HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong trường thpt công lập huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 36)

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ cho học sinh là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục trong nhà trường kết hợp với giáo dục trong xã hội. Kết quả giáo dục tốt chứng tỏ người quản lý đã thành công trong công tác quản lý chỉ đạo của mình và ngược lại. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh các trường THPT công lập huyện Trảng Bom có nhiều giải pháp khác nhau. Theo chúng tôi thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 8 giải pháp trên sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh của các trường THPT. Tám giải pháp trên có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động hỗ trợ cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Để có cơ sở khách quan nhằm áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 248 đối tượng bao gồm: Ban giám hiệu, học sinh và phụ huynh của các trường THPT công lập của huyện Trảng Bom. Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp đã đưa ra có tính cần thiết và tính khả thi, có thể thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh các trường THPT ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Đối với trường THCS&THPT Bàu Hàm, đơn vị bản thân tôi đang quản lý và lãnh đạo, những năm qua tôi đã vận dụng một số giải pháp trên để quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường và nhận thấy:

3.1.1. Những mặt đã đạt được:

- Qua thực tiễn hoạt động, chúng tôi thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về công tác GDĐĐ cho HS đã được cao; không chỉ quan tâm đến vấn đề “dạy chữ” mà đã quan tâm tới “dạy người”, dẫn đến chất lượng GDĐĐ cho học sinh đã được cải thiện rõ rệt;

- Công tác xây dựng được kế hoạch chung – Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch riêng GDĐĐ cho HS đã được cụ thể theo từng học kỳ, tháng chủ điểm trong năm học và các kế hoạch đó đã được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện.

- Những năm gần đây, việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN tôi luôn xác định là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh do vậy lực lượng GVCN trong đơn vị phần nào đã làm tốt công tác GDĐĐ cho học sinh tuy bản thân GVCN của nhà trường đa phần trẻ còn có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm công tác.

- Đã xây dựng được một số tập thể HS tự quản tốt (Ở các lớp chọn, đội TNXK) đã góp phần rất lớn đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh toàn trường đồng thời đã ngăn chặn kịp thời những tiêu cực từ bên ngoài không cho xâm nhập học đường;

- Đã có những hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý phần nào đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS, tạo nên sự hấp dẫn thu hút HS tham gia tự giác tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, nhân cách;

- Kết hợp các hoạt động trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, việc quản lý, sử dụng tốt hệ thống CAMERA quan sát có hiệu quả, phát huy tính tích cực vốn có của nó, đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người cán bộ quản lý giáo dục, thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả GD.

3.1.2 Những mặt còn hạn chế

- Việc quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh, công tác chỉ đạo phối hợp với gia đình học sinh chưa phát huy được tiềm lực mạnh mẽ của cha mẹ học sinh; hoạt động Hội tuy có tích cực nhưng chưa đều tay, gia đình có sự quan tâm nhưng chưa đều khắp chỉ tập trung nhiều vào ông hội trưởng, và một số gia đình hiếu học

- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc hướng dẫn một cách chi tiết nhằm trang bị cho đội ngũ những kỹ năng, những kinh nghiệm trong giao tiếp, trong sử lí tình huống, đặc biệt là đối với các giáo viên chủ nhiệm trẻ về tuổi đời, tuổi nghề chưa được liên tục, thiếu sâu sát

- Trong việc xây dựng kế hoạch ở một vài bộ phận còn chưa được cụ thể, thiếu những giải pháp có tính khả thi

- Công tác kiểm tra, đánh giá ở một số thời điểm chưa được liên tục, động viên về vật chất còn quá ít so với kết quả, năng lực bỏ ra.

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Chưa phối kết hợp chặt chẽ các giải pháp đã nêu trên; còn cứng nhắc trong chỉ đạo; thiếu những giải pháp tích cực

- Vì người địa phương trên 75% là người gốc Hoa, hiểu biết về phong tục, tập quán, tiếng nói hầu như chưa biết (Tiếng Hoa) nên giao tiếp với một số phụ huynh còn hạn chế, truyền đạt một số vấn đề thiếu cụ thể dẫn đến đôi lúc chưa có sự cộng tác nhiều của một số phụ huynh.

3.2 SỐ LIỆU THỐNG KÊ (Đối với trường THCS&THPT Bàu Hàm)3.2.1 Duy trì sĩ số; phổ cập GD 3.2.1 Duy trì sĩ số; phổ cập GD

a) Năm học 2011-2012 trở về trước tỷ lệ bỏ học của nhà trường luôn ở mức trên 3%; việc huy động học sinh bỏ học đến trường hầu như không có.

b) Năm học 2012-2013; năm học 2013-2014 sau khi áp dụng một số giải pháp của đề tài

- Tỷ lệ bỏ học giảm còn 2,45%(2012-2013); 1,98%(2013-2014);

- Tỷ lệ vào lớp 6 năm học 2012-2013 vượt chỉ tiêu (216/200 = 113%).; năm học 2013-2014 duy trì huy động 100% HS đến lớp;

3.2.2 Xếp loại hạnh kiểm: Năm học Tốt(%) Khá(%) TB (%) Yếu (%) Năm học Tốt(%) Khá(%) TB (%) Yếu (%) 2010-2011 55,76% 26,73% 11,6% 6,45% 2011-2012 67,29% 21,12% 8,25% 3,33% 2012-2013 73,8% 18,7% 4,9% 2,5% 2013-2014 77,5% 15,8% 5,1% 1,6% 3.2.3 Xếp loại học lực

Năm học Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%)

201-2011 6,14% 26,34% 44,1% 21,74% 1,69%

2011-2012 8,85% 32,09% 46,93% 11,88% 0,22%

2012-2013 9,4% 33,3% 46,7% 10,3% 0,3%

2013-2014 12,7% 34% 43,3% 9,9% 0,1%

3.2.4 Công tác XHH và xây dựng quỹ hội:

Năm học XD nhà nhân ái Quỹ vì bạn nghèo Quỹ hội

2010-2011 01 căn 7895000 285400000

2011-2012 01 căn 15354000 345890000

2012-2013 01 căn 27500000 376433000

2013-2014 01 căn 443060000

3.2.5 Công trình tài trợ:

a) Năm học 2011-2012 trở về trước nhà trường tiếp nhận sự tài trợ: 02 màn hình 52IN; 10 bộ máy vi tính; 10 ghế đá; nâng cấp 01 phòng TH vật lý và một số cây cảnh.

b) năm học 2012-2013 đến nay sau khi triển khai một số giải pháp của đề tài nhà trường đã tiếp nhận:

- Bộ cột cờ INOX (trị giá trên 30 triệu)

- 80 ngày công để nâng cấp, sửa chữa nền, phòng học và phòng TH sinh, Hóa; - Kinh phí lắp đặt 52 CAMERA quan sát ở các phòng học ở các hành lang bảo vệ trị giá trên 100 triệu đồng;

- 60 cờ “Nheo”; Quần áo TD-QP trị giá gần 10 triệu đồng;

- Trên 300kg gạo; đường, bột ngọt, dầu ăn, bánh kẹo….(25 xuất) trị giá gần 10 triệu đồng cho những gia đình học sinh nghèo không có điều kiện ăn tết;

- 01 xe đạp tặng cho học sinh nghèo học giỏi khối 11;

Riêng năm học 2013-2014 đã nhận tài trợ trên 3 trăm triệu đồng: “Bảng vàng danh dự”; Mái che hành lang cầu nối; 10 cây cảnh; Bộ dù che nắng; …

Để tăng hiểu biết, nâng cao GDĐĐ, kết hợp học đi đôi với hành… nhà trường phối hợp với Hội cha mẹ HS tổ chức 4 lần dã ngoại “Về nguồn”; thăm Chiến khu D; U1; Địa đạo Củ Chi; Văn miếu Trấn Biên; Cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh…..thu hút được trên 3 ngàn lượt học sinh tham gia;

Đặc biệt từ năm học 2012-2013 đến nay nhà trường duy trì lao động công ích, học sinh trực nhật lớp, quét sân trường, chăm sóc vườn thực vật, tưới cây vườn hoa cây cảnh vào mỗi buổi sáng hàng tuần tạo cảnh quan nhà trường thực sự “Xanh-Sạch-Đẹp” đã góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của lao động, hiểu rõ “Lao động là vinh quang” cho học sinh;

Luôn kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kịp thời; phối hợp nhiều giải pháp giáo dục học sinh nên công tác vệ sinh luôn sạch sẽ; bàn ghế, lớp học không viết vẽ bậy học sinh thực sự đã “Coi lớp học là nhà, bàn ghế là bạn thân” thực sự, “Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui”

Qua những kết quả đã đạt được trong công tác GDĐĐ học sinh của trường THCS&THPT Bàu Hàm, nơi tôi đang quản lý, lãnh đạo và qua khảo sát thực tế trường THPT Thống Nhất A; THPT Ngô Sỹ Liên trên địa bàn huyện Trảng Bom cho thấy những năm gần đây các trường đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh, nhưng thực tế chưa đúc rút thành những lý luận cụ thể, những bài học kinh nghiệm như tôi trình bày; Nếu chúng ta cùng chung tay, đồng bộ thực hiện tốt các giải pháp như tôi đã nêu trong đề tài, đồng thời vận dụng khéo léo vào từng trường hợp cụ thể, từng Trường cụ thể, phối hợp tốt các giải pháp đã nêu trên, tôi tin tưởng rằng chất lượng GDĐĐ cho học sinh không những trong các trường công lập mà ngay cả ở các trường ngoài công lập sẽ đạt được hiệu quả cao, góp phần to lớn trong giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.

Với giới hạn đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chưa thể trình bày hết các cách vận dụng những giải pháp nêu trong đề tài trong việc quản lý công tác GDĐĐ học sinh trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, và có thể các giải pháp này rất khả thi trên địa bàn huyện Trảng Bom nhưng chưa thật phù hợp với các đơn vị khác nên rất mong các nhà lãnh đạo, các bạn đọc đóng góp để đề tài vận dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay.

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong trường thpt công lập huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w