Xin cảm ơn Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Tỉnh Bắc Giang, UBND các huyện, hạt kiểm lâm các huyện, UBND các xã và một số hộ dân trồng cây phân tán trên địa bàn đã cung cấp tư liệu, giúp tá
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lệ
Trang 3Tác giả xin đặc biệt cảm ơn cô giáo TS Trần Thị Thu Hà - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này
Tác giả cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sỹ
Xin cảm ơn Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Tỉnh Bắc Giang, UBND các huyện, hạt kiểm lâm các huyện, UBND các xã và một số hộ dân trồng cây phân tán trên địa bàn đã cung cấp tư liệu, giúp tác giả thu thập số liệu nghiên cứu cho bản luận văn này
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Lệ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 5
1.2.1 Về nguồn gốc của trồng cây lâm nghiệp phân tán 5
1.2.2 Về hình thức tổ chức thực hiện 6
1.2.3 Về cơ chế chính sách 6
1.2.4 Về cơ cấu cây trồng và chất lượng giống: 10
1.2.5 Về các loại mô hình trồng cây phân tán 11
1.2.6 Về kết quả đạt được từ trồng cây phân tán 13
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 14
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Nội dung nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Cách tiếp cận của đề tài 20
2.5.2 Các bước tiến hành nghiên cứu 21
2.2.3.Phương pháp nghiên cứu cụ thể 22
2.2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu 22
2.5.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Đánh giá hiện trạng chương trình trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 27
3.1.1 Quá trình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 27
Trang 53.1.2 Hiện trạng về công tác quy hoạch trồng cây phân tán 28
3.1.3 Hiện trạng về công tác kỹ thuật trồng cây phân tán 36
3.1.4 Hiện trạng sinh trưởng phát triển của các loài cây lâm nghiệp được trồng phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 44
3.1.5 Hiện trạng quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cây phân tán 46
3.1.5.1 Hệ thống tổ chức quản lý 46
3.1.5.2 Hệ thống quản lý tài chính, dịch vụ cho trồng cây phân tán 49
3.1.5.3 Công tác bảo vệ cây trồng phân tán 50
3.1.5.4 Khai thác sử dụng và hưởng lợi cây trồng phân tán 53
3.2 Sơ bộ tổng kết, đánh giá hiệu quả của các Mô hình trồng cây lâm nghiệp phân tán đã có trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: 56
3.2.1 Hiệu quả kinh tế 56
3.2.2 Hiệu quả xã hội 59
3.2.3 Hiệu quả phòng hộ 60
3.3 Nghiên cứu Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán 62
3.3.1 Chính sách của Nhà nước 62
3.3.2 Chính sách của tỉnh Bắc Giang cho trồng cây phân tán 65
3.3.3 Những nhận xét và thảo luận về các chính sách cho trồng cây phân tán66 3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng cây phân tán ở tỉnh Bắc Giang 71
3.4.1 Những tiến bộ bước đầu trong trồng cây phân tán ở tỉnh Bắc Giang 68
3.4.2 Những cơ hội phát triển trồng cây phân tán ở tỉnh Bắc Giang 69
3.4.3 Những thách thức đối với phát triển trồng cây phân tán ở tỉnh Bắc Giang 70
3.4.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Error! Bookmark not defined 3.4.4.1 Quan điểm và định hướng chung 71
Trang 7KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Tồn tại 78
3 Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCR Tỷ suất thu nhập và chi phí, là tỷ số sinh lãi thực
tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất
D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3m trên thân cây kể từ gốc lên
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV Giá trị lợi nhuận ròng, là hiệu số giữa giá trị thu
nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình, sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất 23
Bảng 2.2: Thang điểm về độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng 23
Bảng 2.3: Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng 24
Bảng 3.1 Số lượng cây lâm nghiệp phân tán trồng tại tỉnh Bắc Giang 26
Bảng 3.2: Các loại cây trồng phân tán theo chức năng 28
Bảng 3.3: Mục đích của cây trồng phân tán tỉnh Bắc Giang 31
Bảng 3.4: Tiêu chí lựa chọn loài cây trồng phân tán ở tỉnh Bắc Giang 36
Bảng 3.5: Tổng hợp tiêu chí giống cây trồng ở tỉnh Bắc Giang 39
Bảng 3.6: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình 40
Bảng 3.7 Tình hình sinh trưởng một số loài cây trồng phân tán 43
Bảng 3.8: Đặc điểm của các hình thức đầu tư trồng cây phân tán 48
Bảng 3.9: Tổng hợp các đơn vị bảo vệ cây phân tán trong từng khu vực 50
Bảng 3.10 : Chi phí cho mô hình trồng cây phân tán 57
Bảng 3.11 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các 56
Bảng 3.12 Công lao động tạo ra từ các mô hình trồng cây phân tán 59
Bảng 3.13 Điểm cho khả năng phòng hộ của các mô hình 60
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn 21
Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu 21 Hình 3.1: Đồ thị biểu thị sinh trưởng về chiều cao của Bạch đàn lai tại các địa
phương 44
Sơ đồ 3.1 Hệ thống quản lý trồng cây phân tán tại tỉnh Bắc Giang 46
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vai trò và ý nghĩa to lớn của tài nguyên rừng ngày càng được khẳng định và chú trọng Hiện nay nhà nước đã hạn chế mở cửa rừng tự nhiên, trong khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm được chế biến từ gỗ của con người vẫn không ngừng tăng và gỗ vẫn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ, bên cạnh việc trồng rừng sản xuất thì trồng cây phân tán được xem là một chiến lược để
bù đắp sự thiếu hụt nhu cầu về gỗ này Chương trình trồng cây phân tán cũng
đã và đang là một hình thức được Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương quan tâm, khuyến khích nhằm huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, đơn
vị, cá nhân và hộ gia đình tham gia vào phát triển rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội
Theo thuật ngữ Lâm nghiệp của Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Lâm nghiệp
cũ, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) năm 1996, thì trồng cây phân tán hay con gọi là trồng cây nhân dân (Scatteret trees planting) là trồng cây xen kẽ ở các khu dân cư hoặc ở các khu sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp khác ngoài vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung, do nhân dân sở tại làm dưới sự hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp
Trồng cây lâm nghiệp phân tán có mặt ở trên khắp mọi vùng, mọi miền, mọi khu vực của đất nước, từ vùng Đồng bằng đến vùng Trung du miền núi, từ khu vực nông thôn đến thành thị và cây trồng mang tính đặc trưng cho những khu vực đó Giá trị của trồng cây phân tán đã đem lại hiệu quả rất to lớn, thiết thực và mang tính đa tác dụng, không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế (cung cấp sản phẩm lâm sản cho công nghiệp chế biến,
gỗ củi chất đốt cho nhân dân), giá trị về mặt xã hội (tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn), mà còn mang giá trị to lớn về mặt văn hoá,
Trang 12tín ngưỡng, kiến trúc và đặc biệt quan trọng là giá trị về mặt môi trường trong việc phòng hộ sinh thái, tạo cảnh quan và cải thiện môi sinh
Bắc Giang là một địa phương, trong nhiều năm qua, trồng cây lâm nghiệp phân tán mặc dù đã được phát động, tổ chức thực hiện và được nhân dân hết sức quan tâm hưởng ứng tham gia, nhưng vẫn còn nổi lên nhiều bất cập, nhiều chỗ nhiều nơi còn mang tính tự phát, hình thức, thiếu quy hoạch và chưa có chính sách hỗ trợ đồng bộ, nhất quán trong tổ chức thực hiện Mặt khác việc đánh giá về trồng cây lâm nghiệp phân tán còn chưa được quan tâm, chưa có nghiên cứu nào đi vào phân tích hiện trạng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, khuyết điểm, từ đó có chính sách và giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán của tỉnh ngày một hiệu quả hơn
Xuất phát từ thực tiễn trên việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng và giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ” là hết sức cần thiết về cả ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng, phát hiện ra những điểm mạnh và hạn chế của trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất ra những giải pháp góp phần phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của địa phương
3 Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Tất cả các cây lâm nghiệp được nhân dân gây trồng phân tán ở các công sở, trường học, bệnh viện, ven đường giao thông và vườn hộ gia đình
- Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá cây lâm nghiệp trồng phân tán trong phạm vi thời gian 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2011
4 Ý nghĩa của đề tài
- Việc nghiên cứu luận văn là phương pháp tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học
- Kết quả của Luận văn là cơ sơ để góp phần phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Bắc Giang
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thật khó xác định phong trào trồng cây phân tán trên thế giới có từ bao giờ Nhưng chắc chắn khi con người có nhu cầu về củi đun và cần gỗ gia dụng,
gỗ làm nhà cửa và cần phải trồng cây để giảm bớt các tác hại của thiên tai như gió, bão, hạn hán, cát bay, cát bị nhiễm mặn nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp có năng suất cao và ổn định thì con người đã biết trồng cây phân tán Lúc đầu từ một vài hộ dân lẻ tẻ, sau do hiệu quả kinh tế đạt được khá cao và thỏa mãn được các yêu cầu của cuộc sống nên trồng cây phân tán trong dân đã trở thành phong trào rộng rãi hơn Nhiều vùng đất sa mạc khô cằn ở Châu Phi, chỉ
có cỏ mọc như ở Kênya, Negira, Ma-Rốc người ta đã biết trồng cây lấy gỗ chủ yếu là trồng cây gỗ họ Đậu có khả năng cố định đạm Họ đã trồng thành các hàng cây, hay băng cây, chia đồng cỏ chăn nuôi thành nhiều ô để thực hiện chăn thả gia súc luân phiên, hoặc trồng cây gỗ rải rác trên đồng cỏ để giữ độ
ẩm cho đất, và tạo bóng mát cho gia súc[15]
Ở Trung Quốc, Srilanca và Ấn Độ, các cây gỗ được trồng rải rác để tạo bóng mát cần thiết cho các vườn chè, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của chè [13],[15]
Ở Braxin và Inđônêsia cây phân tán được trồng để tạo bóng mát cần thiết cho các vườn trồng cà phê, Ca cao Ở Nepal cũng được áp dụng rộng rãi phương thức trồng cây phân tán để tạo thành các băng cây xanh theo đường đồng mức nhằm chống xói mòn đất, cung cấp phân xanh và củi cho các hộ dân [14]
Ở New Zealand các trang trại có thể sử dụng tổng hợp dải rừng phòng hộ, cây che bóng mát, cây lấy gỗ trồng trên cánh đồng cỏ rộng lớn, hoặc các vạt đất được dành cho trồng cây, trồng rừng dày đặc
Ở những vùng ôn đới ẩm ướt của Australia các giống Bạch đàn và Pinus
Trang 14gỗ, tạo bóng mát, phòng hộ, ngăn mặn, chống xói mòn “Chương trình một tỷ cây” đã được khởi xướng bở Chính phủ liên bang Australia, chương trình có hỗ trợ tài chính nhất định cho việc trồng cây, liên kết những chủ trang trại dám làm với chính quyền các bang và công nghiệp địa phương là phổ biến để thực hiện chương trình này Ngoài ra, hầu hết chính quyền các bang đều cung cấp dịch vụ tư vấn, trồng cây và giảm thuế Các nhóm bảo vệ đất địa phương được thành lập nhằm khuyến khích nông nghiệp bền vững, cũng đẩy mạnh trồng cây, nhất là những vùng đất thoái hóa
Theo kết quả điều tra cây trồng phân tán ở Ấn Độ (1991-1995) cho thấy: Theo tập quán lâu đời, với đặc tính văn hóa của người Ấn Độ, thì trồng cây là một phần trong toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp ở Ấn Độ, để cung cấp nguồn gỗ, củi, thức ăn gia súc và phân xanh cho nhu cầu của người dân địa phương Ngoài các tác dụng về môi trường như bảo về đất và nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, còn tăng mức độ hấp phụ cacbon và nâng cao hàm lượng oxy trong không khí Cho nên ngay từ năm 1970, một chương trình Lâm nghiệp
xã hội đã được thực hiện ở Ấn Độ, nhằm thúc đẩy mọi người dân tham gia rộng rãi vào phong trào trồng cây phân tán, có sự trợ giúp và hướng dẫn của Nhà nước nhằm giảm bớt sức ép lên rừng tự nhiên Cung cấp nguồn gỗ, củi và thức ăn gia súc cho người dân địa phương và chắn gió hại cho các cây nông nghiệp Và đến năm 1980 hầu hết các vùng đất rộng lớn ở ấn Độ đã trồng theo chương trình này
