Về tiêu chí doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Tiểu luận CÁC VẪN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 35)

Theo quy định hiện hành thì tiêu chí DN lâm vào tình trạng phá sản đã được đơn giản hoá theo hướng, DN, HTX không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3 Luật Phá sản). Tuy nhiên, quy định này vẫn chỉ là định tính, không phản ánh đúng tình trạng tài chính th ực tể của DN bị lâm vào tình trạng phá sản.

Trên thực tể, quy định của Điều luật này là phù hợp nhưng không có tiêu chí cụ thể để hướng dẫn, nên dễ dẫn đến việc một số DN khi căn cứ vào điều luật này đã “lạm dụng” quyền nộp đơn nhằm gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của DN khác. Trong nhiều trường hợp5 các chủ nợ thay vì khởi kiện vụ án dân sự, kinh tể đòi nợ, họ lại làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản để đòi nợ (thậm chí với một khoản nợ rất nhỏ) và tòa án không thể từ chối yêu cầu này. Điều này không giúp cải thiện là bao số vụ việc phá sản mà chỉ làm cho DN thêm “cảnh giác” với luật phá sản.

Điều 19 Luật Phá sản có quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: “Nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phả sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của DN, HTX hoặc cỏ sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phả sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nêu gây thiệt hại thì phải bôi thường theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, quy định này như trên là chưa rõ ràng vì không có tiêu chí cụ thể để xác định thể nào là không khách quan hoặc như thể nào là gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thực tể chưa có văn bản quy định những chế tài cụ thể để xử lý những hành vi nêu trên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận CÁC VẪN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w