:
KET QUA KHAO SAT TINH HINH TO CHUC TRIEN KHAI
QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA 4 NĂM (1999-2002)
Nhóm nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo sát thực tế tình hình triển khai thực hiện QCTHDC ở DNNN từ tháng 6-2001 đến tháng 10-2002 Địa bàn được lựa
chọn khảo sát là các Tổng Công ty nhà nước, DNNN của trung ương,thuộc.Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Uỷ
ban Dân tộc và DNNN của các địa phương Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc Kết quả ở L6 DNNN, (trong đó có 8 đơn vị là các DNNN do các bộ, ngành hoặc các Tổng Công ty quản lý; 8 đơn vị là các DNNN địa phương do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý) Nhóm nghiên cứu của Đề tài đã khảo sát được 530 phiếu; bao gồm: Tổng Công ty Xây dựng - Thương mại (100 phiếu); Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch (57 phiếu); Công ty Supe Phốt phát Lâm Thạo (40 phiếu), Công ty Dịch vụ Hàng không Nội Bài (25 phiếu); Cơng ty Khai thác khống sản Miền núi (20 phiếu); Công ty sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu (22 phiếu); Xí nghiệp Cơ khí Điện Thủy lợi (17 phiếu); Công ty Tem (15 phiếu);
Công ty Dược Vật tư Y tế Hưng Yên (56 phiếu); Công ty Phát hành sách Hưng
Yên (33 phiếu), Công ty Khai thác công trình thủy lợi Vĩnh Phúc (23 phiếu); Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long (21 phiếu); Công ty Cơ khí nông nghiệp Duy Tiên (25 phiếu); Xí nghiệp Khai thác thủy lợi Hà Nam (25 phiếu); Trại Giống cây trồng Đồng Văn (26 phiếu); Công ty Tư vấn xây đựng và Phát triển nông thôn Hà Nam (25 phiếu) Trong 530 Phiếu trưng cầu ý kiến có 296 phiếu của 8 DNNN trung ương và 234 phiếu của 8 DNNN địa phương Để thuận lợi cho việc khảo sát, đánh giá về các biện pháp triển khai cũng như kết quả thực hiện QCTHDC 6 DNNN trong quá trình điều tra, phân tích, xử lý đữ liệu, nhóm nghiên cứu đã phân biệt 2 đối tượng người lao động trong DNNN: cán bộ và
công nhán Cán bộ là những người giữ các chức vụ quản lý từ tổ trưởng tổ sản
Trang 30chúng tôi xếp vào đối tượng công nhân Day là những người thụ hưởng, góp ý
xây dựng, thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện QCTHDC trong doanh
nghiệp Trong số 530 Phiếu trưng cầu ý kiến, có 147 phiếu khảo sát đối tượng cán bộ (DNNN trung ương: 90 phiếu, DNNN địa phương: 57 phiếu) và 383 phiếu với đối tượng công nhân (DNNN trung ương: 206 phiếu, DNNN địa phương: 177 phiếu)
Ở mỗi bộ, ngành, địa phương, cán bộ nhóm nghiên cứu tiếp cận Ban chỉ đạo, thành viên Ban chỉ đạo thực hiện QCDC (Ban cán sự đảng hoặc Ban chấp hành cơng đồn ở các bộ, ngành; Ban tổ chức chính quyền; hoặc Liên đoàn lao
động ở các địa phương) để tìm hiểu về các biện pháp chỉ đạo triển khai; tình hình
thực hiện QCDC của các DNNN trực thuộc; những thuận lợi, khó khăn; các điển hình thực hiện tốt
Đến mỗi doanh nghiệp, cán bệ của nhóm nghiên cứu đều làm việc với đại điện lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cán bộ làm công tác đảng, cơng đồn, tìm hiểu
về tình hình tổ chức triển khai; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Ngoài việc nắm tình hình chung, cán bộ khảo sát còn thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các báo cáo sơ kết, tổng kết về tình hình và kết quả thực hiện QCDC, các bản quy chế, quy định, nội quy do các đơn vị xây dựng
và thực hiện theo tỉnh thần của QCTHDC ở DNNN Sau khi làm việc với các cấp
lãnh đạo, cán bộ của nhóm tiếp xúc trực tiếp với người lao động, phỏng vấn, trao đổi và phát Phiếu trưng cầu ý kiến Với suy nghĩ rằng ý kiến của người lao động thể hiện trên Phiếu trưng cầu ý kiến là nguồn tư liệu chủ yếu của Đề tài nên trong
quá trình khảo sát, chúng tôi luôn cố gắng tuân thủ nguyên tắc dân chủ, khách
quan, tìm các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động khác gây ảnh hưởng đến ý kiến của người lao động (người trả lời không nhất thiết phải kí tên vào Phiếu trưng cầu ý kiến, cán bộ của nhóm Đề tài trực tiếp phát và thu phiếu,
không qua lãnh đạo doanh nghiệp); nguyên tắc về ¿ính đại điện (giữa các loại
hình DNNN trung ương, địa phương; các ngành nghề khác nhau; tỉ lệ cân đối tương đối giữa các đối tượng cán bộ, công nhân )
Với việc tuân thủ các nguyên tắc đó, nhóm khảo sát hy vọng qua các Phiếu trưng cầu ý kiến sẽ thu nhận được những ý kiến phản ánh trung thực, khách quan, thẳng thấn của người lao động về quá trình thực hiện QCTHDC ở các DNNN
Trang 31z
văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các báo cáo sơ kết, tổng kết để đưa ra những nhận
xết về tình hình thực hiện QCTHDC ở DNNN, phát hiện các điển hình làm tốt,
các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cả từ nội dung QCTHDC đến
các:biện pháp triển khai thực hiện của cơ sở Đó là những cơ sở để đẻ xuất với
các cấp lãnh đạo, quản lý các biện pháp giải quyết
L MOT SO KET QUA TO CHUC TRIEN KHAI QCTHDC Ở DNNN
1 Công tác tổ chức chỉ đạo triển khai đưa QCTHDC ở DNNN tới người lao động
1.1 Các biện pháp tổ chức chỉ đạo triển khai
Sau khi có Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các ban, ngành trung ương và của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC
của Trung ương, cấp ủy cùng lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương đã tích cực tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện QCDC Công tác tổ chức chỉ đạo triển khai QCTHDC ở DNNN được tiến hành trong tổng thể tổ chức chỉ đạo triển khai thực
hiện QCDC ở cơ sở, cùng với QCTHDC ở xã và QCTHDC ở cơ quan, với các
hình thức và biện pháp sau:
- Ban cán sự đảng và lãnh đạo các bộ, ngành, các Tổng Công ty nhà nước
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện QCDC ở phạm vi quản lý của bộ, ngành Các bộ, ngành, các Tổng Công ty nhà nước tiến hành thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC, thành phần gồm đại diện lãnh đạo (Thứ trưởng hoặc Bộ trưởng đối với
các bộ, ngành; chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc đối với các tổng công ty), đại điện Ban cán sự đảng, Đảng ủy; đại điện cơng đồn ngành; đại diện các vụ chức năng có nhiều liên quan (vụ Tổ chức - Lao động, vụ Tài chính - Kế toán, vụ Kế hoạch- Thống kê ) Trong Ban chỉ đạo có sự phân công công việc và
lĩnh vực trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi thực hiện QCDC ở cơ sở đối với
từng thành viên
Nhiều bộ, ngành tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt các văn bản
của Đảng và Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở: Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQHI0 ngày 30-7-1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 07/1999/NĐ-CP của Chính phủ và các thông
tư hướng đẫn của các ban, ngành chức năng Hội nghị cũng là dịp để lãnh đạo Bộ,
Tổng Công ty, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC quán triệt tới lãnh đạo và cán bộ chủ chốt các đơn vị cơ sở chủ trương, quyết tâm của cấp ủy và lãnh đạo bộ, ngành
Trang 32z
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và Chính phủ, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của các bộ, ngành, Tổng Công ty phối hợp với lãnh đạo đề ra chương trình, xây dựng kế hoạch và ra các chỉ thị, hướng dẫn triển khai thực hiện QCDC trong các DNNN thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành Bộ Công nghiệp và Công đồn Cơng nghiệp Việt Nam ra Chỉ thị liên tịch số 01/CT-LT ngày 01-7-1999; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch số 2149 BNN/TCCB về việc triển khai thi hành Nghị định số 07/1999/NĐ-CP, phối
hợp với Cơng đồn Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ra Chỉ thị Liên tịch về
việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và Đại
hội CNVC ở các DNNN thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây
dung đã đề ra Chương trình hành động số 2113/BXD-TCLĐ, Kế hoạch triển khai số 1725/BXD-TCLĐ ngày 20-7-1999 chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở; Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ban hành Quyết định số 248-
QD/TCCB-HDQT ngày 16-9-1999 về việc thực hiện QCDC; Tổng Công ty Dệt
May Việt Nam có Quy chế số 1486/LT-DM ngày 02-10-2000 về việc thực hiện
dân chủ trong Tổng Công ty Dệt May Việt Nam; Tổng Công ty Xi măng Việt
Nam có Quyết định số 349/XMVN-HĐỌT' ngày 20-8-1999 về việc thực hiện
QCDC trong Tổng Công ty
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nêu rõ yêu cầu; kế hoạch các - bước triển khai (phổ biến để cán bộ, CNVC học tập quán triệt, xây dựng QCTHDC của doanh nghiệp, thực hiện QCDC đã được Đại hội CNVC thông qua,
sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm); phân công trách nhiệm, định rõ tiến độ thời gian thực hiện ở các doanh nghiệp
Một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện QCDC là
việc rà soát các văn bản đã ban hành Kết hợp với quá trình cải cách hành chính, các bộ, ngành đã rà soát hệ thống các văn bản QLNN, các quy định, quy chế đã ban hành, công bố hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực, không đúng thẩm quyền, trái pháp luật hoặc không phù hợp với tỉnh thần QCTHDC trong DNNN
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC trung ương, trong quá trình này
Bộ Giao thông vận tải hủy bỏ 500 văn bản, bổ sung 200 văn bản; Bộ Công nghiệp hủy bỏ 1.041 văn bản hết hiệu lực, bãi bỗ chuyển đổi nhiều giấy phép nhằm tạo
Trang 33nghiệp"
Một số bộ, ngành tập trung chỉ đạo điểm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn 3 đơn vị làm điểm: Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Tổng
Công ty Xây dựng Thay loi I; Công ty Đường Quảng Ngãi) để rút kinh nghiệm, sau đó thực hiện trên phạm vi rộng Các Tổng Công ty thường tiến hành xây dựng QOCTHDC của tổng công ty, ra quyết định ban hành và các đơn vị, DNNN trực
thuộc lấy đó làm quy chế mẫu, kết hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp để
xây dựng dự thảo QCTHDC của mình (Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông
Việt Nam; Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Tổng Công ty Dệt May Việt Nam; Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng )
- Ở các tỉnh, thành phố đêu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở do Bí thư hoặc Chủ tịch UBND làm trưởng ban, giúp cấp ủy và chính quyền chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, uốn nắn kịp thời việc thực hiện QCDC ở cơ sở, bao gồm cả 3 loại hình: QCTHDC ở xã; QCTHDC trong cơ quan hành chính sự nghiệp; QCTHDC trong DNNN Các thành viên Ban chỉ đạo gồm đại điện các ban,
ngành, cấp ủy và UBND cùng với đại điện Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố
Ở một số địa phương (Hà Nam), Liên đoàn Lao động được phân công trực tiếp phụ trách theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện QCDC trong các cơ quan |
hành chính sự nghiệp và DNNN trên địa bàn (Ban tổ chức chính quyên phụ trách
việc thực hiện QCDC ở khối xã, phường, thị trấn) Ban chỉ đạo cùng với lãnh đạo địa phương tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các ban, ngành trung ương về thực hiện QCDC ở cơ sở, xây đựng chương trình, đề ra kế hoạch và các biện pháp thực hiện Trên cơ sở chương trình, kế hoạch đã đề ra, Ban chỉ đạo có sự phân công nhiệm vụ giữa các thành viên, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị cơ sở (trong đó
có các DNNN) triển khai thực hiện
Hầu hết các tỉnh, thành phố tập trung làm tốt việc triển khai thực hiện
QCTHDC ở xã (loại hình các đơn vị cơ sở chủ yếu) QCTHDC ở cơ quan hành
chính sự nghiệp và DNNN, đặc biệt ở DNNN còn bị xem nhẹ Ngay trong các báo cáo sơ kết quá trình triển khai QCDC ở cơ sở của các địa phương phần nói về QCTHDC ở DNNN tất sơ sài, qua loa Lý do một phần là do DNNN ở các địa phương (nhất là các tỉnh thuần nông nghiệp, cắc tỉnh miền núi ) nhỏ lẻ, số
? Theo Báo cáo số 04/BC-BCĐ ngày 15-01-2002 của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của Trung ương (Ban chấp hành TW) về Sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-02-1998 của
Trang 34z
lượng ít, phân tán, sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả Lý do khác chính là sự thờ ơ, sự quan tâm chưa đầy đủ của cấp ủy và chính quyền địa phương đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện QCDC trong các DNNN
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các DNNN thực hiện QCDC Tổng Liên đoàn đã phối hợp
với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ban hành Thông tư Liên
tịch và ra Hướng dẫn số 1584/TLĐ ngày 15-11-1999 về tổ chức và hoạt động của Đại hội CNVC trong DNNN, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện Hướng dẫn số 1584 cùng với Thông tư số
65/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối
với DNNN là hai văn bản hướng dẫn chủ đạo của các ngành chức năng đối với quá trình thực hiện QCDC ở DNNN Các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, các Cơng đồn ngành Trung ương đã phối hợp chặt chế với bộ, ngành, UBND tỉnh,
thành phố để ban hành kế hoạch triển khai hướng dẫn tổ chức công đoàn cơ sở
thực hiện một cách cụ thể Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh,
thành phố, cơng đồn ngành Trung ương tham gia trong Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp, giữ vai trò tích cực thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện dân
chủ ở cơ sở, nhất là dân chủ trong các cơ quan và DNNN
Nhiều Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ˆ
Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cần Thơ, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Long, Lào Cai, Hưng Yên; một số ngành như Giao thông vận tải, Công nghiệp, Y tế, Thủy sản, Xây dựng, Hàng hải, Dầu
khí, Đường sắt, Cao su, Thương mại đã có các hình thức hướng dẫn bằng văn
bản, biên soạn tài liệu và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của
Trung ương và địa phương để tổ chức triển khai thực hiện QCTHDC ở DNNN ở địa phương, ngành mình“
1.2 Các hình thức, biện pháp tuyên tuyên, phổ biến QCDC tới người lao động trong các DNNN
1.2.1 Người lao động tiếp cận QCTHDC ở DNNN thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng
Từ khi Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành, công tác tuyên truyền về QCDC qua các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh Báo
Trang 35z
viết, báo hình, phát thanh có nhiều thời lượng, nhiều hình thức phong phú, độc - đáo để tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện đân chủ ở cơ
sở, trong đó có QCTHDC ở DNNN Hệ thống các tài liệu về QCDC, hướng dẫn
thực hiện QCDC được ¡n ấn và chuyển về các cơ sở Nội dung Chỉ thị số 30 và các Nghị định của Chính phủ về QCTHDC được đưa vào các chương trình bồi dưỡng cán bộ của các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm chính trị huyện Các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần đắc lực đưa QCDC đến với người dân, người lao động, giúp họ hiểu rõ bản chất dân chủ của chế độ, quyền và lợi ích của mỗi người Khảo sát 530 đối tượng người lao động troñg 16 DNNN ở Trung ương và địa phương có 255 người (chiếm 48,1%) biết QCTHDC trong DNNN thông qua đọc báo, 263 người (chiếm 49,6%) biết qua nghe đài phát thanh Điều đặc biệt ở chỗ có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm đối tượng ở các DNNN trung ương và DNNN địa phương TỈ lệ người biết đến QCTHDC ở
các DNNN trung ương qua đọc báo là 63,9%, qua nghe đài phát thanh: 63,2% thì
ở các DNNN địa phương các tỉ lệ tương ứng chỉ là: 28,2% và 32,5% Chênh lệch tới 2 lân Phải chăng là do ở các DNNN địa phương điều kiện tiếp cận đến các ` phương tiện báo, đài của người lao động khó khăn hơn?
Bảng 1: Một số kênh thông tin để người lao động tiếp cận QCTHDC ở DNNN: Tên DN DNNN trung ương DNNN địa phương Tổng hợp chung Kết quả cB CN |Thợp | CB CN |T.hợp| CB CN T.H =90 | =206 | =296 | =57 | =177 | =234 | =147 | =383 | =530 - Đọc báo 61 128 | 189 17 49 66 78 177 255 (678) | (621) | (63.9) | (29,8) | (27,7) | (28.2) | (63,1) | (48,2) | (48,1) - Nghe đài, xem truyền hình 52 135 187 13 63 76 65 198 263 (67,8) | (65,5) | (63.2) | (22.8) | (35,6) | (32,5) | (44,2) | (51,7) | (49,6)
1.2.2 Các biện pháp tuyên truyền trong nội bộ doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện, có sự tham gia của đại diện lãnh đạo, cơng đồn, các phòng, ban chức năng, đại điện các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng, Đồn Thanh niên, Nữ cơng.v.v Trong Ban chỉ đạo có sự
phân công rõ trách nhiệm, cấp ủy, chuyên môn chuẩn bị văn bản báo cáo các nội
Trang 36được tham gia, mọi người thực hiện và giám sát, kiểm tra" Lãnh đạo doanh
nghiệp phối hợp với BCH công đoàn tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt phổ biến Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của cơ quan chủ
quản (các Bộ, các Tổng Công ty, các sở, ban, ngành ); quán triệt quan điểm chỉ
đạo thực hiện QCDC của lãnh đạo doanh nghiệp Các tổ, đội, phân xưởng sản
xuất, phòng ban chức năng tổ chức họp CNVC để phổ biến, học tập về QCDC, tuyên truyền để người lao động hiểu cụ thể những việc người lao động được bàn
bạc, tham gia ý kiến, những việc được thông báo, những việc được quyết định;
bàn biện pháp xây dựng và thực hiện QCDC ở các doanh nghiệp Ngoài biện pháp tuyên truyền học tập qua các buổi hợp, một số doanh nghiệp tổ chức in, sao
tài liệu phát đến từng CNVC, thông báo qua hệ thống bảng tin, tuyên truyền qua
hệ thống truyền thanh nội bộ Tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể mă mỗi
doanh nghiệp áp dụng các hình thức tuyên truyền thích hợp Với những đơn vị ở tập trung thì tổ chức Hội nghị toàn thể, tuyên truyền qua mạng truyền thanh Những đơn vị ở phân tán thì lãnh đạo tổ chức sao, in tài liệu gửi cho cán bộ phụ trách các bộ phận quán triệt Các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia tuyên truyền
về QCDC qua các buổi sinh hoạt, các hoạt động văn hóa - thể thao, câu lạc bộ
phổ biến, giáo dục, vận động cho thành viên của mình tự giác thực hiện
Trang 37z
Qua các số liệu trong Bảng 2, hình thức chủ yếu để tuyên truyền QCTHDC
đến người lao động ở các DNNN là các buổi họp tổ, đội, phân xưởng sản xuất,
phòng, ban Trong số 530 phiếu, có 370 người (69,8%) trả lời biết về QCDC qua hình thức này Tuy nhiên, tỉ lệ này ở khối DNNN trung ương chỉ là 59,1%, thấp hơn nhiều so với khối DNNN địa phương: 83,3% Có tới gần một nửa số người được hỏi trả lời được trực tiếp đọc QCTHDC ở DNNN (46%) Đây là một tỉ lệ khá cao Đặc biệt, trong số 147 đối tượng được hỏi là cán bộ, có tới 89 người trực tiếp đọc QCTHDC, đạt tỈ lệ rất cao (60,5%) Các cuộc họp do cơng đồn doanh nghiệp tổ chức là một kênh quan trọng đưa nội dung QCDC đến với người lao động Trong số 530 người được hỏi có 307 người biết đến QCDC qưa các cuộc
họp đo cơng đồn tổ chức, đạt tỉ lệ 57,9%,
1.3 Kết quả công tác tuyên truyền về QCTHDC ở DNNN
Nhìn chung, nhờ sự nỗ lực tổ chức chỉ đạo thực hiện của các cấp các ngành, sự tích cực tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương, các hình thức, biện pháp tuyên truyền phong phú, đa dạng của mỗi doanh nghiệp, QCTHDC ở DNNN đã thực sự đến được với người lao động Tuyệt đại bộ phận cán bộ, CNVC trong các DNNN đều bày tỏ thái độ phấn khởi,
đồng tình, ủng hộ việc triển khai thực hiện QCDC, tích cực tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng các quy chế, quy định, nội quy ở đơn vị mình
Phần lớn các cấp ủy Đảng, lãnh đạo doanh nghiệp và các đoàn thể quần chúng đều nhận thức được rằng thực hiện tốt QCDC là thực sự phát huy được quyền làm chủ và tính sáng tạo của mỗi người lao động, tạo được động lực mạnh mẽ từ bản thân mỗi người lao động Qua đó, sức mạnh tổng hợp của cả doanh nghiệp được tăng lên, bảo đảm để doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, nâng cao hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, chống các hành vi vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ gây rối tình hình nội bộ, cải thiện đời sống, việc làm và quyền lợi cho người lao động
Lãnh đạo doanh nghiệp đã bước đầu ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm cho người lao động quyền được nhận thông tin về các
nội dung theo quy định, được quyền tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến về những
vấn đề thuộc quyền quyết định của cấp trên, được quyền kiểm tra, giám sát về các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời còn có trách nhiệm áp dụng các hình
thức tổ chức thích hợp để đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ của người lao
động
Trang 38z
sản xuất trong doanh nghiệp, thực hiện nếp sống lành mạnh, trung thực trong cán bộ, CNVC, giữ gìn khối đoàn kết thống nhất từ lãnh đạo đến CNVC Xây dựng và thực hiện QCDC trong DNNN thể hiện sự cộng đồng trách nhiệm, đồng thời xác định rõ vai trò cấp ủy, cơng đồn, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, CNVC đối với hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
Người lao động ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng QCDC, các quy chế cụ thể trên từng lĩnh vực của doanh nghiệp, dé xuất ý kiến xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh, xây
dựng kỉ luật lao động - sản xuất Người lao động cũng mạnh dạn thẳng thấn góp
ý với tổ chức đảng, công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm dân chủ, tham những, lãng phí , phát huy sáng kiến, cải tiến ki thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của đoanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường
Kết quả khảo sát cho thấy đại bộ phận người lao động đã biết về QCTHDC
ở DNNN Trong số 530 người được hỏi có 411 người (77.5%) đã biết về QCDC,
trong đó 344 người (64,9%) biết từ trước năm 2000; 67 người (12,6) biết QCDC -
trong thời gian 2001 trở lại đây Tỉ lệ người biết QCDC ở DNNN trung ương là
9,7%, lớn hơn so với tỉ lệ này ở các DNNN địa phương (74,8%)
Đa số người được hỏi đánh giá tốt về các biện pháp tuyên truyền QCDC ở
đoanh nghiệp mình Có 422 người đánh giá tốt, đạt tỈ lệ 79,6%, trong đó không
có chênh lệch đáng kể giữa tỉ lệ này ở DNNN trung ương (81,4%) và DNNN địa
phương (77,4%) Chỉ có một người (0,2%) nhận xét doanh nghiệp mình không có
biện pháp nào để tuyên truyền QCDC; 50 người (9,4%) nhận xét các biện pháp tuyên truyền QCDC ở doanh nghiệp mình chưa tốt
Trang 39z
Trả lời câu hỏi (ông, bà) được biết về QCTHDC ở DNNN từ thời gian nào, 'đa số người lao động trả lời biết trong khoảng thời gian năm 1999-2000 Đó
chính là thời gian QCTHDC ở DNNN đang được triển khai trên diện rộng
2 Kết quả tổ chức triển khai thực hiện QCTHDC ¿DNNN._ ~
2.1 Xây dựng QCTHDC và các quy chế, quy định khác của doanh
nghiệp
Tiếp theo quá trình tuyên truyền, phổ biến, học tập về QCDC, các Tổng Công ty, các DNNN tiến hành xây dựng QCDC ở đơn vị mình Căn cứ theo Nghị định của Chính phủ, các hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp với cơng đồn xây dựng dự thảo QCDC của đơn vị, có tính đến các điều kiện cụ thể cũng như đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp mình Bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến của người lao động tại các cuộc họp tổ đội, phân xưởng sản xuất và Đại hội CNVC doanh nghiệp Chất lượng thảo luận, đóng góp'ý kiến
của CNVC tại Đại hội phụ thuộc rất lớn vào các công tác chuẩn bị về nội dung,
cơ sở vật chất và công tác tuyên truyền vận động thực hiện QCDC Qua khảo sát thực tế, ở những DNNN làm tốt công tác tuyên truyền, học tập về QCDC, nâng cao nhận thức và ý thức dân chủ của người lao động thì tại Đại hội CNVC, người lao động sẽ tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng QCDC của - đơn vị, để xuất các sáng kiến, giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng doanh
nghiệp
Sau khi Đại hội CNVC thảo luận, đóng góp ý kiến dự thảo QCDC được đưa ra lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ chủ chốt đoanh nghiệp Tiếp theo là bước hoàn thiện QŒCDC theo các ý kiến của Đại hội CNVC và Hội nghị cán bộ chủ chốt,
phê duyệt và ban hành thực hiện
Phan lớn các bản QCDC của các doanh nghiệp đã bám sát các nội dung
Nghị định 07/1999/NĐ-CP, đồng thời bổ sung, cụ thể hóa các điểm quy định cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Phân định cụ thể các việc phải công
khai, những việc người lao động tham gia ý kiến, những việc người lao động
quyết định; xác định cụ thể những nội dung cần định kì thông báo cho hội nghị cần bộ chủ chốt, những nội dung cần thông báo đến các phòng, ban, phân xưởng,
tổ, đội sản xuất và đến mọi người lao động theo Điều 6, QCDC ở DNNN
Trang 40định cụ thể các cuộc họp định kì hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm
để thông báo công khai đến người lao động, tạo diễn đàn để người lao động bàn
bạc, thảo luận các chuyên đề khác nhau: về kế hoạch sản xuất - kinh doanh, về chế độ chính sách, về nội quy doanh nghiệp, về tài chính, về quy hoạch và quy trình đề bạt cán bộ Đối với các DNNN hoạt động công ích còn có nội dung công khai phần thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo kế hoạch, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và phần được Nhà nước cho phép kinh đoanh thu lãi
Nhiều doanh nghiệp còn quy định kì hạn lãnh đạo doanh nghiệp tiếp và nghe ý kiến đóng góp, ý kiến khiếu nại, tố cáo của người lao động và kì hạn lãnh đạo doanh nghiệp đối thoại, trả lời chất vấn của người lao động về tình hình doanh nghiệp, kết quả thực hiện các nội dưng theo quy định của quy chế
Vai trò của các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Nữ công trong việc tập hợp, đoàn kết người lao động, đại diện và bảo vệ quyên lợi của người lao động, mối quan hệ giữa các tổ chức này với lãnh đạo doanh nghiệp cũng là những vấn đề mà QCTHDC ở nhiều doanh nghiệp đề cập đến
Đồng thời với việc triển khai QCTHDC, lãnh đạo các doanh nghiệp chỉ đạo
các bộ phận nghiệp vụ hệ thống lại các văn bản về chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người lao động đang còn hiệu lực và có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp Các quy chế, quy định, nội quy trong nội bộ doanh nghiệp đã ban
hành cũng được rà soát lại xem cái nào còn hiệu lực, cái nào đã hết hiệu lực, cái
nào có nội dung mâu thuẫn với tỉnh thần của QCTHDC cần sửa chữa hoặc loại bỏ, xây dựng văn bản mới Kết quả, bên cạnh QC7HDC mỗi doanh nghiệp còn xây dựng, ban hành một loạt quy chế, quy định, quy ước và các văn bản điều tiết các hoạt động trong nội bộ đơn vị Cụ thể một số quy chế, quy định sau:
- Nội quy lao động và kỉ luật lao động; - Quy chế làm việc của Ban Giám đốc; - Quy chế về trách nhiệm bảo hộ lao động; - Quy chế về công khai tài chính;
- Quy chế phân phối trả lương theo kết quả sản xuất- kinh doanh;
- Quy chế về tuyển dụng lao động: