1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx

31 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 481,87 KB

Nội dung

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Cơ Sở Thành Phố Hồ Chí Minh Chương Trình Đào Tạo Đại Học Từ Xa Y Z BÁO BÁO C C ÁO ÁO ĐỀ ĐỀ TÀI TÀI C C H H UYÊN UYÊN ĐỀ ĐỀ K K Ỹ Ỹ T T H H UẬT UẬT C C H H UY UY Ể Ể N N MẠCH MẠCH IP IP - - P P B B X X GV GV H H D D : : T T hS hS Ng Ng u u y y ễ ễ n n X X u u â â n n Khá Khá nh nh Sinh Sinh Viên Viên : : Trịnh Trịnh Ch Ch á á n n h h Đ Đ ạ ạ i i M M S S SV SV : : 20 20 7 7 10 10 1 1 21 21 2 2 Lớp Lớp : : V V T T 2 2 0 0 7B 7B 1 1 K K h h ó ó a a : : III III .1 .1 Tháng 04 Năm 2010 1 MỞ MỞ ĐẦ ĐẦ U U Nhu cầu sử dụng thoại trong các doanh nghiệp ngày càng tăng, trong đó với đa phần là các cuộc thoại nội bộ chiếm khoảng 70% trong tất cả các cuộc thoại. Thế kỷ 21, một thế kỷ của công nghệ và tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặt biệt là công nghệ thông tin. Việc các công nghệ mới ra đời từ công nghệ củ và kế thừa nền tản là nhân tố tất nhiên. Internet là yếu tố không thể thiếu vắng trong thế kỷ này, đó là một trào lưu phát triển mạnh chưa biết hồi kết thúc. Các công nghệ và dịch vụ trong mạng viễn thông đang tích hợp chung lại với mạng Intenet để sửu dụng hiệu quả cơ sở hạ tần mạng và tối ưu hóa các yếu tố khác như chi phí, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, và xây dựng được một thế hệ công nghệ tích hợp chung của các công nghệ, các mạng, tạo thành một mạng thế hệ mới, thế hệ hiện tại triển khai và tương lai bùng nổ, mạng NGN (Next Generation Network). IP-PBX sử dụng nền tản IP làm cơ sở thiết kế về mặt kỹ thuật đã tích hợp được một số dịch vụ của Internet và về mặt kinh tế đã làm giảm hao phí rất đáng kể cho các doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tăng lên. Trên cơ sở đó IP-PBX là một tổng đài nội bộ vừa mang khái niệm ảo vừa có ý nghĩa thực dụng cho các doanh nghiệp, tập đoàn nội địa hay không biên giới. IP-PBX là tổng đài nội bộ thực tế sử dụng và nó có ý nghĩa đúng là một tổng đài thực dụng đối với người sử dụng vẫn kết nối đàm thoại như một hệ thống điện thoại thông thường PSTN, nhưng nó mang tính ảo ở chổ nó không sử dụng mạng PSTN để hoạt động và củng không có các dạng tiêu chuẩn hóa của PSTN, mà nó ẩn đi trong một dạng khác là thông tin truyền dẫn trong đám mây Internet, IP-PBX sử dụng mạng Internet IP để làm mạng truyền dẫn, chính xác hơn là NGN. Có thể nói IP-PBX hoạt động như một mạng LAN nội bộ doanh nghiệp không xét đến yếu tố địa lý. IP-PBX hoạt động trên nền IP có thể sử dụng cả hai loại giao thức truyền là TCP và UDP nhằm đạt tối đa hiệu năng hoạt động và tùy vào thiết kế của IP-PBX. IP-PBX thiết kế để hoạt động trên nền IP tất nhiên sẻ tuân thủ theo những chuẩn hóa và mô hình của IP, đặt biệt là mô hình hệ thống mở được áp dụng rất rộng và phổ biến là OSI (Open System Interface) có bảy lớp. Trong đề tài này em xin trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tổng đài nội bộ IP-PBX theo hướng mô hình mở OSI. Và đồng thời theo hướng này chúng ta sẽ thấy được chi tiết của tổng đài IP-PBX và có thể mở rộng thiết kế và phát triển dịch vụ trên IP-PBX cho các doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Thạc Sĩ Nguyễn Xuân Khánh trưởng khoa Viễn Thông II đã tạo cho em điều kiện hoàn thành báo cáo chuyên đề chuyển mạch IP-PBX này. Si Si n n h h Viên Viên T T h h ự ự c c Hiện Hiện Trị Trị n n h h Ch Ch á á n n h h Đ Đ ạ ạ i i 2 C C hu hu y y ên ên Đề Đề C C h h uy uy ể ể n n M M ạch ạch T T ìm ìm Hiểu Hiểu IP-P IP-P B B X X Mục Mục L L ụ ụ c c Chương 1 : Tổng Quan IP-PBX 3 1.1 Tổng Quan về PSTN 3 1.2 Tổng Quan về PBX 4 1.3 Tổng Quan về IP-PBX 5 1.4 Tổng Quan về Internet và IP 5 1.5 Tổng Quan về OSI 7 1.6 Tổng Quan về Giao Thức SIP 8 Chương 2 : Cấu Trúc và Mô Hình của IP-PBX 15 2.1 Cấu Trúc IP-PBX 15 2.2 Mô Hình Chuyển Mạch Thoại IP-PBX 18 Chương 3 : Các Dịch Vụ Trên IP-PBX 24 3.1 Các Dịch Vụ Cơ Bản 24 3.2 Các Dịch Vụ Tích Hợp Mở Rộng 25 Chương 4 : Định Hướng Phát Triển IP-PBX 26 4.1 Công Nghệ và Thị Trường 26 4.2 Định Hướng Xây Dựng IP-PBX 26 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN IP-PBX 1.1 - Tổng Quan về Mạng PSTN - PSTN (Public Switched Telephone Network) : là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng. Trong mạng PSTN, công nghệ chuyển mạch kênh được sử dụng để có thể truyền thông tin từ đầu cuối đến đầu cuối. Đối với chuyển mạch kênh, ta sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân thời gian TDM (Time Division Multiplex). Quá trình chuyển mạch thoại trong PSTN chính là sự chuyển mạch các khe thời gian (timeslot). - Có hai dạng chuyển mạch khe thời gian đó là chuyển mạch thời gian (T) và chuyển mạch không gian (S). Mỗi dạng chuyển mạch đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong thực tế, hai dạng này được kết hợp để tạo ra chuyển mạch nhiều tầng. Hỗ trợ hoạt động trong mạng cung cấp dịch vụ thoại là báo hiệu R2 và báo hiệu số 7. Hiện nay, hầu hết trên mạng PSTN của cả nước đều sử dụng báo hiệu số 7 (SS7). SS7 là báo hiệu sử dụng 1 kênh riêng để truyền thông tin báo hiệu cho mọi cuộc gọi, thường là khe thời gian #16 đối với khung 32 khe thời gian (chuẩn Châu Âu). Báo hiệu số 7 được tích hợp sẵn trong các tổng đài trên mạng. Do đó các tổng đài chuyển mạch còn đóng vai trò là các điểm báo hiệu STP (Signaling Transfer Point) trong mạng SS7. - Trước khi quá trình truyền thoại thực sự xảy ra, quá trình báo hiệu sẽ diễn ra trước. Khi có một thuê bao nhấc máy, quá trình báo hiệu sẽ bắt đầu diễn ra trên một kênh ấn định trước. Cho đến khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thiết lập cuộc gọi sẽ kết thúc, kênh thoại sẽ được thiết lập (thông qua các khe thời gian còn rỗi, trừ khe #0 và khe #16) và quá trình đàm thoại bắt đầu. Khi có một bên gác máy, quá trình báo hiệu kết thúc cuộc gọi bắt đầu và kênh thoại cũng như quá trình báo hiệu dành cho cuộc gọi này chỉ thật sự được giải phóng khi bên còn lại gác máy. 4 Hình 1.1 : Sơ đồ mạng PSTN đơn giản 5 1.2 - Tổng Quan về PBX - PBX (Private Branch Exchange) là dạng tổng đài nội bộ phục vụ cho một đơn vị, một doanh nghiệp, hay nó chỉ phục vụ nội bộ cho các thiết bị kết nối với nó. - Một hệ thống PBX có chức năng kết nối các thuê bao nội bộ lại cùng sử dụng một hay nhiều đường trunk kế analog hay digital để kết nối với mạng PSTN và thực hiện việc đàm thoại. - Các cuộc đàm thoại giữa các thuê bao trong cùng PBX được thự hiện nội bộ trong PBX, không chiếm dụng các trunk kế CO ngõ vào. Việc đàm thoại này có ý nghĩa hiệu quả về kỹ thuật và lợi ích về kinh tế giúp tiết kiệm chi phí thoại cho người sử dụng. - Tổng đài nội bộ PBX gồm các thành phần chính như sau : + Khối nguồn, cấp điện áp 48V cho mạch thuê bao và 5V cho điều khiển. + Khối thuê bao, để kết nối tới các thuê bao nội bộ PBX. + Khối trung kế CO nối với tổng đài bên ngoài. Trong hệ thống tổng đài lớn thì không còn sử dụng CO, EM, mà dùng E1, E3, STM-1, STM-4, + Khối tạo tín hiệu chuông (75V 25 Hz), tổng đài Trung Quốc dùng 75V 50 Hz lấy từ 220V qua biến áp. + Khối báo hiệu để thu tín hiệu quay số từ Máy lẻ ( Pull or tone ), phát số ra tổng đài bên ngoài. Thu tín hiệu đảo cực hay 16KHz từ bên ngoài để giải phóng đường Trung kế CO hay tính cước nếu cần. + Khối xử lý trung tâm. + Khối chuyển mạch. dùng rơ le hay analog switch cho các PBX giá rẻ. + Khối Annoucement để phát thông báo bằng tiếng nói hay nhạc khi chuyển cuộc gọi Ngoài ra còn cần các dịch vụ khác như điện thoại hội nghị, đàm thoại ba bên. + Ngoài ra còn có một số khối chức năng khác tùy loại tổng đài. Hình 1.2 : Một hệ thống PBX đơn giản. 6 1.3 - Tổng Quan về IP-PBX - IP-PBX là một tổng đài nội bộ cho thoại và fax nhưng hoạt động trên nền mạng IP, sữ dụng các chuẩn định dạng của IP để hoạt động, IP-PBX là một tổng đài nội bộ phục vụ cơ bản là chuyển mạch thoại trên nền IP. - Yếu tố nội bộ của IP-PBX không có nghĩa là phạm vi hẹp, mà yếu tố nội bộ này mang tính mở rộng sang phạm vi địa lý khác nên IP-PBX củng được thiết kế như một VPN riêng cho một công ty hay doanh nghiệp nhiều chi nhánh. - Về cơ bản IP-PBX vẫn được hiểu là một tổng đài chuyển mạch nội bộ, nhưng mở rộng trên nền tích hợp IP. - Hình sau mô tả một cấu trúc chức năng cơ bản một IP-PBX với những chức năng tối thiểu được mô tả như sau : Hình 1.3 Vận dụng các chức năng của IP-PBX cơ bản 1.4 - Tổng Quan về Internet và IP - Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu kết nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. 7 - Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los 8 Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng. - Với khả năng kết nối mở Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. - Giao thức IP : Internet Protocol,giao thức liên mạng là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói. - Dữ liệu trong một liên mạng IP được gửi theo các khối được gọi là các gói (packet hoặc datagram). IP không cần thiết lập các đường truyền trước khi một máy chủ gửi các gói tin cho một máy khác mà trước đó nó chưa từng liên lạc với. - Giao thức IP cung cấp một dịch vụ gửi dữ liệu không tin cậy, nghĩa là nó hầu như không đảm bảo gì về gói dữ liệu. Gói dữ liệu có thể đến nơi mà không còn nguyên vẹn, nó có thể đến không theo thứ tự (so với các gói khác được gửi giữa hai máy nguồn và đích đó), nó có thể bị trùng lặp hoặc bị mất hoàn toàn. Nếu một phần mềm ứng dụng cần được bảo đảm, nó có thể được cung cấp từ nơi khác, thường từ các giao thức giao vận nằm phía trên IP. - Các thiết bị định tuyến liên mạng chuyển tiếp các gói tin IP qua các mạng tầng liên kết dữ liệu được kết nối với nhau. Việc không có đảm bảo về gửi dữ liệu có nghĩa rằng các chuyển mạch gói có thiết kế đơn giản hơn. Nếu mạng bỏ gói tin, làm đổi thứ tự hoặc làm hỏng nhiều gói tin, người dùng sẽ thấy hoạt động mạng trở nên kém đi. Hầu hết các thành phần của mạng đều cố gắng tránh để xảy ra tình trạng đó. Tuy nhiên, khi lỗi xảy ra không thường xuyên thì người dùng ít nhận thấy được. - Giao thức IP rất thông dụng trong mạng Internet công cộng ngày nay. Giao thức tầng mạng thông dụng nhất ngày nay là IPv4; đây là giao thức IP phiên bản 4. IPv6 được đề nghị sẽ kế tiếp IPv4: Internet đang hết dần địa chỉ IPv4, do IPv4 sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ, chỉ tạo được khoảng 4 tỷ địa chỉ, trong khi IPv6 dùng địa chỉ 128 bit, cung cấp tối đa khoảng 3.4×10 38 địa chỉ. Các phiên bản từ 0 đến 3 hoặc bị hạn chế, hoặc không được sử dụng. Phiên bản 5 được dùng làm giao thức dòng stream thử nghiệm. Còn có các phiên bản khác, nhưng chúng thường dành là các giao thức thử nghiệm và không được sử dụng rộng rãi. - Địa chỉ IP được chia thành 4 số giới hạn từ 0 - 255. Mỗi số được lưu bởi 1 byte, như vậy IPv4 có kích thước là 4 byte, được chia thành các lớp địa chỉ. - Có 3 lớp là A, B, và C. Nếu ở lớp A, ta sẽ có thể có 16 triệu điạ chỉ, ở lớp B có 65536 địa chỉ. Ví dụ: Ở lớp B với 132.25, chúng ta có tất cả các địa chỉ từ 132.25.0.0 đến 132.25.255.255. Phần lớn các địa chỉ ở lớp A là sở hữu của các công ty hay của tổ chức. Một nhà cung cấp dịch vụ thông tin ISP, Informations Services Provider thường sở hữu một vài địa chỉ lớp B hoặc C. 9 - Trên Internet thì địa chỉ IP của mỗi người là duy nhất và nó sẽ đại diện cho chính ngườI đó, địa chỉ IP được sử dụng bởi các máy tính khác nhau để nhận biết các máy tính kết nối giữa chúng 1.5 - Tổng Quan về OSI - Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở, là một thiết kế dựa vào nguyên lý kiến trúc phân tầng, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng OSI. - Bên cạnh OSI còn có một số mô hình khác như TCP/IP, Novell Netware, Window NT, NetBIOS, Hình sau mô tả mô hình OSI hệ thống mở. Hình 1.4 Mô hình tham chiếu hệ thống mở OSI - Tầng ứng dụng (Application layer) : Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng với mạng. Các ứng dụng như Telnet, FTP, SMTP, Remote - Tầng trình diễn (Presentation layer) : Tầng trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng. Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu sang dạng MIME, nén dữ liệu, và các thao tác tương tự đối với biểu diễn dữ 10 [...]... được đề cập để chỉ một hệ thống IP- PBX hoạt động với các thiết bị của nó, các thiết bị như VoIP Phone, ISDN Phone, PC, Fax, TV, Wireless, 2.2 Mô Hình Chuyển Mạch Thoại IP- PBX 2.2.1 Mô hình IP- PBX một cuộc gọi cơ bản xuất phát từ IP- PBX và được gửi đến người bị gọi bên phía mạng PSTN truyền thống - Bước 1: khi người dùng IP- PBX muốn bắt đầu một phiên hội thoại với người dùng PSTN, UserIP trong IP- PBX. .. nhận đáp ứng tạm thời - Bước 10: UserIPForward đáp trả bản tin SIP thành công với mã trạng thái 200 đến IP- PBX - Bước 11: UserIPForward trả lời cuộc gọi - Bước 12: UserIPForward gửi bản tin SIP 200 đến IP- PBX để thông báo rằng cuộc gọi đã được trả lời - Bước 13: IP- PBX gửi bản tin SS7 ANM đến PSTN và tạo kết nối lưu thoại audio hai chiều - Bước 14: IP- PBX xác nhận bản tin đã được UserIPForward gửi đi trong... nhận là Gateway của IP- PBX đã đồng ý điều khiển cuộc gọi của UserIP1 đến UserIP2 - Bước 3: bản tin SIP 180 rung chuông trả lời của UserIP2 được gửi đến UserIP1 báo hiệu thuê bao UserIP2 không bận - Bước 4: UserIP2 gởi bản tin SIP 200 xác nhận OK thành công, có thể đàm thoại với UserIP1 - Bước 5: bản tin ACK xác nhận đàm thoại được bắt đầu được UserIP1 gởi đến UserIP2 quan IP- PBX Và IP- PBX đã thực hiện... HÌNH CỦA IP- PBX 2.1 Cấu Trúc IP- PBX - Tổng đài IP- PBX được mô tả các khối chức năng cơ bản như sau : Hình 2.1 Cấu trúc phần cứng cơ bản IP- PBX - Trên thực tế để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm thì IP- PBX được thế kế với các tính năng của một máy tín Workstation để khai thác hiệu quả kỹ thuật, công nghê và mang lại yế tố kinh tế cho doanh nghiệp - Sử dụng Máy tính trạm Workstaion hiệu quả về kỹ thuật vì... IP- PBX bản tin ANM IP- PBX thực hiện kết nối audio hai chiều - Bước 13 và 14: cuộc gọi hoàn thành bên phía UserIP của kết nối 2.2.2 Tiến trình mà cuộc gọi không thể hoàn thành bên phía mạng PSTN - Bước 1: UserIP khởi tạo cuộc gọi với bản tin SIP INVITE gởi đến tổng đài IP- PBX - Bước 2: IP- PBX xác nhận bản tin INVITE bằng SIP 100 và đang tiến hành kết nối đến thuê bao PSTN - Bước 3: Gateway trong IP- PBX. .. củng dễ dàng hơn - Chúng ta lưu ý có các khái niệm chuyển mạch nhưng trong IP- PBX chúng ta chỉ nhắc đến hai chuyển mạch là chuyển mạch thoại và chuyển mạch mền, - Chuyển mạch thoại là chuyển mạch các dòng lưu thoại trong mạng thoại như PSTN, còn chuyển mạch mền chính là phần mềm thực hiện chức năng xử lý cuộc gọi trong hệ thống chuyển mạch có khả năng chuyển tải nhiều loại thông tin với các giao thức... Một cuộc gọi từ PSTN được định hướng lại bởi IP- PBX Tiến trình như sau : - Bước 1: cuộc gọi được khởi đầu từ mạng PSTN, bản tin IAM được gửi đến IP- PBX IP- PBX thực hiện kết nối audio đến PSTN - Bước 2: dựa vào thông tin mà nó nhận được trong bước 1, IP- PBX gửi bản tin INVITE đến UserIP UserIP IP- PBX PSTN IAM INVITE 2 302 3 1 Audio ACK INVITE CPG 5 4 6 UserIPForward 180 7 Audio PRACK 12 8 200 10 11 ACM... UserIPForward gửi đi trong bước 12 2.2.4 IP- PBX xử lý cuộc gọi giữa hai User cùng IP- PBX như sau : - Bước 1: UserIP1 sử dụng giao thức SIP để phát bản tin yêu cầu INVITE đến UserIp2 qua IP- PBX để yêu cầu kết nối với thuê bao UserIP2 Gateway của IP- PBX bắt đầu xử lý các tài nguyên dành riêng cho cuộc gọi - Bước 2: bản tin INVITE được xác nhận bởi UserIP2 với bản tin SIP đáp ứng lại chứa mã trạng thái 100... đến UserIP - Bước 6: dựa vào thông tin nhận được trong bước 3, IP- PBX gửi bản tin INVITE đến UserIPForward - Bước 7: khi UserIPForward nhận được thông tin địa chỉ đầy đủ, nó trả lại đáp ứng tạm thời là 180 rung chuông và chấp nhận cuộc gọi IP- PBX thực hiện kết nối audio đến UserIPForward - Bước 8: dựa vào mã trạng thái 180, IP- PBX gửi bản tin ACM đến PSTN - Bước 9: bản tin PRACK được gửi từ IP- PBX để... audio - Bước 6: xác nhận đáp ứng tạm thời ACK (PRACK, Provisional Response ACK) được gửi trả lại IP- PBX Gateway từ UserIP - Bước 7: Bản tin BYE được UserIP1 gởi đến UserIP2 qua IP- PBX để yêu cầu kết thúc cuộc gọi IP- PBX chuẩn bị giải phóng tài nguyên của cuộc gọi như DS0, Port,… - Bước 8: bản tin 200 được UserIP2 trả lời báo kết thúc cuộc gọi, và IPPBX giải phóng hoàn toàn cuộc gọi giữa UserIP1 và UserIP2 . dàng hơn. - Chúng ta lưu ý có các khái niệm chuyển mạch nhưng trong IP- PBX chúng ta chỉ nhắc đến hai chuyển mạch là chuyển mạch thoại và chuyển mạch mền, - Chuyển mạch thoại là chuyển mạch các. Tổng Quan về Giao Thức SIP 8 Chương 2 : Cấu Trúc và Mô Hình của IP- PBX 15 2.1 Cấu Trúc IP- PBX 15 2.2 Mô Hình Chuyển Mạch Thoại IP- PBX 18 Chương 3 : Các Dịch Vụ Trên IP- PBX 24 3.1 Các Dịch Vụ Cơ. hệ thống PBX đơn giản. 6 1.3 - Tổng Quan về IP- PBX - IP- PBX là một tổng đài nội bộ cho thoại và fax nhưng hoạt động trên nền mạng IP, sữ dụng các chuẩn định dạng của IP để hoạt động, IP- PBX là

Ngày đăng: 22/11/2014, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 : Một hệ thống PBX đơn giản. - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 1.2 Một hệ thống PBX đơn giản (Trang 6)
Hình 1.3 Vận dụng các chức năng của IP-PBX cơ bản - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 1.3 Vận dụng các chức năng của IP-PBX cơ bản (Trang 7)
Hình 1.4 Mô hình tham chiếu hệ thống mở OSI - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 1.4 Mô hình tham chiếu hệ thống mở OSI (Trang 10)
Hình 2.3 Thiết lập cuộc gọi cơ bản giữa IP-PBX và PSTN thông qua SIP và SS7 - Bước 10 và 11: đáp ứng tạm thời được trả về và được xác nhận bởi mã - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 2.3 Thiết lập cuộc gọi cơ bản giữa IP-PBX và PSTN thông qua SIP và SS7 - Bước 10 và 11: đáp ứng tạm thời được trả về và được xác nhận bởi mã (Trang 23)
Hình 2.4 Cuộc gọi không thành công - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 2.4 Cuộc gọi không thành công (Trang 24)
Hình 2.5 Định hướng cuộc gọi - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 2.5 Định hướng cuộc gọi (Trang 25)
Hình 2.6 Cuộc gọi cơ bản giữa hai User cùng IP-PBX sử dụng SIP - chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch ip - pbx
Hình 2.6 Cuộc gọi cơ bản giữa hai User cùng IP-PBX sử dụng SIP (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w