Phân tích tác nội dung phát triển thương hiệu và ví dụ thực tiễn phát triển thương hiệu của Apple

27 7.7K 37
Phân tích tác nội dung phát triển thương hiệu và ví dụ thực tiễn phát triển thương hiệu của Apple

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 Chương I: Những vấn đề cơ bản về phát triển thương hiệu 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Các nội dung của phát triển thương hiệu 2 1.2.1.Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông 2 1.2.2.Mở rộng thương hiệu 3 1.2.3. Làm mới thương hiệu 5 Chương II: Thực trạng việc phát triển thương hiệu của Apple 7 2.1. Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông 7 2.1.1. Quảng cáo qua phim ảnh 7 2.1.2. Quảng cáo qua Internet 8 2.1.3. Tạo ra tin đồn cho giới truyền thông 10 2.1.4. Tạo sự tương tác với khách hàng 11 2.1.5. Thông điệp đơn giản nhưng mang sức gợi mở lớn 12 2.1.6. Xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ Apple Store 12 2.2. Mở rộng thương hiệu 13 2.2.1. Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác 13 2.2.2. Mở rộng thương hiệu phụ 15 2.3. Làm mới thương hiệu 16 2.3.1. Đổi tên thương hiệu 16 2.3.2. Đổi logo thương hiệu 16 2.4. Vấn đề khác góp phần phát triển thương hiệu CEO có uy tín 20 2.5. Những gì Apple đạt được 20 Chương III: Giải pháp phát triển thương hiệu của Apple 23 KẾT LUẬN 26

