NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN môn vẽ TRANH ở TRƯỜNG TIỂU học

20 2.2K 2
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN môn vẽ TRANH ở TRƯỜNG TIỂU học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HUYỆN TAM NÔNG TRƯỜNG TH TRÀM CHIM 3 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Phan Thị Vân Tuyến TT Tràm Chim, tháng 9 năm 2011 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong sáng kiến kinh nghiệm là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Thị Vân Tuyến 2 3 LỜI CẢM ƠN Viết sáng kiến kinh nghiệm là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, bổ ích và đầy hấp dẫn, nó giúp mỗi người chúng ta phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao tầm hiểu biết, mở mang trí tuệ cho bản thân mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của mỗi giáo viên. Tuy nhiên, việc viết sáng kiến kinh nghiệm còn rất mới mẻ với các giáo viên có thời gian giảng dạy chưa lâu nói chung và bản thân tôi nói riêng, nên việc tìm tài liệu và xác định vấn đề cơ bản trong viết sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý đồng nghiệp, cùng với sự mong muốn nâng cao chất lượng của bộ môn Mỹ thuật và tìm hiểu của bản thân nên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh ở trường Tiểu học”. Trong quá trình thực hiện sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, cùng quý đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 4 I- PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài - Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng và nhà nước, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện về mặt: ĐỨC, TRÍ, LAO, THỂ, MĨ. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là vô cùng cần thiết. Thông qua môn mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho học sinh. - Một số phụ huynh học sinh có quan niệm sai lầm, môn mĩ thuật là môn phụ, không cần thiết, chỉ cần học Toán, học Tiếng việt là đủ nên lơ là không theo dõi, trang bị đủ dụng cụ học mĩ thuật cho các em. - Để có thể dạy tốt môn học này, người giáo viên cần nắm được nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức và các phương pháp dạy học của môn này. - Chương trình mĩ thuật ở tiểu học gồm có 5 phân môn: + Phân môn:Vẽ theo mẫu + Phân môn:Vẽ trang trí + Phân môn:Vẽ tranh + Phân môn: Thường thức mĩ thuật + Phân môn: Tập nặn tạo dáng 5 - Ở phân môn Vẽ tranh, một số học sinh rất ngại học môn này vì: Các em chưa quen sắp xếp bố cục như: sắp xếp hình mảng trong tranh thế nào cho cân đối, cho rõ chính phụ. Nên việc dạy học giáo viên thường mất nhiều thời gian dẫn đến bài vẽ của học sinh không đủ thời gian hoàn thành tại lớp. Do đó, Để khắc phục khó khăn trên thì việc “Nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh ở trường Tiểu học” sẽ góp phần nâng cao chất lượng của môn học, đây cũng chính là một mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục đặt ra. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về nội dung phương pháp giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh nhằm giúp học sinh có thể dễ tiếp thu, mở rộng thêm kiến thức để làm nền tản học tập về sau. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các biện pháp tổ chức dạy và học phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học. - Tính hiệu quả các hoạt động của phân môn vẽ tranh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức và các kĩ năng, kĩ xảo về nghệ thuật hội hoạ đặc biệt là trong phân môn vẽ tranh. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tham khảo tài liệu để suy nghĩ tìm tòi, phân tích khái quát hóa nội dung. Đồng thời kết hợp phương pháp 6 quan sát, phương pháp trực quan, phương pháp thống kê toán học và phương pháp thực hành để ghi nhận những gì có thật, tồn tại khách quan theo thời gian, phạm vi mức độ, sản phẩm làm ra. 6. Nội dung của đề tài Tìm ra những cách thức, biện pháp góp phần “Nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh ở trường Tiểu học” thì kết quả học tập cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên sẽ có chất lượng hơn. II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1. Cơ sở lý luận : Xuất phát từ yêu cầu thực tế phát triển của xã hội là giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện cả về nhân, thể, mỹ. Hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “ lấy học sinh làm trung tâm và tích cực hoá hoạt động của học sinh”, đã làm thay đổi một cách tích cực vai trò của giáo viên và học sinh .Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, học sinh giữ vai trò chủ động trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, Nhiều giáo viên quan niệm phân môn vẽ tranh là rất khó vì các em nhỏ tuổi làm sao tự vẽ được chân dung, cảnh lao động, cảnh vui chơi, cảnh ngày tết lễ hội,…Do quan niệm như vậy mà giờ vẽ tranh thường giao việc cho học sinh một cách máy móc hoặc cho học sinh tự vẽ theo hình có sẵn ở Vở tập vẽ, SGK, hay đồ dùng dạy học. Vì vậy, việc tìm ra những cách thức, biện pháp nhằm góp phần “Nâng cao chất lượng phân môn vẽ 7 tranh ở trường Tiểu học” là rất quan trọng và cần thiết đối với môn học Mỹ thuật. 2. Cơ sở thực tiễn. Để xác định thực tế việc học phân môn vẽ tranh trong tình hình chung hiện nay ở các trường tiểu học, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng bằng việc dự giờ thăm lớp giáo viên ở các trường lân cận và trực tiếp kiểm chứng qua các tiết tôi giảng dạy. Nhìn chung, tôi thấy học sinh tiểu học học môn mĩ thuật, đặc biệt là phân môn vẽ tranh với một thái độ chưa tích cực, vẫn còn “nặng nề” dẫn đến kết quả bài học không cao. Từ những tình hình chung đó và kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc học phân môn vẽ tranh của học sinh vẫn còn sự hạn chế khác nhau. Mà cụ thể được thể hiện ở chất lượng bài tập của các em chưa cao. Khả năng tư duy bài, sắp xếp bố cục, mảng chính-phụ,… là rất thấp. Thậm chí có em hoàn toàn không nắm được nội dung chính của bài. Để khắc phục tình trạng này tôi đưa ra một số vấn đề từ thực tế cần giải quyết, nhằm mục đích giúp cho các em học sinh dần tiếp thu cách thức, cũng như phương pháp học tập góp phần nâng cao chất lượng khi học phân môn vẽ tranh. Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 1. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu). Thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Giáp với các xã Phú Thọ, Phú Đức, Phú Cường của huyện Tam Nông và xã Tân Mỹ của huyện Thanh Bình. Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội có phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở trung 8 tâm thị trấn, còn các vùng lân cận thì đời sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Trình độ dân trí đã được nâng cao so với trước kia, người dân đã có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Đời sống của nhân dân được nâng lên, nên người dân có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con em mình học tập. Trường Tiểu học Tràm Chim 3 Trước đây là một điểm phụ của trường Tiểu học Tràm Chim 1. Từ năm học 2009-2010 được tách riêng ra thành trường Tiểu học Tràm Chim 3. Trường có 12 lớp học khoảng 289 học sinh. Do điều kiện của nhà trường nên lịch học của các lớp được phân bố thành 2 buổi. Nhà trường có 21 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tập thể giáo viên của nhà trường có nghị lực, bản lĩnh, đầy nhiệt huyết.Trước đây chất lượng học sinh thấp nhưng với sự lỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường cùng với các em học sinh đã đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tiến bộ. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: Các em chưa quen cách sắp xếp bố cục, nên sắp xếp các hình mảng trong tranh chưa cân đối, chưa phân rõ hình ảnh chính phụ. Bên cạnh đó, các em thiếu tư liệu, thiếu óc sáng tạo hay dựa vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động. Gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học mĩ thuật của các em nên chuẩn bị dụng cụ học mĩ thuật cho các em còn hạn chế hoặc chưa tốt như: Thiếu tập vẽ, thiếu viết chì đen, thiếu màu vẽ,… Đặc biệt không nhắc nhở các em mang vở tập vẽ, 9 dụng cụ học vẽ đầy đủ khi có giờ mĩ thuật nên đến giờ học mĩ thuật các em làm không kịp hoặc không làm được. Những vấn đề đặt ra ở trên đều không đảm bảo được yêu cầu, nội dung,phương pháp dạy học. Từ đó, bản thân tôi suy nghĩ và quyết định nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để dạy tốt môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng vì đây là phân môn học sinh ngại học nhất. Tôi tự hỏi: Làm thế nào để học sinh thích học và học tốt môn vẽ tranh? Từ câu hỏi đó tôi đã tìm thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang trên là: lứa tuổi tiểu học các em chưa hiểu được nội dung, yêu cầu của bài vẽ; chưa hiểu trọn vẹn các câu hỏi gợi ý; chưa có óc tưởng tượng cao; chưa quan sát hết ý của tranh. Chương 3: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. 1. Các giải pháp chủ yếu Từ những khó khăn trên, bằng kinh nghiệm tiếp thu từ những đồng nghiệp và từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đề xuất những phương pháp, biện pháp theo tôi là phù hợp để các em có cơ sở học tốt phân môn vẽ tranh. - Thứ nhất: Cần phải nắm chắc khâu thiết kế bài dạy: Yêu cầu cần đạt của tiết dạy: theo chuẩn kiến thức mới. Chuẩn bị tốt đồ dùng và phương tiện dạy và học. Chẳng hạn: Tranh sử dụng cho học sinh xem cần đa dạng về các loại đề tài, và đủ lớn. Tranh minh họa đề tài phải có cách vẽ khác nhau về bố cục, về hình tượng, về màu sắc,… Một số tranh các đề tài của học sinh các năm trước. 10 [...]... phương pháp và biện pháp vào các bài vẽ tranh, tôi nhận thấy chất lượng của các bài vẽ tranh của học sinh ngày càng được nâng cao, hạn chế loại chưa đạt yêu cầu Những biện pháp trên tạo điều kiện cho tất cả học sinh hoạt động tốt và tích cực tham gia, tham gia có hiệu quả các hoạt động Phân môn vẽ tranh đạt được tỉ lệ như sau: HỌC KỲ I HT tốt HT Chưa HT 25% 55% HỌC KỲ II HT tốt 20% HT Chưa HT CẢ NĂM... hỏi gợi ý để học sinh tiếp cận đề tài • Bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết? • Khung cảnh chung của trường em là gì? • Hình dáng của cổng trường, sân trường, phòng học, cây cối ra sao? • Em hãy kể một số hoạch động diễn ra ở trường em? • Em chọn hoạt động nào để vẽ? • Hoạt động đó có những hình ảnh nào nổi bật? Đây là mhững câu hỏi có tính chất giúp học sinh tưởng tượng để vẽ tranh cho đúng... nghĩ hiểu rõ nội dung tranh Ví dụ 2: Vẽ tranh Đề tài sinh hoạt ( lớp 4) • Bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết? • Em hãy kể tên những màu có trong bức tranh? • Em hãy cho biết từng nhân vật trong tranh đang làm gì? • Trong các bức tranh này, em thích bức tranh nào nhất? Tại sao? • Em hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà ở trường? Ví dụ 3: Vẽ tranh Đề tài Trường em (lớp 5) Giáo... Chưa HT III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1 Kết luận - Muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng, người giáo viên phải có cách nhìn đúng để hình thành nhân cách thẩm mĩ cho học sinh, nhằm mục đích giúp học sinh nhận thức, cảm thụ và biết thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp trong cuộc sống Đồng thời học sinh phải biết tự mình làm ra sản phẩm mĩ thuật... học Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân nhằm góp phần Nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh ở trường Tiểu học Rất mong các bạn đồng nghiệp xem và góp thêm ý kiến bổ sung cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn./ TT Tràm chim, ngày tháng 09 năm 2011 Người viết PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 1 CẤP TRƯỜNG: 18 ... dung bài nhằm giúp học sinh tìm chọn nội dung đề tài phù hợp để vẽ tranh có hiệu quả 13 - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh mẫu trực tiếp bằng mắt từ đó các em trả lời được các câu hỏi mà tưởng tượng, hình dung ra tranh mình sẽ vẽ - Giáo viên khi lên lớp cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhất là tranh để minh họa * Khi hướng dẫn phân môn này, giáo viên cần: Tránh sự áp đặt các em vẽ theo suy nghĩ,... về việc học tập của con em mình kể cả các môn năng khiếu trong đó có môn vẽ như: Trang bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho các em; nhắc nhở các em tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp 2 Tổ chức, triển khai thực hiện Muốn dạy tốt phân môn vẽ tranh, người giáo viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Nghiên cứu kĩ khi thiết kế bài dạy - Phải xây dựng được hệ thống câu hỏi rõ ràng, phù hợp với học sinh... tranh ở tiểu học mang tính giáo dục là chủ yếu, nó sẽ thấm dần lên trung học cơ sở, giúp các em sẽ thực hiện một cách có ý thức hơn, tự giác hơn Vẽ hình chính to trước vào khoảng giữa tranh, các hình ảnh phụ vẽ sau sao cho tranh sinh động vào những chỗ nào cho phù hợp, ở trên hay ở dưới, bên phải hay bên trái, ở xa hay ở gần và to nhỏ cở nào (Lớp 4, lớp 5 bước đầu cần xác định hình mảng) Chú ý hình dáng... viên bổ sung, xếp loại bài vẽ và động viên khích lệ học sinh - Thứ ba: Nắm chắc phương pháp giảng dạy phân môn vẽ tranh Coi trọng giờ thực hành trên lớp - Hướng dẫn học sinh xem tốt tranh mẫu qua các câu hỏi gợi ý để các em nhận biết - Nắm được cách bố cục tranh - Dựng hình theo mảng chặt chẽ - Phác họa hình hoàn chỉnh - Vẽ màu phù hợp; có đậm, có nhạt; làm nổi rõ nội dung tranh -Thứ tư: Đối với phụ... thêm thiết bị dạy học * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Bổ sung thêm trang thiết bị dạy học nhất là đối với bộ môn mĩ thuật Chẳng hạn: Trang bị thêm mẫu vẽ, tranh vẽ để phục vụ cho các phân môn của mĩ thuật - Cung cấp thêm các loại sách, tài liệu có liên quan đến môn mĩ thuật để giáo viên tự bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ 17 - Hỗ trợ giáo viên kinh phí làm dồ dùng dạy học Trên đây là một . phần Nâng cao chất lượng phân môn vẽ 7 tranh ở trường Tiểu học là rất quan trọng và cần thiết đối với môn học Mỹ thuật. 2. Cơ sở thực tiễn. Để xác định thực tế việc học phân môn vẽ tranh. môn: Vẽ theo mẫu + Phân môn: Vẽ trang trí + Phân môn: Vẽ tranh + Phân môn: Thường thức mĩ thuật + Phân môn: Tập nặn tạo dáng 5 - Ở phân môn Vẽ tranh, một số học sinh rất ngại học môn này vì: Các. lớp. Do đó, Để khắc phục khó khăn trên thì việc Nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh ở trường Tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng của môn học, đây cũng chính là một mục tiêu đào tạo của

Ngày đăng: 26/11/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • I- PHẦN MỞ ĐẦU:

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Nội dung của đề tài

    • II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

      • Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

        • 1. Cơ sở lý luận :

        • 2. Cơ sở thực tiễn.

        • Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu.

          • 1. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu).

          • 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:

          • Chương 3: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.

            • 1. Các giải pháp chủ yếu

            • 2. Tổ chức, triển khai thực hiện

            • III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

              • 1. Kết luận

              • 2. Kiến nghị

              • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan