Những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản 1 Về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu Tiểu luận CÁC VẪN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 39)

3.4.1 Về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Hiện nay có sự mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Điều 9 Luật Phá sản quy định, đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quan lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của DN.

Theo hướng dẫn tại muc 5.1 Chương I của Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Toà án nhân dân tôi cao thì sau khi thụ lý đơn yêu câu mở thủ tục phá sản và trong quá trình nghiên cứu hồ sơ việc phá sản, Thẩm phán phải có công văn gửi cơ quan, tổ chức qui định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Phá sản yêu cầu họ cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Theo hướng dẫn tại Điều 16 của Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 thì đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán gửi văn bản đề nghị cử người tham gia To quản lý, thanh lý tài sản tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Thẩm phán, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Trên thực tể, việc phối hợp giữa Toà án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thường bị chậm trễ do không cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tình trạng này đã dẫn đến việc không kịp thời thảnh lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản nên đã tạo “kẽ hở” cho DN tẩu tán tài sản. Việc chậm thảnh lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản còn dẫn đến tình trạng sau khi các chủ nợ biết được thông tin DN đã bị Toà án ra quyêt định mở thủ

tục phá sản nên đã đến DN thực hiện việc siết nợ, thu tài sản của DN trái pháp luật mà chủ DN bị phá sản không thê ngăn chặn được.

Một phần của tài liệu Tiểu luận CÁC VẪN ĐỀ VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 39)