1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng đài kỹ thuật chuyển mạch

24 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 và chuyển mạch lớp 2 cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi core và định tuyến tốt ở mạng biên Edge b

Trang 1

Lời mở đầu

Như các bạn đã biết cùng với sự phát triển ồ ạt của internet ngày nay và trong hầu hết các môi trường đều chọn IP là giao thức lớp 3 thì nhược điểm của IP ngày càng bộc lộ rõ và không còn đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ

và công nghệ nữa Khi đó thì công nghệ ATM được áp dụng để tạo ra backbone

chuyển mạch tốc độ cao, băng thông rộng, đảm bảo chế độ QoS, hỗ trợ tốt cho các dịch vụ thời gian thực và các dịch vụ đòi hỏi băng thông Mô hình mạng backbone phát triển lúc này là "IP over ATM ", tức là sự kết hợp giữa khả năng định tuyến linh hoạt của IP với sự đảm bảo về tốc độ và chất lượng dịch

vụ của ATM đã phần nào giải quyết được một số vấn đề của mạng Nhưng khi một loạt các dịch vụ mới ra đời đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng mở rộng cao,

dễ dàng đem lại lợi nhuận đã khiến cho mô hình đó không còn thoả mãn nữa

Và một vấn để khác nữa là IP và ATM là hai công nghệ hoàn toàn khác nhau, được thiết kế cho những môi trường mạng khác nhau, khác nhau về giao thức, cách đánh địa chỉ, định tuyến, báo hiệu, phân bổ tài nguyên… Đến khi các ISP càng mở rộng mạng theo hướng IP over ATM, họ càng nhận ra nhược điểm của mô hình này, đó là sự phức tạp của mạng lưới do phải duy trì hoạt động của hai hệ thống thiết bị Nhu cầu cấp thiết được đặt ra là phải nghiên cứu và tạo ra được một công nghệ mới kết hợp được những đặc tính tốt nhất của hai công nghệ trên và MPLS là một trong những thành quả của quá trình nghiên cứu đó Trong bài báo cáo này chúng em tập chung trình bày làm rõ các vấn đề liên quan đến công nghệ này.

Nội dung của bài báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:

Chương 1: Tổng quan về mạng MPLS.

Chương 2: Cấu trúc của MPLS.

Chương 3: Ứng dụng của MPLS trong thực tế.

Trang 2

Danh mục từ viết tắt

bộ

Cơ sở thông tin chuyển tiếp

Nhãn

mạch Nhãn

giao thức

truyền dẫn

lượng

Trang 3

VCI Virtual Channel Identifier Định danh kênh ảo VPI Virtual Packet Indentifier Định danh gói ảo

Trang 4

Chương 1: Tổng quan MPLS

1.1: Giới thiệu.

MPLS là viết tắt của “multi-protocol label switching” MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 và chuyển mạch lớp 2 cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi (core) và định tuyến tốt

ở mạng biên (Edge) bằng cách dựa vào nhãn (Label).

MPLS là một phương pháp cải tiến việc chuyển tiếp gói trên mạng bằng các nhãn gắn với mỗi gói IP, tế bào ATM hoặc frame lớp 2 Phương pháp chuyển mạch nhãn giúp các router và MPLS-enable ATM switch ra quyết định theo nội dung nhãn tốt hơn việc định tuyến phức tạp theo địa chỉ IP đích.

MPLS cho phép kết nối tính thực thi và khả năng chuyển mạch lớp 2 với định tuyến lớp 3 Cho phép các ISP cung cấp các dịch vụ khác nhau mà không cần bỏ đi cơ sở hạ tầng sẵn có Cấu trúc của MPLS có tính mềm dẻo trong bất

kỳ sự phối hợp với công nghệ lớp 2 nào.

MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp 2, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một mạng chuyển mạch IP MPLS hỗ trợ tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích trên một đường trục Internet Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, các ISP có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được hiệu quả cạnh tranh cao.

1.2: Đặc điểm cơ bản của MPLS.

- Không có MPLS API cũng không có thành phần giao thức phía host.

Thay thế cơ chế định tuyến lớp ba bằng cơ chế chuyển mạch lớp

hai.MPLS hoạt động trong lõi của mạng IP Các Router trong lõi phải enable MPLS trên từng giao tiếp Nhãn được gắn thêm vào gói IP khi gói đi vào mạng MPLS Nhãn được tách ra khi gói ra khỏi mạng MPLS Nhãn (Label) được chèn vào giữa header lớp ba và header lớp hai Sử dụng nhãn trong quá

Trang 5

trình gửi gói sau khi đã thiết lập đường đi MPLS tập trung vào quá trình hoán đổi nhãn (Label Swapping) Một trong những thế mạnh của kiến trúc MPLS là tự định nghĩa chồng nhãn (Label Stack).

Kỹ thuật chuyển mạch nhãn không phải là kỹ thuật mới Frame relay và ATM cũng sử dụng công nghệ này để chuyển các khung (frame) hoặc các cell qua mạng Trong Frame relay, các khung có độ dài bất kỳ, đối với ATM độ dài của cell là cố định bao gồm phần mào đầu 5 byte và tải tin là 48 byte Phần mào đầu của cell ATM và khung của Frame Relay tham chiếu tới các kênh ảo

mà cell hoặc khung này nằm trên đó Sự tương quan giữa Frame relay và ATM là tại mỗi bước nhảy qua mạng, giá trị “nhãn” trong phần mào đầu bị thay đổi Đây chính là sự khác nhau trong chuyển tiếp của gói IP Khi một route chuyển tiếp một gói IP, nó sẽ không thay đổi giá trị mà gắn liền với đích đến của gói; hay nói cách khác nó không thay đổi địa chỉ IP đích của gói Thực

tế là các nhãn MPLS thường được sử dụng để chuyển tiếp các gói và địa chỉ

IP đích không còn phổ biến trong MPLS nữa.

1.4: Ưu điểm.

1.4.1 Tính thông minh phân tán

Trong mạng chuyển mạch kênh, tính thông minh chủ yếu tập trung ở mạng lõi (Core) Tất cả các thiết bị thông minh đều đặt trong mạng lõi như các tổng đài toll, transit, MSC… Các thiết bị kém thông minh hơn thì được đặt

ở biên (Edge), ví dụ như các tổng đài nội hạt, truy cập…

Trong mạng gói IP, tính thông minh gần như chia đều cho các thiết bị trong mạng Tất cả các Router đều phải làm 2 nhiệm vụ đó là định tuyến và chuyển mạch Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của IP.

Quan điểm của MPLS là tính thông minh càng đưa ra biên thì mạng càng hoạt động tốt Lý do là thành phần ở mạng lõi phải chịu tải rất cao Thành phần mạng lõi nên có độ thông minh thấp và năng lực chuyển tải cao MPLS phân tách 2 chức năng : định tuyến và chuyển mạch :

- Các Router ở biên thực hiện định tuyến và gắn nhãn (Label) cho gói.

- Còn các Router ở mạng lõi chỉ thực hiện việc chuyển tiếp gói tin với tốc độ cao dựa vào nhãn.

Tính thông minh được đẩy ra ngoài biên là một trong những ưu điểm lớn nhất của MPLS.

Trang 6

1.4.2 Đơn giản hóa chức năng chuyển tiếp

MPLS sử dụng cơ chế chuyển tiếp căn cứ vào nhãn có độ dài cố định nên quyết định chuyển tiếp có thể xác định ngay chỉ với một lần tra cứu chỉ mục trong LFIB Cơ chế này đơn giản và nhanh hơn nhiều so với giải thuật dùng trong chuyển tiếp gói datagram thông thường.

1.4.3 Kỹ thuật lưu lượng (MPLS Traffic Engineer)

Ưu điểm lớn nhất của MPLS là khả năng thực hiện lưu lượng (TE: Traffic Engineer), nó đảm bảo lưu lượng được định tuyến đi qua một mạng theo một cách thức tin cậy và hiệu quả nhất Kỹ thuật lưu lượng cho phép các ISP định tuyến theo cách mà họ có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ở khía cạnh thông lượng và đồ trễ MPLS-TE cho phép lưu lượng được phân bố hợp lý qua toàn bộ hạ tầng mạng, tối ưu hóa hiệu suất sử dụng mạng.

1.4.4 Định tuyến QoS từ nguồn (MPLS QoS)

Định tuyến QoS từ nguồn là một cơ chế trong đó các LSR được xác định trước ở nút nguồn (LSR lối vào) dựa vào một số thông tin về độ khả dụng tài nguyên trong mạng cũng như yêu cầu QoS của luồng lưu lượng Nói cách khác, nó là một giao thức định tuyến có mở rộng chỉ tiêu chọn đường để bao gồm các tham số như băng thông khả dụng, việc sử dụng link và đường dẫn end-to-end, chế độ chiếm dụng tài nguyên của nút, độ trễ và biến động trễ.

1.4.5 Mạng riêng ảo VPN (MPLS VPN)

VPN cho phép khác hàng thiết lập mạng riêng giống như kênh thuê riêng nhưng với chi phí thấp hơn bằng việc sử dụng hạ tầng mạng công cộng dùng chung Kiến trúc MPLS đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết để hỗ trợ VPN bằng cách thiết lập các đường hầm LSP sử dụng định tuyến tường minh

Do đó, MPLS sử dụng các đường hầm LSP cho phép nhà khai thác cung cấp dịch vụ VPN theo cách tích hợp trên cùng một hạ tầng mà họ cung cấp dịch

vụ Internet Hơn nữa, cơ chế xếp chồng nhãn cho phép cấu hình nhiều VPN lồng nhau trên hạ tầng mạng.

1.4.6 Chuyển tiếp có phân cấp (Hierachical forwarding)

Thay đổi đáng kể nhất được MPLS đưa ra không phải ở kiến trúc định tuyến mà là kiến trúc chuyển tiếp Sự cải tiến trong kiến trúc chuyển tiếp có tác động đáng kể đến khả năng cung cấp chuyển tiếp phân cấp Chuyển tiếp phân cấp theo cách lồng một LSP vào một LSP khác (xếp chồng nhãn hay còn

Trang 7

gọi là điều khiển gói đa cấp) Thực ra chuyển tiếp phân cấp không phải là kỹ thuật mới; ATM đã cung cấp cơ chế chuyển tiếp 2 mức với khái niệm đường

ảo (VP) và kênh ảo (VC) Tuy nhiên MPLS cho phép các LSP được lồng nhau một cách tùy ý, cung cấp điều khiển gói đa cấp cho việc chuyển tiếp.

1.4.7 Khả năng mở rộng (Scalability)

Chuyển mạch nhãn cung cấp một sự tách biệt toàn diện hơn giữa định tuyến liên miền (inter-domain) và định tuyến miền hội tụ (intra-domain), điều này cải thiện đáng kể khả năng mở rộng của MPLS còn nhờ vào FEC (thu gom luồng), xếp chồng nhãn để hợp nhất (merging), hoặc lồng nhau (nesting) các LSP Ngoài ra, nhiều LSP liên kết với các FEC khác nhau có thể trộn vào cùng LSP Sử dụng LSP lồng nhau cũng cải thiện việc mở rộng MPLS.

1.4.8 Điểm vượt trội của MPLS so với IP trên ATM

Khi hợp nhất với chuyển mạch ATM, chuyển mạch nhãn tận dụng những thuận lợi của tế bào ATM – chiều dài thích hợp và chuyển với tốc độ cao Trong mạng đa dịch vụ chuyển mạch nhãn cho phép chuyển mạch BPX/MGX nhằm cung cấp dịch vụ ATM, Frame Relay và Internet trên một mặt phẳng đơn trong một con đường đi tốc độ cao Các mặt phẳng (Platform) công cộng

hỗ trợ các dịch vụ này để tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa hoạt động cho nhà cung cấp đa dịch vụ ISP sử dụng chuyển mạch ATM trong mạch lõi, chuyển mạch nhãn giúp các dòng Cisco, BPX8600, MGX8800, Router chuyển mạch đa dịch vụ 8540 và các chuyển mạch Cisco ATM giúp quản lý mạng hiệu quả hơn xếp chồng (overlay) lớp IP trên mạng ATM Chuyển mạch nhãn tránh những rắc rối gây ra do có nhiều Router hàng ngang và hỗ trợ cấu trúc phân cấp (hierarchical structure) trong một mạng của ISP.

- Sự tích hợp : MPLS xác nhập tính năng của IP và ATM chứ không xếp chồng lớp IP trên ATM MPLS giúp cho cơ sở hạ tầng ATM thấy được định tuyến IP

và bỏ qua các yêu cầu ánh xạ giữa các đặc tính IP và ATM MPLS không cần địa chỉ ATM và kỹ thuật định tuyến.

- Độ tin cậy cao hơn : với cơ sở hạ tầng ATM, MPLS có thể kết hợp hiệu quả với nhiều giao thức định tuyến IP trên ATM thiết lập môi trường mạng lưới (mesh) dịch vụ công cộng giữa các Router xung quanh một đám mây ATM Tuy nhiên có nhiều vấn đề xảy ra do các PCV link giữa các Router xếp chồng trên mạng ATM Cấu trúc mạng ATM không thể thấy bộ định tuyến Một link ATM bị hỏng làm hỏng nhiều Router-to-Router link, gây khó khăn cho lượng cập nhật thông tin định tuyến và nhiều tiến trình xử lý kéo theo.

Trang 8

- Trực tiếp thực thi các loại dịch vụ : MPLS sử dụng hàng đợi và bộ đếm của ATM để cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau Nó hỗ trợ quyền ưu tiên IP và loại dịch vụ (class of service – CoS) trên chuyển mạch ATM mà không cần chuyển đổi sang các lớp ATM Forum Service.

- Hỗ trợ hiệu quả cho Multicast và RSVP : Khác với MPLS, xếp lớp IP trên ATM nảy sinh nhiều bất lợi, đặc biệt trong việc hỗ trợ các dịch vụ IP như IP multicast và RSVP (Resource Reservation Protocol) MPLS hỗ trợ các dịch vụ này, kế thừa thời gian và công việc theo các chuẩn và khuyến khích tạo nên ánh xạ xấp xỉ của các đặc trưng IP&ATM.

- Sự đo lường và quản lý VPN : MPLS có thể tính được các dịch vụ IP VPN và rất dễ quản lý các dịch vụ VPN quan trọng để cung cấp các mạng IP riêng trong cơ sở hạ tầng của nó Khi một ISP cung cấp dịch vụ ATM hỗ trợ nhiều VPN riêng trên một cơ sở hạ tầng đơn Với một đường trục MPLS, thông tin VPN chỉ được xử lý tại 1 điểm ra vào Các gói mang nhãn MPLS đi qua 1 đường trục và đến điểm ra đúng của nó Kết hợp MPLS với MP-BGP (Multiprotocol Broder Gateway Protocol) tạo ra các dịch vụ VPN dựa trên nền MPLS (MPLS – base VPN) dễ quản lý hơn với sự điều hành chuyển tiếp để quản lý phía VPN và các thành viên VPN.

- Giảm tải trên mạng lõi : Các dịch vụ VPN hướng dẫn cách MPLS hỗ trợ mọi thông tin định tuyến để phân cấp Hơn nữa, có thể tách rời các định tuyến Internet khỏi lõi mạng cung cấp dịch vụ Giống như dữ liệu VPN, MPLS chỉ cho phép truy suất bảng định tuyến Internet tại điểm ra vào của mạng Với MPLS,

kỹ thuật lưu lượng truyền ở biên của AS được gắn nhãn để liên kết với điểm tương ứng Sự tách rời của định tuyến nội khỏi định tuyến Internet đầy đủ cũng giúp hạn chế lỗi, ổn định và tăng tính bảo mật.

- Khả năng điều khiển lưu lượng : MPLS cung cấp khả năng điều khiển lưu lượng để sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng Kỹ thuật lưu lượng giúp chuyển tải từ các phần quá tải sang các phần còn rỗi của mạng dựa vào điểm đích, loại lưu lượng, tải, thời gian…

Trang 9

Nếu một LER là nút đầu tiên trên đường đi của một gói xuyên quan miền MPLS thì nó được gọi là LER lối vào (ingress-LER), còn nếu là nút cuối cùng thì nó được gọi là LER lối ra (egress-LER) Lưu ý các thuật ngữ này được áp dụng tùy theo chiều của luồng lưu lượng trong mạng, do vậy một LER có thể

là ingress-LER vừa là egress-LER tùy theo luồng lưu lượng đang xét.

Trang 10

Hình 2: Upstrem và downstream của LSR Thuật ngữ upstream-LSR và downstream-LSR cũng được dùng, phụ thuộc vào chiều của luồng lưu lượng Các tài liệu MPLS thường dùng ký hiệu Ru để hiển thị upstream-LSR và Rd để hiển thị downstream-LSR.

2.1.2 Lớp chuyển tiếp tương đương (FEC)

Lớp chuyển tiếp tương đương FEC (Forwarding Equivalence Class) là tập hợp các gói được đối xử như nhau bởi một LSR Như vậy, FEC là một nhóm các gói IP được chuyển tiếp trên cùng một đường chuyển mạch nhãn LSP, được đối xử theo cùng một cách thức và có thể ánh xạ vào một nhãn bởi một LSR cho dù chúng có thể khác nhau về luồng thông tin header lớp mạng.

Hình 3: Lớp chuyển tiếp tương đương trong MPLS

2.1.3 Nhãn và Stack nhãn

RFC 3031 định nghĩa nhãn là một bộ nhận dạng có độ dài ngắn và cố định, mang ý nghĩa cục bộ dùng để nhận biết một FEC Nhãn được dán lên một gói để báo cho LSR biết gói này cần đi đâu Phần nội dung nhãn có độ dài

20 bit không cấu trúc, như vậy số nhãn có thể có là 2 20 Giá trị nhãn định nghĩa chỉ mục (index) để dùng trong bảng chuyển tiếp.

Một gói có thể được dán chồng nhiều nhãn, các nhãn chứa trong một nơi gọi là Stack nhãn (Label stack) Stack nhãn là một tập hợp gồm một hoặc nhiều entry nhãn tổ chức theo quy tắc LIFO Tại mỗi hop trong mạng chỉ xử lý

Trang 11

nhãn hiện hành trên đỉnh stack Chính nhãn này được LSR sử dụng để chuyển tiếp gói.

Hình 4: Stack nhãn Nếu gói tin chưa có nhãn thì stack nhãn là rỗng có độ sâu bằng 0 Nếu stack có chiều sâu là d thì mức 1 sẽ là ở đáy stack (bit S trong entry nhãn đặt tên là 1) và mức d sẽ là ở đỉnh stack Một entry nhãn có thể được đặt thêm vào (push) hoặc lấy ra (pop) khỏi stack.

2.1.4 Hoán đổi nhãn (Label Swapping)

Hoán đổi nhãn là cách dùng các thủ tục để chuyển tiếp gói Để chuyển tiếp gói có nhãn, LSR kiểm tra nhãn trên đỉnh stack và dùng ánh xạ ILM (Incoming Label Map) để ánh xạ nhãn này tới một entry chuyển tiếp nhãn NHLFE (Next Hop Label Forwarding Entry) Sử dụng thông tin trong NHLFE, LSR xác định ra nơi để chuyển tiếp gói tin và thực hiện tác vụ trên stack nhãn Rồi nó mã hóa stack nhãn mới vào gói và chuyển gói đi.

Chuyển tiếp gói chưa có nhãn cũng diễn ra tương tự nhưng xảy ra ở ingress-LER LER phân tách header lớp mạng để xác định FEC rồi sử dụng ánh xạ FTN (FEC-to-NHLFE) để ánh xạ FEC vào một NHLFE.

2.1.5 Đường chuyển mạch nhãn LSP (Label Switched Path)

Đường chuyển mạch nhãn LSP là một đường nối giữa Router ngõ vào và Router ngõ ra, được thiết lập bởi các nút MPLS để chuyển các gói đi xuyên qua mạng Đường dẫn của một LSP qua mạng được định nghĩa bởi sự chuyển đổi các giá trị nhãn ở các LSP dọc theo LSP bằng cách dùng thủ tục hoán đổi nhãn Khái niệm LSP tương tự như khái niệm mạch ảo (VC) trong ATM.

Trang 12

Hình 5: Đường chuyển mạch nhãn LSP Kiến trúc của MPLS cho phép phân cấp các LSP, tương tự như ATM sử dụng VPI và VCI để tạo ra các phân cấp trên kênh ảo (VC) nằm trong đường

ảo (VP) Tuy nhiên ATM chỉ hỗ trợ 2 mức phân cấp, trong khi với MPLS thì số mức phân cấp cho phép rất lớn nhờ khả năng chứa được nhiều entry nhãn trong stack nhãn Về lý thuyết, giới hạn số lượng nhãn trong stack phụ thuộc vào giá trị MTU (Maximum Transfer Unit) của các giao thức lớp liên kết được dùng dọc theo một LSP.

Hình 6: Phân cấp LSP trong MPLS

2.1.6 Mã hóa nhãn và các chế độ đóng gói nhãn MPLS

Ngày đăng: 24/11/2014, 10:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Miền MPLS Miền MPLS được chia ra làm 2 phần : phần lõi (Core) và phần mạng biên  (Edge) - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 1 Miền MPLS Miền MPLS được chia ra làm 2 phần : phần lõi (Core) và phần mạng biên (Edge) (Trang 9)
Hình 3: Lớp chuyển tiếp tương đương trong MPLS - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 3 Lớp chuyển tiếp tương đương trong MPLS (Trang 10)
Hình 2: Upstrem và downstream của LSR Thuật   ngữ upstream-LSR và downstream-LSR cũng   được   dùng,   phụ  thuộc vào chiều của luồng lưu lượng - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 2 Upstrem và downstream của LSR Thuật ngữ upstream-LSR và downstream-LSR cũng được dùng, phụ thuộc vào chiều của luồng lưu lượng (Trang 10)
Hình 4: Stack nhãn - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 4 Stack nhãn (Trang 11)
Hình 6: Phân cấp LSP trong MPLS - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 6 Phân cấp LSP trong MPLS (Trang 12)
Hình 5: Đường chuyển mạch nhãn LSP - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 5 Đường chuyển mạch nhãn LSP (Trang 12)
Hình 9: Nhãn trong chế độ Cell ATM - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 9 Nhãn trong chế độ Cell ATM (Trang 14)
Hình 11: Kiến trúc một nút MPLS - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 11 Kiến trúc một nút MPLS (Trang 15)
Hình 12: Cấu trúc của LER và LSR - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 12 Cấu trúc của LER và LSR (Trang 15)
Hình 13: ETL, ILM và NHLFE - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 13 ETL, ILM và NHLFE (Trang 17)
Hình 14: Quá trình chuyển tiếp một gói đến hop kế - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 14 Quá trình chuyển tiếp một gói đến hop kế (Trang 17)
Hình 15: Phương thức phân phối nhãn - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 15 Phương thức phân phối nhãn (Trang 18)
Hình 16: Ví dụ về chuyển gói tin qua miền MPLS - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 16 Ví dụ về chuyển gói tin qua miền MPLS (Trang 19)
Hình 17: Overlay VPNs - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 17 Overlay VPNs (Trang 20)
Hình 18: Peer-to-peer VPNs - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 18 Peer-to-peer VPNs (Trang 20)
Hình 19: Cấu trúc mạng MPLS - VPN 3.1.3. Thành phần trong cấu trúc MPLS VPN - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 19 Cấu trúc mạng MPLS - VPN 3.1.3. Thành phần trong cấu trúc MPLS VPN (Trang 21)
Hình 20: Chức năng của VRF Route Distinguisher - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 20 Chức năng của VRF Route Distinguisher (Trang 22)
Hình 21: Hoạt động của RD Route-Target  (RT) - tổng đài kỹ thuật chuyển mạch
Hình 21 Hoạt động của RD Route-Target (RT) (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w