Gai
Liên tưởng đến cây xương xồng, mọi người đều nghĩ hình ảnh một loại thực vật trơ trụi lá, thân thể bao quanh bằng các lưỡi gai nhọn. Gai xương rồng chính là lá của chúng bị biến đổi. Một số xương rồng, gai và lông đều mọc lên từ các cụm chân gai (areoles). Mục đích gai và lông là:
- Giảm thiểu tối đa sự thoát hơi nước.
- Đón bắt lượng mưa và sương đêm ít ỏi của vùng hoang mạc.
Chống lại các kẻ thù gây hại, nhất là các loài thú. Đối với các cây con mọc ra từ thân, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà rụng xuống, gai có nhiệm vụ cố định chúng lại chung quanh thân cây mẹ hoặc bám vào lông thú vật để chuyển đến một vùng đất khác. Nhờ có gai, cây con ít bị gió lốc và dòng chảy cuốn đi khỏi nơi chúng vừa bám rễ.
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 7
Da cây
Da cây xương rồng thường trơn láng, có độ dai dẻo nhất định, ít có tế bào khí khổng. Mục đích là để hạn chế sự mất nước và giảm ảnh hưởng của bức xạ mặt trời.
Hình 1.5 Phiến lá xương rồng Nopal Opuntia.
Rễ
Bộ rễ xương rồng thường bò lan theo chiều ngang hơn là chiều sâu. Lý do chính là lượng nước trong đất nơi nó sống thường tập trung ở phần lớp đất mặt (do lượng mưa ít nên những vùng này nước ngầm rất sâu hoặc không có vỉa nước ngầm).
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 8
Cấu tạo thân lá
Bên trong thân cây xương rồng là các màng nhầy dạng gel. Chính có dạng này xương rồng mới giữ được một lượng nước lớn trong cơ thể để có thể chịu đựng sự khô hạn trong một thời gian dài.
Hình 1.7 Mặt cắt ngang thân xương rồng Nopal Opuntia
Lá của O. dillenii đã được phân tích một cách tương ứng với lá của O.
inermis có thành phần trung bình sau khi thu hoạch 13-20 cm chiều dài, độ ẩm
91,7% trọng lượng tươi; protein 12,2, lipid 2,3, carbohydrate 55,5, chất xơ thô 13,8, và tro 16,8 phần trăm chất khô; acid ascorbic 17,9 và carotenoids 38,4 mg trên 100 g nguyên liệu tươi. (Rodriguez – Felix and Cantwell, 1998)
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 9
Bảng 1.1. Hàm lượng pectin trong Opuntia và 1 số loài khác
(M.Goycoolea,2003)
Pectin tổng số(%) Protopectin (%) Pectin hòa tan(%)
Loài Wet Weight Dry Weight Wet Weight Dry Weight Wet Weight Dry Weight Opuntia ficus- indica var Ia 1.91 13.84 0.097 3.56 1.418 10.28 O.ficus-indica var IIa 1.10 8.39 0.622 4.74 0.478 3.65 O.spp (Blanca I)a 0.95 7.6 0.448 3.58 0.482 4.02
O.spp (Blanca II)a 0.84 7.05 0.721 6.05 0.129 1.00
O.amylaceaa 1.40 9.58 0.685 4.69 0.715 4.89 O.megacanthaa 0.80 5.06 0.586 3.43 0.279 1.63 O.stepthacanthaa 0.97 6.59 0.605 4.38 0.365 2.21 O.robustaa 3.30 26.61 0.653 5.26 2.64 23.87 Apple pomaceb,c 0.5-1.6 10-15 --- --- --- --- Citrus peelc 20-30 --- --- --- --- Sugar-beet pulpb 1.00 --- --- --- --- ---
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 10
Hoa
Hoa xương rồng thường có màu sắc rực rỡ, nổi bậc trong khung cảnh hoang vắng của hoang mạc. Mục đích của màu sắc là để hấp dẫn các loại côn trùng đến để tạo thuận lợi cho sự thụ phấn giúp bảo tồn nòi giống.
Hình 1.8 Hoa xương rồng Nopal
Trái
Trái xương rồng có vị ngọt, nhiều hạt. Điều này kích thích các loại chim, dơi đến ăn và sau đó mang các hạt đi phát tán nhiều nơi khác để có thế hệ xương rồng về sau.
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 11
Hình 1.10 Quả Nopal Opuntia cắt đôi với các hạt nhỏ và kích thước quả.
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của quả O. dillenii tại một số vị trí địa lý
Vị trí Thành phần Đơn vị Hàm lượng Độ ẩm % 81,68 Tro % 0,44 o Brix 10,35 pH 3,34 protein % 0,52 Chất béo % 0,71 Tổng chất sơ % 9,49 Tổng phenol mg/100g 117,0
Phía nam đảo Tenerife – Tây Ban Nha
Acid ascorbic mg/100g 29,7
Acid ascorbic mg/100g 0,0 – 15,1 Đảo Penghu – Đài
Loan Tổng phenol mg/100g 133,4 – 212,8
(Rodriguez – Felix and Cantwell, 1998)
Hạt
Hạt có nhiều trong quả của cây Nopal, hạt cứng, dẹp, màu nâu xám. Hạt gồm có 2 lớp: lớp ngoài rắn chắc, lớp trong mọng nước. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Bách Khoa (ĐHQG thành phố HCM) và Đại học Bách khoa Hà Nội đã lấy hạt từ quả chín đỏ của cây xương rồng Nopal được trồng tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận và tiến hành tách dầu béo. Kết
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 12
quả thu được lượng acid béo của dầu béo từ hạt xương rồng từ 63,62% - 69,06%. So sánh hàm lượng acid béo của dầu béo hạt xương rồng với các loại dầu béo từ các loại hạt khác như ngô (59%), hạt coton (49-58%), hạt đậu nành (51%), hạt thược dược (78%) hạt thuốc phiện (70%), dầu olive (10%), dầu cọ (10%), hạt hướng dương (68%), hạt nho (73%), hạt vừng (45%)…. có thể nhận thấy axít béo trong dầu béo hạt xương rồng là khá cao.
Đặc biệt, khi so sánh hàm lượng axít béo thu được từ dầu béo hạt xương rồng Nopal Ninh Thuận với hàm lượng axít béo thu được của dầu béo hạt xương rồng của một số nước thấy rằng: tương đương với dầu Tunisia (khoảng 70%), nhưng lại cao hơn dầu Đức (53%) tới hơn 10% và cao hơn rất nhiều so với dầu tại Trung Quốc (3%). Đây là loại axít rất tốt cho sức khoẻ, hoàn toàn không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất ở những cơ thể mà không có khả năng tự sinh ra loại axít này.
TS. Trần Thượng Quảng, năm 2010, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, chất béo của hạt xương rồng thường được sử dụng bổ sung để ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, viêm da, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, chống oxy hoá, giảm đau và sử dụng trong công nghiệp làm xà phòng, mỹ phẩm, chất nhũ hoá,…)
SVTH: Lương Huỳnh Ngọc Diễm 13