Đề tài: Rủi ro từ việc phát triển sản phẩm mới “sản phẩm xe máy của Honda” và tiến hành quản trị rủi ro. 1.1. Rủi ro và phân loại rủi ro 1.1.1. Khái niệm : Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Theo từ điển Oxfort: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại”. Theo từ điển tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Điều: là một khả năng, một sự kiện, một biến cố có thực (afact) xảy ra đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Trang 1Đề tài: Rủi ro từ việc phát triển sản phẩm mới “sản phẩm xe máy của Honda”
và tiến hành quản trị rủi ro.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Rủi ro và phân loại rủi ro
1.1.1 Khái niệm : Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người.
Theo từ điển Oxfort: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại”.
Theo từ điển tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.
Điều: là một khả năng, một sự kiện, một biến cố có thực (afact) xảy ra đối với cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp
Bất ngờ: Không lường trước được, không dự đoán được hoặc tính bất định: Là sự nghi ngờ
về khả năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả tương lai của một hoạt động trong hiện tại
Sự bất định phản ánh khả năng không thay đổi, không dự đoán trước được về kết quả trong tương lai
1.1.2 Phân loại rủi ro
• Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
- Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài)
- Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
+ Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử
lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
+ Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác
+ Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu
• Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Trang 2Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể
Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất
Rủi ro thuần túy: tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời được
Phân loại rủi ro thuần tuý
Rủi ro thuần tuý có thể được phân thành 5 nhóm như sau:
Rủi ro cá nhân: đó là các tổn thất về thu nhập hay tài sản của một cá nhân Nhìn chung, rủi
ro thu nhập được đánh giá dựa trên 4 mối nguy hiểm sau:
Phân loại rủi ro suy đoán
Rủi ro suy đoán có thể được phân loại theo nhóm nguyên nhân sau đây:
- Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh: rủi ro do thiếu kiến thức
về quản lý kinh doanh ở tầm vi mô và vĩ mô của các nhà quản lý dẫn đến những thiệt hại to lớn về mặt kinh tế
- Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh: đó là rủi ro của các công ty do không thích nghi được với khả năng cạnh tranh trên thị trường, không chiếm lĩnh được thị trường và không giữ được khách hàng của mình Hậu quả, mang lại những thiệt hại về tài chính của công ty Thiệt hại này đôi khi có thể làm công ty phá sản
- Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng: do sự hạn chế các kiến thức về marketing, các công ty đã không kịp thời đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu của
Trang 3khách hàng Hậu quả, hàng sản xuất ra không hợp thị hiếu của khách hàng, không bán được, làm tổn thất tài chính của công ty.
- Rủi ro do lạm phát: do lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu tăng, đồng tiền mất giá Kết quả, chi phí đầu vào lớn hơn mức dự kiến, làm cho thu nhập
bị giảm (thiệt hại về tài chính)
- Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế: thuế là một trong những công cụ để điều hoà thu nhập trong nền kinh tế Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề tính toán hiệu quả kinh doanh của một công ty Kinh doanh trong một môi trường bất ổn của thuế là một rủi ro rất lớn Nếu không được tính toán kỹ, công ty sẽ dễ bị thua lỗ
- Rủi ro có thể đa dạng hóa: nếu ta có thể giảm bớt rủi ro thông qua những thỏa hiệp đóng góp tiền bạc và chia sẻ rủi ro
- Rủi ro không thể đa dạng hóa: nếu những thỏa hiệp đóng góp tiền bạc không có tác dụng gì đến việc giảm bớt rủi roc ho những người tham gia vào quỹ góp chung này
• Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán
- Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro
- Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung
• Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
- Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận
- Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min”
- Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản
- Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh
Yếu tố luật pháp
Yếu tố kinh tế
Trang 4Yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố tự nhiên
…
• Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang
- Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> đưa sản phẩm ra thị trường
- Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển…
1.2 Quản trị rủi ro
Quá trình quản trị rủi ro
• Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của
Doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro
• Phân tích rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra nhằm
tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại
• Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm
nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất
• Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra
hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
1.2.1 Nhận dạng rủi ro
- Khái niêm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nôi dung nhận dạng rủi ro:
+ Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm gia tăng khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính:
Hiểm họa vật chất: phisical hazard
Hiểm họa tinh thần: morale hazard
Hiểm họa về đạo đức: morale hazard
Trang 5+ Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất
Mối nguy hiểm tự có (khách quan)
Mối nguy hiểm do con người tạo ra (chủ quan)
-> Mối hiểm họa + mối nguy hiểm (tương tác với nhau) tạo ra nguy cơ rủi ro tổn thất: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất
1.2.2 Phân tích rủi ro
- Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro
- Có 3 cách tiếp cận:
+ Dựa trên các cơ sở liên quan đến con người
+ Quan điểm liên quan đến kỹ thuật
+ Kết hợp cả 2 cách trên
- Nội dung phân tích rủi ro
+ Phân tích hiểm họa
Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
Phân tích tổn thất giúp phát hiện các hiểm hoạ cần được nghiên cứu kĩ hơn Tuy nhiên, phân tích hiểm hoạ không thể chỉ giới hạn ở các yếu tố đã gây ra tai nạn, mà phải xác định cả các yếu tố có thể gây ra tai nạn theo kinh nghiệm của các tổ chức khác như các công ty bảo hiểm, các đơn vị của nhà nước…Càng ngày càng có nhiều mối hiểm hoạ mới chưa gây tổn thất cho ai, được các nhà quản trị rủi ro phát hiện thông qua các thí nghiệm dưới các điều kiện kiểm soát được Các hiểm hoạ trong sản phẩm mới, như các dược phẩm mới, cũng được phát hiện theo hiện theo cách này
- Phân tích nguyên nhân rủi ro
Phân tích nguyên nhân rủi ro có thể dựa trên 3 quan điểm sau:
+ Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người
Trang 6+ Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro
+ Kết hợp cả 2 nguyên nhân kể trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phục thuộc vào yếu tố con người
- Phân tích tổn thất
Có thể phân tích tổn thất thông qua 2 cách thức:
+ Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra
+ Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có
1.2.3 Kiểm soát rủi ro
- Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là điểm trung gian giữa đánh giá rủi ro và tài trợ rủi ro Những
nỗ lực kiểm soát rủi ro được hỗ trợ bởi sự nhận dạng và sự nhận thức về nguy cơ rủi ro Ngược lại, những nỗ lực kiểm soát rủi ro sẽ xác định những phạm vi mà những ảnh hưởng không mong muốn của rủi ro được thể hiện trong tổ chức Sau dùng, những kết quả không mong muốn sẽ được chuyển thành kết quả tài chính Sự miêu tả tuần tự này ngụ ý rằng kiểm soát rủi ro phải được liên kết giữa đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro Những liên kết này trở thành những yếu tố trung tâm của quá trình nhận thức và hiểu biết của các nhà quản trị rủi ro
Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng
né tránh, đề phòng và hạn chế hay nói một cách khác là kiểm soát tần suất và độ lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro Mặt khác, kiểm soát rủi ro còn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và sự hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro
- Nội dung kiểm soát rủi ro
+ Né tránh rủi ro
Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi
Trang 7loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận Biện pháp đầu tiên của hoạt động
né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra Trong nhiều tình huống, sự né tránh thành công là vấn đề xác định rủi ro như thế nào hơn là việc áp dụng kỹ thuật né tránh rủi ro
Sự né tránh rủi ro thông qua việc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra
Né tránh là cách tiếp cận hữu hiệu việc quản trị rủi ro Bằng cách né tránh rủi ro, tổ chức biết rằng họ sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra
Trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt đối không thể thực hiện được.Càng có nhiều rủi
ro được xác định là thiệt hại về tài sản, thì càng chắc chắn rằng việc né tránh là không thể thực hiện được
Bối cảnh của việc ra quyết định né tránh làm cho việc thực hiện né tránh khó trở thành thực hiện Một rủi ro không thể tồn tại mà không có hoàn cảnh, một quyết định né tránh có thể tạo nên rủi ro ở nơi khác hoặc làm tăng thêm một số rủi ro đang tồn tại
+ Ngăn ngừa rủi ro
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra
Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào:
o Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm hoạ
o Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối hiểm nguy tồn tại
o Can thiệp và quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường
+ Giảm thiểu rủi ro
Trang 8Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).
Những chương trình giảm thiểu tổn thất được đề xướng nhằm làm giảm mức độ thiệt hại.Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra.Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục địch của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất
1.2.4 Tài trợ rủi ro
- Khái niệm:
Tài trợ rủi ro có thể bao gồm tài trợ rủi ro cũng như tài trợ tổn thất.Rủi ro áp đặt chi phí đáng kể lên tổ chức, và chỉ có vài chi phí được nêu ra trong các báo cáo tài chính Phần chi phí rủi ro được nhận biết thông qua tổn thất xuất hiện, nhưng ở đây còn có một số chi phí gián tiếp khác xuất hiện như hậu quả của sự bất ổn hay sử dụng không có hiệu quả nguồn quỹ của một tổ chức, về mặt khái niệm, các chi phí này được coi là tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro bao gồm cả các phương pháp thanh toán thù lao cho các nhà quản trị rủi ro và tài trợ các phương tiện kiểm soát tổn thất, mà trong nhiều báo cáo không thấy nói đến những chi phí này
Tài trợ rủi ro là một họat động thụ động nếu đem so sánh với kiểm soát rủi ro Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủ động nhằm giảm tổn thất của một họat động hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện
- Các biện pháp tài trợ rủi ro:
+ Lưu giữ tổn thất là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính trực tiếp
+ Chuyển giao rủi ro là việc sắp xếp một vài thành phần (thí dụ, nhà bảo hiểm) gánh chịu hậu quả tài chính trực tiếp Nói một cách khác, chuyển giao là chuyển việc thanh toán tổn thất cho các thành phần khác, có 2 loại:
Chuyển giao rủi ro bảo hiểm:
Trang 9Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro của một tổ chức cũng như một cá thể.Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện Bảo hiểm có thể được định nghĩa như một hợp đồng chấp thuận giữa hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm Theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo
hiểm( theo hợp đồng bảo hiểm) và người được bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho
người bảo hiểm
Chuyển gia rủi ro phi bảo hiểm:
Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý.Phần lớn chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm được thực hiện thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng
có một vài trường hợp hợp đồng được thiết kế nhằm mục đích chuyển giao này riêng cho tình huống đó Nhiều thỏa thuận hợp đồng loại này chuyển giao trách nhiệm tài chính đối với tổn thất tài sản trực tiếp hoặc tổn thất thu nhập, một vài trường hợp là tổn thất nguồn nhân lực; hầu hết chuyển giao trách nhiệm tài chính về pháp lý cho thành phần thứ ba
Trang 102.1.2 Công ty Honda Việt Nam
Vào những năm 90 của thế kỉ trước, nền kinh tế của Việt Nam đang dần phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, bằng chứng là số lượng xe gắn máy đã qua sử dụng được nhập từ Nhật Bản hay mới sản xuất nhập từ Thái Lan đang tăng dần Nhận thấy Việt Nam sẽ
là một thị trường tiềm năng, Công ty Honda Motor đã quyết định xâm nhập thị trường này Bằng chứng là sự ra đời vào năm 1996 của Công ty Honda Việt Nam – một Công ty Liên doanh với 3 đối tác là:
+ Công ty Honda Motor Nhật Bản )góp 42% vốn)
+ Công ty Asia Honda Motor tại Thái Lan(góp 28% vốn)
+ Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam( góp 30%
vốn)
Tiêu biểu có 2 nhà máy sản xuất xe máy và 1 nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam đó là :
Trang 11Nhà máy sản xuất xe máy thứ nhất: Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhấttrong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam.
+ Thành lập: Năm 1998
+ Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
+ Vốn đầu tư: USD 290,427,084
+ Lao động: 3.560 người
+ Công suất: 1 triệu xe/năm
Nhà máy sản xuất xe máy thứ 2: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất
xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam
Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người” Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất
các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước
+, Năm thành lập: Năm 2008
+,Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
+, Vốn đầu tư: 65 triệu USD
+, Lao động: 1.375 người
+, Công suất: 500.000 xe/năm
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới
Nhà máy thứ 3 sản xuất ô tô: Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.Đây
là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty Chỉ sau 1 năm và 5
Trang 12tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006.
Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam+ Năm thành lập: 2005
+ Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
+ Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD
+ Diện tích: 17.000m2
+ Lao động: 408 người
+ Công suất: 10,000 xe/năm
Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường Hơn nữa, nhà máy còn được trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm Ôtô
Theo thời gian, sản phẩm của Honda Việt Nam cũng ngày càng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân: thời trang, tiết kiệm nhiên liệu, sang trọng, tiện ích Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, Honda Việt Nam cũng không quên mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam thông qua các hoạt động xã hội liên quan đến các lĩnh vực: môi trường, an toàn, giáo dục và hoạt động từ thiện Những chương trình này luôn được sự hưởng ứng nhiệt tình của xã hội, đơn cử như: “Tôi yêu Việt Nam” Với những đóng góp của mình, Honda Việt Nam đã được vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ (3/2001), bằng khen của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (8/2003), Huân chương Lao động hạng ba (7/2005)…
2.2 Giới thiệu về sản phẩm xe máy của Honda
2.2.1 Các loại xe máy của công ty đã có mặt trên thị trường:
Trang 13• Air Blade - thể hiện thiết kế hiện đại mang tính đột phá trong dòng sản phẩm xe tay
ga dành cho khách hàng Việt Nam với công nghệ hàng đầu, tính năng an toàn vượt trội, thân thiện với môi trường và nhiều tiện ích
• CLICK – kiểu xe tay ga với động cơ 4 thì 108cc mới của Honda, với hệ thống làm mát bằng dung dịch có bộ tản nhiệt tích hợp cùng công nghệ truyền động tựđộng CLICK được thiết kế bắt mắt, thiết lập một tiêu chuẩn mới của cái đẹp bởi
vẻ thanh lịch và sang trọng CLICK sẽ trở thành phương tiện tốt nhất đối với người dân ở các đô thị
• Được yêu thích ngay từ lần xuất hiện đầu tiên năm 1999, giờ đây dòng xe Future đã được nâng lên một đẳng cấp mới – đẳng cấp của sự tinh tế., Future Neo FI mới được trang bị khả năng vận hành ưu việt hơn, phong cách sang trọng hơn với công nghệ đột phá của Honda - Công nghệ phun xăng điện tử PGM FI
• Dáng vẻ thân quen trong từng ngôi nhà Việt Super Dream - Sức mạnh bền bỉ nâng bước bạn trên những chặng đường ngược xuôi Cuộc sống luôn tràn đầy những ước
mơ và thử thách Hãy để Super Dream Plus là người bạn đường tin cậy, cùng bạn nối tiếp những ước mơ
• Wave RS mới tiếp tục làm rung lên nhịp tim giới trẻ Cực "bảnh" với dáng vẻ mạnh
mẽ, thể thao, lôi cuốnCực "ngầu" với sức mạnh chinh phục mọi nẻo đường sôi động
• Wave RSX thắp lên ngọn lửa đam mê trong bạn!
• Wave RSV mang nhãn hiệu Repsol, biểu tượng độc quyền của đội đua Honda tại giải đua Moto
2.2.2 Ngoài xe máy công ty Honda Việt Nam còn sản xuất xe ô tô có tên Honda Vivic
Sản phẩm ô tô Honda Civic của Honda Việt Nam được thiết kế để đạt mức tiết kiệm nhiên liệu cao nhất.Công nghệ điều khiển van i-VTEC và các công nghệ về động
cơ đốt trong có hiệu suất cao khác, sự phối hợp chuẩn xác giữa động cơ, hộp số và thiết
kế vỏ động cơ nhẹ, tất cả góp phần làm nên tính năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội Là kiểu
xe ô tô Honda đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, xe Civic có thể thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải Euro 4 (dựa trên kết quả thử nghiệm nội bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Honda) và giảm được tiếng ồn một cách hiệu quả nhờ áp dụng hệ thống mới về lắp đặt động
cơ trên ô tô
Giá xe Honda Civic : chất lượng thỏa mãn với giá cả ( đã bao gồm VAT )Loại xe Hộp số Giá xe: