Truyền đạt thông tin

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong trường thpt công lập huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 33)

2.1.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức chohọc sinh học sinh

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Cùng với một số ngành công nghệ cao khác, sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.

2.1.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người cán bộ quản lý giáo dục, thúc đẩy đổi mới GD. Ứng dụng công nghệ thông tin trong GDĐĐ cho HS THPT nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các giải pháp đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả GD.

2.1.7.2. Nội dung của giải pháp

Nhà trường

ng

Gia đình Xã hội

Học Sinh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nhà trường đặc biệt trong quản lý nhà trường bao gồm việc quản lý quá trình giáo dục đạo đức. Khai thác và sử dụng các phần mềm để thu thập và xử lý thông tin giúp cho quá trình giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao.

2.1.7.3. Cách tiến hành giải pháp

Ban giám hiệu các nhà trường cần tích cực tự học để cập nhật các kiến thức về Tin học từ đó biết khai thác các ứng dụng của CNTT trong quản lý. Ban giám hiệu có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho mọi cán bộ, GV giúp họ sử dụng thành thạo máy tính để phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Các nhà trường cần tập trung chỉ đạo tốt việc dạy và học môn Tin học theo chương trình chính khoá, chú trọng việc thực hành trên máy tính của học sinh, giúp các em biết khai thác mạng Internet để tìm kiếm các thông tin bổ ích về pháp luật, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục giới tính, giáo dục thẩm mỹ...

Khai thác và sử dụng tốt sổ liên lạc điện tử, hệ thống tin nhắn qua mạng; phần mềm xếp thời khoá biểu để bố trí thời khoá biểu một cách hợp lý nhất, đặc biệt ưu tiên cho GVCN để họ có nhiều thời gian dành cho việc giáo dục HS.

Thiết kế Website riêng của trường, phân công GV Tin học quản lý và khai thác Website này để quảng bá hình ảnh của nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống. Thiết kế phần mềm quản lý nhà trường, trong đó có Modun về quản lý đạo đức học sinh; xử dụng hiệu quả phần mềm VNPT SCHOOL; việc thu thập, cập nhật và xử lý thông tin về học sinh sẽ được chính xác, nhanh chóng nhờ khai thác tốt các phần mềm quản lý này.

Một số nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS THPT sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin như:

- Sử dụng phần mềm Power Point để trình chiếu các nội dung GDĐĐ trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Sử dụng phần mềm quản lí nhà trường để phụ huynh có thể cập nhật thông tin về học lực, hạnh kiểm của con.

- Sử dụng mạng Internet, lập hộp thư điện tử để tiếp nhận và xử lý đơn thư tố giác của HS về những hiện tượng vi phạm của HS.

- Lập diễn đàn (Forum) trên mạng cho HS thảo luận về các vấn đề đạo đức và nhân cách hiện nay, qua đó nắm bắt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của HS…

2.1.8. Kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động GDĐĐ một cách khoa học

Là khâu cuối trong chu trình quản lý nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi lâu nay trong hoạt động GDĐĐ các nhà QLGD thường “đánh trống, bỏ dùi”.

2.1.8.1 Mục tiêu của giải pháp: Nhằm đánh giá toàn diện hoạt động GDĐĐ, rà soát lại hoạt động này để thu thập những dữ kiện, những thông tin

làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS một cách chính xác, khách quan nhất. Đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch kịp thời nhất cũng như động viên khích lệ những biểu hiện tiến bộ hoặc đưa ra hình phạt thích đáng với những em không chịu tu dưỡng.

2.1.8.2. Nội dung của giải pháp:

- Kiểm tra nề nếp, hành vi, thái độ ứng xử, quá trình rèn luyện của HS. - Kiểm tra công tác quản lý nề nếp của GVCN.

- Đánh giá kết quả kiểm tra. Xử lý ngay khi có kết quả. 2.1.8.3. Cách tiến hành giải pháp:

- Kiểm tra: Thực hiện thường xuyên, liên tục, định kì hay đột xuất qua nhiều kênh thông tin: Đoàn TN, GVCN. Có thể kiểm tra việc bám lớp của GVCN thông qua sổ theo dõi nề nếp của GVCN, sổ trao đổi với phụ huynh; giao cho HS tự kiểm tra lẫn nhau thông qua đội Cờ đỏ.

- Đánh giá: Xây dựng các tiêu chí thi đua giữa các tập thể lớp, các cá nhân HS một cách cụ thể dựa vào quy chế đánh giá xếp loại HS do Bộ GD&ĐT ban hành. - Xử lý: Tiến hành kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định, lấy GD làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái mà không dành thời gian để định hướng uốn nắn, giúp HS tự giác thực hiện đồng thời giữ nghiêm kỷ cương của nhà trường tránh chạy theo thành tích hoặc vì đồng tiền mà bóp méo mọi quy tắc. Trong quá trình xử lý cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội để ủng hộ, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Kỷ luật HS là bất đắc dĩ, là biện pháp cuối cùng nhưng có lúc phải kiên quyết dùng những hình thức cứng rắn như đình chỉ học tập 1 tuần hoặc cao hơn nữa. Xử lý kỷ luật vừa là hình phạt đối với HS vi phạm vừa để răn đe ngăn ngừa các em có biểu hiện xấu. Bên cạnh đó cần biểu dương, động viên những HS có cố gắng trong rèn luyện để khích lệ các em.

Sau xử lý kỷ luật cần theo dõi phối hợp với phụ huynh HS, chính quyền địa phương tạo cho HS phấn đấu sửa chữa khuyết điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Giải pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, không có giải pháp nào là vạn năng, mỗi giải pháp quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, các giải pháp nêu trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ.

Trong 8 giải pháp nêu trên, giải pháp một “Nâng cao nhận thức, ý thức trách

nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên” có ý nghĩa tiên quyết, vì nếu có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Giải pháp hai có ý nghĩa then chốt đến thành công của công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh. Trong thời kỳ hội nhập, đạo đức có nhiều biểu hiện sa sút thì giải pháp thứ ba: “Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN” là vô cùng quan trọng phải được quan tâm đúng mức. Giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý GDĐĐ học sinh” khi thực hiện sẽ hỗ trợ

việc thực hiện đạt hiệu quả cao các giải pháp khác. Giải pháp 8 là giải pháp tạo động lực cho việc phấn đấu rèn luyện của các tập thể và cá nhân HS.

Những giải pháp còn lại cũng rất quan trọng, nếu không có những giải pháp đó chắc chắn hiệu quả của việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh sẽ rất hạn chế. Vì nó tạo điều kiện để các nhà quản lý chỉ đạo, phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt mục tiêu quản lý.

Các giải pháp nêu trên có sự tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau. Nếu thực hiện tốt sẽ tác động tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong trường thpt công lập huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 33)