MỞ ĐẦU Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thương hiệu bởi họ hiểu rằng tâm lý người tiêu dung thường bị lôi kéo bởi những thương hiệu đã được định hình và ưa chuộng. Thương hiệu làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút khách hàng, tạo long trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Vì thế nó là mục đích và phương tiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động cạnh tranh. Nhưng thực tế ở nước ta cho thấy có ít các doanh nghiệp phát triển thương hiệu thành công do họ không thể vạch ra cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu khoa học, phù hợp và hiệu quả. Phát triển thương hiệu luôn là một bài toán khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đạt được được mục tiêu cuối cùng là niềm tin và uy tín trong tâm trí của khách hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu là việc làm cần thiết để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp thu kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Nhận thức được điều cấp thiết trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tác nội dung phát triển thương hiệu và ví dụ thực tiễn phát triển thương hiệu của Apple” 1 Chương I: Những vấn đề cơ bản về phát triển thương hiệu 1.1. Khái niệm Phát triển thương hiệu là việc sử dụng những công cụ và biện pháp khác nhau nhằm gia tăng giá trị thương hiệu qua đó nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của công chúng với thương hiệu. Mục đích của phát triển thương hiệu + Góp phần thu được doanh lợi trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm + Duy trì khách hàng truyền thống(hiện tại) đồng thời thu hút thêm nhưng khách hàng mới + Giảm các chi phí liên quan đến hoạt động maketing. 1.2. Các nội dung của phát triển thương hiệu Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu là quá trình bền bỉ đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp,đó là quá trình bao gồm những hoạt động liên tục gắn bó với nhau nhằm nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng,tạo cơ hội để thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến,chấp nhận,ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Để một thương hiệu sản phẩm tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chiến lược để duy trì và phát triển thương hiệu dựa trên những yếu tố thị trường và định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. 1.2.1.Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông Thông qua các hoạt động truyền thông thương hiệu giúp làm tăng giá trị cảm nhận và mức độ hiểu biết và biết đến của thương hiệu đến với người tiêu dùng,từ đó tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững trên thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu.Tùy theo mục tiêu chiến lược thương hiệu và nội dung định vị hay loại thương hiệu mà thông điệp về thương hiệu được lựa chọn và sử dụng là khác nhau. Phương tiện truyền thông được sử dụng để chuyển tải thông điệp cũng quan trọng như chính bản thân thông điệp, và mỗi loại phương tiện truyền thông lại có sức ảnh hưởng riêng đối với người tiếp nhận.Do đó việc lựa chọn phương tiện truyền thông rất quan trọng, bởi vì dù tài liệu truyền thông có được thiết kế tốt đến đâu, nhưng nếu không thu hút được đúng đối tượng mục tiêu cần hướng đến thì nó cũng không mang lại nhiều giá trị. Nếu như trước đây, một thương hiệu có thể dễ dàng đạt được hiệu quả qua các phương tiện truyền thông bởi khi đó chỉ có một số rất ít sự lựa chọn cũng như phương tiện để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Các thị trường tập trung còn hết sức phổ biến 2 và chưa có các đoạn thị trường nhỏ. Trong khi đó, các nhà quản lý thương hiệu hiện nay phải đối mặt với sư phân tán của thị trường và hoạt động truyền thông khiến cho doanh nghiệp khó có thể đạt được sự nhất quán cần thiết để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh. Ngày nay, một danh mục dài với nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, quảng cáo trên Internet, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và rất nhiều phương thức khác được sáng tạo và thực hiện hằng ngày. Việc làm thế nào để các thông điệp được gởi đi qua những phương tiện truyền thông này không làm suy yếu thương hiệu đang trở thành một thách thức thật sự . Đối với quảng cáo in ấn, đó không chỉ là chọn được tờ báo hay tạp chí phù hợp, mà nó còn liên quan đến việc mục quảng cáo sẽ được đặt ở vị trí nào trong rất nhiều nội dung khác nhau của ấn phẩm. Đối với biển quảng cáo tấm lớn, việc lựa chọn cũng có nghĩa là làm sao tìm được một nơi có địa thế phù hợp để đặt bảng biển. Với áp phích trên các phương tiện vận chuyển, ta lại phải chọn lựa tuyến đường sao cho phù hợp. Đối với quảng cáo truyền hình, cần lựa chọn thời gian phát sóng và chương trình quảng cáo thích hợp để thu hút nhóm khán giả mục tiêu tương ứng. Và với truyền thông xã hội, cần tìm được đúng kênh truyền thông xã hội để bắt đầu đối thoại. Ngày nay,các phương tiện truyền thông đại chúng cũng ngày một gia tăng khả năng xác định đối tượng khán thính giả riêng,các phương tiện truyền thông chính thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng về thương hiệu, song sức ảnh hưởng thì không còn mạnh như trước đây. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại được chia thành nhiều phân khúc đến vậy, và dĩ nhiên các phương tiện truyền thông phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cũng được phân khúc với mức độ đa dạng không kém. Truyền hình cáp và website có mặt ở khắp mọi nơi. Các tạp chí chuyên đề mới, các trang nhật ký trên mạng (blog) xuất hiện thường xuyên. Facebook và YouTube đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Phương tiện truyền thông mới không còn là mới nữa- đó là điều tất yếu mà người ta mong đợi. Vì vậy,giữa vô vàn các loại phương tiện truyền thông đa dạng như vậy, tạo được sự đột phá giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do vậy, các doanh nghiệp khôn ngoan đều đánh giá lại việc sử dụng ngân sách cho các phương tiện truyền thông. Thay vì đánh giá các phương tiện truyền thông chính thống cần tạo động lực dẫn dắt thương hiệu của mình như thế nào, giờ đây họ cần cân nhắc xem loại phương tiện truyền thông nào sẽ giúp khách hàng nắm bắt được ý tưởng thương hiệu mà họ mong muốn chuyển tải. Ngày nay, chính thương hiệu là động lực điều khiển và dẫn dắt các phương tiện truyền thông. Để đạt được thành công trong môi trường hiện nay, các ý tưởng thương hiệu cần tập trung đi sâu vào trọng tâm cốt lõi và cần phải sáng tạo hơn nữa khi lựa chọn các phương tiện truyền thông tương ứng. 1.2.2.Mở rộng thương hiệu Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác. Doanh nghiệp có 3 thể thúc đẩy sản phẩm của thương hiệu mình tới những thị trường mới để tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận sản xuất và nâng cao danh tiếng cho mình. Doanh nghiệp nào sau khi có được một thương hiệu nổi tiếng cũng muốn phát triển thương hiệu của mình bằng cách mở rộng thêm các dòng sản phẩm mới, để tăng sự đa dạng và được nhiều người người tiêu dùng biết đến. Trên lý thuyết có hai cách để mở rộng thương hiệu:mở rộng các thương hiệu phụ và mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác. Mở rộng thương hiệu phụ nghĩa là từ thương hiệu ban đầu,tiến hành mở rộng theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng của phổ hàng bằng cách hình thành các thương hiệu bổ sung.Việc mở rộng thương hiệu phụ sẽ làm tăng thêm sự lựa chọn cho từng nhóm khách hàng khác nhau từ.Tuy nhiên,việc mở rộng các thương hiệu phụ cũng có nghĩa là nó sẽ “nuốt” mất thị phần của thương hiệu cũ.Điển hình là Coca-cola,tại Mỹ Coca- cola cung cấp 14 loại sản phẩm đồ uống khác nhau trên các giá hàng tại các siêu thị,trong đó có ít nhất 10 sản phẩm nổi tiếng chỉ chiếm 4% tổng doanh thu.Mặc dù vậy có những lý do hợp lý để giải thích vì sao Coca-Cola và nhiều thương hiệu khác vẫn đưa ra các dòng sản phẩm quá rộng như vậy, bất chấp việc hiệu quả thu về có vẻ không mấy cân xứng với những nỗ lực bỏ ra. Lý do chủ yếu ở đây là vì cuộc chiến tranh giành không gian trưng bày trên giá hàng tại các siêu thị. Quan trọng hơn, đó cũng chính là cuộc chiến giành lấy sự nhận biết trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, dù tạo được ưu thế về mặt hình ảnh trên giá hàng, chưa hẳn sự đa dạng của sản phẩm sẽ tạo được lợi thế cho hình ảnh của thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mở rộng của thương hiệu đến đâu khi tạo ra tất cả những sản phẩm đa dạng khác nhau và liệu việc mở rộng thương hiệu có khiến cho các đặc tính cơ bản tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu bị lu mờ trong hàng loạt sản phẩm như vậy hay không.Khó khăn của việc mở rộng thương hiệu theo chiều hướng thương hiệu phụ là việc đinh vị đa thương hiệu và khâu truyền thông.Lựa chọn phương tiện nào để nhấn mạnh thông qua truyền thông tùy thuộc vào danh mục ưu tiên chiến lược cho thương hiệu đó trong số các thương hiệu của doanh nghiệp được xem xét trong một chiến lược kinh doanh tổng thể hoặc giả nó do những ưu tiên về việc đẩy mạnh những phần hình ảnh còn yếu và khắc phục những khuyết điểm của thị trường. 4 Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng (nhóm hàng) khác là việc sử dụng một thương hiệu cũ cho một mặt hàng khác mặt hàng ban đầu đang sử dụng cho thương hiệu đó.Căn bản cho phương pháp này là mặt hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu và điều thứ hai là giảm chi phí truyền thông thay vì xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn,từ đó tránh được nguy cơ nuốt lẫn thị phần của nhau.Phương pháp mở rộng này cũng kéo theo các yếu điểm tiềm tàng là tuy tận dụng được tập khách hàng cũ nhưng lại có thể không cuốn hút được khách hàng mới do thương hiệu cũ đồng nghĩa với việc không tạo được ấn tượng mới đến với khách hàng.Thêm vào đó,các nỗ lực cho việc quản lý sản xuất,lưu kho phân phối cũng đòi hỏi tính phức tạp hơn và doanh nghiệp phải tự tái lập để thích nghi với những thay đổi được tạo ra. Việc mở rộng thương hiệu cũng tồn tại những rủi ro song hành,để mở rộng thành công thương hiệu thì yếu tố quan trọng nhất đó là sự phù hợp,đồng dạng với thương hiệu chính, sự mở rộng thương hiệu phải làm cho khách hàng có thể hiểu được một cách logic vì sao thương hiệu này cần được mở rộng dưới sự kiểm soát của thương hiệu chính và đảm bảo những thuộc tính đáng tin cậy của thương hiệu chính được áp dụng trên các sản phẩm của thương hiệu mở rộng. 1.2.3. Làm mới thương hiệu Làm mới thương hiệu là quá trình tạo ra tên thương hiệu, biểu tượng, thiết kế mới hoặc những liên kết mới của một thương hiệu đã có với mục đích phát triển định vị thương hiệu mới trong tâm trí của khách hàng, đối tác, cổ đông, nhân viên Có nhiều cách để làm mới một thương hiệu thông qua việc thay đổi,điều chỉnh hệ thống nhận diên thương hiệu như: điều chỉnh tên,logo của thương hiệu,điều chỉnh,thay đổi màu sắc thể hiện trên các thành tố của thương hiệu,làm mới sự thể hiện của các thành tố thương hiệu trên các sản phẩm.Tuy nhiên việc làm mới thương hiệu cũng có thể là một sai lầm nếu không nghiên cứu đầy đủ, tái định vị hình ảnh mà không am hiểu đặc trưng văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng. Khi khách hàng đã có ấn tượng sâu sắc và trung thành với thương hiệu trước đó, nếu việc làm mới thương hiệu không thành công có thể đánh mất những khách hàng trung thành.Việc làm mới thương hiệu cần phải cân nhắc thời điểm cần làm mới,ví dụ khi khách hàng không còn quan tâm đến thương hiệu của bạn nữa, lúc này bạn cần phải định vị lại thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng,khi thương hiệu của bạn bị cuốn vào một cuộc tranh cãi, tái định vị lại thương hiệu lúc này là cần thiết để nâng cao danh tiếng,hay khi thương hiệu hiện có không còn thích hợp cho thị trường mục tiêu nữa hoặc bạn muốn thay đổi mục tiêu thị trường. Để làm mới thương hiệu doanh nghiệp phải xem xét cả các yếu tố bên trong lẫn các yếu tố bên ngoài.Cần thực hiện theo các bước: xem xét mô hình thương hiệu,định vị thương hiệu xây dựng bảng giá trị cốt lõi và tính cách 5 thương hiệu,đặt tên và quy chuẩn đặt tên,xây dựng hệ thống hình ảnh nhận diện thương hiệu và thiết lập cẩm nang thương hiệu nội bộ,cuối cùng là thiết lập và triển khai kế hoạch truyền thông thương hiệu mới. Làm mới thông qua việc chia tách sáp nhập được thực hiện khi doanh nghiệp có những biến động liên quan đến chia tách hay sáp nhập hoặc bán đi một số thương hiệu sản phẩm của mình cho các đối tác khác…dẫn đến việc nhà quản trị thương hiệu phải tính toán được giá trị thương hiệu trong quá trình chuyển đổi và thực hiện các chiến lược hợp lý sau khi chia tách hoặc sáp nhập. Đối với các doanh nghiêp bị mua lại,họ không muốn hình ảnh thương hiệu của mình bị kiểm soát bởi người khác,vì thế thường là mua đứt hoặc có một quá trình chuyển giao để bên đối tác có thể thích ứng.Trong trường hợp tiếp cận một thị trường mới ở nước ngoài thì việc lựa chọn mua lại môt thương hiệu cùng loại được ưa chuộng vì nó tiết kiệm đươc thời gian và công sức để xây dựng hình ảnh và hệ thống kênh phân phối mới. 6 Chương II: Thực trạng việc phát triển thương hiệu của Apple 2.1. Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông 2.1.1. Quảng cáo qua phim ảnh Apple đưa các sản phẩm của mình vào những chương trình truyền hình cũng như phim ảnh. Người tiêu dùng rất dễ dàng nhận ra sản phẩm của Apple trong tay các ngôi sao nổi tiếng trong những chương trình truyền hình hay phim ảnh. Từ những năm 1990, khi người ta còn chưa kịp ý thức rằng, sự xuất hiện vô tình của nhãn hàng trên phim là một cách quảng cáo, thì MacIntosh (dòng sản phẩm máy tính cá nhân của Apple) đã trở thành “một nhân vật” trong các “bom tấn” như phim truyền hình “Seinfeld” và phim điện ảnh “Independence Day”. MacIntosh trong phim “Seinfeld” Rồi một khi những sản phẩm của Apple như Mac, Ipod, Iphone trở thành những mặt hàng thời thượng thì các nhà sản xuất thậm chí còn thích chúng xuất hiện trong phim của mình. Tất nhiên, không ai biết rõ thỏa thuận sau hậu trường giữa Apple và các nhà đầu tư điện ảnh. Cứ thế, hàng của Apple xuất hiện mọi nơi. Tất cả đều nằm trong chiến lược của Jobs: “Thể hiện rằng Apple là thương hiệu thường xuyên được những người mà bạn yêu thích sử dụng”. 7 Macbook trong phim “Twilight” 2.1.2. Quảng cáo qua Internet -Mọi người thích những tấm hình lớn và quan trọng là phải đẹp: Hãy nhìn nhanh vào website được thiết kế rất tinh tế của Apple và bạn sẽ thấy rằng Apple hoàn toàn tin vào câu nói nổi tiếng “Một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói”. Những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của người tiêu dùng và họ sẽ muốn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm cũng như về công ty. -Quảng cáo thông qua video trực tuyến: 8 Quảng cáo Ip 6 & 6+ trên kênh Youtube chính thức của Apple Theo công ty Omnicom Media Group – công ty sở hữu mạng lưới truyền thông toàn cầu và giám sát ngân sách chi cho quảng cáo hang năm của Apple thì năm 2014, Apple đã chuyển 25% ngân sách quảng cáo trên truyền hình sang việc quảng cáo bằng video trực tuyến. Bởi lẽ, quảng cáo bằng video trực tuyến có khả năng đo lường tác động của quảng cáo đối với khách hàng – điều mà các kênh quảng cáo truyền thống không làm được. Quảng cáo trực tuyến cũng có sự kinh hoạt hơn về địa điểm và thời gian đến với khán giả. -Gây hứng thú cho khách hàng bằng việc đếm ngược và truyền hình trực tiếp giới thiệu sản phẩm trên website: Mỗi khi tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm sắp được ra mắt trong thời gian tới. Apple đều khởi động màn hình đếm ngược trên trang web của hãng làm tăng sự hồi hộp chờ đợi trong tâm trí người tiêu dùng. Nhưng không phải ai cũng có thể xem trực tiếp trên web, mà chỉ những người sử dụng trình duyệt web Safari trên HĐH OS hoặc iOS, chủ sở hữu Apple TV mới có thể theo dõi sự kiện này. 9 Màn hình đếm ngược và truyền hình trực tiếp giới thiệu iMac sử dụng màn hình Retina mới 2.1.3. Tạo ra tin đồn cho giới truyền thông Chiến lược này của Apple chính là điểm nhấn tạo ra sự khác biệt. Apple một mặt tuyên bố gữ bí mật toàn bộ các quy trình tạo ra sản phẩm, giữ bí mật giữ kín chi tiết của sản phầm cho đến tận phút chót. Mặt khác, thỉnh thoảng Apple lại dường như vô tình làm rò rỉ các thông tin hết sức thú vị về sản phẩm. 10 [...]... không phải việc riêng của một ai trong doanh nghiệp Cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn thể mọi người để có thể đề ra và thực thi được một chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn Đề tài nghiên cứu của Nhóm tập trung nghiên cứu các lý luận về nội dung phát triển thương hiệu và việc phát triển thương hiệu của APPLE, qua đó để có thể rút ra nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp,... nhu cầu, thị hiếu của các đối tượng khách hàng mục tiêu, do đó không có định hướng rõ ràng cho việc phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu nhằm tìn chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường Chính vì vậy, phát triển thương hiệu trước hết cần phải được bắt đầu tư duy và nhận thức, tù chính hoài bão ước mơ của chủ thương hiệu Tuy nhiên, phát triển không phải việc riêng của một ai trong doanh... KẾT LUẬN Phát triển thương hiệu ngày nay không còn xa lạ với các doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách khác xa về trình độ làm thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay Ở nước ta các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng, giữ gìn uy tín và hình ảnh thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu Rất ít doanh nghiệp nhận ra các đặc điểm tiêu dung, ... phẩm của họ gây chú ý đến khách hàng, và chất lượng sản phẩm được tôn vinh và đi sâu và tâm trí của khách hàng, và khi tiêu dùng sản phẩm thì khách hàng luôn sử dụng các sản phẩm của họ, và không bị nhằm lẫn vào bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh Phương thức đó là chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Liệu có ai làm công chúng nín thở chờ đợi mỗi khi có sản phẩm mới ra đời như Apple? Vấn... này Giá trị thương hiệu của Apple là 153 tỷ USD, tăng 84% mỗi năm Đúng, Apple đã rất hào phóng trong việc thúc đẩy thương hiệu của mình, nhưng nghiên cứu lại cho thấy giá trị thương hiệu tăng vọt là nhờ vào ảnh hưởng của 2 sản phẩm: iPad và iPhone Bất cứ nhà tiếp thị nào cũng sẽ tìm thấy một bài học ở Apple. Bạn muốn xây dựng một thương hiệu quyền lực?Hãy tự hỏi mình liệu sản phẩm/dịch vụ của bạn có... thủy của thương hiệu và làm giảm lòng tin nơi khách hàng.Làm thế nào để xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả? Nhiều chuyên gia tư vấn của Ernst & Yong và Andersen Consulting đã đưa ra lời khuyên: Trước hết, phải thực hiện theo đúng phương pháp, chứ không hẳn chỉ đầu tư công sức và tiền của. Doanh nghiệp cần bền bỉ cung cấp những mong đợi, nhất quán và nỗ lực không ngừng cho cam kết của khách hàng từ thương. .. 2013, hiện thương hiệu Apple được định giá ở mức 118,8 tỷ USD, một mức giá không tưởng tại thời điểm mà Steve Jobs và Steve Wozniak khởi nghiệp bên trong một gara tồi tàn 22 Chương III: Giải pháp phát triển thương hiệu của Apple Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã sai lệch trong việc định hướng thương hiệu cho sản phẩm.Trong khi đó, đích đến sau cùng của một doanh nghiệp là xây dựng được thương hiệu mạnh... ủng hộ hết mình với thương hiệu, giống như người hâm mộ đến sân vận động từ sáng sớm háo hức được cổ vũ cho đội bóng của mình vậy -Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới: 21 Danh sách thường niên 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới của Interbrand Danh sách thường niên 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới của Interbank vừa đươc công bố cho thấy Apple tiếp tục là Quán quân của năm nay Tăng... hông Power Mac G3 Tower, và trên cả loạt sản phẩm iBooks nhiều màu sắc Logo đơn sắc của Apple trên máy tính 19 2.4 Vấn đề khác góp phần phát triển thương hiệu - CEO có uy tín Nếu lãnh đạo công ty giỏi và có uy tín, chắc chắn mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp Ít nhất, nhiều khách hàng sẽ nhìn vào đó, Apple đã chiếm được trái tim họ Tim Cook và Steve Jobs -Steve Jobs, CEO của tập đoàn Apple luôn đưa ra những... bỏ từ “Computer” và đổi từ Apple Computer Inc thành Apple Inc– như vậy, máy tính không còn là mối tập trung duy nhất của Apple nữa Và đúng ngày hôm đó, Steve Jobs chính thức công bố với cả thế giới về iPhone, đưa tên tuổi Apple vào “lãnh địa” điện thoại di động 2.3.2 Đổi logo thương hiệu -Năm 1976, logo đầu tiên của Apple ra đời: 16 Logo đầu tiên năm 1976 Logo đầu tiên của Apple được thiết kế bởi Ron . mới thương hiệu Làm mới thương hiệu là quá trình tạo ra tên thương hiệu, biểu tượng, thiết kế mới hoặc những liên kết mới của một thương hiệu đã có với mục đích phát triển định vị thương hiệu. hình thương hiệu, định vị thương hiệu xây dựng bảng giá trị cốt lõi và tính cách 5 thương hiệu, đặt tên và quy chuẩn đặt tên,xây dựng hệ thống hình ảnh nhận diện thương hiệu và thiết lập cẩm nang thương. giá trị thương hiệu qua đó nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của công chúng với thương hiệu. Mục đích của phát triển thương hiệu + Góp phần thu được doanh lợi trong tương lai bằng những giá trị

Ngày đăng: 22/11/2014, 19:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương I: Những vấn đề cơ bản về phát triển thương hiệu

    • 1.1. Khái niệm

    • 1.2. Các nội dung của phát triển thương hiệu

      • 1.2.1.Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông

      • 1.2.2.Mở rộng thương hiệu

      • 1.2.3. Làm mới thương hiệu

      • Chương II: Thực trạng việc phát triển thương hiệu của Apple

        • 2.1. Phát triển thương hiệu qua các hoạt động truyền thông

          • 2.1.1. Quảng cáo qua phim ảnh

          • 2.1.2. Quảng cáo qua Internet

          • 2.1.3. Tạo ra tin đồn cho giới truyền thông

          • 2.1.4. Tạo sự tương tác với khách hàng

          • 2.1.5. Thông điệp đơn giản nhưng mang sức gợi mở lớn

          • 2.1.6. Xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ Apple Store

          • 2.2. Mở rộng thương hiệu

            • 2.2.1. Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác

            • 2.2.2. Mở rộng thương hiệu phụ

            • 2.3. Làm mới thương hiệu

              • 2.3.1. Đổi tên thương hiệu

              • 2.3.2. Đổi logo thương hiệu

              • 2.4. Vấn đề khác góp phần phát triển thương hiệu - CEO có uy tín

              • 2.5. Những gì Apple đạt được

              • Chương III: Giải pháp phát triển thương hiệu của Apple

              • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan