1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro nhân lực một giám đốc phụ trách thị trường miền trung đột ngột qua đời, hãy phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , liên hệ thực tế

18 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

Quản trị rủi ro, đặc điểm vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị rủi ro: Là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường đánh

Trang 1

M đ u ở đầu ầu

Góp phần vào thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không thể không nhắc đến đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp Hơn thế nữa, trong nên kinh tế thị trường hiện nay thì việc canh tranh trong việc tìm kiếm nhân lực chất lượng cao là tương đối khó khăn Tuy nhiên, bất kì một hoạt động nào cũng không thể tránh khỏi rủi ro, kể cả con người Chính vì vây, doanh nghiệp đã phải làm gì để nhận dạng, phân tích những rủi ro về nhân lực mà doanh nghiệp mình sẽ gặp phải, hay khi rủi ro xảy ra, phải làm gì để tổn thất là mức thấp nhất

Nhận thấy tầm quan trọng của con người trong hoạt động kinh doanh, chính vì vậy mà nhóm 10 chúng tôi đã đi tìm hiểu và phân tích về rủi ro nhân lực

mà doanh nghiệp sẽ gặp phải

Xin chân thành cảm ơn Giảng viên: Phương Thanh Thanh đã giúp đỡ

chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài làm vẫn còn nhiều sai sót, nên nhóm 10 rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn

Trang 2

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Quản trị rủi ro, đặc điểm vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị rủi ro: Là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích,

đo lường đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả các rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp

Nói cách khác, “ Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát, đó là quá trình xem xét toàn toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn,

và khả năng xảy ra các nguy cơ đó Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất”

Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

 Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát;

 Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;

 Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp

 Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp

 Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp

 Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp

 Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 3

Đặc điểm của quản trị rủi ro

Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả Nếu hệ thống quản trị rủi

ro được thiếp lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các cơ hội cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng

để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực) Điều này có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cách chung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và các quyết định đầu tư cho đến các các quy trình và các hoạt động thực hiện

1.2 Quản trị rủi ro nhân lực

1.2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực

Khái niệm

Quản trị rủi ro nhân lực là các hoạt động quản trị rủi ro liên quan đến nhân lực của doanh nghiệp

Thiệt hại quản trị rủi ro nhân lực có thể xảy ra khi nhân lực trong danh nghiệp bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi cao về hưu, khi một nhân lực rời bỏ doanh nghiệp

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực

 Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, quản trị rủi ro nhân lực đảm bảo lợi ích cho từng cá nhân và lợi ích chung của doanh nghiệp

Trang 4

 Quản trị rủi ro nhân lực được thực hiện theo quy định của Chính phủ cũng như sự ràng buộc với quan hệ công chúng, các tổ chức công đoàn

 Quản trị rủi ro nhân lực xuất phát từ ý thức trách nhiệm chung của nhà quản trị

 Quản trị rủi ro nhân lực xuất phát từ lợi ích của các chương trình bảo trợ của người chủ doanh nghiệp – thay thế các khoản phúc lợi hay các khoản bảo hiểm xã hội – tạo điều kiện khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn

1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro nhân lực

1.2.2.1 Nhận dạng và đánh giá tổn thất về nhân lực

Nhận dạng rủi ro nhân lực

Một số nguy cơ rủi ro nhân lực có thể kể đến là:

- Sự tử vong

- Sức khỏe suy giảm

- Rủi ro do tuổi già, về hưu

- Thất nghiệp

Phân tích và đo lường rủi ro nhân lực

- Nghiên cứu rủi ro nhân lực liên quan đến tử vong của người lao động: + Xem xét thông qua xác suất tử vong trong một năm và xác suất tử vong trước độ tuổi về hưu

- Nghiên cứu tử vong liên quan đến sức khỏe suy giảm:

+ Xem xét thông qua tỷ lệ mất khả năng làm việc (đau ốm); đo lường cụ thể bằng số ngày đau ốm trong năm của một nhóm người được điều tra + Xem xét thông qua nhu cầu về các dịch vụ y tế, đo lường cụ thể bằng số lần khám y tế/người/năm, hoặc bằng xác suất những tai nạn điều trị ngắn ngày phân theo độ tuổi và giới tính trong một năm

- Nghiên cứu rủi ro liên quan đến tuổi già và hưu trí

Trang 5

+ Xem xét thông qua số năm sống trung bình ở các độ tuổi, tỷ lệ sống đến tuổi về hưu và trên độ tuổi về hưu

- Nghiên cứu rủi ro nhân lực liên quan đến thất nghiệp

+ Xem xét thông qua tỷ lệ thất ngiệp trung bình hằng năm

+ Nguyên nhân thất nghiệp

+ Điều kiện thất nghiệp

Đánh giá tổn thất về nhân lực

 Tổn thất đối với người lao động

- Những tổn thất về mặt thu nhập: Ảnh hưởng tới chất lượng cộc sống

và gia đình họ

- Các chi phí sẽ gia tăng, nhất là chi phí chăm sóc y tế

- Ngoài ra còn có những tổn thất không đo lường được đó là tổn thất

về mặt tinh thần

• Đánh giá các tổn thất trực tiếp đối với doanh nghiệp

- Tổn thất do mất người trực tiếp

- Tổn thất do các hoạt động bị trì trệ

- Tổn thất do nguồn nhân lực bị biến động

- Chi phí tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo

- Tổn thất do chảy máu chất xám

- Tổn thất do không sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

- Tổn thất do tai nạn lao động

- Tổn thất do vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng, sử dụng, sa thải,…

1.2.2.2 Kiểm soát rủi ro về nhân lực

Các biện pháp cơ bản:

• Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực:

- Chính sách tuyển dụng

Trang 6

- Phân công rõ ràng, hợp lý

- Hệ thống đánh giá hợp lý

- Hệ thống động viên hiệu quả

- Cơ hội thăng tiến

- Huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ

• Hệ thống bù đắp cho nhân viên:

- Các chương trình phúc lợi

- Bảo hiểm nhân thọ

- Các biện pháp khuyến khích gắn với tiền lương

- Các biện pháp giúp nhân viên cải thiện cuộc sống

• Cải thiện môi trường làm việc

• Thực hiện quy chế về an toàn lao động

• Mở rộng kinh doanh để ổn định nguồn nhân lực

2.1 Giải quyết tình huống

Một giám đốc phụ trách thị trường miền Trung đột ngột qua đời, hãy phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1 Nhận dạng rủi ro

Rủi ro nhân lực do sự tử vong do giám đốc phụ trách thị trường miền Trung đột ngột qua đời

2 Phân tích rủi ro

Khi giám đốc phụ trách thị trường miền Trung đột ngột qua đời có thể dẫn đến các tổn thất sau:

 Tổn thất đối với người lao động

Trang 7

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình của vị giám đốc phụ trách thị trường miền Trung vì họ mất đi một trụ cột của gia đình, mất đi một phần thu nhập của gia đình

Đồng thời còn có tổn thất không đo lường được đó là tổn thất về mặt tinh thần khi gia đình của vị giám đốc này mất đi một người thân

 Tổn thất trực tiếp của doanh nghiệp

- Tổn thất do mất người trực tiếp

Khi giám đốc phụ trách thị trường miền Trung qua đời đột ngột làm cho doanh nghiệp mất đi một người tài, mất đi một người lao động, dẫn đến sự thiếu hụt về nhân lực cho chức danh giám đốc thị trường

- Tổn thất do các hoạt động bị đình trệ

Giám đốc phụ trách thị trường là người quan trọng, họ là người phụ trách một khu vực thị trường rộng lớn, chịu trách nhiệm triển khai chiến lược của công

ty đối với thị trường miền Trung, đồng thời là người lãnh đạo, hoạch định các kế hoạch cụ thể đối với thị trường này Khi giám đốc phụ trách thị trường miền Trung mất đột ngột sẽ không có người chỉ đạo nhân viên làm việc, các kế hoạch

sẽ bị đình trệ cũng như các hoạt động khác, làm chậm quá trình triển khai chiến lược công ty Đồng thời tại nội bộ tại khu vực miền Trung có thể xảy ra mâu thuẫn nội bộ do không có người trực tiếp lãnh đạo Những điều này có thể dẫn đến lợi nhuận doanh thu của doanh nghiệp bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh phát triển

- Tồn thất do mất đối tác, nhà đầu tư, khách hàng

Giám đốc phụ trách thị trường miền Trung là người hiểu rõ về thị trường này, là đầu mối trực tiếp liên kết giữa khách hàng, nhà đầu tư, đối tác với doanh nghiệp Trong quá trình làm việc tại khu vưc thị trường này họ cũng tạo được uy

Trang 8

tín, sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, đối tác uy tín cũng như là có khách hàng trung thành khi giám đốc thị trường mất thì có một bộ phận không nhỏ khách hàng, nhà đầu tư mất đi do họ đã quen với cách làm việc, tin tưởng vào vị giám đốc này hoặc có thể do không quen thuộc với giám đốc mới lên thay

- Chi phí tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo tốn kém

Khi giám đốc phụ trách thị trường miền Trung mất đột ngột doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm người mới thay thế vị trí này Để có thể tìm được người thay thế doanh nghiệp có thể có 2 biện pháp:

+ Tiến hành tuyển dụng mới

Với chức danh giám đốc thị thị trường thì yêu cầu với chức danh này khá cao, khó khăn trong việc tìm được người tài phù hợp với vị trí này Đồng thời để

có thể tìm được nhân lực thay thế doanh nghiệp phải tiến hành truyền thông, quảng bá tuyển dụng Tất cả những yếu tố này sẽ làm cho chi phí tuyển dụng, đào tạo tốn kém, thời gian tìm kiếm dài

+ Thuyên chuyển nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp

Với cách làm này doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm được người thay thế, người mới được thuyên chuyển công tác sẽ nhanh chóng hòa nhập được môi trường làm việc vì họ đã quen thuộc với môi trường làm việc của doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được chi phí tuyển dụng nhưng doanh nghiệp phải mất một khoản chi phí đào tạo, huấn luyện cho người mới để họ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phầm chất để đáp ứng được yêu cầu công việc của một giám đốc thị trường đặt ra

- Tổn thất do sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực

Khi tìm được nhân lực thay thế cho vị trí giám đốc thị trường thì doanh nghiệp có thể gặp phải một số vấn đề như: không quen môi trường làm việc (đới

Trang 9

với nguồn tuyển dụng từ bên ngoài); nhân viên có thể không quen với cách làm việc của lãnh đạo mới từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng công việc; nhân viên hông thích cấp trên làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ở thị trường miền Trung nói riêng cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung

3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro

3.1 Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách ) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tồn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra

Để kiểm soát tốt rủi ro khi giám đốc phụ trách thị trường miền Trung đột ngột qua đời, doanh nghiệp có thể có một số biện pháp sau:

Thứ nhất, có kế hoạch về nhân lực phù hợp về tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử

dụng, phát triển nhân lực Cụ thể:

- Cần có chính sách tuyển dụng nhân lực phù hợp để tìm được người tài, thích hợp thay thế vị trí khi cần thiết

- Cần bố trí và sử dụng nhân lực thích hợp, đúng người đúng việc, bố trí công việc phù hợp với sở trường và nguyện vọng của người lao động để họ có thể làm việc hiệu quả, có năng suất, chất lượng

- Có chính sách đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp để nhân viên học hỏi được những kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng được công việc

Nếu kế hoạch về nhân lực được làm tốt thì sẽ tạo ra một đội ngũ lao động giỏi, thích nghi với sự biến động của môi trường, khi rủi ro xảy ra (giám đốc phụ trách thị trường miền Trung mất đột ngột) có thể thích ứng kịp thời và làm việc tốt, tiết kiệm được chi phí

Trang 10

Thứ hai, có chính sách đãi ngộ hợp lý Đãi ngộ nhân lực khuyến khích nhân lực

tăng năng suất chất lượng, gắn bó với doanh nghiệp hơn Doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào đãi ngộ tài chính (tiền thưởng, phúc lợi, trợ cấp ) mà cũng cần chú ý đến đãi ngộ phi tài chính (môi trường làm việc, quan tâm đến nhân viên ) Chính sách đãi ngộ hợp lý giúp nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, không rời bỏ doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra đồng thời thu hút được người lao động có tài làm việc cho doanh nghiệp để khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian giải quyết và hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra

Thứ ba, tạo môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, gắn kết người lao động

với nhau Khi được làm việc trong một môi trường thoải mái, được tự do phát triển, người lao động sẽ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn, tạo thành một thể thống nhất Khi gặp rủi ro giám đốc phụ trách thị trường qua đời đột ngột thì những nhân viên làm việc ở khu vực thị trường này sẽ đoàn kết vượt qua khó khăn, không bị rối loạn khi mất đi người lãnh đạo

Thứ tư, có chiến lược kinh doanh phù hợp để ổn định nguồn nhân lực khi rủi ro

trên xảy ra Cụ thể tìm nguồn khách hàng đối tác mới thông qua các hình thức quảng cáo, xúc tiến; tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác; có phương án

dự phòng khi rủi ro đột ngột xảy ra

Thứ năm, khi giám đốc phụ trách thị trường miền Trung qua đời đột ngột sẽ ảnh

hưởng đến tâm lý của nhân viên khi đó doanh nghiệp cần ổn định lại tâm lý của nhân viên bằng các biện pháp đãi ngộ, quan tâm đến nhân viên; tổ chức phân công lại công việc cho phù hợp

3.2 Tài trợ rủi ro

Đối với rủi ro giám đốc phụ trách thị trường miền Trung mất đột ngột, biện pháp tài trợ rủi ro có thể áp dụng là biện pháp tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp Cụ thể là tự khắc phục rủi ro chủ động Doanh nghiệp có thể bù đắp rủi

Trang 11

ro thông qua vốn tự có, quỹ dự phòng Doanh nghiệp nên quỹ nhân sự nội bộ, quỹ nhân sự này có thể là tài chính, có thể là con người ví dụ phó giám đốc kiêm nhiệm thay thế tạm thời khi giám đốc không thể điều hành công việc, quỹ nhân

sự cũng có thể là cơ sở dữ liệu và những liên hệ thường xuyên để đảm bảo mạng lưới nhân sự phục vụ nhu cầu tuyển dụng đặc biệt với nhân sự cấp cao Thông qua việc lập quỹ nhân sự sẽ giúp đền bù được phần nào tổn thất xảy ra hoặc bớt tổn thất

2 Liên hệ thực tế

Thâm hụt hàng chục tỷ tại công ty Procimex VN

Ngày 29/1, ông Phạm Văn Dõng - Tổng giám đốc mới của Công ty CP Procimex Việt Nam (gọi tắt Procimex VN, đóng tại KCN dịch vụ thủy sản TP.Đà Nẵng) - cho biết đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng thụ lý vụ thất thoát 25,36 tỉ đồng tại đơn vị

Trước đó, ngày 5.11.2012, ông Nguyễn Điểm, Tổng giám đốc Procimex

VN, đột tử trong lúc tắm biển Ông Dõng kế nhiệm, phát hiện nguồn vốn đơn vị thất thoát 25,36 tỉ đồng với nhiều dấu hiệu sai phạm về chữ ký, chứng từ

Ngoài ra, Procimex VN đang nợ khoảng 14 tỉ đồng với danh sách chủ nợ dài 2 trang giấy, trong đó theo ông Dõng áp lực nhất là khoản nợ 4 tỉ đồng nguyên liệu

cá do nhiều ngày qua ngư dân liên tục đến đòi nợ, còn lại là nợ nguyên liệu bao

bì, than đá, điện…

Đối với khoản nợ thuế gần 1 tỉ đồng, công ty đã trả được 1/4 và đề nghị được khất đến giữa năm, hẹn giải quyết 450 triệu đồng nợ BHXH trong quý 1/2013 Ông Dõng cho biết thêm, đã ưu tiên giải quyết 280 triệu đồng tiền ốm đau, thai sản đã được BHXH chi trả từ tháng 8.2012 nhưng trước đây Procimex

VN không trả cho 135 công nhân, trả nợ lương công nhân tháng 10 và 11.2012

Ngày đăng: 22/11/2014, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w