Kết quả điều tra ở Bang Haryana nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ cho thấy: Diện tích tự nhiên của Bang Haryana 4,42 triệu ha, diện tích đất không có rừng là: 4,36 triệu ha, diện tích đất có rừng là: 60.000 ha (độ che phủ của rừng 1,36% diện tích tự nhiên của Bang) Tổng số làng đã điều tra là 219 làng, thuộc 12 huyện của Bang Tổng số cây trồng phân tán ở Haryana là 54.984.000 cây, trải rộng trên 4,36 triệu ha, bình quân 12,6 cây/ha Tổng số cây trồng phân tán
ở Haryana là 54.984.000 cây, trải rộng trên 4,36 triệu ha, bình quân 12,6
Trang 15cây/ha.Tổng trữ lượng cây phân tán là 10,3 triệu m3 hay 2,36 m3/ha Khi so sánh với trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của Bang là 1,41 triệu m3, thì trữ lượng gỗ rừng trồng cây phân tán cao hơn gấp 7 lần Gồm có 9 loại cây trồng phổ biến, chiếm 80% tổng trữ lượng
Tỷ lệ cây trồng nhiều nhất là Lâm nghiệp trang trại 41% (diện tích tối đa
là 0,1 ha), sau đó đến rừng làng (23%), trồng cây bên đường (13%), rừng trồng (11%) diện tích cây che phủ lớn hơn 0,1 ha, trồng cây dọc kênh mương (9%), trồng cây xung quanh bờ ao và các loại còn lại (3%)
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1 Về nguồn gốc của trồng cây lâm nghiệp phân tán
Trước năm 1959, ở Việt Nam chưa có phong trào trồng cây phân tán, các
hộ dân ở đồng bằng cũng như miền núi chỉ có tập quán trồng các cây ăn quả thân gỗ trong các vườn hộ gia đình như Nhãn, Vải, Cam, Quýt, Mít, Hồng xiêm, Sầu riêng, Măng cụt.v.v chủ yếu phục vụ cho gia đình và cung cấp nhỏ
lẻ cho thị trường Từ năm 1959, nhân ngày Tết âm lịch, Hồ Chủ tịch đã phát động phong trào trồng cây và từ đó Người thường xuyên theo dõi, nhắc nhở động viên phong trào Tết trồng cây dần trở thành một phong tục tốt đẹp của nhân dân ta Nhìn lại kết quả trồng cây các năm ta thấy năm 1955 - 1956 chỉ có
3 tỉnh tham gia phong trào trồng cây là Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ đã trồng được 445.000 cây phân tán chủ yếu là trồng Phi Lao trên đất cát vùng ven biển, trồng Xoan, Tre ở các vùng đồng bằng và một số cây ăn quả ở Trung du Đến năm 1959, có tới 26 tỉnh trên tổng số 31 tỉnh ở miền Bắc tham gia phong trào trồng cây và kết quả là đã trồng được 14 triệu cây [2]
Trồng cây phân tán được coi là một hoạt động lâm nghiệp phong trào hay lâm nghiệp quần chúng, được phát triển mạnh theo lời kêu gọi thực hiện Tết trồng cây được Bác Hồ phát động từ năm 1959 Từ đó đến nay hàng năm kể cả những năm chiến tranh ác liệt, năm nào ở khắp mọi nơi nhất là ở các thành phố lớn cứ đến độ xuân về cũng tổ chức lễ phát động tết trồng cây, huy động hàng
Trang 16chục vạn người trồng được hàng triệu cây xanh cùng với sự tham gia của các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể ở địa phương Hoạt động đó đã trở thành phong trào, tạo thành một lễ hội truyền thống tốt đẹp không chỉ được tổ chức hàng năm qua gần tròn nửa thế kỷ mà trong tương lai còn được duy trì đều đặn, mãi mãi cho các thế hệ mai sau Hoạt động đó luôn luôn nhắc nhở, giáo dục quảng đại quần chúng quan tâm gây trồng, bảo
vệ, yêu cây xanh và quý rừng vàng, không chỉ có ý nghĩa xã hội lớn mà còn đóng góp nâng cao lợi ích kinh tế và môi trường cho đất nước
Từ sau ngày 19/11/1977, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 425 TTg
"Về việc phát triển phong trào trồng cây nhân dân phân tán trong cả nước" nhằm thực hiện tốt hơn nữa Tết trồng cây, phong trào đã được lan rộng khắp
cả nước, số lượng cây trồng hàng năm tăng lên gấp bội, loài cây cũng đa dạng
và phong phú Tết trồng cây đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ Bắc đến Nam
1.2.2 Về hình thức tổ chức thực hiện
Trồng cây phân tán là một hoạt động mang tính chất lâm nghiệp phong trào Hưởng ứng Tết trồng cây hàng năm, ở khắp mọi miềm, tuỳ nơi, tuỳ lúc các cấp chính quyền, đoàn thể, các ngành, các giới, các lực lượng bộ đội, học sinh đã tổ chức hàng loạt các hoạt động trồng cây gây rừng được phát động dưới nhiều hình thức phong trào như: Phong trào trồng cây phân tán, phong trào xanh làng đẹp phố, phong trào xây dựng đồi cây, rừng cây Bác Hồ Hoạt động của các phong trào này có quy mô hẹp, không đồng thời, phân tán rải rác ở nhiều nơi và gắn chặt những người tham gia thực hiện Cây rừng và rừng được tạo ra bằng công việc gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ từng địa bàn cụ thể với cả chuỗi thời gian lâu dài hơn Do vậy ngoài việc tạo dựng được ý thức, lòng say mê còn giúp họ, đòi hỏi họ tiếp tục nắm bắt, nâng cao và thực hiện các kỹ thuật và công nghệ gieo trồng, xây dựng, phát triển và bảo vệ rừng [7]
1.2.3 Về cơ chế chính sách
Trang 17Cơ chế chính sách cho trồng cây phân tán trong thời gian qua chưa được
rõ ràng và còn nổi lên nhiều bật cập Sau năm 1990 do nhiều nguyên nhân khác nhau, phong trào trồng cây phân tán có phần lắng xuống, các cấp các ngành ít quan tâm, một số cơ sở, tập thể và cá nhân trồng cây tốt chỉ là do tự phát, việc tổ chức chỉ đạo không chặt chẽ Ngay cả trong chương trình 327 và sau này là dự án 661 đều không có nội dung đầu tư cho mảng trồng cây phân tán
Do vậy thiếu cơ chế chính sách để khuyến khích và tạo động lực cho phong trào trồng cây phân tán phát triển
Đầu tư cho trồng cây phân tán từ lâu nay không thành một chủ trương thống nhất, mà do từng địa phương, từng tổ chức và cá nhân, tập thể tự quyết định V ì v ậy hiệu quả thu được không cao, vẫn là hình thức mang tính phong trào Tuy nhiên một số địa phương, hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác, trong từng điều kiện cụ thể họ vẫn đầu tư và vẫn hình thành chính sách hoặc những quy ước để phát triển trồng cây phân tán
Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT tại Đề án phát triển trồng cây Lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2006-2020, những chính sách này được tổng hợp như sau:
- Về quản lý sử dụng đất: Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch đất đai dành cho dành cho trồng cây phân tán Các đối tượng trồng cây phân tán hiện nay cũng được phân ra các chủ sở hữu như sau:
+ Tập thể: gồm các diện tích nằm trong khuôn viên của các công sở (trường học, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp), diện tích đất quanh nghĩa trang, ven đường giao thông nông thôn, bờ kênh, bờ mương Việc trồng và sử dụng cây phân tán ở đối tượng này thường giao cho tập thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các cụ phụ lão,vv tổ chức quyết định phương
