1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Kế hoạch Marketing địa phương cho Đà Nẵng

19 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING BÀI TẬP NHÓM MÔN MARKETING ĐỊA PHƯƠNG Đề tài: Kế hoạch marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng Giảng viên : TS. Nguyễn Hoài Long Nhóm 5 : 1. Ngô Ngọc Bích – CQ530357 2. Trần Thị Ngọc Lương – CQ53 3. Lê Thị Hồng Nhung – CQ53 4. Nguyễn Thị Xuân Quý – CQ53 5. Lại Ngọc Trang – CQ53 6. Phùng Thị Thu Trang – CQ53 7. Trần Thị Hải Yến – CQ534613 MỤC LỤC Hà Nội, 2014 1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Đà Nẵng Trong phạm vi khu vưc và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng có thiên nhiên đa dạng, có cảnh quan phong phú, thời tiết khí hậu ôn hòa, đầy đủ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có khả năng thu hút khách du lịch và duy trì thời gian lưu lại của họ. Bên cạnh đó, Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố có tốc độ đô thị khó nhanh chóng; hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng và chỉnh trang liên tục theo hướng hiện đại, điều này làm cho cảnh quan chung trở nên khang trang hơn, là điều kiện không thể thiếu đối vỡi một thành phố trẻ, đầy năng động. Đây cũng là địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố về lịch sử - văn hóa, điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa… là điều kiện hết sức thuận lợi phục vụ cho công tác phát triển du lịch. Trong hơn 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan. Cụ thể: trong năm 2004, thành phố này đón khoảng 650 ngàn lượt khách thì tới năm 2013, con số này lên tới hơn 3 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng thu nhập xã hội từ du lịch của địa phương này trong 10 năm qua là 24%. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2004 là 814 tỷ đồng thì tới năm 2013, mức thu này đạt khoảng 6.500 tỷ đồng. Bảng 1: Tình hình khách đến du lịch Đà nẵng giai đoạn 2004 – 2013 (lượt người) Chỉ tiêu Năm 2004 2006 2009 2013 Khách du lịch 650.000 774.000 1.350.000 3.000.000 Từ những số liệu trên, ta có thể thấy rằng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua (2004 - 2013) là 19%; trong đó, khách quốc tế 13%, khách nội địa 21%. Điều này khẳng định tiềm năng thu hút khách du lịch của Đà Nẵng là vô cùng lớn. 2 Bảng 2: Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch giai đoạn 2004 – 2013 (tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 2013 Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch 814 6500 Hoạt động lữ hành trong 10 năm qua cũng đã chuyển biến tích cực theo hướng tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Bảng 3: Số lượng các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng giai đoạn 2004 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2004 2013 Số đơn vị kinh doanh lữ hành 67 134 Kinh doanh lữ hành quốc tế 42 81 Kinh doanh lữ hành nội địa 25 53 Về cơ sở lưu trú, năm 2004 chỉ có 90 khách sạn với 2.810 phòng. Đến năm 2013, Đà Nẵng có 351 khách sạn với tổng số gần 11.300 phòng. Trong đó, có 12 khách sạn 4-5 sao (khoảng hơn 2.600 phòng); 43 khách sạn 3 sao… Đà Nẵng cũng không ngừng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: tuyến đường du lịch ven biển Hoàng Sa - Trường Sa; các dự án tại Bán đảo Sơn Trà; Bà Nà - Suối Mơ; quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn tạo nền móng để du lịch Đà Nẵng phát triển. Đến nay, thành phố có 60 dự án đầu tư về du lịch đang triển khai với số vốn lên đến hơn 4 triệu USD (khoảng 85 ngàn tỷ đồng); trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD. Hiện đã có 14 dự án ven biển chất lượng cao đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Khu Intercontinental DaNang Penisula Resort, Fusion Maia Resort, Khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ… và nhiều khách sạn lớn tại trung tâm Đà Nẵng như: Novotel; Mercure; Riverside đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, 14 đường bay quốc tế trực tiếp 3 đến Đà Nẵng (trong đó có 3 đường bay trực tiếp thường kỳ, 11 đường bay trực tiếp thuê chuyến)… đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác khách quốc tế trực tiếp đến với Đà Nẵng ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, việc phát triển các khu vui chơi, giải trí cao cấp (khu du lịch Bà Nà Hills, khu giải trí quốc tế Crowne Plaza, sân golf Hòa Hải ); các tour tuyến mới như tour liên kết 3 địa phương 1 điểm đến: Quảng Nam-Đà Nẵng-Thừa Thiên Huế; trong đó tour “Con đường di sản miền Trung” được khai thác hiệu quả và trở thành thương hiệu riêng của khu vực nói chung, của Đà Nẵng nói riêng. Các sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là việc tổ chức thành công những sự kiện đặc sắc như: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè… cũng đã thực sự hấp dẫn và thu hút du khách, tạo nên tiếng vang lớn và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Cùng với đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng tới thị trường trong và ngoài nước cũng từng bước đi vào trọng tâm, trọng điểm và có tính chuyên nghiệp hơn. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng rất được chú trọng với việc tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên, ngoại ngữ, an ninh du lịch, thành lập Đội chống chèo kéo khách du lịch, Đội cứu hộ bãi biển… Ngoài ra, thành phố cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các biện pháp chấn chỉnh an ninh trật tự, giữ gìn môi trường các điểm du lịch, nhất là các bãi tắm biển để thu hút du khách đến thành phố. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”; xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn và là một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước. Do đó, việc phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, phát triển theo 3 hướng chính: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và sinh thái; phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE). Tóm tắt: Đà Nẵng có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển du lịch. Trong những năm qua, hoạt động ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh những dự án đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thành phố đã liên tục có những chính sách đẩy mạnh phát triển ngành du lịch theo ba hướng chính: - phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và sinh thái - phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề - phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE). 2. Khách hàng mục tiêu 4 2.1 Nhóm khách hàng du lịch hưởng thụ Nhóm 1 Khách hàng thích tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng Nhóm 2 Khách hàng tìm kiếm sự trải nghiệm Nhóm 3 Khách hàng tìm kiếm sự hạnh phúc và lãng mạn - Mục đích chính của nhóm du khách này là tìm kiếm các hoạt động giải trí cùng gia đình, tận hưởng cuộc sống; nâng cao sự hiểu biết. - Nhóm này chủ yếu là khách trong nước - Đây là nhóm đối tượng có trình độ dân trí tương đối cao. - Thường tổ chức đi theo nhóm (gia đình, lớp học, câu lạc bộ, cơ quan,…) - Họ có xu hướng đi trong các dịp rảnh rỗi như cuối tuần hoặc các ngày lễ tết, họ thường đến bằng tàu hay máy bay và nghỉ chân tại khách sạn hay các resort. - Mục tiêu của nhóm này là tham quan, khám phá; tìm trải nghiệm mới với thiên nhiên và những vùng đất mới. - Nhóm này bao gồm cả du khách trong nước và quốc tế. - Độ tuổi từ 18 – 30 - Đây là nhóm đối tượng trẻ với mong muốn khám khá và trải nghiệm, họ sẵn sàng di chuyển bằng xe máy, xe buýt, ở nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ, sẵn máy bay giá rẻ để đến địa điểm mới. - Thời gian của nhóm này tương đối thoải mái, họ thường đi khi nhóm rảnh rỗi và đi theo các chuyến săn lùng vé máy bay giá rẻ. - Thời gian của họ tại 1 địa điểm không quá lâu do muốn dia chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau. - Mục tiêu của nhóm này thường phục vụ cho nhu cầu lứa đôi, các cặp đôi hẹn hò, hưởng tuần trăng mật, kỷ niệm ngày trọng đại,… - Nhóm này chủ yếu là khách hàng trong nước, thường là đã kết hôn hoặc sắp kết hôn. - Độ tuổi từ 21 – 35 - Đối tượng là các cặp đôi thường có nhu cầu di chuyển không nhiều, ổn định, nghỉ ngơi tại các khách sạn hay resort, họ thường chọn những điểm đến là những nơi nổi tiếng, có không gian thơ mộng, yên bình. - Các cặp đôi có xu hướng tìm kiếm những chương trình khuyến mại về điểm đến như giá vé, nhà hàng, khách sạn, thời gian thường không cố định nhưng tập trung nhiều vào mùa thu nhất trong năm. 5 2.2 Nhóm khách du lịch MICE MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Lợi ích mà nhóm khách hàng này tìm kiếm không chỉ có tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng mà còn đến để tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường. - Loại hình du lịch này thu hút cả khách trong và ngoài nước - Đây là loại hình du lịch mà các công ty, tổ chức thường áp dụng họ có thể đi từ vài chục đến vài trăm người trong 1 đoàn và có thể tổ chức nhiều đoàn trong 1 năm. Mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…)  Với ý nghĩa Meeting (hội họp), du lịch MICE có khả năng thu hút số lượng khách lớn. Các sự kiện có thể thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị… đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ một số sự kiến lớn như SEA Games, Asia Indoor Game hay festival Huế đều là những sự kiện thể thao và lễ hội đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham gia cổ vũ.  Còn đối với ý nghĩa Convention – du lịch hội nghị, hội thảo cũng là một thế mạnh lớn của loại hình du lịch MICE. Hàng năm các công ty, tổ chức thường xuyên có các hội nghị, hội thảo lớn nhỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn, và thậm chí là quy mô quốc tế. Đây chính là cơ hội của các công ty du lịch có thể tổ chức các tour du lịch hội nghị hội thảo cho các đoàn khách tham dự. Việc kết hợp công việc với nghỉ ngơi thư giãn, mang lại sự hài lòng và hiệu quả công việc vượt trội.  Du lịch khen thưởng (Incentive) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo.  Triển lãm (Exhibition) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, đây cũng là những khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch. => Đòi hỏi yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng như hàng không, khách sạn, resort, …; hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm ; yêu cầu về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu để tổ chức hội nghị 6 - Nhóm khách hàng này cũng có yêu cầu khá cao về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đến các chương trình hội trợ, triển lãm, các sự kiện kinh tế - văn hóa – xã hội mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Tóm tắt: Nhóm khách hàng mục tiêu được xác định gồm 2 nhóm chính: + Nhóm khách hàng hưởng thụ: - Khách hàng thích tham gia các hoạt động vui chơi giải trí: mục tiêu của họ là tìm kiếm các hoạt động giải trí cùng gia đình và người thân, tận hưởng cuộc sống; chủ yếu là khách trong nước và thường đi theo nhóm trong các dịp rảnh rỗi hoặc các ngày lễ tết. - Khách hàng tìm kiếm sự trải nghiệm: mục tiêu của họ là tham quan, khám phá, tìm trải nghiệm mới với thiên nhiên và những vùng đất mới; nhóm này bao gồm cả khách trong nước và quốc tế; thời gian du lịch tương đối thoải mái và thường đi theo nhóm theo các tour du lịch. - Khách hàng tìm kiếm sự hạnh phúc và lãng mạn: mục tiêu là phục vụ cho nhu cầu lứa đôi; nhóm này chủ yếu là khách trong nước, thường là các cặp đôi đã kết hôn hoặc sắp kết hôn; thường có nhu cầu di chuyển không nhiều và có xu hướng tìm kiếm những chương trình khuyến mãi; tập trung nhiều vào mùa thu. + Nhóm khách du lịch MICE: - Loại hình du lịch này thu hút cả khách trong và ngoài nước - Đây là loại hình du lịch mà các công ty, tổ chức thường áp dụng họ có thể đi từ vài chục đến vài trăm người trong 1 đoàn và có thể tổ chức nhiều đoàn trong 1 năm. Mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường - Đòi hỏi yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng như hàng không, khách sạn, resort,…; hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm ; yêu cầu về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu để tổ chức hội nghị - Nhóm khách hàng này cũng có yêu cầu khá cao về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đến các chương trình hội trợ, triển lãm, các sự kiện kinh tế - văn hóa – xã hội mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. 7 3. Nguồn lực địa phương 3.1 Sự tiếp cận  Thuận lợi Sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến sẽ phụ thuộc vào sự đa dạng của các phương tiện giao thông để đưa khách du lịch từ nơi cư trú của mình hoặc từ một đầu mối giao thông gần nhất đến một điểm đến du lịch nào đó cũng như những tiện ích và năng lực tiếp nhận khách tại đầu điểm đến. Đứng ở góc độ này Đà Nẵng là điểm đến mà du khách có thể tiếp cận được bằng cả 4 loại hình phương tiện giao thông bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ (biển) và đường không. Hơn thế nữa các loại hình giao thông tiếp cận Đà Nẵng đều đã kết nối với các đầu mối giao thông/trung tâm phân phối khách chính của Việt Nam và khu vực. Cụ thể: - Đường bộ: kết nối với Hà Nội và TP. HCM qua QL 1A; kết nối với một số nước trong khu vực qua tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây - Đường sắt: kết nối với Hà Nội và TP. HCM qua tuyến đường sắt xuyên Việt - Đường thuỷ: kết nối với Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP. HCM, v.v.; với Singapore, Hongkong, v.v - Đường không: kết nối với Hà Nội, TP. HCM và từ đó toả đi nhiều trung tâm du lịch trong khu vực và quốc tế; trực tiếp kết nối với một số thành phố lớn tại Trung Quốc; với Singapore, Bangkok, v.v.  Hạn chế - Sân bay Đà Nẵng còn hạn chế về năng lực tiếp nhận và kết nối với các trung tâm du lịch trong khu vực và trên thế giới. Hiện mới có 4 hãng hàng không nội địa và 8 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Sân bay quốc thế Đà Nẵng cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 5 km và cũng không cần các địa điểm du lịch. Trong 5 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến thành phố đạt hơn 407.000 lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, từ giữa tháng 5 trở đi, do ảnh hưởng tình hình căng thẳng tại Biển Đông, lượng khách quốc tế (chủ yếu là khách Trung Quốc và thị trường nói tiếng Hoa) có dấu hiệu sụt giảm mạnh từ 85-90%. Trong tổng số 14 đường bay trực tiếp thuê chuyến đến Đà Nẵng, hiện chỉ còn 1 đường bay vẫn duy trì hoạt động là Ma Cao-Đà Nẵng do Jetstar Pacific khai thác. 8 - Đà Nẵng chưa có cảng du lịch; chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục đầu tư. . Hầu hết các cảng có thể đón khách du lịch bằng tàu biển đều sử dụng chung với tàu container, hàng hóa. Việc đón khách không thể thực hiện trực tiếp tại cảng mà vẫn qua khâu trung chuyển bằng các tàu nhỏ vào bờ. Điều này không những làm cho việc vận chuyển khách trở nên bất tiện và tốn kém, mà ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo điều kiện cho khách được lưu trú lâu dài. Hơn nữa, điều này tạo nên hình ảnh không mấy hấp dẫn về du lịch biển đối với các du khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng. Trong những năm qua, số lượng du khách đến Đà Nẵng trên những chiếc du thuyền trọng tải lớn ngày càng tăng cao, thì việc có kế hoạch đầu tư xây dựng cầu cảng hiện đại càng không thể chậm trễ, nếu chúng ta không muốn mất đi cơ hội đón những đoàn khách lớn từ các hãng tàu biển uy tín trên thế giới. - Kết nối giao thông giữa trung tâm Đà Nẵng với các điểm di sản thế giới trong khu vực còn chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách (nhanh, tiện ích). Từ trung tâm thành phố đến các địa điểm du lịch lại khá xa + Bà Nà: 35km + Hội An: 30km + Mỹ Sơn: 70km + Sơn Trà: 10km + Huế: 120km Để thuận lợi nhất trong việc di chuyển, hành khách thường thuê xe máy để đi đến các địa điểm du lịch. 3.2 Sản phẩm du lịch hấp dẫn Thứ nhất, Đà nẵng có chiều dài bờ biển hơn 30 km kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước Biển Đà Nẵng. Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng bởi vị trí chiến lược mà còn nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp. Bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến như là 1 trong những nơi tắm nắng, nghỉ ngơi và thư giãn lý tưởng nhất. Thứ hai, Đà Nẵng có nhiều di tích lịch sử văn hóa như Ngũ Hành Sơn, bào tang nghệ thuật điêu khắc Champa, thành Điện Hải, đình Hải Châu, khu di tích k20…. Thứ ba, các tụ điểm mua sắm là nơi hấp dẫn khách du lịch tìm đến trong những chuyến đi của mình. Đà Nẵng đã thu hút được các nhà đầu tư như Metro, BigC…để có các trung tâm mua sắm lớn, tấp nập. Ngoài ra chợ Cồn và Chợ Hàn cũng là nơi rất hấp dẫn khách du lịch. 9 Thứ tư, Đà Nẵng có các khu vui chơi giải trí hấp dẫn: khu vui chơi giải trí Bà Nà Hills Fantasy Park đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của mọi lứa tuổi. Từ các trò chơi vui nhộn dành cho trẻ em đến các trò chơi cảm giác mạnh dành cho thanh niên và người lớn.Tại khu vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới này, Fantasy Park còn có ba khu vực nhà hàng và ẩm thực phục vụ các món ăn Âu, Á. Những cái ‘đỉnh’ nhất, độc đáo nhất chỉ có ở Bà Nà Hills Fantasy Park - Đà Nẵng, Việt Nam - Bà Nà Hills Fantasy Park là Khu vui chơi giải trí trong nhà duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới có vị trí nằm trên một đỉnh núi (thuộc Bà Nà Hills Mountain Resort - Bà Nà Núi Chúa). - Rạp chiếu phim 3D 360 độ hiện đại nhất và duy nhất ở Việt Nam (trên thế giới cũng còn rất hiếm, chỉ có ở một vài nơi như ở Nhật Bản, …) - Tháp rơi tự do cao nhất ở Việt Nam và khu vực (29m) với tầm nhìn ra quang cảnh ngoạn mục nhất khi ở trên đỉnh cao nhất của tháp - Tường leo núi trong nhà cao nhất và lớn nhất (21m) và giống như leo núi thật nhất - Khu sân chơi xe đụng rộng nhất Việt Nam và khu vực (600m2) - Trở về kỷ Jura (thế giới khủng long) là khu vui chơi duy nhất ở Việt Nam - Hành trình trở về trung tâm trái đất (dark ride interactive) độc đáo duy nhất trên thế giới và Việt Nam (với bản quyền thuộc về Sun Group) - Khu vui chơi softplay dành cho trẻ em nhỏ tuổi rộng lớn nhất Việt nam Thứ năm là các lễ hội và sự kiện được tổ chức tại Đà Nẵng: liên hoan du lịch gặp gỡ Bà Nà, Liên hoan du lịch “Đà Nẵng biển gọi”…đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách du lịch về 1 thành phố trẻ, năng động và nhiều loại hình du lịch hấp dẫn 3.3 Môi trường tốt Với chiến lược phát triển thành một thành phố “xanh” trong một môi trường chính trị ổn định của đất nước, Đà Nẵng đã có được yếu tố quan trọng cho việc phát triển thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. 3.4 Phân tích SWOT Điểm mạnh Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịch. Đà Nẵng có vị trí chiến lược, là cửa Điểm yếu Đà Nẵng chưa tạo được nét riêng của mình Đà Nẵng chưa biết cách khai thác hợp 10 [...]... xúc tiến đường bay mới Đà Nẵng cũng phối hợp với các hãng hàng không Vietnam Airlines, Air Asia, Korean Air để mở các đường bay mới như Nhật Bản - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Busan (dự kiến tần suất 2 chuyến/tuần), mở lại đường bay Malaysia - Đà Nẵng (4 chuyến/tuần) 7.4 Truyền thông 17  Thu hút khách hàng nội địa • Triển khai các roadshow giới thiệu sản phẩm là các điểm đến du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội, Sài Gòn... khu vực miền Trung – Tây Nguyên, nằm giữa vùng kế cận 3 di sản văn hóa thế giới, rất thuận tiện cho việc giao thương và phát triển của Đà Nẵng với các địa phương cả nước Đà nẵng còn là cửa ngõ phía đông đi ra Thái Bình Dương của hành lang kinh tế Đông Tây – xuyên Á nối với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và đông bắc Campuchia - Tiềm năng du lịch rất lớn Đà Nẵng có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch;... Đà Nẵng bằng cả 4 loại hình phương tiện giao thông là đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Các loại hình giao thông tiếp cận Đà Nẵng đều đã kết nối với các đầu mối giao thông/trung tâm phân phối khách chính của Việt Nam và khu vực  Hạn chế Sân bay Đà Nẵng còn hạn chế về năng lực tiếp nhận và kết nối với các trung tâm du lịch trong khu vực và thế giới Đà Nẵng chưa có cảng du lịch; chưa... website thông tin du lịch địa phương • Hệ thống thông tin và nhận phản hồi 24/7 để khách du lịch có thể phản ánh trực tiếp các vấn đề 7.3 Kênh phân phối • Phát triển hệ thống xe du lịch xanh với tùy biến ngôn ngữ phù hợp với khách du lịch để giới thiệu thông tin về các địa danh du lịch cũng như thành phố Đà Nẵng • Xây dựng tuyến monorail ngầm để nối trung tâm TP Đà Nẵng với các địa danh có di sản thế... Hội An và Mỹ Sơn Hệ thống này sẽ cho phép phục nhu cầu của du khách khi đến Đà Nẵng có thể được trải nghiệm tour du lịch di sản miền Trung trong thời gian ngắn nhất • Xây dựng được chiến lược hiệu quả nhằm quảng bá tiềm năng loại hình du lịch MICE của Đà Nẵng cũng như tạo ra nhiều sản phẩm riêng biệt dễ chọn lựa cho khách du lịch MICE khi đến tham quan lưu trú, Đà Nẵng cần phải mở thêm nhiều đường... tranh thu hút khách du lịch Các địa phương không chỉ cần chú trọng vào việc phát triển bản thân mà bên cạnh đó còn cần phải biết mình vị trí hiện tại của mình, các đối thủ cạnh tranh như thế nào, các chiến lược của họ có ảnh hưởng gì tới địa phương của mình hay không Đà Nẵng được biết đến như một thành phố biển đẹp, yên lành, thoáng đãng thu hút khách du lịch Tuy nhiên thì Đà Nẵng cũng gặp phải những đối... tại Hà Nội, Sài Gòn • Phát triển, xây dựng các cuộc thi viết về Đà Nẵng, cuộc thi ảnh chụp về Đà Nẵng trên webside Mở rộng cuộc thi bằng cách tăng like từ người tham gia nhằm giới thiệu rộng hơn đến khách hàng về Đà Nẵng cũng như về cuộc thi, các bài viết trải nghiệm tích cực đem lại niềm tin và hứng thú của khách hàng đối với du lịch Đà Nẵng • Tổ chức các chương trình kích cầu du lịch bằng việc giảm... tiêu chiến lược - Tầm nhìn: Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn trong cả nước có cơ cấu kinh tế hiện đại, thân thiện với môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đồng thời là hạt nhân gắn kết với các địa phương trong khu vực để cùng phát triển Tập trung phát triển du lịch một cách đồng bộ để trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước Đà Nẵng hướng tới việc phát triển du lịch... lịch, xây dựng thương hiệu du lịch dấu ấn riêng của Đà Nẵng trong lòng du khách; (2) Xây dựng, hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch; (3) phát triển nguồn nhân lực du lịch; (4) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng; (5) Phát triển du lịch bên vững bằng việc kết hợp phát triển kinh tế với các mục tiêu văn hóa xã hội Tóm tắt Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển ngành du lịch một... vùng lân cận nhằm kết hợp thu hút khách du lịch như: xây dựng các tour du lịch văn hóa kết giữa bảo tàng Chăm và Thánh Địa Mỹ Sơn, , du lịch sinh thái - khám phá hang động của Quảng Bình; du lịch về nguồn của Quảng Trị 7.2 Giá • Duy trì mức giá ổn định toàn địa phương Yêu cầu các tổ chức kinh doanh trên địa phương cam kết cung cấp bảng giá niêm yết chính xác và thực hiện đúng những gì đã niêm yết • Cung

Ngày đăng: 28/11/2014, 21:13

Xem thêm: Kế hoạch Marketing địa phương cho Đà Nẵng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Đà Nẵng

    2. Khách hàng mục tiêu

    2.1 Nhóm khách hàng du lịch hưởng thụ

    2.2 Nhóm khách du lịch MICE

    3. Nguồn lực địa phương

    3.2 Sản phẩm du lịch hấp dẫn

    4. Mức độ cạnh tranh thu hút khách du lịch

    5. Mục tiêu chiến lược

    6. Hướng thu hút du khách theo chiến lược mục tiêu

    7. Giải pháp thu hút các nhóm khách hàng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w