KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Chất thải nhựa, túi ni lông và công nghệ xử lý (Trang 34 - 37)

4.1 Kết luận

Hiện nay, ô nhiễm chất thải nhựa, nhất là túi ni lông ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi ni lông, trong khi đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3 đến 6 túi ni lông/ngày, đây là một con số rất lớn. Nếu tình trạng “xả” túi ni lông bừa bãi vẫn cứ diễn ra hàng ngày mà không có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý, thì trong thời gian không xa, môi trường nước ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.

Do đặc tính hầu như không có khả năng tự phân huỷ tuỳ theo từng loại chất dẻo mà thời gian phân huỷ lại rất lâu, túi ni lông tích luỹ trong môi trường sẽ tác động xấu đến môi trường.

Túi ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mòn, dần dần chiếm diện tích đất, làm nghẽn mạch nước ngầm. Túi ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa hè.

Sự tắc nghẽn hệ thống thoát nước còn làm cho muỗi phát sinh, làm tăng nguy cơ lan truyền các bệnh do muỗi, làm chết các sinh vật biển do nuốt phải.

Túi ni lông màu đựng thực phẩm gây ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại cadmi, chì. Chì gây tác hại cho não và các dmi gây ung thư phổi.

Khi chất thải nhựa bị đốt, khí độc thải ra có thành phần cácbon có thể gây nhiễm độc CO2, có thể ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, phá vỡ hoóc môn, gây rối loạn chức năng và ung thư. Những tác hại của chất thải nhựa nói chung, túi ni lông nói riêng là hết sức rõ ràng. Mặc dù trong những năm gần đây các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nỗ lực áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm túi ni lông bằng các biện pháp công nghệ tái chế thành các sản phẩm tiêu dùng, tái sử dụng và hạn chế sử dụng túi ni lông trong các cửa hàng, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được tình trạng lượng rác thải ni lông ngày càng gia tăng nhanh. Việt Nam cần phải rút ra bài học từ việc giải quyết vấn đề ô nhiễm túi ni lông của các nước để tìm ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của mình và các cơ quan chức năng cần có sự phối kết hợp để thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa nạn “ô nhiễm trắng” này.

4.2 Khuyến nghị

 Để giảm thiểu sử dụng túi ni lông trước hết phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của túi ni lông đối với sức khỏe, môi trường và các hệ sinh thái. Các đối tượng cần nâng cao nhận thức là những người tiêu dùng, các hộ gia đình, những người nội trợ, các cửa hàng, các siêu thị, các nhà sản xuất nhựa và các nhà quản lý môi trường và kêu gọi họ cùng nhau tìm ra giải pháp hữu hiệu giảm thiểu túi ni lông trước khi rác thải ni lông quá tải tới mức nghiêm trọng xả vào môi trường. Cần khuyến khích người dân tái sử dụng, làm sạch phơi khô dùng lại những bao bì/túi ni lông có sẵn, sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông. Dùng làn/giỏ/túi lưới thay vì dùng túi ni lông khi đi chợ, bao gói thực phẩm bằng giấy, lá thay ni lông. Hạn chế sử dụng thêm túi/bao bì ni lông mới, không sử dụng túi ni lông màu đựng thực phẩm vì nó gây ô nhiễm thực phẩm.

Đối với các cơ sở kinh doanh, việc giảm thiểu sử dụng túi ni lông cũng nên bắt đầu từ hệ thống các siêu thị hay một số trung tâm mua sắm và làm đồng loạt, cùng thời điểm, với các qui định nhất quán... sẽ mang lại kết quả tốt. Đối với người dân, bên cạnh việc kêu gọi ý thức thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, chúng ta cần áp dụng nguyên tắc "người sử dụng phải trả tiền", chứ không được phát miễn phí và sử dụng tràn lan như hiện nay. Tác hại của túi ni lông đối với môi trường, với sức khỏe con người đã rõ nên

cần phải kêu gọi trách nhiệm của toàn xã hội, các doanh nghiệp và ý thức của mỗi người dân trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông. Môi trường là của chung, vì vậy trách nhiệm đối với nó không được có sự phân biệt với bất kỳ doanh nghiệp nào.

 Cần phải tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá về hiện trạng chất thải nhựa, túi ni lông trên phạm vi toàn quốc (kể cả về mặt công nghệ xử lý) để có các số liệu tin cậy, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng một kế hoạch giảm thiểu tổng thể. Vấn đề chất thải nhựa, túi ni lông ở các khu vực nông thôn cũng cần được đề cập vì hiện nay ở khu vực này việc xả thải các loại túi nhựa sau sử dụng trong nông nghiệp đang gia tăng, không được thu gom xử lý thích hợp đang đe dọa môi trường nông thôn.

 Chính phủ cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm túi ni lông ngày càng tăng. Cần sớm có các quy định pháp lý thống nhất về giảm thiểu tái sử dụng, tái chế nhựa thải, túi ni lông để có thể khuyến khích được các nhà sản xuất, các nhà phân phối cùng nhau phối hợp áp dụng các công nghệ tái chế phù hợp không gây ô nhiễm môi trường, có hiệu suất cao tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng sử dụng được nhiều lần.

 Cần phải đánh giá hiện trạng sử dụng các công nghệ sản xuất các loại túi ni lông phân tự phân hủy ở Việt Nam để có hướng đầu tư nghiên cứu áp dụng cho phù hợp, tránh trùng lặp trong nghiên cứu, ứng dụng gây lãng phí.

 Nghiên cứu, sản xuất túi ni lông tự phân huỷ cần phải được tiếp tục hoàn thiện, đây là một giải pháp khả thi cao vì nó dung hoà được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để nghiên cứu, sản xuất áp dụng đại trà với giá cả chấp nhận được thì Nhà nước cần có những chính sách cụ thể như ưu đãi thuế, cho vay vốn lãi suất thấp, hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh, đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu, đồng thời bảo hộ hàng sản xuất ra, dần dần ngưng cấp giấy phép, đi đến cấm hẳn việc sản xuất túi ni lông không tự phân huỷ khi túi ni lông tự phân huỷ đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Khuyến khích sản xuất túi đựng hàng tự phân hủy bằng cách đặt hàng nghiên cứu sản xuất các loại túi thay thế. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất túi thay thế ( trao giải thưởng môi trường, giải thưởng doanh nghiệp xanh, giảm thuế, cấp đất,…).

 Cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải nhựa, túi ni lông ở các tỉnh, thành phố theo điều kiện cụ thể từng vùng và trên cơ sở kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả cần kết hợp tốt các khâu trong thiết kế quy hoạch cho toàn hệ thống, từ thu gom, phân loại rác tại nguồn đến sản xuất các sản phẩm tái chế cuối cùng.

 Tăng cường trao đổi thông tin về chất thải nhựa, túi ni lông giữa các nhà sản xuất phân phối bằng hình thức thông tin trực tuyến để trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp sản xuất, tái chế túi ni-lông thay thế và các nhà phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, chợ…) nhằm đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng, tạo ra các loại túi thân thiện môi trường.

Tài liệu tham khảo

1. Plastics recycling-Postgraduate Course on Environmental Management for Developing Countries, UNEP/UNESCO/BMU Course at Dresden University of Technology, 1997; 2. Using plastic bag waste to assess the reliability of self-reported waste disposal data.

Shan-Shan Chung. Croucher Institute Environmental Science, Department of Biology, Hong Kong Baptist University, 2008;

3. Promotion of solid waste recycling and reuse in the developing countries of Asia, UN Habitat, 1994;

4. Recycling oriented society toward sustainable development 2002, Clean Japan Center, 2002;

5. 3R Portfolio, Ministerial Conference on the 3R Initiative, 2005, Tokyo;

6. Warmer Bulletin: No 83/2002; No: 110, 6/2007, E-Warmer Bulletin 6/2006 ;7/2006. 7. Plastic Shopping Bags – Analysis of Levies and Environmental Impacts. Final Report,

12/2002. Prepared in association with RMIT Centre for Design and Eunomia Research and Consulting Ltd. Nolan -ITU Pty Ltd.

8. Waste management and recycling in Asia, IGES, 2005;

9. Itegrated Solid Waste Management, Blackie Academic & Professional, 1995; 10. Environment Strategy in the East Asia and Pacific Region, World Bank, 2005;

11. Achieving Environmentally Sustainable Economic Growth in Asia and the Pacific, Ministerial Conference on Environment and Development in Asia and the Pacific, 2005;

12. OECD Contribution to Ministerial Conference on 3R Initiative, 2005, Tokyo; 13. Vietnam Environment Monitor 2004- Solid Waste, World Bank, CIDA, MONRE; 14. Municipal Solid Waste Management in China, Prof. Marco J. Castaldi; Prof. Nickolas

J. Themelis, Environmental Engineering Columbia University, New York, NY 10027, 9/2005;

15. Kinh tế chất thải, Dự án Kinh tế chất thải, NXB Chính trị quốc gia, 2005; 16. Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam, 2003, Bộ TN&MT; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Kinh tế và Quản lý chất thải ở Việt Nam, Nguyên Danh Sơn, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN; 2004;

18. Môi trường ô nhiễm & hậu quả, Nguyễn Thị Thìn, Tuấn Lan- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2005;

19. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng điểm cấp Nhà nước về công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ni lông và chất thải hưũ cơ, Hà Nội, 2003;

20. Tái chế chất thải và ô nhiễm ở các làng nghề tái chế, PGS, TS. Đặng Kim Chi, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội; 2004;

21. Công nghệ xử lý chất thải rắn, Trần Quang Ninh -Tổng luận khoa học công nghệ, kinh tế, số 7/2007(234);

22. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; 23. Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Bộ TN&MT;

Một phần của tài liệu Chất thải nhựa, túi ni lông và công nghệ xử lý (Trang 34 - 37)