Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết việc phá sản DN, do đó, chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết phá sản DN phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Trong quá trình giải quyêt phá sản, ngoài những yêu câu vê trình độ pháp lý, người Thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tể, đặc biệt là Tĩnh vực tài chính - kê toán. Tuy nhiên, cho đên nay, trong đội ngũ thâm phán vân chưa có thâm phán chuyên trách về phá sản mà thường là kiêm nhiệm. Do vậy, trước mắt, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết phá sản, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra. Thực tể giải quyết phá sản DN cho thấy còn có tình trạng thẳm phán hiểu không đúng, chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật phá sản và các văn bản pháp luật có liên quan dẫn đến việc giải quyết không đúng.
Trong thời gian qua, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức được một số khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ của các thẩm phán về giải quyết phá sản đã đem lại những kết
quả tích cực. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng còn chưa thường xuyên, số lượng thẩm phán được bồi dưỡng còn hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa, Toà án nhân dân tối cao cần t hường xuyên, định kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký tòa án trong việc giải quyết yêu cầu tuyên b ố phá sản, kịp thời tổng kết, hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết những vướng mắc n ảy sinh. Điều này đặc biệt quan trọng, vì Luật Phá sản năm 2004 đã mở rộng thẳm quyền giải quyết phá sản cho Tòa án cấp huyện. Trong tương lai, cân hướng tới đảo tạo các thẩm phán chuyên trách vê phá sản.
Mặt khác, cần ban hành mẫu báo cáo để Toà án có thể thống kê được chi tiết hơn về quy mô của DN phá sản để giúp ngành Toà án có thể thống kê chi tiết những nội dung cụ thể trong quá trình giải quyết phá sản, chẳng hạn những vấn đề: số lượng lao động của DN phá sản, tổng tài sản của DN phá sản tổng số nợ của DN phá sản, ngành nghê kinh doanh của DN phá sản, tỷ lệ tài sản trên nợ của DN phá san chia theo địa phương, theo mô hình, những đánh giá về vai trò của công ty quản lý nợ, những ảnh hưởng về mặt xã hội của phá sản và những vấn đề phát sinh liên quan khác... Trên cơ sở đó, có thể có những số liệu để những và đánh giá về tình trạng phá sản của các DN ở Việt Nam đồng thời công khai số liệu về phá sản trong tệp số liệu thống kê DN hàng năm.
Toà án nhân dân tối cao cũng phải thường xuyên theo dõi quá trình thực thi pháp luật phá sản, đồng thời tổng kết kinh nghiệm và kịp thời hướng dẫn giải quyết những vướng mắc ny sinh trong quá trình giải quyết phá sản cũng như trong việc quản lý và xử lý tài sản phá sản cho các Toà án nhân dân địa phương.