Hiện nay, đang có một thực tể là, không ít doanh nghiêp, nhất là các loại hình công ty đã làm đơn yêu cầu Toà án giải quyêt việc phá sản cho mình đê nhân cơ hội đó mà “xù” nợ rôi sau đó lại thành lập DN khác để kinh doanh. Hiện tượng này đã và sẽ gây bất ổn cho nền kinh tể và xâm hại đến lợi ích của các chủ nợ. Các thành viên của các công ty này sẵn sàng làm đơn ra Toà vì công ty của họ là công ty TNHH, tức là họ chỉ chịu trách nhiệm Với bên ngoài (với các chủ nợ) trong phạm vi tài sản mà họ góp vào công ty mà thôi. Đối Với các tài san khac, nếu họ không góp vốn vào công ty thì chủ nợ không có quyền đòi mặc dù con nợ còn thiểu nợ đối với họ. Như vậy là, bất luận trong trường hợp nào, có lỗi hay không có lỗi thì các thành viên góp vốn và ngay cả các cá nhân có vai trò lãnh đạo của công ty TNHH, công ty cổ phân cũng không phải chịu trách nhiệm tài sản gì đáng kể khi DN mà họ quản lý, điều hành bị Toà án tuyên bố phá sản. Đây chính là lý do để người ta sẵn sàng rũ bỏ trách nhiệm thông qua cơ chế xin phá sản. Để khắc phục tình trạng con nợ có thể lợi dụng cơ chế phá sản để trốn tránh trách nhiệm Với các chủ nợ, Luật Phá sản của nhiều nước đã đưa ra quy định, theo đó, người quản lý, điều hành của các công ty TNHH, công ty cổ phần như các thành viên HĐQT, Ban Giám đôc phải liên đới chịu trách nhiệm tài sản đôi với các khoản nợ mà DN bị phá sản còn thiểu đối Với các chủ nợ nếu họ có lỗi trong việc điều hành và chính các sai lầm trong việc quản lý, điều hành này là lý do dẫn đến việc con nợ bị lâm vào tình trạng phá sản. Tóm lại, họ phải liên đới chịu trách nhiệm tài sản đối Với chủ nợ khi có đủ hai điều kiện là: (1) con nợ phá sản không đủ tài sản để trả nợ và (2) họ có lỗi trong việc quản lý, điều hành DN.