Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch MPLS traffic engineering
[Type the document title] HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TP.HCM *** BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH Đề tài: MPLS Traffic Engineering Giáo viên: Ths.Nguyễn Xuân Khánh Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch MỤC LỤC Th.s Nguyễn Xuân Khánh Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch LỜI NÓI ĐẦU o0o Sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ IP và sự bùng bổ Internet đã dẫn đến một loạt sự thay đổi trong nhận thức kinh doanh của các nhà khai thác. Giao thức IP thống trị toàn bộ các giao thức lớp mạng, hệ quả là tất cả các xu hướng phát triển công nghệ lớp dưới đều hỗ trợ cho IP. Nhu cầu thị trường cấp bách cho mạng tốc độ cao với chi phí thấp là cơ sở cho một loạt các công nghệ mới ra đời, trong đó có MPLS. Trong khoảng thời gian gần đây, công nghệ MPLS đã chứng minh được tính ứng dụng thực tiễn các tính năng vượt trội của nó so với các công nghệ chuyển mạch truyền thống khác như ATM. Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS là một công nghệ chuyển mạch nhãn định hướng kết nối cung cấp các khả năng mới trong các mạng IP, trong khi khả năng điều khiển lưu lượng được đề cập đến bằng cách cho phép thực hiện các cơ chế điều khiển lưu lượng một cách tinh xảo. MPLS không thay thế cho định tuyến IP, nhưng nó sẽ hoạt động song song với các phương pháp định tuyến khác nhằm mục đích cung cấp tốc độ dữ liệu cao giữa các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSP đồng thời với việc hạn chế băng tần của các luồng lưu lượng với các yêu cầu chất lượng dich vụ QoS khác nhau. Một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ MPLS là khả năng thực hiện kỹ thuật lưu lượng. Đây cũng là đối tượng tìm hiểu chính trong chuyên đề này. Đề tài này có 2 chương với các nội dung chính như sau: CHƯƠNG I: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS. CHƯƠNG II: MÔ PHỎNG KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS Th.s Nguyễn Xuân Khánh Page 3 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS CHƯƠNG I: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS 1.1 GIỚI THIỆU: Trong mạng định tuyến lớp 3, các gói được chuyển tiếp theo từng chặng. Tại mỗi hop địa chỉ đích được tìm kiếm trong bảng định tuyến được tạo ra bởi giao thức định tuyến nội IGP. Giao thức này tìm ra tuyến đường có phí tổn thấp nhất dựa trên metric của nó. Trong nhiều mạng phương pháp này hoạt động tốt tuy nhiên trong một số mạng định tuyến dựa trên địa chỉ đích sẽ dẫn đến một số liên kết bị sử dụng quá mức trong khi đó số khác lại ít được sử dụng. Sự mất cân bằng này có thể do có nhiều tuyến cùng đi đến 1 đích khi đó IGP sẽ chọn con đường có phí tổn thấp nhất để đến đích. Kết quả là có quá nhiều lưu lượng chảy trên tuyến tốt nhất đó và một số gói có thể bị hủy trong khi đó các liên kết khác hầu như không hoạt động. Một giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh băng thông trên liên kết đến giá trị thích hợp: tăng ở các liên kết được sử dụng quá mức và giảm ở những liên kết ít được sử dụng. Tuy nhiên giải pháp này không phải lúc nào cũng thực hiện được, đặc biệt khi xảy ra lỗi trên liên kết chính, liên kết dự phòng phải chuyển tiếp toàn bộ lưu lượng thay cho liên kết chính. Chi phí để xây dựng mạng như vậy cũng sẽ tốn kém hơn. Để nâng cao hiệu quả của mạng, nhà quản trị mạng di chuyển 1 phần lưu lượng từ liên kết bị sử dụng quá mức sang liên kết ít được sử dụng. Việc này dẫn đến tỉ lệ gói rớt được giảm bớt và tốc độ truyền cũng nhanh hơn. Tuy nhiên khi xảy ra lỗi lưu lượng vẫn chảy trên liên kết dự phòng dẫn đến quá tải. Giải pháp này cũng không hiệu quả khi nghẽn mạng xảy ra do tài nguyên không đủ đáp ứng. Kĩ thuật lưu lượng được sử dụng khi vấn đề ở đây là việc ánh xạ không hiệu quả giữa luồng dữ liệu và tài nguyên mạng. Trong những mạng như vậy, một phần của mạng chịu tắc nghẽn trong 1 thời gian dài trong khi các phần khác thì không. 1.2 KHÁI NIỆM KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG ( TRAFFIC ENGINEERING): Kỹ thuật lưu lượng (TE) là quá trình điều khiển cách thức các luồng lưu lượng đi qua mạng sao cho tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên và hiệu năng của mạng. Nó ứng dụng các nguyên lý khoa học công nghệ để đo lường, mô hình hoá, đặc trưng hoá và điều khiển lưu lượng nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau. Thuật ngữ TE được sử dụng rộng rãi trong thế giới thoại. TE có nghĩa là lưu lượng GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 4 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS được đo đạc và phân tích. Sau đó một mô hình thống kê được sử dụng để thực hiện ước lượng lưu lượng mạng. Nếu mô hình lưu lượng được dự đoán trước không phù hợp với tài nguyên mạng, nhà quản trị sẽ thay đổi mô hình này để đạt được việc sử dụng tối ưu tài nguyên đồng thời giảm chi phí đến mức thấp nhất. Trong mạng truyền số liệu, kĩ thuật lưu lượng cung cấp 1 giải pháp tích hợp để điều khiển lưu lượng ở lớp 3 của mô hình OSI. Phương pháp này thay đổi việc chuyển tiếp gói dựa trên địa chỉ đích sang di chuyển lưu lượng từ nơi bị tắc nghẽn đến nơi không bị nghẽn. Việc chuyển đổi này có thể được thực hiện bởi mô hình chồng phủ. 1.3 CÁC MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA TE: 1.3.1 Phân loại: Các mục tiêu triển khai kỹ thuật lưu lượng có thể phân theo hai hướng: • Hướng lưu lượng (traffic oriented): nâng cao chất lượng QoS nhờ giảm thiểu thất thoát gói, giảm độ trễ, tăng tối đa băng thông và bắt buộc thực thi thỏa thuận mức dịch vụ LSA. • Hướng tài nguyên (resource oriented): tối ưu hoá sử dụng tài nguyên. Băng thông được coi là tham số quan trọng nhất trong tài nguyên mạng. Vấn đề của TE sẽ là quản lý băng thông một cách hiệu quả. Hệ quả tất yếu của mục tiêu này là giảm thiểu tắc nghẽn mạng. 1.3.2 Bài toán nghẽn: Nghẽn thường xảy ra theo hai cách như sau: • Khi bản thân các tài nguyên mạng không đủ để cấp cho tải yêu cầu. • Khi các dòng lưu lượng được ánh xạ không hiệu quả lên các tài nguyên làm cho một số tập con tài nguyên trở nên quá tải trong khi số khác nhàn rỗi Có thể giải quyết tắc nghẽn bằng các cách: • Tăng dung lượng hoặc ứng dụng các kỹ thuật điều khiển nghẽn cổ điển (giới hạn tốc độ, điều khiển luồng, quản trị hàng đợi, điều khiển lịch trình…) • Dùng kỹ thuật lưu lượng nếu nghẽn là cấp phát tài nguyên chưa hiệu quả Đối tượng giải quyết của kỹ thuật lưu lượng là nghẽn kéo dài chứ không phải nghẽn nhất thời do bùng phát lưu lượng. GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 5 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS 1.3.3 Mô hình chồng phủ: Hình 3-1: Mô hình chồng phủ Trong mô hình chồng phủ, các router (thiết bị lớp 3) không biết về cấu trúc vật lí cũng như băng thông sẵn có trên từng liên kết. Các giao thức định tuyến nội IGP coi các PVC (Permanent Vitual Circuit) hoặc SVC (Switches Vitual Circuit) như là các liên kết điểm - điểm và thực hiện chuyển tiếp 1 cách phù hợp. Nếu mạng lớp 2 cung cấp full mesh giữa các router, IGP sẽ thấy tất cả các router như được kết nối trực tiếp và các router này sẽ sử dụng các liên kết logic này để chuyển tiếp gói tin. Full mesh cũng giúp quản lí đầy đủ ở lớp 2 việc phân phối lưu lượng. Việc cấu hình thủ công các PVC cũng như các tham số của giao thức PNNI (Private Network - to - Network Interface) cho phép quản lí chính xác việc lưu lượng sử dụng băng thông sẵn có như thế nào. 1.4 TRUNG KẾ LƯU LƯỢNG VÀ CÁC THUỘC TÍNH: Để xây dựng và duy trì trung kế lưu lượng, người ta tìm cách mô hình hóa nó bằng các tham số. Một thuộc tính là một tham số được gán và có ảnh hưởng đến các đặc trưng của trung kế lưu lượng. Các thuộc tính có thể được gán cụ thể thông qua hành động quản trị hay gán ngầm bởi các giao thức bên dưới khi các gói tin được phân loại và ánh xạ vào FEC tại lối vào miền MPLS. Thực tế, một trung kế lưu lượng có thể đặc trưng hóa bởi: - LSR lối vào và LSR lối ra của trung kế lưu lượng. - Tập các FEC được ánh xạ vào trung kế. - Một tập các thuộc tính nhằm xác định các đặc trưng hành vi của trung kế. Hai vấn đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt là: Tham số hóa các trung kế lưu lượng và những quy luật sắp đặt, duy trì đường dẫn cho các trung kế lưu lượng. GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 6 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS 1.4.1 Các hoạt động cơ bản của trung kế lưu lượng: Đây là các tiến trình khác nhau xảy ra trong thời gian tồn tại của một trung kế lưu lượng: - Là các tiến trình khác nhau xảy ra trong thời gian tồn tại của một trung kế lưu lượng: • Establish : Tạo ra các trung kế lưu lượng bằng cách lựa chọn LSP, chỉ định nhãn và quan trọng nhất là chỉ định tài nguyên cho trung kế. • Activate : Làm cho trung kế lưu lượng bắt đầu hoạt động bằng cách sử dụng một vài chức năng định tuyến để đưa lưu lượng vào trung kế. • Deactivate : Dừng chuyển dữ liệu bằng trung kế bằng cách sử dụng chức năng định tuyến và ngừng đưa dữ liệu vào trung kế. • Modified Attributes : Thay đổi các đặc điểm của trung kế lưu lượng (ví dụ như băng thông sẵn có). • Reroute : Chọn một con đường đi khác cho trung kế lưu lượng. • Destroy : Loại bỏ hoàn toàn trung kế lưu lượng và thu hồi tất cả các tài nguyên được cấp phát cho nó. 1.4.2 Các thuộc tính trung kế lưu lượng MPLS-TE: Trung kế lưu lượng được đặc trưng hóa bởi 1 số thuộc tính ảnh hưởng đến việc thiết lập và duy trì đường: • Thuộc tính tham số lưu lượng : Đặc tả lượng băng thông yêu cầu bởi trung kế lưu lượng. Các đặc điểm lưu lượng bao gồm tốc độ đỉnh, tốc độ trung bình, kích thước cụm cho phép Các tham số lưu lượng rất quan trọng vì nó chỉ ra các yêu cầu về tài nguyên của trung kế. • Thuộc tính quản lí và chọn đường : Đặc tả cách mà các router đầu trung kế chọn tuyến tường minh cho trung kế lưu lượng. • Thuộc tính quan hệ (Affinity) lớp tài nguyên: Cho phép nhà quản trị mạng áp dụng các chính sách chọn đường để chấp nhận hoặc loại bỏ các liên kết. Mỗi liên kết được chỉ định một thuộc tính lớp tài nguyên. Quan hệ lớp tài nguyên là một chuỗi 32 bit kết hợp với mặt nạ lớp tài nguyên 32 bit. Mặt nạ chỉ rõ các bit trong lớp tài nguyên cần được xem xét. Liên kết sẽ được chấp nhận trong LSP ràng buộc khi chuỗi quan hệ lớp tài nguyên tương ứng với thuộc tính lớp tài nguyên. • Thuộc tính thích nghi: GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 7 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS Chỉ ra xem trung kế lưu lượng có nên được tái tối ưu hóa và định tuyến lại trên một đường khác hay không khi có sự thay đổi tài nguyên. • Thuộc tính ưu tiên / lấn chiếm: Đóng vai trò quan trọng trong các tình huống tranh chấp khi có nhiều trung kế cùng cạnh tranh tài nguyên. Có 2 loại độ ưu tiên được chỉ định cho trung kế: Ưu tiên thiết lập (priority) : chỉ ra tầm quan trọng của trung kế lưu lượng và xác định thứ tự mà việc chọn tuyến được thực hiện khi thiết lập kết nối hoặc tái định tuyến khi xảy ra lỗi. Độ ưu tiên cầm giữ (holding priority): xác định quyền lấn chiếm của các trung kế cạnh tranh và đặc tả độ ưu tiên cầm giữ tài nguyên. Thuộc tính này xác định xem trung kế này có thể lấn chiếm trung kế khác hay không. Việc lấn chiếm có thể được sử dụng để đảm bảo rằng các trung kế có độ ưu tiên cao được định tuyến trên những con đường thuận lợi trong môi trường phân biệt dịch vụ. Lấn chiếm cũng được sử dụng để thực hiện các chính sách hồi phục ưu tiên hóa khác nhau sau khi xảy ra lỗi. • Thuộc tính đàn hồi: Xác định các hành động của trung kế khi xảy ra lỗi và có thể đặc tả: Không tái định tuyến trung kế lưu lượng. Tái định tuyến trên đường đáp ứng yêu cầu tài nguyên. Tái định tuyến đến bất kì đường nào không quan tâm đến tài nguyên liên kết. • Thuộc tính cầm giữ : Xác định các hành động trong tình huống khi mà lưu lượng trên trung kế vượt quá băng thông yêu cầu. Các hành động này bao gồm: Giới hạn tốc độ của lưu lượng (lưu lượng vượt quá sẽ bị loại bỏ). Lưu lượng vượt quá bị tag nhưng vẫn được chuyển tiếp. Lưu lượng vượt quá được chuyển tiếp vô điều kiện. 1.5 TÍNH TOÁN ĐƯỜNG RÀNG BUỘC: 1.5.1 Thuộc tính tài nguyên liên kết: Việc tính toán đường ràng buộc thực hiện tại router đầu trung kế phải được cung cấp 1 vài thuộc tính tài nguyên trước khi LSP thực sự được chọn. Các thuộc tính này bao gồm: • Thuộc tính tài nguyên liên kết cung cấp các thông tin về tài nguyên trên mỗi liên kết. GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 8 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS • Thuộc tính trung kế lưu lượng đặc trưng cho trung kế lưu lượng. 1.5.1.1 Hệ số nhân cấp phát cực đại: Trong các thuộc tính tài nguyên liên kết, quan trọng nhất là hệ số nhân cấp phát cực đại. Thuộc tính này đề cập đến băng thông còn lại trên mỗi liên kết. Hơn thế nữa, do có nhiều mức ưu tiên cho trung kế, thông tin này cần được cấu hình cho mỗi mức ưu tiên. Có 3 thành phần trong thuộc tính này: • Băng thông cực đại: Cung cấp thông tin về băng thông cực đại có thể được sử dụng trên mỗi liên kết theo mỗi hướng. Tham số này thường được thiết lập là băng thông được cấu hình trên mỗi liên kết. • Băng thông dự trữ tối đa : Cung cấp thông tin băng thông dự trữ tối đa, mặc định được thiết lập ở mức 75% băng thông tối đa. • Băng thông chưa được dự trữ : Cung cấp thông tin về băng thông còn lại chưa được dự trữ. Một nhân tố quan trọng đối với việc tính toán LSP là băng thông sẵn có trên liên kết mà lưu lượng sẽ đi qua được cấu hình trên từng độ ưu tiên. Khi 1 lượng băng thông nào đó được dự trữ ở 1 độ ưu tiên, băng thông sẵn có ở các mức ưu tiên thấp hơn sẽ bị trừ đi còn ở các mức cao hơn vẫn được giữ nguyên. Hình 3-3: Ví dụ về băng thông trên từng độ ưu tiên Hoạt động lấn chiếm GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 9 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS Hình 3-4: Hoạt động lấn chiếm Ý tưởng cơ bản là các đường hầm quan trọng hơn sẽ có độ ưu tiên cao hơn và có khả năng giành lấy tài nguyên đang được sử dụng cho các đường hầm có độ ưu tiên thấp hơn. Khái niệm này được gọi là quá trình lấn chiếm. Trong ví dụ trên ban đầu chỉ có 1 đường hầm là (LSP1) được thiết lập từ router A đến router D với băng thông yêu cầu là 42 Mbps và độ ưu tiên là 5/5. Các liên kết đều có băng thông dự trữ tối đa là 110 Mbps. Sau đó, router B thiết lập 1 đường hầm khác (LSP2) đến D với độ ưu tiên là 4/4 với yêu cầu băng thông là 75 Mbps. Trong quá trình thiết lập, router B không quan tâm đến sự tồn tại của các đường hầm khác với các mức ưu tiên khác nhau. Tất cả những gì nó biết là băng thông sẵn có ở mức ưu tiên của nó, trong trường hợp này là 110 Mbps. Như vậy router B xem như vẫn có đủ băng thông dự trữ cho đường hầm LSP2 này. Kết quả là băng thông dự trữ cho LSP1 không còn đủ nữa và đường hầm này buộc phải ngừng hoạt động. Sau khi đường hầm ngừng hoạt động, router A sẽ cố gắng tìm đường đi mới cho nó trong thời gian sớm nhất. 1.5.1.2 Lớp tài nguyên liên kết: Một thuộc tính tài nguyên liên kết khác là lớp tài nguyên liên kết. Liên kết được đặc trưng bởi chuỗi thuộc tính lớp tài nguyên 32 bit mặc định có giá trị 0 được so trùng với thuộc tính quan hệ (affinity) lớp tài nguyên trung kế và cho phép chấp nhận hoặc ngăn chặn việc sử dụng các liên kết trên trung kế. Các chính sách trong suốt quá trình tính toán đường LSP có thể được thực thi sử dụng các bit quan hệ (affinity) lớp tài nguyên của trung kế lưu lượng và các bit lớp tài nguyên của liên kết mà lưu lượng đi trên đó. GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 10 [...]... R4(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R4(config-if)# mpls ip R4(config-if)#exit R4(config)#interface GigabitEthernet2/0 R4(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R4(config-if)# mpls ip GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 32 CHƯƠNG II: MÔ PHỎNG KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS R4(config-if)#exit R4(config)#router ospf 1 R4(config-router)# mpls traffic- eng router-id Loopback0 R4(config-router) #mpls traffic- eng... R1(config-if)# tunnel mode mpls traffic- eng R1(config-if)#tunnel mpls traffic- eng autoroute announce R1(config-if)#tunnel mpls traffic- eng path-option 1 dynamic R1(config-if)#tunnel mpls traffic- eng fastreroute R1(config-if)#exit Sau khi cấu hình tunnel 0 có kết quả như sau: R1# show mpls traffic- eng tunnels tunnel 0 GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 34 CHƯƠNG II: MÔ PHỎNG KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS Ban đầu đường... R5(config) #mpls label protocol ldp R5(config) #mpls traffic- eng tunnels R5(config)#interface GigabitEthernet0/0 R5(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R5(config-if)# mpls ip R5(config-if)#exit R5(config)#interface GigabitEthernet1/0 R5(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R5(config-if)# mpls ip R5(config-if)#exit R5(config)#interface GigabitEthernet2/0 R5(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R5(config-if)# mpls. .. R2(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R2(config-if)# mpls ip GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 31 CHƯƠNG II: MÔ PHỎNG KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS R2(config-if)#exit R2(config)#router ospf 1 R2(config-router)# mpls traffic- eng router-id Loopback0 R2(config-router) #mpls traffic- eng area 0 R2(config-router)#exit Router R3: R3#configure terminal R3(config)#ip cef R3(config) #mpls label protocol ldp R3(config) #mpls. .. R1(config)#ip cef R1(config) #mpls label protocol ldp R1(config) #mpls traffic- eng tunnels R1(config)#interface GigabitEthernet0/0 R1(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R1(config-if)# mpls ip R1(config-if)#exit R1(config)#interface GigabitEthernet1/0 R1(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R1(config-if)# mpls ip R1(config-if)#exit R1(config)#router ospf 1 R1(config-router)# mpls traffic- eng router-id Loopback0... R1(config-router) #mpls traffic- eng area 0 R1(config-router)#exit Router R2: R2#configure terminal R2(config)#ip cef R2(config) #mpls label protocol ldp R2(config) #mpls traffic- eng tunnels R2(config)#interface GigabitEthernet0/0 R2(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R2(config-if)# mpls ip R2(config-if)#exit R2(config)#interface GigabitEthernet1/0 R2(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R2(config-if)# mpls ip... R3(config)#router ospf 1 R3(config-router)# mpls traffic- eng router-id Loopback0 R3(config-router) #mpls traffic- eng area 0 R3(config-router)#exit Router R4: R4#configure terminal R4(config)#ip cef R4(config) #mpls label protocol ldp R4(config) #mpls traffic- eng tunnels R4(config)#interface GigabitEthernet0/0 R4(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R4(config-if)# mpls ip R4(config-if)#exit R4(config)#interface... R5(config)#router ospf 1 R5(config-router)# mpls traffic- eng router-id Loopback0 R5(config-router) #mpls traffic- eng area 0 R5(config-router)#exit Router R6: R6#configure terminal R6(config)#ip cef R6(config) #mpls label protocol ldp R6(config) #mpls traffic- eng tunnels R6(config)#interface GigabitEthernet0/0 R6(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R6(config-if)# mpls ip R6(config-if)#exit R6(config)#interface... R6(config-if)#exit R6(config)#interface GigabitEthernet1/0 R6(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R6(config-if)# mpls ip R6(config-if)#exit R6(config)#router ospf 1 R6(config-router)# mpls traffic- eng router-id Loopback0 R6(config-router) #mpls traffic- eng area 0 GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Khánh Page 33 CHƯƠNG II: MÔ PHỎNG KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS R6(config-router)#exit 2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc... protocol ldp R3(config) #mpls traffic- eng tunnels R3(config)#interface GigabitEthernet0/0 R3(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R3(config-if)# mpls ip R3(config-if)#exit R3(config)#interface GigabitEthernet1/0 R3(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R3(config-if)# mpls ip R3(config-if)#exit R3(config)#interface GigabitEthernet2/0 R3(config-if)# mpls traffic- eng tunnels R3(config-if)# mpls ip R3(config-if)#exit . CÁO CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH Đề tài: MPLS Traffic Engineering Giáo viên: Ths.Nguyễn Xuân Khánh Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch MỤC LỤC Th.s Nguyễn Xuân Khánh Chuyên đề kỹ thuật chuyển mạch LỜI. TRONG MPLS. CHƯƠNG II: MÔ PHỎNG KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS Th.s Nguyễn Xuân Khánh Page 3 [Type the document title] CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS CHƯƠNG I: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG TRONG MPLS 1.1. công nghệ MPLS là khả năng thực hiện kỹ thuật lưu lượng. Đây cũng là đối tượng tìm hiểu chính trong chuyên đề này. Đề tài này có 2 chương với các nội dung chính như sau: CHƯƠNG I: KỸ THUẬT LƯU