i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH PECTIN TỪ LÁ XƯƠNG RỒNG BÀN CHẢI OPUNTINA DILLENII VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ XƯƠNG RỒNG NÀY LÀM MÀNG BAO BẢO QU
Trang 1i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH PECTIN
TỪ LÁ XƯƠNG RỒNG BÀN CHẢI (OPUNTINA DILLENII) VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG
DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ XƯƠNG RỒNG NÀY LÀM MÀNG BAO BẢO QUẢN TRÁI CÂY
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Chu Thị Bích Phượng Sinh viên thực hiện : Lương Huỳnh Ngọc Diễm MSSV: 0951100018 Lớp: 09DTP1
TP Hồ Chí Minh, 2013
Trang 2ii
Em xin gửi lời biết ơn chân thành đến Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài một cách thuận lợi nhất Cảm ơn phòng thí nghiệm trường đã cung cấp và phục vụ các hóa chất, dụng cụ trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn của cô Chu Thị Bích Phượng đã truyền đạt kiến thức cũng như cách hoàn thành một bài báo cáo có khoa học nhất Cảm ơn cô đã luôn theo sát chúng em trong thời gian qua
Xin cảm ơn đến các quý thầy cô và các bạn đã đóng góp ý kiến để hoàn thành đề tài một cách thuận lợi
Do kiến thức và khả năng tìm hiểu có hạn, nên chỉ dừng lại những điểm cơ bản chưa đi sâu vào các vấn đề mà cô yêu cầu Mong quý thầy cô và các bạn đóng góp thêm ý kiến để em hoàn thành bài báo cáo một cách khoa học nhất
`Xin cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 10, tháng 07, năm 2013
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm
Trang 3iii
hình như tai vợt, mộc thành bụi lớn Xương rồng này sinh trưởng rất nhanh và rất thích hợp với vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng của Việt nam như vùng đất ven biển miền Trung, Tây Nguyên và cả trên đảo Trường Sa Ngoài tính sinh trưởng tốt trên đất xấu, đất bạc màu, xương rồng Nopal còn có ưu điểm là có độ che phủ cao, chống được cát bay Người dân các vùng này thường dùng làm hàng rào, thức ăn gia súc và chưa có thói quen dùng làm rau thực phẩm Theo
y học cổ truyền các loài xương rồng có khả năng chữa bệnh, trong đó có loại Opuntina người ta
cho rằng cây xương rồng vợt gai có tác dụng làm thuốc do trong cây có một chất nhày là heterosid flavonic Bên cạnh đó, trên thê giới hiện này đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược
lý của pectin trong lá xương rồng điển hình là pectin từ xường rồng Opuntina giúp điều hòa lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại II…, khả năng chiết tách và sử dụng xương
rồng còn rất ít
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là:“ Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii) và khảo sát khả năng ứng dụng của dịch chiết từ lá xương rồng này làm màng bao bảo quản trái cây.”
Đề tài được thực hiện từ 22/04/2013 đến ngày 08/07/ 2013 tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh Đề tài đã thu nhận được các kết quả như sau:
Ở nội dung 1, chúng tôi xác định được trông xương rồng Opuntina dillenii có hàm lượng
ẩm cao 89 -92%, hàm lượng nito tổng là 0,527%, hàm lượng tro và lipid thì khá thấp lần lượt là 1,29 và 1,22%, hàm lượng vitamin C trong mẫu khá cao lên đến 110,88 mg/100g, protein trong mẫu chiếm 0,312 – 0,63%, đường khử chiếm 0,225%
Ở nội dung 2, chúng tôi đã xác định được mẫu xương rồng trưởng thành thích hợp để chiết tách pectin bằng phương pháp kiềm hóa với tỷ lệ mẫu/ dung môi thích hợp là 1/1 với pH chiết tách tối ưu cho công đoạn khử enzyme là pH4, pH cho công đoạn tách pectin là pH12, pH cho công đoạn tủa enzyme là pH2 với tác nhân acid là HCl., hàm lượng pectin thô thu được trong quy trình trên là 0,271 % và độ tinh khiết của petin thu dduocj khi thử bằng phương pháp
canxi pectac là 61,73% Chúng tôi nhận thấy rằng, pectin trong Opuntina dillenii có hàm lượng
thấp khó có thể ứng dụng để chiết tách pectin từ xương rồng này
Ở nội dung 3, chúng tôi nhận thấy dịch chiết từ xương rồng có độ nhớt rất cao có khả năng bám tốt, khi có bổ sung PEG 10% kết hợp với CaCl2 3% có thể nâng cao thời gian bảo quản sơ ri lên đến 10 ngày
Đây là đề tài có tính ứng dụng cao, nếu được tiếp tục đầu tư nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây xương rồng, góp phần phủ xanh những vùng đất khô cằn, hạn hán ở các tỉnh miền trung nước ta và cải thiện đời sống cho người nông dân
Trang 4iv
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Error! Bookmark not defined
1.1 Tổng quan về xương rồng Nopal Error! Bookmark not defined
1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố Error! Bookmark not defined
1.1.2 Cấu trúc hình thái của cây Error! Bookmark not defined
1.1.3 Tính dược lý của cây Error! Bookmark not defined
1.1.4 Ứng dụng trong đời sống Error! Bookmark not defined
1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Error! Bookmark not defined
1.2 Tổng quan về pectin Error! Bookmark not defined
1.2.1 Nguồn gốc của pectin Error! Bookmark not defined
1.2.2 Cấu tạo của pectin Error! Bookmark not defined
1.2.3 Tính chất của pectin Error! Bookmark not defined
1.3 Phân loại và các chỉ số đặc trưng Error! Bookmark not defined
1.3.2 Cơ chế tạo gel Error! Bookmark not defined
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo gel Error! Bookmark not defined
1.3.4 Ứng dụng của pectin Error! Bookmark not defined
1.5.1 Khái niệm về màng bao bảo quản rau quả Error! Bookmark not defined
1.5.2 Màng polymer sinh học Error! Bookmark not defined
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2 Vật liệu, hóa chất và dụng cụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Trang 5v
2.2.3 Dụng cụ thí nghiệm Error! Bookmark not defined
2.3 Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.3.1 Nội dung 1: Xác định một số thành phần hóa sinh của xương rồng Nopal Opuntina
dillenii Error! Bookmark not defined
2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu xác định các thông số thích hợp cho quá trình thu nhận
dịch chiết từ xương rồng Nopal và khảo sát khả năng sử dụng dịch chiết này làm màng
bao bảo quản trái sơ ri Error! Bookmark not defined
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Error! Bookmark not defined
3.1.Nội dung 1: Phân tích xác định một số thành phần hóa học cơ bản của lá xương rồng Nopal Opuntina dillenii
3.2.1 Thí nghiệm 1: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu
suất chiết tách pectin Error! Bookmark not defined
3.2.2 Thí nghiệm 2: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH ở giai đoạn khử enzyme trong
quy trình tách chiết pectin từ lá xương rồng Error! Bookmark not defined
3.2.3 Thí nghiệm 3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến giai đoạn tách pectin trong
bã Error! Bookmark not defined
3.2.5 Thí nghiệm 6: Kết quả xác định hàm lượng pectin có trong pectin thô bằng phương
pháp canxi pectat Error! Bookmark not defined
Trang 6vi
3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu/dung môi đến quá trình thu nhận
dịch chiết Error! Bookmark not defined
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng tạo màng bảo quản của dịch chiết có bổ sung
PEG Error! Bookmark not defined
4.1 Kết luận Error! Bookmark not defined
4.2 Kiến nghị Error! Bookmark not defined
Trang 7vii
Hình 1 6: Rễ xương rồng Nopal Opuntia Error! Bookmark not defined
Hình 1 8: Hoa xương rồng Nopal Error! Bookmark not defined
Hình 1 9: Quả xương rồng Nopal Opuntia Error! Bookmark not defined
Hình 1 11: Hạt xương rồng Nopal Error! Bookmark not defined
Hình 1 12: Liên kết của cellulose với pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 13: Cấu tạo đơn vị của chuỗi pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 14 Công thức HM pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 15:Công thức LM pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 16 : Cơ chế tạo gel bằng liên kết hidro Error! Bookmark not defined
Hình 1 17 Cơ chế tạo gel bằng liên kết canxi Error! Bookmark not defined
Hình 3 2Kết quả thí nghiệm định tính pectin (A, B: lần lượt là mẫu lá xương rồng già và
non; mũi tên chỉ vết vẩn đục hay kết tủa) Error! Bookmark not defined
Hình 3 4 Lá xương rồng trước và sau khi cắt gai Error! Bookmark not defined
Hình 3 5: Lá cương rồng đã được cắt hạt lựu Error! Bookmark not defined
Trang 8viii
Hình 3 12: Pec tin thô trước và sau khi sấy Error! Bookmark not defined
Hình 3 13Sản phẩm pectin thô thu được Error! Bookmark not defined
Trang 9ix
Bảng 1 4: Điều kiện tạo gel của pectin Error! Bookmark not defined
Bảng 3 2Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hàm lượng
pectin thu được Error! Bookmark not defined
Trang 10x
Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hàm lượng
pectin thu được Error! Bookmark not defined
Biểu đồ 3 6: Kết quả khảo sát khả năng thu hồi dịch với các tỷ lệ mẫu/dung môi khác
nhau Error! Bookmark not defined
Trang 11PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): LƯƠNG HUỲNH NGỌC DIỄM - MSSV: 0951100018 Lớp: 09DTP1
Ngành : Công Nghệ Thực Phẩm
Chuyên ngành : Công Nghệ Thực Phẩm
2 Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình tách chiết pectin từ xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii) và khảo sát khả năng ứng dụng dịch chiết từ lá xương rồng làm màng bao bảo quản trái sơ ri
3 Các dữ liệu ban đầu :
Nguyên liệu: lá xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii) thu hái từ Phú Yên, Việt Nam.
Các hóa chất và thiết bị cần thiết, được cung cấp tại PTN trường ĐH KTCN TP HCM Tài liệu tổng quan về xương rồng bàn chải, pectin và quy trình chiết tách pectin Tài liệu về tạo màng bảo quản sinh học
4 Các yêu cầu chủ yếu :
Hoàn thành đề tài đúng thời hạn
Số liệu trung thực
5 Kết quả tối thiểu phải có:
Đề tài phải hoàn thành được 3 nội dung chính:
- Phân tích xác định một số thành phần hóa học cơ bản của lá xương rồng bàn chải Phú Yên (Opuntina dillenii).
- Xây dựng được quy trình tách chiết pectin từ xương rồng bàn chải, qua đó xác định được hàm lượng pectin trong xương rồng
- Xác định các thông số thích hợp cho quy trình thu nhận dịch chiết lá xương rồng và khảo sát khả năng ứng dụng làm màng bao bảo quản trái sơ ri
Ngày giao đề tài: 15/04/2013 Ngày nộp báo cáo: 08/07/2013
Trang 12i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH PECTIN
TỪ LÁ XƯƠNG RỒNG BÀN CHẢI (OPUNTINA DILLENII) VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG
DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ XƯƠNG RỒNG NÀY
LÀM MÀNG BAO BẢO QUẢN TRÁI CÂY
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Chu Thị Bích Phượng Sinh viên thực hiện : Lương Huỳnh Ngọc Diễm MSSV: 0951100018 Lớp: 09DTP1
TP Hồ Chí Minh, 2013
Trang 13ii
Em xin gửi lời biết ơn chân thành đến Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài một cách thuận lợi nhất Cảm ơn phòng thí nghiệm trường đã cung cấp và phục vụ các hóa chất, dụng cụ trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn của cô Chu Thị Bích Phượng đã truyền đạt kiến thức cũng như cách hoàn thành một bài báo cáo có khoa học nhất Cảm ơn cô đã luôn theo sát chúng em trong thời gian qua
Xin cảm ơn đến các quý thầy cô và các bạn đã đóng góp ý kiến để hoàn thành đề tài một cách thuận lợi
Do kiến thức và khả năng tìm hiểu có hạn, nên chỉ dừng lại những điểm cơ bản chưa đi sâu vào các vấn đề mà cô yêu cầu Mong quý thầy cô và các bạn đóng góp thêm ý kiến để em hoàn thành bài báo cáo một cách khoa học nhất
`Xin cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 10, tháng 07, năm 2013
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm
Trang 14iii
hình như tai vợt, mộc thành bụi lớn Xương rồng này sinh trưởng rất nhanh và rất thích hợp với vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng của Việt nam như vùng đất ven biển miền Trung, Tây Nguyên và cả trên đảo Trường Sa Ngoài tính sinh trưởng tốt trên đất xấu, đất bạc màu, xương rồng Nopal còn có ưu điểm là có độ che phủ cao, chống được cát bay Người dân các vùng này thường dùng làm hàng rào, thức ăn gia súc và chưa có thói quen dùng làm rau thực phẩm Theo
y học cổ truyền các loài xương rồng có khả năng chữa bệnh, trong đó có loại Opuntina người ta
cho rằng cây xương rồng vợt gai có tác dụng làm thuốc do trong cây có một chất nhày là heterosid flavonic Bên cạnh đó, trên thê giới hiện này đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược
lý của pectin trong lá xương rồng điển hình là pectin từ xường rồng Opuntina giúp điều hòa lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại II…, khả năng chiết tách và sử dụng xương
rồng còn rất ít
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là:“ Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii) và khảo sát khả năng ứng dụng của dịch chiết từ lá xương rồng này làm màng bao bảo quản trái cây.”
Đề tài được thực hiện từ 22/04/2013 đến ngày 08/07/ 2013 tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh Đề tài đã thu nhận được các kết quả như sau:
Ở nội dung 1, chúng tôi xác định được trông xương rồng Opuntina dillenii có hàm lượng
ẩm cao 89 -92%, hàm lượng nito tổng là 0,527%, hàm lượng tro và lipid thì khá thấp lần lượt là 1,29 và 1,22%, hàm lượng vitamin C trong mẫu khá cao lên đến 110,88 mg/100g, protein trong mẫu chiếm 0,312 – 0,63%, đường khử chiếm 0,225%
Ở nội dung 2, chúng tôi đã xác định được mẫu xương rồng trưởng thành thích hợp để chiết tách pectin bằng phương pháp kiềm hóa với tỷ lệ mẫu/ dung môi thích hợp là 1/1 với pH chiết tách tối ưu cho công đoạn khử enzyme là pH4, pH cho công đoạn tách pectin là pH12, pH cho công đoạn tủa enzyme là pH2 với tác nhân acid là HCl., hàm lượng pectin thô thu được trong quy trình trên là 0,271 % và độ tinh khiết của petin thu dduocj khi thử bằng phương pháp
canxi pectac là 61,73% Chúng tôi nhận thấy rằng, pectin trong Opuntina dillenii có hàm lượng
thấp khó có thể ứng dụng để chiết tách pectin từ xương rồng này
Ở nội dung 3, chúng tôi nhận thấy dịch chiết từ xương rồng có độ nhớt rất cao có khả năng bám tốt, khi có bổ sung PEG 10% kết hợp với CaCl2 3% có thể nâng cao thời gian bảo quản sơ ri lên đến 10 ngày
Đây là đề tài có tính ứng dụng cao, nếu được tiếp tục đầu tư nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây xương rồng, góp phần phủ xanh những vùng đất khô cằn, hạn hán ở các tỉnh miền trung nước ta và cải thiện đời sống cho người nông dân
Trang 15iv
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Error! Bookmark not defined
1.1 Tổng quan về xương rồng Nopal Error! Bookmark not defined
1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố Error! Bookmark not defined
1.1.2 Cấu trúc hình thái của cây Error! Bookmark not defined
1.1.3 Tính dược lý của cây Error! Bookmark not defined
1.1.4 Ứng dụng trong đời sống Error! Bookmark not defined
1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Error! Bookmark not defined
1.2 Tổng quan về pectin Error! Bookmark not defined
1.2.1 Nguồn gốc của pectin Error! Bookmark not defined
1.2.2 Cấu tạo của pectin Error! Bookmark not defined
1.2.3 Tính chất của pectin Error! Bookmark not defined
1.3 Phân loại và các chỉ số đặc trưng Error! Bookmark not defined
1.3.2 Cơ chế tạo gel Error! Bookmark not defined
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo gel Error! Bookmark not defined
1.3.4 Ứng dụng của pectin Error! Bookmark not defined
1.5.1 Khái niệm về màng bao bảo quản rau quả Error! Bookmark not defined
1.5.2 Màng polymer sinh học Error! Bookmark not defined
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2 Vật liệu, hóa chất và dụng cụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Trang 16v
2.2.3 Dụng cụ thí nghiệm Error! Bookmark not defined
2.3 Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.3.1 Nội dung 1: Xác định một số thành phần hóa sinh của xương rồng Nopal Opuntina
dillenii Error! Bookmark not defined
2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu xác định các thông số thích hợp cho quá trình thu nhận
dịch chiết từ xương rồng Nopal và khảo sát khả năng sử dụng dịch chiết này làm màng
bao bảo quản trái sơ ri Error! Bookmark not defined
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Error! Bookmark not defined
3.1.Nội dung 1: Phân tích xác định một số thành phần hóa học cơ bản của lá xương rồng Nopal Opuntina dillenii
3.2.1 Thí nghiệm 1: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu
suất chiết tách pectin Error! Bookmark not defined
3.2.2 Thí nghiệm 2: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH ở giai đoạn khử enzyme trong
quy trình tách chiết pectin từ lá xương rồng Error! Bookmark not defined
3.2.3 Thí nghiệm 3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến giai đoạn tách pectin trong
bã Error! Bookmark not defined
3.2.5 Thí nghiệm 6: Kết quả xác định hàm lượng pectin có trong pectin thô bằng phương
pháp canxi pectat Error! Bookmark not defined
Trang 17vi
3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mẫu/dung môi đến quá trình thu nhận
dịch chiết Error! Bookmark not defined
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng tạo màng bảo quản của dịch chiết có bổ sung
PEG Error! Bookmark not defined
4.1 Kết luận Error! Bookmark not defined
4.2 Kiến nghị Error! Bookmark not defined
Trang 18vii
Hình 1 6: Rễ xương rồng Nopal Opuntia Error! Bookmark not defined
Hình 1 8: Hoa xương rồng Nopal Error! Bookmark not defined
Hình 1 9: Quả xương rồng Nopal Opuntia Error! Bookmark not defined
Hình 1 11: Hạt xương rồng Nopal Error! Bookmark not defined
Hình 1 12: Liên kết của cellulose với pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 13: Cấu tạo đơn vị của chuỗi pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 14 Công thức HM pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 15:Công thức LM pectin Error! Bookmark not defined
Hình 1 16 : Cơ chế tạo gel bằng liên kết hidro Error! Bookmark not defined
Hình 1 17 Cơ chế tạo gel bằng liên kết canxi Error! Bookmark not defined
Hình 3 2Kết quả thí nghiệm định tính pectin (A, B: lần lượt là mẫu lá xương rồng già và
non; mũi tên chỉ vết vẩn đục hay kết tủa) Error! Bookmark not defined
Hình 3 4 Lá xương rồng trước và sau khi cắt gai Error! Bookmark not defined
Hình 3 5: Lá cương rồng đã được cắt hạt lựu Error! Bookmark not defined
Trang 19viii
Hình 3 12: Pec tin thô trước và sau khi sấy Error! Bookmark not defined
Hình 3 13Sản phẩm pectin thô thu được Error! Bookmark not defined
Trang 20ix
Bảng 1 4: Điều kiện tạo gel của pectin Error! Bookmark not defined
Bảng 3 2Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hàm lượng
pectin thu được Error! Bookmark not defined
Trang 21x
Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hàm lượng
pectin thu được Error! Bookmark not defined
Biểu đồ 3 6: Kết quả khảo sát khả năng thu hồi dịch với các tỷ lệ mẫu/dung môi khác
nhau Error! Bookmark not defined
Trang 22SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii ) thuộc họ Cactaceae có thân lá
phủ đầy gai, hình như tai vợt, mộc thành bụi lớn, phân bố dều ở các tỉnh miền Trung Nam Bộ Xương rồng Nopal sinh trưởng rất nhanh và rất thích hợp với vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng của Việt nam như vùng đất ven biển miền Trung, Tây Nguyên và cả trên đảo Trường Sa Ngoài tính sinh trưởng tốt trên đất xấu, đất bạc màu, xương rồng Nopal còn có ưu điểm là có độ che phủ cao, chống được cát bay Người dân các vùng này thường dùng làm hàng rào, thức ăn gia súc và chưa có thói quen dùng làm rau thực phẩm Theo y học cổ
truyền các loài xương rồng có khả năng chữa bệnh, trong đó có loại Opuntina
người ta cho rằng cây xương rồng vợt gai có tác dụng làm thuốc do trong cây
có một chất nhày là heterosid flavonic Bên cạnh đó, trên thê giới hiện này đã
có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của pectin trong lá xương rồng, khả
năng chiết tách và sử dụng xương rồng còn rất ít
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “ Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii) và khảo sát khả năng ứng dụng của dịch chiết từ lá xương rồng này dung làm màng bao bảo quản trái cây.”
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
-Xương rồng bàn chải (Opuntina dillenii ) được thu hái ở các tỉnh miền
trung
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu chiết pectin từ xương rồng
-Xác định tính chất của pecin chiết tách
-Ứng dụng kết quả nghiên cứu tạo màng bao bảo quản trái cây
4.Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Xác định một số thành phần hoá sinh của lá xương rồng
- Xác định hàm lượng nước phương pháp trọng lượng
- Xác định hàm lượng protein thô theo phương pháp Kjeldahl
Trang 23SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 2
- Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp DNS
- Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ vứi iod
- Xác định hàm lượng khoáng tổng số bằng phương pháp tro hoá
- Xác định hàm lượng lipid theo phương pháp Soxhlet
4.2 Xây dựng quy trình chiết tách pectin
- Lựa chọn quy trình chiết tách
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng pectin : dung môi, tỷ lệ dung môi,nhiệt độ, thời gian, pH
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Xác định một số thành phần hoá học của xương rồng
- Xác định một số yếu tố công nghệ trong quá trình chiết tách, thu nhận pectin với hiệu suất cao
- Xây dựng quy trình tạo màng
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thông tin về nguồn pectin trong thân xương rồng phục vụ cho quá trình khai thác, ứng dụng pectin sau này
Trang 24SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về xương rồng Nopal
1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố
Hình 1.1 Lá xương rồng Nopal Opuntina dillenii
Xương rồng Nopal thuộc xương rồng dạng phiến là loại xương rồng ăn được, mọc tự nhiên rất nhiều trong các xa mạc Tây Bắc Mexico và Tây Nam Hoa Kỳ,
có tên tiếng Anh là Prickly Pear Cactus ( tạm gọi là Xương rồng lê gai ) Tên dân gian là xương rồng bàn chải, xương rồng vợt, xương rồng tay thỏ…
Theo hệ thống phân loại thực vật :
Tên khoa học của cây là: Opuntia dillenii
Trang 25SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 4
Xương rồng Nopal là một cây rất dễ tính Vốn là cây của sa mạc, với đặc điểm hình thái phù hợp: lớp bì sáp trên lá dày tránh mất nước, cành lá chứa một lượng lớn nhu mô có tác dụng như một “ bể nước” cho mô diệp lục tố hoạt động, xương rồng Nopal có thể sinh trưởng và phát triển trên đất cát sa mạc, trên vùng đất khô cằn, đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng với một lượng mưa hằng năm cực thấp
Ở Việt Nam, cũng có loại xương rồng Nopal bản địa, mọc tự nhiên, nông dân cũng có dùng cho gia súc nhưng chưa có thói quen dùng làm thực phẩm cho người Xương rồng Nopal châu Mỹ được du nhập và nghiên cứu từ năm 2002 tại Trung tâm sinh học thực nghiệm Hà Nội (Viện ứng dụng công nghê, Bộ khoa học và công nghệ) Hiện nay, xương rồng Nopal đã được nhân giống thành công bằng 2 phương pháp nuôi cấy mô và kỹ thuật phân nhánh Năm 2006 -2007, trung tâm đã đưa trồng khảo nghiệm tại tỉnh Bình Phước và
Bà Rịa – Vũng Tàu Cây xương rồng tiểu mộc cao đến 0,5 -3m, thân có những lóng dẹp hình vợt, xanh dợt, mang nhiều nuốm có gai Hoa vàng rồi đỏ to, phiến hoa nhiều Phì quả to 4-5 cm màu đỏ đậm Hiện nay, xương rồng Nopal được trồng rải rác (làm hàng rào hoặc làm cảnh) ở vùng Duyên Hải từ Huế đến Bình Thuận (Trần Bá Thoại, 2011)
Hình 1.2 Cấu tạo của phiến lá xương rồng Nopal Opuntina
Trang 26SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 5
Hình 1.2 thể hiện cấu tạo của phiến lá xương rồng Nopal Opuntina
Phiến lá có dạng phẳng hình thành từ các khớp nối với thân (cladode) Trên phiến lá có những gai nhọn, cứng, kích thước 2 - 3cm (spine) Dưới chân gai là các núm gai (areole) có chứa các sợi lông nhỏ (glochids), chúng bám chặt vào gốc gai và sẽ bung ra khi nhổ phần gai
Xương rồng Nopal sinh trưởng rất nhanh và rất thích hợp với vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng của Việt nam như vùng đất ven biển miền Trung, Tây Nguyên và cả trên đảo Trường Sa Ngoài tính sinh trưởng tốt trên đất xấu, đất bạc màu, xương rồng Nopal còn có ưu điểm là có độ che phủ cao, chống được cát bay ( Trần Bá Thoại, 2008)
Nopal sinh trưởng nhanh, đạt chiều cao 4 - 5 m, đường kính tán 3 - 4 m, sinh khối có thể đạt từ 120 - 400 tấn/ha Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở địa hình có độ cao từ 0 - 2.400 m, chịu nóng đến 500C và thời tiết khô hạn Về mặt dinh dưỡng, lá xương rồng Nopal giàu carbohydrat, vitamin, canxi, acid amin (lysin, isoleucin, treonin, valin, leucin, triptophan, metiomin và phenilanin, ) nên có thể dùng làm rau (vị gần giống như ớt Đà Lạt, chế biến hoặc ăn sống như dưa leo), dược liệu (phòng trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, béo phì, tim mạch, tiểu đường Trái có vị chua ngọt, có thể dùng làm trái cây ăn tươi (có khả năng giảm cholesterol, kháng viêm, chữa khô miệng, chán ăn) Theo các nghiên cứu nước ngoài thì hoa xương rồng đặc biệt hiệu quả trong điều trị u tuyến tiền liệt Ngoài ra, Nopal còn được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm (hiện đã có trên 50 sản phẩm), làm chất nhuộm màu thực phẩm không độc hại…
Hiện tại, các nhà khoa học Việt Nam đã nhân giống được 15 loại xương rồng Nopal gồm 7 loại Nopal rau, 5 loại Nopal ăn quả và 3 loại Nopal làm thức
ăn cho gia súc và sẵn sàng chuyển giao cho bà con nông dân (Nguyễn Thị Ngọc Mai, Lương Thị Loan, 2010)
Trang 27SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 6
Hình 1.3 Chồi lá xương rồng Nopal (Lê Anh Tuấn, 2008)
1.1.2 Cấu trúc hình thái của cây
Gai
Liên tưởng đến cây xương xồng, mọi người đều nghĩ hình ảnh một loại thực vật trơ trụi lá, thân thể bao quanh bằng các lưỡi gai nhọn Gai xương rồng chính là lá của chúng bị biến đổi Một số xương rồng, gai và lông đều mọc lên
từ các cụm chân gai (areoles) Mục đích gai và lông là:
- Giảm thiểu tối đa sự thoát hơi nước
- Đón bắt lượng mưa và sương đêm ít ỏi của vùng hoang mạc
Chống lại các kẻ thù gây hại, nhất là các loài thú Đối với các cây con mọc ra từ thân, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà rụng xuống, gai có nhiệm
vụ cố định chúng lại chung quanh thân cây mẹ hoặc bám vào lông thú vật để chuyển đến một vùng đất khác Nhờ có gai, cây con ít bị gió lốc và dòng chảy cuốn đi khỏi nơi chúng vừa bám rễ
Hình 1.4 Hoa và gai xương rồng Nopal Opuntia (Lê Anh Tuấn, 2008)
Trang 28SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 7
Da cây
Da cây xương rồng thường trơn láng, có độ dai dẻo nhất định, ít có tế bào khí khổng Mục đích là để hạn chế sự mất nước và giảm ảnh hưởng của bức xạ mặt trời
Hình 1.5 Phiến lá xương rồng Nopal Opuntia
Rễ
Bộ rễ xương rồng thường bò lan theo chiều ngang hơn là chiều sâu Lý
do chính là lượng nước trong đất nơi nó sống thường tập trung ở phần lớp đất mặt (do lượng mưa ít nên những vùng này nước ngầm rất sâu hoặc không có vỉa nước ngầm)
Hình 1.6 Rễ xương rồng Nopal Opuntia
Trang 29SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 8
Cấu tạo thân lá
Bên trong thân cây xương rồng là các màng nhầy dạng gel Chính có dạng này xương rồng mới giữ được một lượng nước lớn trong cơ thể để có thể chịu đựng sự khô hạn trong một thời gian dài
Hình 1.7 Mặt cắt ngang thân xương rồng Nopal Opuntia
Lá của O dillenii đã được phân tích một cách tương ứng với lá của O inermis có thành phần trung bình sau khi thu hoạch 13-20 cm chiều dài, độ ẩm
91,7% trọng lượng tươi; protein 12,2, lipid 2,3, carbohydrate 55,5, chất xơ thô 13,8, và tro 16,8 phần trăm chất khô; acid ascorbic 17,9 và carotenoids 38,4 mg trên 100 g nguyên liệu tươi (Rodriguez – Felix and Cantwell, 1998)
Trang 30SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 9
Bảng 1.1 Hàm lượng pectin trong Opuntia và 1 số loài khác
(M.Goycoolea,2003)
Pectin tổng số(%) Protopectin (%) Pectin hòa tan(%)
Loài
Wet Weight
Dry Weight
Wet Weight
Dry Weight
Wet Weight
Dry Weight
Trang 31SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 10
Hoa
Hoa xương rồng thường có màu sắc rực rỡ, nổi bậc trong khung cảnh hoang vắng của hoang mạc Mục đích của màu sắc là để hấp dẫn các loại côn trùng đến để tạo thuận lợi cho sự thụ phấn giúp bảo tồn nòi giống
Hình 1.8 Hoa xương rồng Nopal
Trái
Trái xương rồng có vị ngọt, nhiều hạt Điều này kích thích các loại chim, dơi đến ăn và sau đó mang các hạt đi phát tán nhiều nơi khác để có thế hệ xương rồng về sau
Hình 1.9 Quả xương rồng Nopal Opuntia
Trang 32SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 11
Hình 1.10 Quả Nopal Opuntia cắt đôi với các hạt nhỏ và kích thước
Phía nam đảo
Tenerife – Tây Ban
Nha
Acid ascorbic mg/100g 0,0 – 15,1 Đảo Penghu – Đài
Trang 33SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 12
quả thu được lượng acid béo của dầu béo từ hạt xương rồng từ 63,62% - 69,06% So sánh hàm lượng acid béo của dầu béo hạt xương rồng với các loại dầu béo từ các loại hạt khác như ngô (59%), hạt coton (49-58%), hạt đậu nành (51%), hạt thược dược (78%) hạt thuốc phiện (70%), dầu olive (10%), dầu cọ (10%), hạt hướng dương (68%), hạt nho (73%), hạt vừng (45%)… có thể nhận thấy axít béo trong dầu béo hạt xương rồng là khá cao
Đặc biệt, khi so sánh hàm lượng axít béo thu được từ dầu béo hạt xương rồng Nopal Ninh Thuận với hàm lượng axít béo thu được của dầu béo hạt xương rồng của một số nước thấy rằng: tương đương với dầu Tunisia (khoảng 70%), nhưng lại cao hơn dầu Đức (53%) tới hơn 10% và cao hơn rất nhiều so với dầu tại Trung Quốc (3%) Đây là loại axít rất tốt cho sức khoẻ, hoàn toàn không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất ở những cơ thể mà không có khả năng tự sinh ra loại axít này
TS Trần Thượng Quảng, năm 2010, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, chất béo của hạt xương rồng thường được sử dụng bổ sung để ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, viêm da, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết
áp, đột quỵ, chống oxy hoá, giảm đau và sử dụng trong công nghiệp làm xà phòng, mỹ phẩm, chất nhũ hoá,…)
Hình 1.11 Hạt xương rồng Nopal
Trang 34SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 13
1.1.3 Tính dược lý của cây
Theo y học cổ truyền các loài xương rồng có khả năng chữa bệnh, trong
đó có loại Opuntina Trong Đông Y người ta cho rằng cây xương rồng vợt gai
có tác dụng làm thuốc do trong cây có một chất nhày là heterosid flavonic Xương rồng có tính vị đắng, tính mát, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, giảm ho
Rễ và thân xương rồng được dùng để chữa tâm vị khí thống, bang, lỵ, trĩ
ra máu, ho, đau họng, nhọt phổi…Người ta dung toàn cây và rễ chữa viêm loét
dạ dày – hành tá tràng, ly, cấp tính, ung độc và phỏng
Theo Tây y, xương rồng Nopal cho nhiều lợi ích , trong đó có tác dụng điều hòa đường huyết và sức khỏe tim mạch Cây xương rồng lê gai là thực phẩm dinh dưỡng với 18 axit amin, vitamin B, khoáng chất và nhiều chất có hoạt tính sinh học Cây xương rồng cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe:
Làm giảm đường huyết và điều chỉnh khối lượng đường huyết Cây xương rồng đã được chứng minh là rất có triển vọng trong việc giảm sự tăng đường huyết và giúp điều hòa lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại II Chúng có chứa hàm lượng xơ hòa tan và không hòa tan Khi ăn hoặc trước khi ăn, các loại xơ giúp ngăn chặn sự hấp thụ carbohydrate và đường vào máu khi bữa ăn đã được tiêu hóa Quá trình này có tác dụng làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn và hỗ trợ sự trao đổi chất ổn định hơn của lượng đường trong máu Ngoài ra, cây xương rồng có chứa dinh dưỡng thực vật xâm nhập vào máu và giúp điều chỉnh các phản ứng tế bào với insulin Đây là một cơ chế cực kỳ quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại II Một nghiên cứu lâm sàng đánh giá một nhóm người bị tiểu đường loại II, nhóm cao chỉ số đường trong máu này đã được giảm xuống mức bình thường trong vòng một giờ sau khi sử dụng chúng Người khỏe mạnh không bị tiểu đường không bị ảnh hưởng gì và không gặp bất kỳ hiện tượng giảm lượng đường trong máu
Trang 35SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 14
Cây xương rồng làm giảm nồng độ cholesterol LDL
Lá cây xương rồng có chứa sợi polysaccharide và sterol làm việc với nhau để giúp LDL cholesterol thấp hơn cũng như triglyceride Chủ yếu, cây có thể làm giảm nồng độ chất béo không tốt trong máu bởi vì nó liên kết với muối mật trong ruột, ngăn ngừa tái hấp thu vào máu Ngoài ra, cây xương rồng có chứa carotenoids và glycoprotein làm tăng hoạt động trong các thụ thể gan, hỗ trợ mức lipid trong máu khỏe mạnh
Cây xương rồng có tác dụng chống viêm
Cây xương rồng có chứa polyphenol, sterol, và glycoprotein, đó là chất chống oxy hóa và có tác dụng kháng viêm Điều này là quan trọng bởi vì các thành phần này giúp loại bỏ và ngăn ngừa mảng bám trong mạch máu Ngoài
ra, cây xương rồng có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh viêm tim mạch
Nó thúc đẩy phục hồi nhanh hơn, chữa lành và làm dịu kích ứng da Trong nhiều thế kỷ, xương rồng đã được sử dụng để điều trị bỏng nhẹ da, vết cắt, trầy xước, vết côn trùng cắn
Cây xương rồng và tiêu hóa
Như đã đề cập trước đây, cây xương rồng có đầy đủ các chất xơ hòa tan
và không hòa tan Các chất xơ không hòa tan trong cây cây xương rồng kích thích nhu động ruột hoạt động đều đặn Cây xương rồng hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh và chức năng ruột Cây chứa xơ và chất nhầy đã được chứng minh giúp kiểm soát sự sản xuất acid dạ dày quá mức Chúng giúp bảo vệ màng nhầy
dạ dày, cung cấp một pH đệm và lớp phủ trong dạ dày và đường tiêu hóa có thể giúp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra do ăn thức ăn quá nhiều gia vị, rượu, aspirin và các dược phẩm khác Nghiên cứu cho thấy cây xương rồng lê gai làm giảm đáng kể tình trạng viêm đường tiêu hóa và gây ra một quá trình chữa bệnh nhẹ nhàng trong trường hợp bị loét dạ dày
Cây xương rồng Nopal còn có tác dụng giảm cân
Trang 36SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 15
Các chất xơ trong cây xương rồng thúc đẩy giảm cân lành mạnh bằng cách tạo cảm giác no để mọi người không cảm thấy đói và ít có khả năng ăn quá nhiều Các chất xơ cũng giúp ức chế sự hấp thu đường vào máu, có thể dẫn đến tăng cân Điều đáng khích lệ về xương rồng so với các loại hình thức giảm cân khác là xương rồng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
có hỗ trợ sức khỏe tổng thể và dinh dưỡng
Ngoài ra, Opuntina dillenii còn có các hoạt chất chống oxy hóa
Bảng 1.3 Thành phần hợp chất flavonoid trong Opuntia dillenii
Trang 37SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 16
1.1.4.Ứng dụng trong đời sống
Ở Mexico , xương rồng Nopal thường được bán dạng rau qủa tươi sống, dạng đóng hộp hoặc phơi khô chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài Thống kê cho thấy người dân Mexico mỗi năm sử dụng trung bình đến 6,4 kg xương rồng Có rất nhiều thức ăn thức uống của Mexico sử dụng Nopal làm nguyên liệu như: Trứng với nopal, thịt với nopal, salads Nopal, nước uống Nopal,… Thành phần dinh dưỡng của 100g xương rồng Nopal: năng lượng 27 calo, protide 1,7g, lipid 0,3 g, glucid dạng xơ sợi hòa tan và không hòa tan, pectin, nhiều vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, nhiều chất khoáng như calci, magie, sắt , đồng (Trần Bá Thoại,2008)
Dầu béo trong hạt xương rồng chứa các acid béo không no, giá trị cao cho nhiều ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Dầu béo trong hạt xương rồng chủ yếu là acid linoleic (omega 6) và acid oleic (omega 3) 1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Xương rồng Nopal Opuntia được xem là một loại cây đa lợi nhuận và
chức năng không chỉ vì đặc điểm sống dễ dàng trên vùng đất khô cằn và năng suất cao mà sản phẩm từ loại cây này cũng không ít Nổi tiếng khắp châu Mỹ La Tinh như một tá dược Loại cây này được trồng nhiều tại Mexico với 24 loài, trong đó 15 loài dùng làm thức ăn gia súc, 6 loài lấy quả
và 3 loài làm rau xanh (Opuntia ficus indi, Opuntia robusta và Nopan cochellinifera) Mức tiêu thụ sản phẩm từ cây xương rồng bình quân của
người dân Mexico cũng đáng kể, khoảng 6.4kg/người/năm Với diện tích trồng trên 100.000 ha và năng suất thu hoạch là 350.000 tấn/năm Không chỉ
Mexico nổi tiếng với khả năng tiêu thụ Nopal mà các nước khác như
Argentina, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những nước nhập
khẩu các sản phẩm của Nopal khá lớn
Tại Việt Nam, những vùng khô hạn miền Trung, Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tây, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, … là những vùng đất được hồi sinh với sức sống mới bằng loại xương rồng này, vừa tận dụng
Trang 38SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 17
được những vùng đất cát nóng, đất trống, tận dụng được cây bụi làm thức ăn
cho gia súc gia cầm, vừa có thêm khoảng thu nhập cho nông dân Thực trạng
chăn nuôi tại miền Trung nước ta cũng có nhiều biến động lớn, trước đây
các tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa là những vùng sỏi đá
hay cát bụi, khó có một loại cây nào sinh sống lâu bền dẫn đến việc chăn
nuôi gia súc gia cầm đều khó khăn Có lúc đàn gia súc (bò, dê, cừu) khoảng
trên 1 triệu con và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh với tỷ lệ khoảng 20 -
25%/năm Nhu cầu thức ăn cho gia súc là một vấn đề khó khăn, trong khi
sản lượng cỏ trồng phục vụ cho ngành thức ăn gia súc chỉ mới đáp ứng được
khoảng 3.000 ha cỏ cao sản Trong suốt 6 tháng mùa khô, các nguồn cỏ và
thức ăn tự nhiên khác bị cạn kiệt Tình trạng thiếu thức ăn kéo dài đã khiến
cho 20 - 30% tổng đàn gia súc (khoảng 400.000 con) bị suy dinh dưỡng dẫn
đến bệnh dịch (lở mồm long móng, các trận rét đậm hay các đợt nắng nóng
đỉnh điểm) và chết hàng loạt Trong khi đó, vùng Nam Trung bộ có đến vài
trăm ngàn ha đất không có nước tưới trong diện có nguy cơ hoang mạc hóa,
phần lớn hầu như không thể sản xuất phần đất này có thể khai thác một
phần để đưa vào dự án “trồng xương rồng xóa đói giảm nghèo” - một giải
pháp cho vùng khô hạn Ngoài là nguồn rau xanh, thức ăn cho gia súc,
xương rồng thực phẩm còn giúp cải tạo đất, tăng độ che phủ, chống xói mòn
rửa trôi và góp phần cải thiện nguồn nước ngầm vốn rất khan hiếm tại đây
Nếu được quan tâm một cách đúng mức, rất có thể nhiều khu vực của
Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ sẽ có thêm một loại đặc sản hàng hóa
đặc trưng của vùng khô hạn và ngoài ra còn cải thiện tình trạng “có đất
không dùng được” của người dân nơi đây, “tăng đất trồng, tăng thu nhập”
Xương rồng Nopal trồng tại Việt Nam vẫn có chất lượng tốt để làm rau thực
phẩm.Ngoài ra, đây cũng là loài cây có giá trị về mặt dược liệu Hiện nay,
loài cây này đã được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt tại
các hải đảo Bên cạnh đó, xương rồng Nopal là 1 loài cây đang thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
Trang 39SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 18
1.2 Tổng quan về pectin
1.2.1 Nguồn gốc của pectin
Pectin là polysaccharide có nhiều trong quả, củ, thân cây, cây có sợi như đay, gai Trong thực vật pectin tồn tại ở hai dạng: protopectin là dạng không tan, vốn có mặt chủ yếu ở thành tế bào, pectin được xem là một chất gắn kết giữa các tế bào và pectin hòa tan tồn tại chủ yếu trong dịch tế bào Khi quả đang phát triển, protopectin phân bố ở thành tế bào; khi quả bắt đầu chín, protopectin chuyển dần sang dạng pectin hòa tan dưới tác dụng của acid hữu cơ
và enzyme protopectinase có trong quả làm cho vỏ quả mềm khi chín Trong quá trình bảo quản cũng nhận thấy sự giảm dần của lượng protopectin và tăng dần lượng pectin hòa tan trong dịch quả Quá trình này cũng có thể xảy ra dưới tác dụng của acid và quá trình đun sôi Đối với các loài thực vật có sợi như đay gai thì pectin có tác dụng gắn kết các sợi lại với nhau Khi ngâm đay, gai trong điều kiện yếm khí, các vi sinh vật tiết enzyme phân giải pectin và làm cho các sợi rời ra (Lê Ngọc Tú, 2005)
Hình 1 12: Liên kết của cellulose với pectin Pectin công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu là các phụ phẩm nông nghiệp như: bã táo, vỏ bưởi, cam, chanh Pectin họ cam quýt chiếm tỉ lệ 20 – 50% trọng lượng khô, còn ở bã táo từ 10 – 20% (Lê Ngọc Tú, 2005) Trong cùng một loại quả nhưng các thành phần khác nhau thì hàm lượng pectin cũng không giống nhau Đối với quả bưởi, pectin là chất nhớt bao quanh hạt, ở vỏ, trong cùi bưởi Pectin là một chất có thể tan trong nước và có độ nhớt cao
Trang 40SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 19
(Hoàng Kim Anh, 2006) Độ nhớt của pectin phụ thuộc vào kích thước của phân tử pectin, mức độ methyl hóa, pH, lượng đường và hàm lượng của một số ion
1.2.2 Cấu tạo của pectin
Pectin là một polysaccharide mạch thẳng, mạch pectin được hình thành từ
các gốc α-D-galacturonide liên kết với nhau bởi các liên kết α-1,4-glycoside
(trong đó có một phần các nhóm carboxyl bị oxi hóa) chính là cơ sở cấu tạo của chất pectin Các liên kết trong mạch pectin bị phá hủy bởi enzyme pectinase và dưới tác dụng của acid Ngoài ra, trong thành phần mạch chính của pectin còn
có các gốc đường rhamnose nằm xen kẽ hay liền kề nhau Pectin chứa một lượng nhỏ D-galactan, araban (trong những đoạn mạch mở rộng) và một lượng
ít hơn là fucose và xylose ở những đoạn mạch ngắn (thường chỉ gồm từ 1 – 3 gốc đường) Những đoạn mạch ngắn này không được coi là thành phần mạch chính của pectin Gốc carboxyl của acid galacturonide trong mạch pectin bị ester hóa (ở nhiều mức độ khác nhau) với methanol Còn các gốc –OH ở vị trí
C2 và C3 có thể bị acetyl hóa với tỉ lệ thấp (Hoàng Kim Anh, 2006)
Hình 1 13: Cấu tạo đơn vị của chuỗi pectin
http://www.epharmacognosy.com/2012/03/pectin.html