Nước ta đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, tình hình kinh tế có nhiều biến động, việc thích nghi với nó để đứng vững trên thương trường là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đặc biệt là DN Nhà nước (DNNN). Vì lẽ những DN, HTX còn chưa quen với môi trường kinh doanh mới, bị cạnh tranh, nguồn vật tư không ổn định, quản lý kinh doanh kém nên dẫn đến các DN, HTX lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản. Việc điều chỉnh những quan hệ này vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính riêng biệt mà không thể sử dụng các văn bản giải thể để xử lý được, do đó sự ra đời của luật phá sản là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Việc giải thể hay phá sản DN, HTX theo luật hiện hành là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được xem xét trên cơ sở thực tiễn và quan điểm lý luận tiến bộ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN CÁC VẪN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Học viên: Nguyễn Đại Dương Lê Thị Phương Thảo Hoàng Thị Quyên Đặng Thị Hải Hà Vũ Đình Hải Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh K6B Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Hải Phòng Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thái Sơn Tóm tắt Nước ta đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, tình hình kinh tế có nhiều biến động, việc thích nghi với nó để đứng vững trên thương trường là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đặc biệt là DN Nhà nước (DNNN). Vì lẽ những DN, HTX còn chưa quen với môi trường kinh doanh mới, bị cạnh tranh, nguồn vật tư không ổn định, quản lý kinh doanh kém nên dẫn đến các DN, HTX lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản. Việc điều chỉnh những quan hệ này vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính riêng biệt mà không thể sử dụng các văn bản giải thể để xử lý được, do đó sự ra đời của luật phá sản là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Việc giải thể hay phá sản DN, HTX theo luật hiện hành là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được xem xét trên cơ sở thực tiễn và quan điểm lý luận tiến bộ. Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, DN, HTX có “đời sống” riêng của nó. DN, HTX ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể sẽ mất đi ở một thời điểm nhất định. DN, HTX có thể chấm dứt sự tồn tại dưới hai hình thức giải thể hoặc phá sản. Việc chấm dứt sự tồn tại bằng hình thức nào được quyết định bởi khả năng thanh toán nợ của chính DN, HTX. Nếu DN, HTX không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì sẽ chấm dứt theo hình thức phá sản. Ngược lại, nếu các khoản nợ đến hạn được DN, HTX thanh toán đầy đủ thì DN sẽ chấm dứt sự tồn tại theo hình thức giải thể. Luật Phá sản được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2004. Luật Phá sản ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp nói chung và pháp luật về kinh doanh nói riêng. Luật Phá sản là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong việc tiếp tục thể chế hóa chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước ta; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, HTX đang trong tình trạng sản xuất, kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự, góp phần tái phân phối tài sản; thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ. Đồng thời, Luật Phá sản cũng là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tòa án nhân dân (TAND) giải quyết hậu quả pháp lý của các DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đã nêu, chúng em xin chọn đề tài tiểu luận “CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DN” nhằm tìm hiểu, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn của giải thể và phá sản DN, làm sáng tỏ một số nội dung và các vấn đề vướng mắc, bất cập của Luật phá sản năm 2004. MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ, PHÁ SẢN 1.1 Tổng quan về giải thể, phá sản DN 1.1.1 Khái niệm về giải thể DN Giải thể DN là việc DN chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Có hai loại giải thể: - Giải thể tự nguyện : là trường hợp chủ DN thực hiện quyền rút lui khỏi thương trường vì những lý do riêng của họ hoặc trong điều lệ đã thỏa thuận. - Giải thể bắt buộc : là cơ quan hành chính Nhà Nước có thẩm quyền buộc DN phải giải thể khi DN không đủ điều kiện luật định nào đó hoặc vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc giải thể DN phải qua các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo việc rút lui khỏi thương trường một cách có trật tự và quyền lợi của các đối tác kinh doanh. Cho nên, DN phải hoàn tất các nghĩa vụ tài chính để giải thể theo thủ tục hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước. Khi tiến hành giải thể DN phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tài chính, làm thủ tục xin giải thể tại cơ quan quản lí kinh doanh, tiến hành hủy con dấu, đóng mã số thuế của công ty. Đăng bố cáo giải thể 03 số báo liên tiếp. Việc giải thể DN làm chấm dứt tư cách pháp nhân của DN đó. DN giải thể trong các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 157 Luật DN 2005, bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư qui định tại Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Tòa án tuyên bố giải thể. Phần giải thể DN cũng được quy định cụ thể ở Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật DN 2005. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 157 Luật DN năm 2005, DN bị giải thể trong những trường hợp sau: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; - Theo quyết định của chủ DN đối với DN tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, DN chỉ được giải thể sau khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo khoản 2 Điều 157 Luật DN năm 2005. 1.1.2 Khái niệm về phá sản DN Phá sản là một hiện tượng tất yếu và bình thường của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình cạnh tranh vô tận và khốc liệt của hoạt động kinh doanh, rủi ro không trảđược nợ có thểđến với bất cứ chủthể nào. Vấn đề đặt ra là chúng ta nhìn nhận phá sản theo quan điểm nào để có cách thức tác động nhằm giải quyết phá sản sao cho có lợi nhất đối với chủnợ, người mắc nợ và đối với toàn bộ nền kinh tế. Có hai quan điểm chính liên quan đến vấn đề phá sản: Quan điểm thứ nhất cho rằng, phá sản là do lãnh đạo DN hoặc do chủ thể kinh doanh bất tài. Sự yếu kém trong quản lý DN và kinh doanh dẫn đến hệ quả là những chủ thể này không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn khiến cho DN phải phá sản. Khi DN phá sản sẽ để lại những hậu quả như bạn hàng, đối tác không được nhận lại hoặc được nhận lại nhưng không đủ tài sản đã cho vay. Hơn nữa, DN phá sản sẽ để lại một số lượng nhất định người làm công bị thất nghiệp và tạo thành gánh nặng cho xã hội. Đổi lại với những hậu quả này, xã hội cần có những biện pháp trừng phạt những người lãnh đạo trong DN bị phá sản. Xuất phát từ lý do đó mà quan điểm này cho rằng luật phá sản được ban hành nhằm hướng đến mục đích trừng phạt con nợ, loại bỏ con nợ ra khỏi cuộc chơi của thị trường. Chính vì vậy, nếu con nợ không thanh toán những khoản nợ đến hạn sẽbị tuyên bố phá sản ngay mà không cần quan tâm đến lý do của việc không trả được nợ. Khi DN bị phá sản tức là DN sẽ mất đi và cơ hội kinh doanh đối với các chủ sở hữu DN cũng không còn nữa. Quan điểm thứ hai cho rằng, việc không trả nợ bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau như tình hình kinh tế không thuận lợi, tác động của thiên tai, dịch bệnh, năng lực quản trị yếu kém Chính vì vậy, pháp luật phá sản không nên chỉ nhằm vào việc trừng trị con nợ mà nên thừa nhận thực tế phá sản là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong pháp luật phá sản ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Xuất phát từ quan điểm thứ hai này, việc xây dựng pháp luật phá sản cần đảm bảo những yêu cầu sau: Trước hết, nếu coi phá sản là trường hợp DN “chết” thì khởi đầu của quá trình đó là DN bị “ốm”, giống như quy luật vốn có của cuộc sống: “sinh, lão, bệnh, tử”. Do đó, nếu DN không trả nợ đến hạn thì cần xác định xem lý do nào dẫn đến tình trạng đó, cũng giống như một người có bệnh thì cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị phù hợp. DN hoàn toàn có thể thoát ra khỏi tình trạng không thanh toán được nợ nếu có những biện pháp tái cơ cấu phù hợp. Việc tái cơ cấu DN được ví như cho bệnh nhân uống thuốc để điều trị bệnh. Thẩm phán chỉ quyết định tuyên bố thanh lý tài sản của DN và tuyên bố phá sản chừng nào DN thực sự không còn khảnăng phục hồi. Như vậy, mục đích của pháp luật phá sản không phải là để trừng phạt chủ sở hữu hoặc người quản lý, điều hành DN lâm vào tình trạng phá sản mà là để tái cơ cấu DN nhằm giúp DN thoát khỏi rủi ro trong kinh doanh. Khi tình trạng mất khả năng thanh toán được khắc phục thì sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, đó là chủ nợ của DN sẽ nhận được đầy đủ các khoản nợ, người lao động không bị thất nghiệp, DN mắc nợ tiếp tục được kinh doanh để tạo ra của cải cho bản thân họ và cho xã hội. Theo ngôn ngữ chung trong luật phá sản của nhiều nước hiện nay: phá sản là tình trạng DN (pháp nhân hoặc tư nhân) không có khả năng nộp thuế và thanh toán các khoản nợ trong thời hạn quy định. Hầu hết pháp luật các nước đều coi tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là căn cứ để xác định một DN có thể bị tuyên bố phá sản hay không. Điều 3 Luật phá sản năm 2004 không đưa ra khái niệm phá sản một cách trực tiếp mà chỉ đưa ra khái niệm DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản: “DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Như vậy có thể hiểu ở đây là khái niệm dùng để chỉ DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn là phá sản mà DN, HTX chỉ được coi là phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Luật Phá sản DN ngày 15/06/2004 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2004 có ghi nhận thủ tục giải quyết việc phá sản DN là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt. Tính đặc biệt của thủ tục này được xác định bởi tính chất của quan hệ chủ nợ với DN lâm vào tình trạng phá sản và biểu hiện ở chỗ: - Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của DN, các chủ nợ được xếp thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật trong việc phân chia giá trị tài sản còn lại của DN. - Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ được tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là khi cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành thủ tục phá sản thì mối quan hệ đòi nợ và thanh toán trực tiếp không được diễn ra, các chủ nợ không được xé lẻ để đòi nợ hoặc thanh toán. Giữa chủ nợ và con nợ tồn tại một cơ quan đại diện (Toà án kinh tế hoặc cơ quan Thi hành án), cơ quan này sẽ đại diện cho chủ nợ để đòi con nợ. Đồng thời đại diện cho con nợ để thanh toán cho các chủ nợ. - Việc thanh toán chỉ được tiến hành sau khi có quyết định của Toà án. Điều này hoàn toàn khác so với đòi nợ trong dân sự. Trong dân sự việc thanh toán được diễn ra bất cứ lúc nào kể cả vụ việc đó được đưa ra xét xử trước phiên toà. Còn trong phá sản, kể từ khi toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, con nợ và chủ nợ không được tiến hành thanh toán cho nhau. Họ chỉ được thanh toán các khoản nợ sau khi có quyết định của toà án. Cơ quan thi hành án thực hiện việc thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản đó. Như vậy, hậu quả pháp lý mà DN phải gánh chịu sau khi tuyên bố phá sản là xoá tên DN trong sổ đăng ký kinh doanh. 1.1.3 Phân biệt giải thể và phá sản DN Giải thể và phá sản là một sự kiện đánh dấu sự kết thúc một quá trình hoạt động kinh doanh, là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau: rủi ro môi trường kinh doanh, rủi ro thị trường của sản phẩm, thay đổi nhanh chóng của công nghệ, năng lực vốn giới hạn, hoặc đơn thuần là do chiến lược đầu tư của nhà đầu tư dẫn đến việc lựa chọn chiến lược giải thể hoạt động hiện tại để đầu tư vào một hoạt động mới. Do vậy mặc dù giải thể, phá sản cũng có thể đến từ những nguyên nhân chủ quan khác như năng lực của nhà quản lý, gian lận trong kinh doanh, nhưng việc áp đặt rằng giải thể và phá sản đồng nghĩa với một hiện tượng đáng xấu hổ thì hoàn toàn không đúng đắn. Tương tự, việc cho rằng nó là một hoạt động kết thúc một quá trình kinh doanh nên không cần gấp rút thực hiện thì lại càng sai. Việc cho phép một DN sớm được giải thể, phá sản, sẽ cho phép tài sản của DN nhanh chóng được bán lại trên thị trường để tiếp tục đưa vào một quá trình kinh doanh khác; nhân công sớm có lời giải về việc chi trả lương, đền bù nghỉ việc, và có điều kiện tìm một công việc mới, tái sử dụng sức lao động; các khoản nợ sớm được thanh toán cho các chủ nợ, đưa vốn trở vào lại chu kỳ xoay vòng vốn của hệ thống tài chính. Ta có thể thấy rõ những điểm khác nhau giữa phá sản và giải thể ở một số điểm sau: a. Lý do dẫn đến: - Giải thể vì hết thời hạn hoạt động mà không gia hạn thêm,vì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay đơn giản là do quyết định của chủ DN. - Phá sản khi DN không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. b. Thẩm quyền: - Việc giải thể do DN tự quyết định; Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định; Người quyết định cho phép thành lập DN nhà nước quyết định. - Việc phá sản thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế - Toà án nhân dân Tỉnh, Toà án nhân dân tối cao. c. Thủ tục pháp lý: - Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao. - Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính. - Thời gian giải quyết phá sản dài hơn rất nhiều so với giải thể. d. Cách thức thanh toán tài sản: - Khi giải thể chủ DN hoặc DN, HTX trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với chủ nợ. - Còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của DN, HTX được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ chức thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. e. Hậu quả: - DN giải thể sẽ chấm dứt sự tồn tại vĩnh viễn. - DN bị phá sản có thể được mua lại (đổi chủ sở hữu) và vẫn có thể tiếp tục hoạt động. f. Thái độ của Nhà nước: - Chủ DN sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của DN. - DN giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể. - Giám đốc DN giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới. - Giám đốc, chủ tịch Hội đồng Quản trị, thành viên hội đồng quản trị của Công ty bị phá sản bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ 1 đến 3 năm ở bất kỳ DN nào. 1.1.4 Phân loại phá sản DN a. Dựa vào nguyên nhân gây phá sản: - Phá sản trung thực: là hiện tượng phá sản do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro trong kinh doanh gây ra. - Phá sản gian trá: là hiện tượng phá sản do con nợ có những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. b. Dựa vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý: - Phá sản tự nguyện: là phá sản do chính con nợ yêu cầu khi thấy mình lâm vào tình trạng phá sản. - Phá sản bắt buộc: là phá sản được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ hoặc của đại diện chủ sở hữu ở một số loại hình DN (DN nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh). Dựa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản: - Phá sản DN. - Phá sản HTX. - Phá sản cá nhân. Căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản - Phá sản tự nguyện: Là do phía DN tự đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn cách nào để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đó. - Phá sản bắt buộc: Là do chủ nợ đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản đối với DN mắc nợ, bản thân DN không muốn bị tuyên bố phá sản. 1.2 Pháp luật về phá sản DN Pháp luật phá sản là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX. Trong pháp luật thương mại, pháp luật phá sản là một chế định đặc thù, thể hiện ở chỗ, trong chế định này vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật hình thức (pháp luật tố tụng). Với tư cách là pháp luật nội dung, pháp luật phá sản điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, ghi nhận đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản đó. Còn với tư cách là pháp luật hình thức, pháp luật phá sản điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ nợ, con nợ và những người có liên quan, quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể, trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX. Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xuất hiện nhiều loại hình DN khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế như DN nhà nước, HTX, DN tư nhân, các công ty [...]... kiểm kê Theo Điều 49 Luật Phá sản, tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản bao gồm: - Tài sản và quyền về tài sản mà DN, HTX có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở - thủ tục phá sản; Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà DN, HTX sẽ có do việc thực - hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Tài sản là vật bảo đảm thực hiện... thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của DN, HTX bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. ” 1.2.2 Đối tượng áp dụng Luật Phá sản DN Điều 2 Luật Phá sản quy định đối tượng áp dụng Luật Phá sản DN là các DN, HTX, liên hiệp HTX (HTX,... cần thiết cho các DN đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả Nhà nước, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhắc nhở các DN thận trọng và kinh doanh có hiệu quả hơn 1.2.1 Phạm vi điều chỉnh Luật Phá sản DN Điều 1 Luật Phá sản quy định: “Luật này quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện,... phí phá sản, chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN, HTX nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết địnhtuyên bố DN, hợp - tác xã bị phá sản Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Toà án ra Quyết địnhtuyên bố DN,HTX bị phá sản; nếu DN,HTX lâm vào tình trạng phá. .. Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản; - Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu; - Tên, địa chỉ của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản; - Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm... định giải thể đến Phòng Đăng ký Kinh doanh, chủ nợ, người lao động, người có quyền, DN thông qua quyết định giải thể Phòng Đăng ký Kinh doanh thực hiện xóa tên DN DN gửi Hồ sơ ký kinh đến Phòngtiến hành thanh doanhsản + trong sổ đăng giải thể doanh DN Đăng ký Kinh lý tài 2.1.1 Thủ tục giải thể DN Việc giải thể DN được thực hiện theo Điều 158 Luật DN 2005: a Thông qua quyết định giải thể DN Quyết định giải. .. hoặc không mở thủ tục phá sản Toàn án quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy DN, HTX chưa lâm vào tình trạng phá sản Trong trường hợp này, người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền khiếu nại như trường hợp Tòa án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản Trong trường hợp... giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN được thực hiện theo trình tự sau: - Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ; Tuyên bố DN, HTX bị phá sản DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3 Luật PS) Nộp đơn (các điều 13, 14, 15, 17 và 18 Luật PS) Tòa án nhận đơn, xem xét Thụ lý đơn kể từ ngày Tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong trường hợp đặc biệt... bị phá sản quy định không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đôi với chủ nợ chưa được thanh toán nợ; trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc p háp luật có quy định khác Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết địnhtuyên bố DN, HTX bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp... hiệp HTX; DN liên doanh; DN 100% vốn đầu tư nước ngoài; Các loại hình DN, HTX khác theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DN 2.1 Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố giải thể DN Dù là giải thể tự nguyện hay bắt buộc thì DN cũng phải tuân theo thủ tục như luật định Theo pháp luật hiện hành thủ tục giải thể DN được quy định . quan trọng của vấn đề đã nêu, chúng em xin chọn đề tài tiểu luận “CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DN” nhằm tìm hiểu, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn của giải thể và phá sản DN, làm sáng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN CÁC VẪN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Học viên: Nguyễn Đại Dương Lê Thị Phương. hiện hành là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được xem xét trên cơ sở thực tiễn và quan điểm lý luận tiến bộ. Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, DN, HTX có “đời sống”