Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
314,5 KB
Nội dung
Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. MỤC LỤC A.Lời Mở Đầu 1 B.Nội Dung 1. Đặc Điểm, Tiện ích của thanh toán L/C 3 2. Điều kiện mở L/C 3 3. Các loại thư tín dụng thương mại 5 4. Rủi ro trong thanh toán L/C 10 C. Kết Luận 14 A. Lời mở đầu. Hội nhập và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện nay. Nhu cầu giao thương quốc tế ngày càng phát triển, hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến nhu cầu thanh toán ngoại thương thuận lợi Page 1 Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. nhanh chóng ngày càng lớn. Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: trả bằng tiền mặt (by Cash), phương thức ghi sổ, phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD), phương thức tín dụng chứng từ…tìm hiểu mỗi phương thức ta sẽ thấy được ưu nhược điểm chúng. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh chủ quan cũng như khách quan mà doanh nghiệp chọn lựa phương thức thanh toán cho phù hợp. Phương thức tín dụng chứng từ ngày nay được sử dụng phổ biến nhất, bởi trong phương thức này: Ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên nhập khẩu. Đảm bảo cho người xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng. Đồng thời đảm bảo cho người nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền mà mình đã bỏ ra. Với những ưu điểm đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả bên Xuất khẩu và bên Nhập khẩu. Thông qua đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về L/C, cũng như phương thức thanh toán của nó và L/C có ưu, nhược điểm gì trong thanh toán quốc tế. B. Nội dung 1. Đặc điểm, tiện ích của thanh toán L/C. 1.1. Khái niệm L/C. Thư Tín Dụng gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó 1 NH theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó. Page 2 Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. Hay nói cách khác tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người thụ hưởng xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng. 1.2. Đặc điểm của L/C L/C là một cam kết thanh toán độc lập của ngân hàng phát hành khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ được thanh toán và không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua. Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng phát hành, người mua có được những chứng từ như yêu cầu. • Đặc điểm giao dịch L/C: + L/C là hợp đồng kinh tế 2 bên + L/C độc lập với hợp đồng thương mại (Vì Ngân hàng của người nhập khẩu sẽ căn cứ vào L/C để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu). + L/C chỉ giao dịch và thanh toán căn cứ thông qua chứng từ. + L/C là công cụ thanh toán an toàn, hạn chế rủi ro và dung hòa lợi ích của cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu. 1.3. Tiện ích trong việc thanh toán bằng L/C • Giảm thiểu rủi ro thanh toán cho nhà nhập khẩu vì nhà nhập khẩu chỉ có trách nhiệm thanh toán khi chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. Giảm thiểu rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu vì trong trường hợp bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng phát hành sẽ phải thanh toán đúng thời hạn. • Ngân hàng có trách nhiệm trong việc tra soát, yêu cầu thanh toán… 2. Điều kiện mở L/C Để đề nghị mở một L/C ta cần có các giấy tờ sau: • Hợp đồng nhập khẩu(bản sao) • Đơn xin mở L/C. • Giấy phép nhập khẩu(nếu có). • Giấy đăng ký kinh doanh. • Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Các bên tham gia: - Người yêu cầu mở L/C:còn gọi là người mua, người nhập, người mở, người trả tiền. Page 3 Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. XK NK - Ngân hàng mở L/C (ngân hàng phát hành) : là ngân hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, cam kết trả tiền cho người bán, thường được hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng . - Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng tại nước xuất khẩu. - Người thụ hưởng: là người xuất khẩu hàng hóa,người bán hoặc bất cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định. • Quy trình mở và thông báo L/C: (3) issue L/C NHPH NHTB (2) (4) apply advie L/C L/C (1)Sale contract - Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. - Bước 2: Căn cứ hợp đồng ngoại thương đã ký, nhà nhập khẩu lập đơn yêu cầu mở L/C (theo mẫu của ngân hàng) gửi đến ngân hàng yêu cầu mở L/C. - Bước 3: NH kiểm tra các nội dung của đơn, nếu hợp lệ ngân hàng phát hành lập L/C và gửi đến ngân hàng thông báo. - Bước 4: Khi nhận được L/C ngân hàng thông báo thông báo L/C cho nhà xuât khẩu. 3. Các loại tín dụng thương mại • Irrevocable L/C (thư tín dụng không thể hủy bỏ) • Irrevocable without recourse L/C (thư tín dụng không thể hủy bỏ và miễn truy đòi) • Confirmed irrevocable L/C (thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận) • TTR L/C (thư tín dụng cho phép bồi hoàn bằng điện) • Transferable L/C (thư tín dụng chuyển nhượng) • Back to back L/C (thư tín dụng giáp lưng) Page 4 Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. • Red clause- packing L/C (thư tín dụng có điều kiện đỏ - tín dụng thư ứng trước). • Standby L/C (thư tín dụng dự phòng). 3.1. Thư tín dụng không thể hủy bỏ Thư tín dụng không thể hủy bỏ - Thư tín dụng không hủy ngang(Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra thì Nh mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ điều khoản nào(hoặc tất cả các nội dung) trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận và đồng ý giữa các bên tham gia. Một thư tín dụng không ghi chữ IRREVOCABLE đương nhiện được coi là hủy bỏ được, nghĩa là NH phát hành muốn hủy bỏ, bổ sung, sữa đổi bất cứ lúc nào, không cần có sự chấp thuận giữa các bên.Irrecocable L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, nó được coi là L/C cơ bản nhất. 3.2. Thư tín dụng không thể hủy bỏ và miễn truy đòi. Là loại L/C mà sau khi hưởng lợi đã được trả tiền thì NH mở L/C (NH hàng thanh toán) không có quyền đòi lại tiền trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này, nhà XK yêu cầu NH mở L/C và ghi trong L/C, và ghi trong hối phiếu câu “ Without recourse to drawers”: “ Miễn truy đòi lại người ký phát.” L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. 3.3. Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận Là loại L/C không hủy ngang, được một NH khác đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi(NH xác nhận- Confirming Bank) theo yêu cầu của NH mở L/C.Do cà hai Nh cam kết thanh toán cho người XK nên L/C loại này đảm bảo quyền lợi cho người XK nhất và thườn dùng trong thannh toán quốc tế với NH xác nhận do nhà XK đề nghị. 3.4. Thư tín dụng cho phép bồi hoàn bằng điện Là loại L/C không huỷ ngang trong đó cho phép ngân hàng chiết khấu được phép đòi NH phát hành – hoặc một NH nào đó được chỉ định trong L/C – phải hoàn trả tiền bằng điện sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ (BCT). Nếu người xin mở L/C (The Applicant) viết rõ trong đơn xin mở L/C đề nghị cho phép đòi tiền bằng điện. Ngân hàng phát hành L/C sẽ ghi rõ nội dung: Upon receipt of your authenticated swift or tested telex certifying that drafts and documents presented are complying with the L/C terms and conditions, we shall reimburse you as per your instructions. Page 5 Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. “Khi nhận được điện đòi tiền bằng swift hoặc telex có mã xác nhận rằng hối phiếu và bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản L/C, chúng tôi sẽ thực hiện hoàn trả theo chỉ thị của quí ngân hàng”. Tuy nhiên, trong thực tế L/C cho phép hoàn trả bằng điện rất ít khi được sử dụng, trừ khi đó là L/C xác nhận; vì ngân hàng xác nhận thường đưa ra yêu cầu này nhằm mục đích có thể nhận được tiền hoàn trả (từ ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng thanh toán) sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm theo chứng từ giao hàng. Tại điều khoản bồi hoàn (Reimbursement) trong L/C sẽ ghi chú: Reimbursement : by payment at Ben’s counter, nghĩa là “ thanh toán ngay tại quầy của người hưởng lợi”; Với qui định này các nhà XK rất có lợi vì tốc độ thanh toán rất nhanh ( thường là 3 ngày làm việc). Thanh toán bằng TTR được áp dụng trong các trường hợp: -NB và NM có quan hệ làm ăn uy tín, lâu dài với nhau. -Điều kiện vận tải, giao nhận thuận lợi. (Chú ý: phân biệt với chuyển tiền bằng điện theo phương thức chuyển tiền: Telegraphic transfer Remittance TTR ) 3.5. Thư tín dụng chuyển nhượng Là loại L/C không huỷ ngang trong đó qui định NH trả tiền (NH phục vụ người XK) có quyền thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Nếu người hưởng lợi thứ nhất đề nghị NH phục vụ mình giúp đỡ (thương lượng) việc chuyển nhượng L/C thì NH này là NH chuyển nhượng (Transferring Bank). Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu. (4)chuyển tiền bằng TTR (3)thông báo và chuyển BCT Page 6 NH thôngbáo Advising Bank NH mở L/C Issuing Bank Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. (2)BCT (2’)tiền (1)NB giao hàng và nhận BCT (1)NB giao hàng và nhận BCT từ người vận tải. (2)Nhà XK xuất trình BCT tại NH thông báo chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình. NH thông báokiểm tra chi tiết tính hợp lệ của các chứng từ, nếu được NH phát hành uỷ quyền thì thanh toán tiền cho nhà XK(bước 2’ ) Nếu không được uỷ quyền thanh toán thì: (3)Thông báo tính hợp lệ của BCT, chuyển BCT cho NH phát hành; đồng thời điện đòi tiền NH phát hành L/C. (4)NH phát hành chuyển tiền bằng điện cho NH thông báo để thanh toán cho nhà XK SƠ ĐỒ THỰC HIỆN L/C CHUYỂN NHƯỢNG Page 7 NB (Exporter) Người vậntải Hànghoá L/C GỐC L/C chuyểnnhượng Hợpđồng(1) Hợpđồng(2) Đềnghị mở L/C (3) Thôngbáo xácnhận L/C (5) Thông báo L/C (8) Ngườimua Ngườitrunggian (ngườihưởnglợi 1) Ngườibán (ngườihưởnglợi 2) Ngânhàngpháthành Ngânhàng chuyểnnhượng Ngânhàngthôngbáo Pháthàn h L/C (4) Chuyển nhượng L/C (7) Đềnghị chuyển nhượng L/C (6) Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần và được được sử dụng trong trường hợp mua bán hàng chuyển khẩu, mua bán trung gian. Có thể hình dung quá trình mở L/C chuyển nhượng theo sơ đồ tóm tắt sau đây: Giải thích sơ đồ (1)XK1 và nhà NK ký kết hợp đồng ngoại thương, sau đó nhà NK yêu cầu NH phục vụ mình mở một L/C(L/C gốc) cho người thụ hưởng là XK1. (2)XK1 không có hàng, sẽ tìm kiếm người cung cấp (XK2) để ký hợp đồng mua lượng hàng đó; và yêu cầu NH phục vụ mình mở một L/C chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ 2 là XK2. Trị giá của L/C chuyển nhượng nhỏ hơn trị giá của L/C mở lần thứ nhất. Phần chênh lệch là khoản lời mà XK1 được hưởng. (3)Sau khi nhận được L/C chuyển nhượng, nếu chấp nhận L/C thì XK2 giao hàng cho người NK và ký phát hối phiếu đòi tiền NH chuyển nhượng (NH phục vụ XK1) Tiếp theo là NH mở L/C chuyển nhượng thanh toán cho XK2 NH mở L/C gốc thanh toán cho XK1 Chú ý : - Nội dung giao hàng trong L/C gốc và L/C chuyển nhượng sẽ giống nhau vì người nhận hàng chỉ là một; NH mở L/C gốc không có trách nhiệm thanh toán Page 8 NB2 (nhà XK2) NB1 (nhà XK1) NM (nhà XK) (2)L/C Chuyểnnhượng (1)L/C Gốc (3) hànghoá Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. cho người thụ hưởng L/C chuyển nhượng (trừ khi NH này là NH xác nhận L/C chuyển nhượng). - XK1 đóng vai trò trung gian nên có 1 số vấn đề họ sẽ giữ bí mật với XK2, đặc biệt là vấn đề giá cả. 3.6. Thư tín dụng giáp lưng - Là loại L/C mở ra dựa trên cơ sở 1 L/C khác, gọi là L/C gốc, người hưởng lợi của L/C gốc chính là người yêu cầu mở ứng dụng thư giáp lưng . - Áp dụng trong mua bán qua trung gian Sơ đồ tóm tắt L/C giáp lưng: (2)L/C (1)L/C GIÁP LƯNGGIÁP LƯNG GỐC (3)hàng hóa 1 (4)Hàng hóa 2 4. Rủi ro trong LC 4.1 Rủi ro của người xuất khẩu 4.1.1 Rủi ro từ phía ngân hàng phát hành LC không có uy tín thanh toán: Nghĩa là ngân hàng không giữ đúng cam kết thanh toán Biện Pháp: - Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi ngay từ khâu ký kết hợp đồng. - L/C được xác nhận bởi ngân hàng được nêu đích danh hoặc chi nhánh của ngân hàng phát hành tại nước xuất khẩu. 4.1.2 Rủi ro do DNXK không thực hiện đúng những điều kiện mà L/C quy định. Thời hạn giao hàng chậm hơn so với qui định của L/C: Biện Pháp: - Dùng kinh nghiệm thực tế để lập bảng chiết tính thời gian, gồm 2 bảng: + Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng + Thời gian đưa hàng lên tàu. Page 9 NGƯỜI CUNG CẤP NGƯỜI CUNG CẤP NM (Nhà NK) Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Giảng Viên: TS. Nguyễn Minh Đức. - Nếu không thỏa mãn với khung thời gian cho phép trong L/C thì phải tu chỉnh ngay. Chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C Biện pháp: - Trường hợp chuyển tải: • Thuê vận tải ở cảng đích danh ( nếu L/C yêu cầu). • Điều tra kỹ tuyến đường nếu L/C cấm chuyển tải (ngay sau khi ký hợp đồng). • Xem kỹ các chứng từ vận tải có phù hợp với qui tắc thanh toán L/C hay không. • Xem hãng tàu mạnh ở tuyến nào. • Thuê tàu chuyến nếu tàu lớn. • Tu chỉnh L/C rồi mới giao hàng nếu không giải quyết vấn đề chuyển tải được. Giao hàng không đúng cơ cấu yêu cầu: Biện pháp: - Trường hợp giao hàng từng phần, Nhà xuất khẩu đọc kỹ L/C và đề nghị tu chỉnh khi cần: + L/C cho phép giao hàng mấy lần. + Thời gian của từng lần giao hàng. + Khối lượng của từng lần giao hàng. * Đọc kỹ L/C và chuẩn bị hàng hóa theo đúng quy định. * Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần. 4.1.3 Chứng từ thanh toán không phù hợp với các điều kiện của L/C - Nghĩa là người xuất khẩu lập bộ chứng từ lập không đúng quy định của L/C. - Trong giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán bằng phương thức L/C chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 60%. Theo khảo sát của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo L/C đã bị NH từ chối vì có sai sót. Ví dụ: Page 10 [...]... chính) thẳng tới nhà nhập khẩu • Hoá đơn thư ng mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu, Phòng Thư ng mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice) • Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp • Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thư ng mại Việt Nam • Cung cấp giấy chứng... dung hợp đồng ngoại thư ng Đọc, nghiên cứu kỹ nội dung qui định về bộ chúng từ trong L/C và đề nghị tu chỉnh khi cần thiết Lập bộ chứng từ đúng qui định của L/C và các văn bản tu chỉnh Lựa chọn đối tác nhập khẩu có thiện chí Nghiên cứu kỹ những rủi ro, sai sót thư ng gặp đối với từng chứng từ lập và cách khắc phục Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu từ khâu ký hợp đồng ngoại thư ng về các chứng...Môn học: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Đại Học Phan Thiết Khoa Quản Trị Kinh Doanh Giảng Viên: TS Nguyễn Minh Đức “Công ty May VS tại TPHCM xuất khẩu hàng đi Hoa Kỳ, thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ Tên công ty nêu trong L/C bị sai lỗi chính tả Khi xuất trình chứng từ với tên Công ty không đúng trong quy định của L/C, bị ngân hàng phát hành tại Hoa Kỳ từ chối thanh toán và chờ chỉ... quỹ cải 2 bên tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng (1-10%) • Yêu cầu những công cụ công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond… (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu 4.2.2 Rủi ro thanh toán dựa trên chứng từ • Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không... thanh toán Các Rủi Ro Khác 4.2.1 Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá - Người nhập khẩu không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù người nhập khẩu đã khuynh loát vốn cho L/C - Điều này thư ng bắt gặp trong các tình huống gấp gáp: ví dụ như bên mua đang cần gấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Dù chỉ biết nhau qua mạng, không tìm hiểu kỹ mà đã làm hợp đồng và vội vàng chuyển tiền theo... đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed… của Incoterm C Kết Luận Nhìn chung, trong các cuộc giao thư ng quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh bởi L/C tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty Nhưng dù an toàn và . packing L/C (thư tín dụng có điều kiện đỏ - tín dụng thư ứng trước). • Standby L/C (thư tín dụng dự phòng). 3.1. Thư tín dụng không thể hủy bỏ Thư tín dụng không thể hủy bỏ - Thư tín dụng không. loại tín dụng thư ng mại • Irrevocable L/C (thư tín dụng không thể hủy bỏ) • Irrevocable without recourse L/C (thư tín dụng không thể hủy bỏ và miễn truy đòi) • Confirmed irrevocable L/C (thư tín. L/C (thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận) • TTR L/C (thư tín dụng cho phép bồi hoàn bằng điện) • Transferable L/C (thư tín dụng chuyển nhượng) • Back to back L/C (thư tín dụng giáp lưng) Page