2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀ
2.1.5. Đa dạng hoá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách cho HS. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt nhiều mục tiêu giáo dục, trong đó quan trọng nhất là nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức, phẩm chất, nhân cách HS. Nó có khả năng giáo dục to lớn: Làm nảy sinh năng lực, phẩm chất, tình cảm mới, làm phát triển năng lực thiên hướng phẩm chất tốt đẹp ở mỗi con người. Chỉ thông qua hoạt động giao tiếp các hành vi đạo đức có điều kiện hình thành và củng cố. Đây là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, nên không thể áp đặt, rập khuôn, máy móc; cho nên nhà trường cần chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của HS để hoạt động thật sinh động, hấp dẫn, phục vụ nội dung GDĐĐ.
2.1.5.1 Mục tiêu của giải pháp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng như cuộc sống. Nhà trường THPT phải tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS, tạo nên sự hấp dẫn thu hút HS tham gia tự giác tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, nhân cách HS.
2.1.5.2. Nội dung của giải pháp
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè …
+ Hoạt động đáp ứng yêu cầu XH.
- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng:
+ Hoạt động văn hoá - xã hội: Không những giáo dục tư tưởng chính trị mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước.
+ Hoạt động công ích XH: Nhằm giáo dục ý thức, góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ gia đình để sản xuất ra của cải vật chất, có thái độ đúng với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương, đất nước.
+ Hoạt động văn hoá - nghệ thuật: Bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của HS. Bồi dưỡng lòng yêu cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.
+ Hoạt động thể thao - quốc phòng, tham quan du lịch: Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, hình thành thái độ, hành vi bảo vệ môi trường và tăng cường lòng yêu quê hương, đất nước, biển đảo.
+ Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phục vụ học tập để mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học, để từ đó ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.1.5.2. Cách tiến hành giải pháp
Ban giám hiệu nhà trường phải căn cứ vào Luật Giáo dục và những chỉ thị của Bộ GD-ĐT, các cấp lãnh đạo để đề ra những giải pháp thích hợp hướng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng giáo dục: Chủ yếu “dạy người” bao hàm nội dung tư tưởng đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, những phẩm chất của người lao động. Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; Sở GD-ĐT về hoạt động ngoài giờ lên lớp, đề ra kế hoạch cho sát thực tiễn, cần chọn lọc các hoạt động phù hợp. Xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học, thậm chí có kế hoạch dài hạn nhiều năm (3 năm học THPT: trồng cây xanh, xây dựng môi trường…). Các hoạt động phải phong phú đa dạng, nhằm thu hút HS tham gia tích cực. Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp phải chỉ đạo thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đã đề ra. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
a. Hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng ngày: - Ở trường:
+ Duy trì nề nếp học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ + Vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Tự quản tốt: truy bài, đọc sách báo, văn nghệ trong 15 phút đầu buổi học. + Giờ ra chơi: Vui chơi, giải trí, nghe nhạc, thời sự, giáo dục truyền thống
- Ở nhà:
+ Giúp đỡ công việc gia đình, lao động, sản xuất … b. Hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần:
- Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
- Hoạt động trực tuần, trực nhật, trực ban.
- Vệ sinh toàn trường, lao động, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, hoa kiểng. Riêng tiết chào cờ đầu tuần: có thể chọn các hình thức hoạt động sau:
- Hình thức 1:
+ Nhận xét tuần thi đua, phổ biến kế hoạch trong tuần. Riêng tuần thứ nhất của tháng có sơ kết tháng trước và kế hoạch tháng.
+ Văn nghệ: ca ngợi quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ. - Hình thức 2:
+ Tổ chức hình thức vui học: kết hợp với tổ chuyên môn ra câu hỏi, có quà thưởng nếu trả lời đúng.
+ Cử GV GDCD nói chuyện pháp luật, an toàn giao thông, hậu quả của ma tuý, tệ nạn XH, HIV …
+ Mời giáo viên, cộng tác viên báo cáo các chuyên đề theo chủ điểm tháng. Nên kết hợp hai hình thức này một cách hợp lý, tránh nhàm chán, không tập trung tốt.
c. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm học.
2.1.6. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo
dục đạo đức cho học sinh
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình - nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt - nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội.
Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho học sinh.
2.1.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình và xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện các
chuẩn mực đạo đức của học sinh và xây dựng môi trường trong sạch, không có tệ nạn xã hội, đó là môi trường lý tưởng để GDĐĐ học sinh.
2.1.6.2. Nội dung của giải pháp
- Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu GDĐĐ cho học sinh theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức GDĐĐ học sinh. Nhà trường chủ động chỉ cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”. Gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em, gia đình cùng nhà trường phối hợp cùng nâng cao hiệu quả giáo dục cho HS.
- Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và giáo dục học sinh: nắm tình hình học sinh, những nguồn thông tin tin cậy nơi học sinh cư trú, từ đó giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh và tìm ra những giải pháp giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước, qua đó các em không những được giáo dục về tình cảm đạo đức, thẩm mỹ mà còn phát triển về mặt thể chất. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh. Đẩy mạnh sự nghiệp hóa giáo dục, tạo động lực mạnh mẽ, điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ.
2.1.6.3. Cách tiến hành giải pháp
- Đầu năm nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện các tổ chức của nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp GDĐĐ cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 5 đến 7 thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội do Hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để GDĐĐ cho học sinh.
+ Xác định rõ trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh THPT.
+ Đối với các lực lượng trong nhà trường: Đoàn thanh niên, GVCN, các tổ trưởng chuyên môn đều được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp thống nhất kế hoạch GDĐĐ cho học sinh. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời.
+ Đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Ban giám hiệu họp bàn thống nhất việc triển khai kế hoạch GDĐĐ cho học sinh với uỷ ban nhân dân xã, phường, công an các cấp, các cơ quan đoàn thể với lịch hoạt động cụ thể có nội dung thiết thực.
- Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
+ Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách trực tiếp, thông qua các hình thức hoạt động.
Thăm hỏi gia đình học sinh: là một hình thức phổ biến, sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh. GVCN cần tìm hiểu hoàn cảnh sống, lao động và học tập của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình và cùng gia đình học sinh kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục… Qua đó tạo ra và cũng cố niềm tin, sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên, nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh được nâng cao.
Mời cha mẹ học sinh đến trường (thường được Ban giám hiệu hay GVCN sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm nội quy, vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức) để thông báo tình hình học tập, cùng cha mẹ học sinh tìm những giải pháp thích hợp để giáo dục có hiệu quả.
Tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là giải pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Cuộc họp được tổ chức định kỳ hoặc đột xuất tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp (theo quy định tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần: đầu năm, giữa năm và cuối năm học). Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
+ Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách gián tiếp thông qua phần mềm quản lý nhà trường, sổ liên lạc điện tử. Đây là giải pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. GVCN định kỳ thông báo kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức hàng tháng, hàng đợt thi đua của từng HS. Hàng tuần liên lạc cho gia đình, gia đình có trao đổi ý kiến lại với GVCN để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện sự phối hợp giáo dục. Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lý kịp thời những sự việc cần giải quyết nhanh. Đặc biệt có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục học sinh cá biệt.
Phối hợp với gia đình thông qua địa phương nơi HS cư trú. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả giáo dục to lớn, song thực tế ít được quan tâm đúng mức. Nó có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ học sinh đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời làm cho học sinh thấy được trách nhiệm học tập, rèn luyện đạo đức ở trường có ảnh hưởng tới cha mẹ nơi cư trú. Từ đó các em có ý thức rèn luyện tốt hơn.
Phối hợp với gia đình thông qua tổ chức hội cha mẹ học sinh: hội có vai trò to lớn trong việc liên kết với những tác động giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội.
- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ và kiểm soát các tụ điểm vui chơi giải trí không lành mạnh ở khu vực trường đóng và nơi cộng đồng các em sinh sống.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong xã hội. Chính quyền các cấp động viên tất cả các lực lượng, mọi tầng lớp xã hội xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện đúng pháp luật, thực hiện tốt các phong trào: “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Xây dựng gia đình văn hóa” khối, xóm, ấp... không có người nghiện hút, trộm cắp... Người lớn gương mẫu trong mọi lĩnh vực cuộc sống cộng đồng, làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.
Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan, các tổ chức xã hội, đoàn thể chính trị để phát huy sức mạnh tiềm năng của từng tổ chức trong việc tuyên truyền, giúp đỡ, tổ chức cho học sinh đi tham quan, giao lưu, tiếp xúc với người tốt, việc tốt, gương điển hình để học tập. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động giúp địa phương, tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.
Sơ đồ phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội
: Giáo dục