án
+ Cá nhân: gồm các diện tích nằm trong vườn hộ gia đình, đất nằm trong diện tích được giao khoán cho hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp Việc
Trang 18trồng cây ở đối tượng này là do chủ hộ quyết định
+ Tổ chức: một hình thức sở hữu khác là các diện tích đất sản xuất của các nông lâm trường được quy hoạch để trồng cây phân tán và coi đó như một hoạt động sản xuất chính của đơn vị Phương án trồng và sử dụng cây phân tán được tổ chức ấy quyết định
- Về chính sách đầu tư: Từ lâu nay việc đầu tư cho trồng cây phân tán không thành một chủ trương thống nhất, mà do từng địa phương, từng tổ chức và các cá nhân tập thể tự quyết định
+ Đầu tư từ nguồn ngân sách: Tuy không thành chủ trương nhưng một số tỉnh hàng năm vẫn trích một khoản ngân sách địa phương để dành cho trồng cây phân tán Ví dụ Nghệ An dành mỗi năm 120 triệu đồng, Đồng Nai dành mỗi năm 450 triệu, Hải Dương dành mỗi năm 400 triệu và An Giang mỗi năm dành gần 1 tỷ đồng cho trồng cây phân tán
+ Đầu tư từ nguồn vốn tự có: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã bỏ vốn tự
có hàng tỷ đồng để trồng cây phân tán như Nông trường Sông Hậu, Nông truờng Cần Thơ; Nông trường Cờ đỏ và Nông trường Hậu Giang Qua điều tra cho thấy các đơn vị tự bỏ vốn để trồng đều đem lại hiệu quả cao
+ Cá nhân bỏ vốn: các đối tượng này chủ yếu là trồng trong vườn hộ, trên đất được giao Mô hình này hầu hết các tỉnh đều có và cũng t hu được hiệu quả kinh tế rõ rệt Như mô hình trồng Quế ở Yên Bái và Quảng Nam; trồng Bời lời ở Gia Lai và Kon Tum; mô hình trồng Dó trầm ở Tiên Phước tỉnh Quảng Nam và ở Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh; mô hình trồng Hòe ở Nam Định và Thái Bình
+ Nguồn tài trợ của các dự án trong và ngoài nước
- Về chính sách hưởng lợi: hiện nay nhà nước cũng chưa có những chính sách nhất quán cho người trồng cây phân tán, do vậy chưa khuyến khích được mọi thành phần tham gia trồng cây, đây cũng là vấn đề tồn tại cần được rút kinh nghiệm cho chỉ đạo trong thời gian tới Tuy nhiên, một số địa phương, tổ chức
Trang 19cũng đã có những quy định về chính sách hưởng lợi cho người tham gia trồng cây phân tán, có thể đưa một số dẫn chứng như sau:
+ Nhà nước hỗ trợ tiền giống, cây con (50% - 100%), các chủ sở hữu đất nhận trồng cây và chăm sóc bảo vệ, sản phẩm cuối cùng người trồng cây được hưởng toàn bộ Cơ chế này đang được áp dụng tại một số tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An, Thái Nguyên, Hà Nam và An Giang
+ Tập thể hay doanh nghiệp đầu tư kinh phí từ khâu giống đến trồng cây, sau đó giao cho cá nhân chăm sóc bảo vệ Người trồng rừng được hưởng 30% tổng sản phẩm thu được
+ Đất do chính quyền địa phương quản lý như đường giao thông nông thôn, nghĩa trang, công sở có hai hình thức nếu người trồng cây bỏ vốn 100% thì sản phẩm thu hoạch được chỉ nộp lại 30%, nếu địa phương bỏ vốn thì người trồng rừng chỉ được hưởng 30% [4]
Từ thực tế trên cho thấy trồng cây phân tán mặc dù đã được hình thành
và phát triển từ lâu, song cơ chế chính sách còn mang tính tự phát, thiếu sự thống nhất trong cả nước, kể cả từ chính sách đầu tư hỗ trợ cho đến chính sách hưởng lợi Những chính sách nêu trên đều xuất phát từ điều kiện thực tế của mỗi địa phương, do các địa phương tự đặt ra và quyết định, chính vì vậy thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả của phong trào trồng cây phân tán
Để có định hướng phát triển lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc trong những giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong đó mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020 đặt ra là trồng 200 triệu cây phân tán/năm Cũng trong Chiến lược của Chính phủ, định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng được xác định là phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở vùng đồng bằng và ven biển [10] Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để
Trang 20phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trong thời gian tiếp theo Do vậy việc nhìn nhận và đánh giá thực trạng của trồng cây lâm nghiệp phân tán, đặc biệt là
về cơ chế chính sách là việc làm hết sức cần thiết để đề xuất giải pháp phát triển
có hiệu quả chương trình trong thời gian tới
1.2.4 Về cơ cấu cây trồng và chất lượng giống:
Trồng cây lâm nghiệp phân tán là hình thức phát triển lâm nghiệp đa dạng hoá về chủng loại cây trồng, với nhiều loại cây trồng phong phú khác nhau Những loài cây được lựa chọn trồng cây phân tán và Tết trồng cây có khoảng 40 loài, phổ biến là các loài cây như: Phi lao, Bạch đàn, Xà cừ, Sấu, Xoan ta, Lát hoa, Bạch đàn, Keo, Sao đen, và các loài cây ăn quả như Cam, Quýt, Mít, Dừa, Nhãn, Vải thiều, Xoài và Na được trồng quanh nhà và quanh vườn [4]
Cũng theo tổng hợp của Bộ NN & PTNT [2006] cho thấy tập đoàn cây trồng phân tán khá phong phú và đa dạng, gồm khoảng 30-40 loài cây, trong đó có các loài phổ biến như: Xà cừ, Bạch đàn, Keo các loại, Phi lao, Gạo, Lát, Sao đen và Dầu rái Hầu hết các loài cây trồng đều do dân tự lựa chọn từ các địa phương nên phù hợp với điều kiện sinh thái và phù hợp với sở thích của người dân Tuy nhiên do tổ thành loài cây quá đa dạng nên khả năng để tạo thành hàng hóa còn rất hạn chế, chỉ mới dừng lại chủ yếu là phục vụ nhu cầu
gỗ củi tại chỗ là chính
Về nguồn gốc giống hầu hết các loài cây trồng phân tán đều được lấy từ các cơ quan nghiên cứu giống và các cơ sở cung ứng, dịch vụ giống cây nông lâm nghiệp lớn ở Trung ương và địa phương Tuy nhiên qua điều tra thực tế còn khoảng 20-30% thông qua cung ứng dịch vụ của tư nhân và nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến tình trạng sinh trưởng kém
Về chất lượng giống hầu hết các cây trồng phân tán chưa được chú ý cải thiện, nhất là tập đoàn cây lâm nghiệp Trong số các loài cây sử dụng trồng cây phân tán chỉ có nhóm loài cây mọc nhanh như Bạch đàn, Keo là đã được chọn
Trang 21lọc từ các dòng có năng suất cao còn lại các loài cây khác đều cung ứng không qua chọn lọc, chất lượng kém Đối với các cây trồng lâm nghiệp, trong thời gian qua các loài cây phục vụ trồng cây phân tán hầu hết là các cây được ươm từ hạt, chỉ có khoảng 10-15% số cây được sử dụng từ nuôi cấy mô Duy nhất chỉ có Nông trường Sông Hậu trong mấy năm gần đây đã sử dụng các giống mới với
kỹ thuật sản xuất theo hướng công nghệ cao, đưa tỷ lệ sử dụng cây nuôi cấy mô với loài Bạch đàn lên tới 80% Vì vậy, ngoài Nông trường Sông Hậu ra, sinh trưởng và năng suất của các loài cây trồng phân tán dưới mức bình thường, thậm chí có nhiều nơi được gọi là nôi của trồng cây nhân dân trước đây như Hà Nam, Nghệ An, Nam Định và Hải Dương năng suất cây trồng cũng quá thấp Điều này
có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là nguồn giống chưa được chọn lọc, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu tạo giống [4]
Từ những tổng hợp trên cho thấy, mặc dù về cơ cấu và chủng loại cây trồng là rất đa dạ ng và phong phú, nhưng do không được chọn lọc và cải thiện kịp thời nên năng suất và chất lượng cây trồng không cao, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu gỗ củi tại chỗ, chưa đạt mạnh đến mục tiêu sản xuất hàng hoá Vì vậy,
cơ cấu và chất lượng cây trồng là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới, đặc biệt là cần tập trung vào việc lựa chọn những giống cây trồng có năng suất
và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá của thị trường
1.2.5 Về các loại mô hình trồng cây phân tán
Khi điều tra để xây dựng mô hình trồng cây phân tán cung cấp gỗ củi ở
xã Bồ Đề, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Nam, Đặng Quang Hưng (2006) [6]
đã thống kê được 04 loại mô hình chính: Mô hình trồng keo tai tượng (do tổ chức SIDA tài trợ); mô hình trồng bạch đàn Camal dọc đường liên thôn của xã;
mô hình trồng Xoan ta dọc bờ kênh của xã; mô hình trồng cây phân tán trong các vườn hộ ( do các hộ tự trồng)
Trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành xây dựng 04 mô hình trồng cây phân tán cung cấp gỗ củi có năng suất cao: Mô hình trồng cây phân tán dọc đường
Trang 22liên thôn, liên xã; mô hình trồng cây phân tán trên bờ vùng, bờ kênh, bờ thửa;
mô hình trồng cây phân tán trong trường học; mô hình trồng cây phân tán trong trang trại nông nghiệp
Trang 231.2.6 Về kết quả đạt được từ trồng cây phân tán
Trồng cây phân tán từ khi được hình thành, trải qua quá trình phát triển đã đạt được những kết quả rất quan trọng Kết quả phong trào trồng cây phân tán ở nước ta đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân và các địa phương, vừa đáp ứng được nhu cầu gỗ củi cho người dân nông thôn, vừa phòng hộ đồng ruộng, phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, chống xói lở đê điều và cải thiện môi trường sinh thái
Đánh giá về phong trào trồng cây phân tán và tết trồng cây trong cuốn
“Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000” do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm
2001 đã ghi: Trong thời gian gần 50 năm qua thực hiện Tết trồng cây và trồng cây phân tán nhân dân ta đã tạo nên một màu xanh trên khắp các vùng của Tổ quốc Trong thập kỷ 60, trung bình mỗi năm nhân dân miền Bắc trồng được 150 triệu cây Những năm cuối thập kỷ 70, hàng nă m cả nước đã trồng được 300 triệu cây Thập kỷ 80 bình quân cả nước đã trồng được 350 triệu cây Trong thập kỷ 90 hằng năm cả nước trồng được 280 - 300 triệu cây phân tán
Theo Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2004), Mô hình trồng cây phân tán
đã được phát động rộng rãi tiếp theo phong trào tết trồng cây và cũng được hưởng ứng tích cực từ nhiều năm qua ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bằng và trung du, những nơi có nhu cầu về gỗ củi cũng như che chắn phòng hộ đồng ruộng và làng xã rất cao Điển hình về trồng cây phân tán ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam trải khắp xóm làng, ruộng đồng, ven kênh mương, đường đi, trường học, trụ sở nơi đất chật người đông; ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bao quanh thôn xóm, vườn nhà, trên các cồn và đụn bãi cát ven biển Thành quả đó không chỉ góp phần cải tạo điều kiện khí hậu đất đai khắc nghiệt
mà còn tạo ra được hàng triệu cây, hàng ngàn héc ta rừng, hàng vạn m3 gỗ củi, cải thiện đời sống cho người dân và cộng đồng
* Đánh giá nhận xét chung:
Như vậy từ những nhận định và đánh giá nghiên cứu của các tác giả trên ở
Trang 24trên cho thấy trồng cây lâm nghiệp phân tán có nguồn gốc xuất phát từ rất lâu đời, ở Việt Nam được hình thành từ lễ phát động Tết trồng cây của Bác Hồ (năm 1959) và đã trở thành một phong trào, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta Trồng cây phân tán trong những năm qua không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn mang lại lợi ích vô cùng to lớn về mặt môi trường, sinh thái, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về trồng cây phân tán như trình bày ở trên đã
đi vào phân tích đánh thực trạng trồng cây phân tán, một số tác giả cũng đã đề cập đến tổ thành loài cây trồng phân tán, xây dựng các mô hình trồng cây phân tán cung cấp gỗ củi Những nghiên cứu này đã góp phần làm rõ những vấn đề liên quan, xây dựng được phương pháp luận và cách tiếp cận trong việc phân tích đánh giá hiện trạng Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chỉ mang tính thống kê những kết quả đã đạt được và bước đầu phân tích những thực trạng, hay đi vào xây dựng mô hình trồng cây phân tán mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những tồn tại của các mô hình trồng cây phân tán
Với Bắc Giang, một tỉnh có lợi thế và tiềm năng rất lớn về phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng cây lâm nghiệp phân tán nói riêng Mặc
dù trồng cây phân tán đã được phát động hàng năm vào dịp tết trồng cây, nhưng việc nghiên cứu đánh giá thực trạng lại rất hạn chế, chưa có nghiên cứu hay một đánh giá cụ thể nào nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của trồng cây phân tán để phát triển phong trào có hiệu quả góp phần cung cấp gỗ củi phục vụ cho nhu cầu
tại địa phương Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây
lâm nghiệp phân tán ở tỉnh Bắc Giang là hết sức cần thiết nhằm rút kinh
nghiệm và bài học để duy trì và phát triển chương trình này ngày càng hiệu quả hơn
1.3 Một số thông tin cơ bản về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý
Trang 25Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, diện tích tự nhiên
là 382.738 ha; diện tích rừng và đất rừng 166.609 ha, chiếm 43,5% diện tích
tự nhiên Trung tâm tỉnh là thành phố Bắc Giang, cách thu đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, nằm trên quốc lộ 1A
* Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 vùng chính là vùng núi và trung du
- Vùng núi chiếm 72% diện tích tự nhiên gồm có 7 huyện là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang, trong đó Sơn Động là huyện vùng cao Đặc điểm chính của vùng này là địa hình chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn Nhiều nơi đất còn tốt, vùng đồi núi thấp có thể trồng cây ăn quả Độ cao trung bình từ 300 - 400 m, độ dốc trung bình từ 20 - 300 Đất lâm nghiệp chủ yếu phân bố ở các huyện miền núi
- Vùng trung du chiếm 28% diện tích tự nhiên, gồm có 2 huyện va thành phố là Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang Địa hình ít bị chia cắt, chủ yếu là gò đồi thấp xen lẫn diện tích đồng ruộng tương đối bằng và rộng Độ cao trung bình từ 100 - 150 m, độ dốc từ 10 - 150
* Khí hậu thuỷ văn
- Khí hậu:
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt Nhiệt độ bình quân năm khoảng 22 - 240C, tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 170C, tháng nóng nhất là tháng 7 có
Trang 26nhiệt độ khoảng 29 - 300C Độ ẩm từ 73% - 87% lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.700 mm, tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm, các tháng mùa khô lượng mưa đều < 50 mm/tháng
Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông, gió mùa Đông Bắc thường kèm theo mưa rét và có xuất hiện sương muối
- Thuỷ văn:
Hệ thống sông hồ của tỉnh Bắc Giang có mật độ khá dày Có 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là Sông Thương, Sông Cầu và Sông Lục Nam vơi tổng chiều dài 347 km Sông có nước chảy quanh năm, lưu lượng nước khá lớn Mực nước trung bình của sông Thương tại Phú Thượng là 2,18 m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3 m Lưu lượng mùa kiệt nhỏ nhất Qmin = 1 m3/s Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax = 1.400 m3/s Ngoài hệ thống sông suối, Bắc Giang còn có nhiều
hồ, đập trong đó đáng chú ý là hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần Hồ Cấm Sơn thuộc địa phận huyện Lục Ngạn, diện tích 2.600 ha Hồ Khuôn Thần có diện tích 240
ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông trên 20 tuổi
* Đặc điểm đất đai
Đất đai tỉnh Bắc Giang được hình thành chủ yếu trên loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch và phù sa cổ Có tầng đất trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn, khả năng giữ nước kém Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa trên địa bàn tỉnh thì Bắc Giang có 8 loại đất chính như sau:
- Đất feralit trên núi trung bình
- Đất feralit mùn trên núi thấp
- Đất feralit vùng đồi phát triển trên đá sa thạch
- Đất feralit vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét
- Đất phù sa cổ
- Đất thung lũng dốc tụ
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa
Trang 27* Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng
- Diện tích đất các loại:
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Giang là 328.738 ha, trong đó đất nông nghiệp 103.628 ha, chiếm 27,1%; đất lâm nghiệp 166.609 ha, chiếm 43,5%; đất phi nông nghiệp 86.098,6 ha, chiếm 22,5%; đất chưa sử dụng 26.522,1 ha, chiếm 6,9%
- Hệ thực vật rừng:
Bắc Giang là một trong số cac tỉnh được đánh giá có độ che phủ rừng khá cao Kết quả theo dõi diễn biến rừng của tỉnh năm 2011, độ che phủ rừng Bắc Giang là 31,2% Thực vật rừng khá phong phú, thành phần chủ yếu nằm trong kiểu phụ thực vật Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam với thảm thực vật rừng thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới Hệ thực vật gồm 276 loài cây gỗ trong 136 chi của 57 họ thực vật Ngoài ra, còn có 425 loài cây dược liệu thuộc 53 chi của 28 họ cây cỏ và dây leo Rừng ở đây có nhiều loài quý hiếm như: Thông nàng, Gụ, Lim Xanh,
- Động vật rừng:
Khu hệ động vật rừng tỉnh Bắc Giang mang tính chất của khu hệ động vật Đông Bắc với các đại dịên như: Cu li lớn, Voọc đen, Chó sói,… Theo số liệu điều tra sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ) có khoảng 226 loài, 81 họ và 24 bộ, trong đó có những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số, dân tộc và lao động
Toàn tỉnh Bắc Giang có 09 huyện và 01 thành phố với 229 xã, phường
và thị trấn Dân số 1.613.576 người, gồm 27 dân tộc, chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Mường, Dao, Cao Lan, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 87,1 %), các dân tộc it người chiếm khoảng 12,9 % Mật
độ dân số bình quân 421,6 người/km2, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,18% Số người trong độ tuổi lao động là 1.033.000 người (chiếm 64 % dân số) Số lao
Trang 28động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người, trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,8 %; dịch vụ là 14,6 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,6 % tổng số lao động Trong nông nghiệp nông thôn, lao động có việc làm chiếm khoảng 80%, lao động chưa có việc làm chiếm 20% Đây là nguồn lực, tiềm năng tỉnh cần khai thác phát huy
* Thực trạng kinh tế
Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay nền kinh tế Bắc Giang đang trong giai đoạn phát triển Thể hiện ở một số chỉ tiêu phát triển năm 2011 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,1%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm còn 36,3%; Thu ngân sách trên địa bàn 837 tỷ đồng (tăng 8,3%); Kim ngạch xuất khẩu 168.091.000 USD (tăng 29,6%); GDP/người 7,82 triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,8%
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)
So với bình quân chung của cả nước, Bắc Giang là tỉnh có nền kinh phát triển chưa mạnh Đây là vấn đề đặt ra cho tỉnh Bắc Giang phải có các giải pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
Các nhóm công trình hạ tầng cơ sở hiện có như trên, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang
Nhận xét và đánh giá chung
- Thuận lợi
Vì là tỉnh trung du miền núi, tiếp giáp với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Trung bộ nên Bắc Giang có nhiều điểm thuận lợi để phát triển lâm nghiệp Những thuận lợi cơ bản là: diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là đồi, núi
Trang 29thấp; các vùng trọng điểm kinh tế lâm nghiệp đều có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ khá thuận lợi; nguồn nhân lực lớn, giá nhân công rẻ; thị trường tiêu thụ gỗ và lâm sản rộng lớn
- Khó khăn, thách thức
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, song tỉnh Bắc Giang đang đứng trước một số khó khăn thách thức cơ bản sau: rừng và đất rừng không tập trung và phải chịu áp lực của tăng dân số, công nghiệp hoá; năng suất chất lượng rừng chưa cao, trong thực tiễn sản xuất còn thiếu nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến; thiếu vốn đầu tư cho sản xuất…
Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển, các đề tài nghiên cứu khoa học lâm nghiệp cần nắm được những đặc điểm thuận lợi, khó khăn thách thức cơ bản trên Để có cơ sở xác định đối tượng, nội dung, nguồn lực và giải pháp triển khai thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực cho phát triển lâm nghiệp nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang nói chung
Trang 30Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra những nội dung nghiên cứu những nội dung sau:
- Đánh giá hiện trạng chương trình trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 -2011
+Quá trình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Bắc Giang + Hiện trạng về công tác quy hoạch trồng cây phân tán
+ Hiện trạng về công tác kỹ thuật trồng cây phân tán
+ Đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây trồng phân tán
+ Đánh giá quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng cây trồng phân tán
- Bước đầu đánh giá hiệu quả của trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:
- Nghiên cứu Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
- Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Cách tiếp cận của đề tài
Đề tài sẽ bắt đầu từ việc khảo sát và đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để nhìn rõ vị trí và vai trò của trồng cây lâm nghiệp phân tán trong đời sống của nhân dân, từ đó tiến
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hành đánh giá thực trạng trồng cây phân tán trên địa bàn Từ thực trạng này đi sâu xem xét làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế của vấn đề làm cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất các giải pháp có hiệu quả phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trên khu vực nghiên cứu
Cách tiếp cận của đề tài được sơ đồ hóa như sau:
Sơ đồ 2.1: Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn
2.5.2 Các bước tiến hành nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu cụ thể được sơ đồ hóa như sau:
Vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên
kinh tế xã hội
Vị trí, vai trò của trồng cây LN phân tán
Đề xuất các giải pháp
Hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế
Điều tra, khảo sát sơ bộ vùng nghiên cứu
Xác định điểm mạnh, điểm yếu Phân loại, lựa chọn
đối tượng điều tra
Trang 32Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu
2.2.3.Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu
+ Phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, họp thôn
+ Xây dựng bảng phân loại, xếp hạng cho điểm để đánh giá sự ưu tiên lựa chọn cây trồng của nhân dân
+ Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các cấp chính quyền, các tổ chức đối với trồng cây lâm nghịêp phân tán
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng:
Các bộ câu hỏi cho đối tượng là lãnh đạo, cán bộ quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã thôn bản và các hộ nông dân, các tổ chức đơn vị tham gia thực
Trang 33hiện chương trình ở địa phương Luận văn điều tra phỏng vấn tổng số 150 đối tượng, trong đó: Cán bộ quản lý các cấp: 20 người, các cơ quan, tập thể, đơn vị: 40 người, hộ gia đình: 90 người (xem chi tiết ở Phụ biểu 01, 02 và 03)
- Phương pháp quan sát, chụp ảnh
- Phương pháp đo đếm sinh trưởng: Với mỗi loại mô hình trồng cây phân tán chọn ngẫu nhiên 50 cây đại diện để đo đếm các chỉ tiêu về đường kính thân cây, chiều cao của các cây điều tra
- Phương pháp cho điểm các nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến xói mòn do tác giả Nguyễn Xuân Quát đề xuất: Đánh giá trên tổng số 9 OTC hình, mỗi loại 3 mô hình 3 OTC, mỗi OTC có diện tích 0,2 ha
- Khả năng chống xói mòn: Độ tàn che và độ che phủ (A)
Bảng 2.2: Thang điểm về độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng
4
6
8 10
6
8 10
8 10
10
- Cấp phòng hộ
Trang 34Bảng 2.3: Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng
B + C - A
2.5.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
* Xử lý và phân tích số liệu từ phỏng vấn: Sử dụng một số công cụ để phân tích thông tin như:
- Sơ đồ hai mảng: Để khai thác thông tin hoặc thảo luận một vấn đề
cụ thể, đề tài sử dụng sơ đồ hai mảng Sơ đồ hai mảng là một sơ đồ được phân thành hai cột theo chiều dọc của khổ giấy Ao hoặc A4 Cột thứ nhất thường ghi những vấn đề khó khăn, tồn tại, cột thứ hai ghi các giải pháp hay các mong muốn
Khó khăn, tồn tại Giải pháp, mong muốn
- Sơ đồ SWOT: SWOT là tên viết tắt của các từ: S (điểm mạnh); W (điểm yếu); O (cơ hội); T (thách thức) Sơ đồ này dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một nội dung, một hoạt động Sơ đồ được thể hiện như sau:
Hiện tại (các yếu tố bên trong) Điểm mạnh Điểm yếu Tương lai( các yếu tố bên ngoài) Cơ hội Thách thức
* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây phân tán:
Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và phân tích kinh tế
+ Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV-Net Present Value)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm
Trang 35khấu để quy về thời điểm hiện tại:
0
(1)1
N
t t
NPV
r
Trong đó: - NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
-
0
N
t
Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận
NPV dùng để đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng rừng nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn Chỉ tiêu này nói lên quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được, chưa cho biết mức độ đầu tư
+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR- Benefits to Cost Ratio)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất
N
t t
N
t t
Trong đó: - BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí (đồng/đồng)
- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
Trang 36- r là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất vay vốn ngân hàng)
Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình trồng rừng, mô hình nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR- Interal Rate of Return)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn IRR là tỷ lệ chiết khấu khi
NPV
r = 0 thì r = IRR
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
- r là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất vay vốn ngân hàng)
IRR được tính theo %, được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 7,5 %/năm
Trang 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá hiện trạng chương trình trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.1.1 Quá trình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán tỉnh Bắc Giang có thể được tóm tắt như sau:
Ngay từ những năm 1959, phong trào trồng cây phân tán ở tỉnh Bắc
Giang đã có Tuy nhiên từ đó đến năm 1990 phong trào trồng cây phân tán chỉ được thực hiện mỗi khi Xuân đến
Giai đoạn 1990 - 1997, cây phân tán được trồng với số lượng ít, các cấp các ngành ít quan tâm, một số cơ sở, tập thể và cá nhân trồng cây tốt chỉ là do
tự phát, việc tổ chức chỉ đạo không chặt chẽ Ngay cả trong chương trình 327
và sau này là dự án 661 đều không có nội dung đầu tư cho mảng trồng cây phân tán Do vậy thiếu cơ chế chính sách để khuyến khích và tạo động lực cho
phong trào trồng cây phân tán phát triển
Sau năm 1997 Phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán của tỉnh Hà Bắc (cũ) nằm trong dự án PAM 5322, bình quân mỗi năm trồng 4.000.000 cây Vì nhiều nguyên nhân khác nhau phong trào này kết thúc vào năm 2000 Loài cây chủ yếu là Bạch đàn liễu, Bạch đàn đỏ, Keo tai tượng, Keo lá tràm
Từ năm 2006 trở đi, ngành NN & PTNT tỉnh Bắc Giang tổ chức lại phong trào trồng cây phân tán bằng việc xây dựng dự án Trồng cây phân tán giai đoạn 2006-2020, được UBND tỉnh Bắc giang phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 27/3/2006
Đề án ra đời đã mở hướng đi mới cho phong trào trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Ngoài duy trì và phát triển phong trào trồng cây nhân dân do Bác
Hồ khởi xướng từ thập niên 60 của thế kỷ trước, đề án còn đặt mục tiêu góp phần bảo vệ công trình hạ tầng cơ sở, bảo vệ đất đai, phòng hộ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo ra sản
Trang 38phẩm hàng hóa, góp phần đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đồ
gỗ, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu
Qua 5 năm, toàn dự án đã trồng được 16.526.624 cây với các loại câytrồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lai, Trám, Xoan ta, Lát hoa Số liệu được tổng hợp qua bảng 3.1
Bảng 3.1 Số lƣợng cây lâm nghiệp phân tán tỉnh Bắc Giang trồng tại tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2011
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012
Như vậy qua biểu cho thấy, số lượng phân tán ngày càng tăng qua các năm Khối lượng trồng tập trung lớn vào các năm 2009, 2010 và 2011 Phong trào trồng cây phân tán đã ngày càng được khẳng định và phát triển sâu rộng trong nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh
3.1.2 Hiện trạng về công tác quy hoạch trồng cây phân tán
3.1.2.1 Chức năng và mục đích của trồng cây lâm nghiệp phân tán
Trồng cây lâm nghiệp phân tán có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp Tại mỗi một khu vực, trồng cây lâm nghiệp
Trang 39phân tán đều mang những ý nghĩa và giá trị riêng cả về mặt kinh tế xã hội và môi trường Qua thực tế điều tra tại địa bàn nghiên cứu, cây trồng lâm nghiệp phân tán có nhiều chức năng, mục đích khác nhau cụ thể như sau:
* Chức năng của trồng cây phân tán
Trên địa bàn tỉnh, mỗi loài cây lâm nghiệp trồng phân tán khác nhau đều mang những chức năng nhất định, được thể hiện theo các nhóm chức năng khác nhau được tổng hợp qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Các loại cây trồng phân tán theo chức năng
1 Chức năng bảo vệ
phòng hộ
1.1 Phòng hộ đồng ruộng:
bảo vệ nguồn nước,
điều hòa dòng chảy,
tránh xói lở, chống gió
bão bảo vệ cho khu
sản xuất nông nghiệp
Keo lai, Keo tai tượng, Xoan ta, Tre gai…
Trồng ở ven các bờ kênh, bờ mương, bờ ruộng, ven đê và xung quanh vườn cây nông
hộ để bảo vệ nguồn nước, điều hòa dòng chảy, tránh xói lở, chống gió bão bảo vệ cho khu sản xuất nông nghiệp
Trồng ở các khu vực bệnh viện, khu công nghiệp, nhà máy, khu chế biến …
Trang 402 Chức năng cải tạo và
phát triển cảnh quan
Các loài Keo, Bạch đàn, Bằng lăng, Phượng vĩ,
Hương, Si, Đa
đỏ, Tùng
Trồng trong khuôn viên các
cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, đình chùa, miếu, dọc các tuyến phố, đường giao thông nông thôn…
số cây bản địa như Trám, Sấu, Lát hoa
Chức năng này cũng thể hiện
ở tất cả khu vực như: Khu công sở, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, đường giao thông liên thôn xóm
Qua bảng 3.2 cho thấy cây trồng phân tán có 3 chức năng: Chức năng phòng hộ, chức năng cải tạo và phát triển cảnh quan, chức năng phục vụ cung cấp gỗ, củi, nguyên liệu, chất đốt:
- Chức năng bảo vệ phòng hộ: Đây là một trong những chức năng rất quan trọng của cây lâm nghiệp phân tán Trong chức năng phòng hộ này được phân thành các nhóm nhỏ sau:
+ Phòng hộ đồng ruộng: Chức năng này được thể hiện rất rõ tại các khu vực nông thôn Tại những khu vực này, người dân gây trồng các loài cây trên diện tích ven các bờ kênh, bờ mương, bờ ruộng, ven đê và xung quanh vườn cây nông hộ để bảo vệ nguồn nước, điều hòa dòng chảy, tránh xói lở, chống gió bão bảo vệ cho khu sản xuất nông nghiệp Loài cây trồng chủ yếu là các loài Keo lai, Keo tai tượng, Xoan ta, Tre gai….Chức năng này thường phổ biến ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh