1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương tại huyện quản bạ - tỉnh hà giang

68 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM NGỌC PHA NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƢƠNG TẠI HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60. 62. 01. 10 : TS. Lƣu Thị Xuyến Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2013 Tác giả Phạm Ngọc Pha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cơ sở đào tạo và nơi thực hiện đề tài nghiên cứu, của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này Tôi xin được gửi lời cám ơn tới TS. Lƣu Thị Xuyến - Giáo viên Khoa Nông Học - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong quá trình làm thí nghiệm và hoàn thành luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Khoa Sau đại học của trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin được gửi lời cám ơn đến Cấp ủy, Chính quyền xã Quyết Tiến, thôn Nậm Lương, thôn Bó Lách đã tạo điều kiện cho tôi triển khai các thí nghiệm nghiên cứu trên địa bàn xã trong hai năm qua. Xin được cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, chia sẻ công vịêc và động viên tôi hoàn thành khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Ngọc Pha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu 3 2.1. Mục đích 3 2.2. Yêu cầu 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 5 1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam 6 1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới 6 1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 6 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới 9 1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 13 1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 13 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 15 1.2.2.3. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi phía Bắc 20 1.2.3. Tình hình sản xuất và phát triển cây đậu tương tại Hà Giang. 22 1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu chung và 2 năm (2012-2013) 25 Chƣơng 2: VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Vật liệu nghiên cứu 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.1.1. Giống và nguồn gốc giống 28 2.1.2. Địa điểm điều kiện và thời gian nghiên cứu 28 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 29 2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29 2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật 30 2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31 2.2.2.4. Xây dựng mô hình trình diễn giống ưu tú. 34 2.2.2.5. Xác định một số chỉ tiêu hóa sinh để đánh giá chất lượng 35 2.2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 35 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm tại Quản Bạ, Hà Giang. 36 3.1.1. Một số đặc điểm sinh vật học của các giống đậu tương thí nghiệm . 36 3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương 38 3.1.3. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm 40 3.1.5. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương: 45 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 1. Kết luận 55 2. Đề nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT CCC Chiều cao cây CCI Cành cấp I CT Công thức CSDTL Chỉ số diện tích lá Đ/C Đối chứng FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương) M Đ Mật độ MH Mô hình NN Nông nghiệp & phát triển nông thôn CSDTL Chỉ số diện tích lá NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Trọng lượng 1000 hạt TGST Thời gian sinh trưởng TR đ Triệu đồng VX Vụ xuân VH Vụ hè H.VX Huyện Vị Xuyên H.Q.BA Huyện Quản Bạ H.YM Huyện Yên Minh H.ĐV Huyện Đồng Văn H.MV Huyện Mèo Vạc H.BM Huyện Bắc Mê TP.HG Thành Phố Hà Giang H.QB Huyện Quang Bình H.XP Huyện Su Phì H.XM Huyện Xín Mần H.BQ Huyện Bắc Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây 7 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước đứng đầu thế giới 8 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm gần đây 14 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Hà Giang trong 5 năm gần đây 23 Bảng 1.5: Tình hình sản xuất đậu tương tỉnh Hà Giang năm 2012 24 Bảng 3.1: Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Hà Giang trong 5 năm gần đây 37 Bảng 3.2: Tình hình sản xuất đậu tương tỉnh Hà Giang năm 2012 38 Bảng 3.3: Đặc điểm sinh vật học của các giống đậu tương thí nghiệm 41 Bảng 3.4: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm 43 Bảng 3.5: Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm 45 Bảng 3.6: Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm 46 Bảng 3.7: Tình hình bệnh hại và chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm 48 Bảng 3.8: Tình hình sâu hại đậu tương thí nghiệm 51 Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU Cây đậu tương (Glycine max (L) Merrill) còn gọi là cây đậu nành là một cây trồng cạn có tác dụng rất nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến, thức ăn gia súc gia cầm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra đậu tương còn là cây cải tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [2]. Đậu tương là một trong những cây có dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới và là cây trồng đứng vị trí thứ tư trong các cây làm lương thực thực phẩm sau lúa mỳ, lúa nước và ngô. Hạt đậu tương là loại sản phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit. Trong đó protein chiếm khoảng 36 - 46%, lipit biến động từ 16 - 24% tuỳ theo giống và điều kiện khí hậu. Protein đậu tương có giá trị cao không những về hàm lượng lớn mà nó còn đầy đủ và cân đối các loại axit amin, đặc biệt là các loại axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin, Valin, Izovalin, Leuxin, Methionin, Triptophan có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em và gia súc. Ngoài ra trong hạt đậu tương còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin PP, A, C, E, D, K, đặc biệt là vitamin B 1 và B 2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Trong y học, đậu tương còn là vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương đen có tác dụng tốt cho người bị đái tháo đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinh dưỡng (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [2]. Đậu tương là cây nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến sơn, cao su nhân tạo, mực in, xà phòng chất dẻo, tơ nhân tạo, dầu bôi trơn trong ngành hàng không (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Với giá trị nhiều mặt nên sản xuất đậu tương trên thế giới tăng rất nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1960 diện tích trồng đậu tương trên thế giới là 21 triệu ha thì đến năm 2010 đã tăng lên đạt 102,39 triệu ha, năng suất đạt 25,55 tạ/ha, sản lượng đạt 261,577 triệu tấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 (FAO, 2012) [20]. Ở Việt nam đậu tương được phát triển rất mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trước cách mạng tháng 8/1945 diện tích đậu tương còn rất ít mới đạt 32,00 nghìn ha (1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống nhất (1976) diện tích trồng đậu tương bắt đầu được mở rộng 39,40 nghìn ha và năng suất đạt 5,3 tạ/ha. Sau đó diện tích tăng lên rất nhanh, đến năm 1996 là 110,30 nghìn ha, năng suất đạt 11,1 tạ/ha (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [2], đến năm 2010 nước ta trồng được 197,8 nghìn ha đậu tương với năng suất bình quân 15,01 tạ/ha, sản lượng đạt 296,9 nghìn tấn (FAO, 2012) [20]. Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc diện tích sản xuất đậu tương qua các năm đều tăng về năng suất và sản lượng, trong những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã xác định cây đậu tương là cây có giá trị kinh tế cao cần phát triển mở rộng để trở thành hàng hóa. Từ năm 2006 đến 2010, diện tích đậu tương toàn tỉnh hàng năm tăng gần 5.000 ha. Năm 2006 diện tích là 15.893,6 ha đến năm 2010 diện tích đạt 20.810,3 ha. Năm 1012 diện tích đậu tương toàn tỉnh là 21.279,9 ha. Nguyên nhân là do các huyện chuyển đổi diện tích trồng cây lạc và cây trồng khác sang trồng cây đậu tương, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, dễ gieo trồng và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặc dù diện tích tăng nhanh như vậy nhưng năng suất đậu tương ở Hà Giang tăng chậm và năng suất bình quân toàn tỉnh còn thấp hơn năng suất bình quân khu vực và thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất của giống. Năm 2006 năng suất bình quân toàn tỉnh là 8,9 tạ/ha đến năm 2010 đạt 10,2 tạ/ha, Đến năm 2012 năng suất đạt 11,4 tạ /ha trong khi năng suất đậu tương nước ta đạt 14,5 tạ/ha, điều đó đã dẫn đến sản lượng đậu tương của tỉnh tăng chậm. Năm 2006 sản lượng đậu tương toàn tỉnh là 14.115,7 tấn, đến năm 2010 đạt 22.991,1 tấn, tăng 8.875,4 tấn. Năm 2012 đạt 24.191,9 tấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Nguyên nhân dẫn đến năng suất và sản lượng đậu tương của tỉnh còn thấp là do chưa có được bộ giống đậu tương tốt cho sản xuất và quy trình thâm canh thích hợp cho từng giống. Mặc dù đã đưa khảo nghiệm và đã chọn được một số giống mới như: DT84, DT2008, DT 90, DT 92, DT 95, DT 96,TL 57 có thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất cao, phù hợp với điều kiện địa phương. Tuy nhiên mới dừng lại ở quy mô khảo nghiệm và mô hình, chưa nhân rộng được trên địa bàn tỉnh. Giống đậu tương truyền thống là DT84 vẫn được gieo trồng phổ biến chiếm 63,8% diện tích tương đương 13.281,1 ha, giống DT96 chiếm 0,6% tương đương 118,3 ha, giống VX 93 chiếm 4% tương đương 838,4 ha. Qua đó cho thấy, công tác giống chưa được chú trọng, số hộ sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá còn chiếm tỷ lệ lớn. Việc quản lý và cung cấp giống còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng giống bị pha tạp, vì vậy chất lượng thương phẩm kém, năng suất bình quân thấp. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương tại Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang” nhằm tìm ra những giống đậu tương có khả năng thích hợp đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu 2.1. Mục đích Xác định được những giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao và ổn định, phù hợp với vụ Xuân và vụ Hè Thu để bổ sung vào bộ giống của tỉnh Hà Giang. [...]... Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống đậu tương mới - Đánh giá tình hình sâu hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương mới trong vụ xuân và vụ Hè Thu năm 2012 - Chọn ra được 1 - 2 giống có triển vọng xây dựng mô hình trình diễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/... http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 2.2 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh và năng suất của 6 dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2012 tại thôn Nậm Lương - xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang - Xây dựng mô hình trình diễn đối với các giống ưu tú 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1... khó khăn vẫn cho năng suất cao hơn các giống đậu tương bình thường 1,5 - 2 lần 1.2.2.3 Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi phía Bắc Đậu tương được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời Về diện tích trồng đậu tương chiếm 30 - 40% diện tích trồng đậu tương cả nước, nhưng năng suất lại rất thấp Một trong những nguyên nhân của năng suất thấp là công tác chọn giống cho vùng... chế Đa số các nghiên cứu về giống chỉ là các kết quả về so sánh, khảo nghiệm giống sử dụng các vật liệu của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền, Viện Ngô, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Kết quả so sánh giống đậu tương của Nguyễn Hữu Tâm (2003) [10] tại Hà Giang cho biết các giống đậu tương thích hợp cho vụ xuân và vụ hè thu của Hà Giang là VX93 và DN42 Giống VX93 cho năng. .. tiềm năng của giống Theo Ngô Thế Dân và các cs, 1999 [2], định hướng chọn tạo giống đậu tương giai đoạn 1996 - 2000 và 2010 là: + Tập trung chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 vụ lúa, 1 vụ đậu tương hè ở Lạng Giang - Bắc Giang Thời gian sinh trưởng từ 70 - 75 ngày + Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ đông đối với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng Thời gian sinh. .. phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự tác động của môi trường và điều kiện trồng trọt, song mức độ ảnh hưởng của môi trường lên các giống là không giống nhau Trong cùng một điều kiện trồng trọt một số giống sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao trong khi đó một số giống khác lại sinh trưởng phát triển kém và cho năng suất thấp, thậm chí không tồn tại được hay không cho thu... vừa tăng độ phì của đất vừa tăng hiệu quả hàng hoá của sản xuất nông nghiệp Những năm gần đây, công tác giống đậu tương của nước ta phát triển khá mạnh và thu được những thành tựu đáng kể, nhiều giống đậu tương mới được đưa vào sản xuất Đồng thời các phương pháp chọn tạo cũng ngày càng phong phú Dưới đây là một số giống đậu tương hiện đang phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Một số được chọn tạo... Australia ( Úc ) 5 EO5 8- 4 Dòng nhập nội Australia ( Úc ) 6 EO8 5- 10 Dòng nhập nội Australia ( Úc ) 2.1.2 Địa điểm điều kiện và thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Tại: thôn Nậm Lương - xã Quyết Tiến - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang * Điều kiện nghiên cứu: Thí nghiệm được trồng trên đất đồi cao thoát nước tốt * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm... đoạn 1928 - 1932 trung bình mỗi năm Mỹ nhập nội trên 1190 dòng, giống đậu tương và đã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu bệnh tốt và có khả năng thích ứng rộng như : Amsoy 71, Lec 36, Clark 63, Herkey 67 Mục tiêu của công tác chọn giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein... nguyên nhân chính là chưa có bộ giống thích hợp với từng vùng, đặc biệt là vùng Trung du miền núi Hiện nay sản xuất đậu tương ở Hà Giang nói chung và huyện Quản Bạ nói riêng chủ yếu sử dụng giống cũ, người dân tự để giống từ vụ này sang vụ khác nên chất lượng giống không đảm bảo dẫn đến năng suất, sản lượng đậu tương của tỉnh thấp Do đó cần khảo nghiệm để chọn được bộ giống đậu tương tốt phục vụ cho sản . kém, năng suất bình quân thấp. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương tại Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang . triển của các giống đậu tương thí nghiệm tại Quản Bạ, Hà Giang. 36 3.1.1. Một số đặc điểm sinh vật học của các giống đậu tương thí nghiệm . 36 3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của. 2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống đậu tương mới. - Đánh giá tình hình sâu hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm. - Đánh giá các

Ngày đăng: 22/11/2014, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thanh Bình và cs (2006), “Kết quả tuyển chọn giống đậu tương phục vụ sản xuất ở huyện Tuần Giáo - Điện Biên”, Tạp chí NN &PTNT, (6), 55 – 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tuyển chọn giống đậu tương phục vụ sản xuất ở huyện Tuần Giáo - Điện Biên
Tác giả: Trần Thanh Bình và cs
Năm: 2006
2. Ngô Thế Dân và cs (1999), Cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương
Tác giả: Ngô Thế Dân và cs
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
3. Lê Song Dự và cs (1988), Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ
Tác giả: Lê Song Dự và cs
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1988
4. Nguyễn Danh Đông (1983) Kỹ thuật trồng đậu tương, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng đậu tương
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
5. Vũ Tuyên Hoàng và cs (1995), “Thành tựu của phương pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới”, tập san tổng kết KHKT Nông Lâm Nghiệp, 90 – 92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành tựu của phương pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng và cs
Năm: 1995
6. Trần Đình Long và cs (1994), “Kết quả khu vực hoá giống đậu tương M103 ở các vùng sinh thái khác nhau”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1993, Nxb Nông Nghiệp, 68 – 70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khu vực hoá giống đậu tương M103 ở các vùng sinh thái khác nhau
Tác giả: Trần Đình Long và cs
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1994
10. Nguyễn Hữu Tâm (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao năng suất đậu tương trên đất một vụ lúa ở tỉnh Hà Giang, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hữu Tâm
Năm: 2003
11. Phạm Văn Thiều (2006), Cây đậu tương kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm
Tác giả: Phạm Văn Thiều
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
14. Nguyễn Thị Út (1994), “Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu phẩm chất tập đoàn giống đậu tương nhập nội”, kết quả NCKH Nông nghiệp 1994 – 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu phẩm chất tập đoàn giống đậu tương nhập nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Út
Năm: 1994
15. Đào Quang Vinh và cs (1994), “Giống đậu tương VN – 1”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Nông Nghiệp 1993, 60 – 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống đậu tương VN – 1”, "Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Nông Nghiệp
Tác giả: Đào Quang Vinh và cs
Năm: 1994
16. Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam (1995), Kinh tế cây có dầu, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh 17.Andrew và các cs (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế cây có dầu
Tác giả: Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1995
18. Brown D.M. (1960), Soybean Ecology. I. Development – Temperature relationships from controlled enviroment studies, Agron. J.,493 – 496 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agron. J
Tác giả: Brown D.M
Năm: 1960
19. DK Wwigham (1976), Kết quả nghiên cứu quốc tế về đậu tương (Biên dịch: Hoàng Văn Đức), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu quốc tế về đậu tương
Tác giả: DK Wwigham
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1976
21. Judy W.H. and Jackobs J.A.,(1979), “Irrigated soybean production in Arid and semi – Arid region”, Proceeding of conference hold in Cairo Egypt, 31 Aug – 6 Sep, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Irrigated soybean production in Arid and semi – Arid region”, Proceeding of conference hold in Cairo
Tác giả: Judy W.H. and Jackobs J.A
Năm: 1979
22. Johnson H.W and Bernard R.L, (1976), “Genetics and breeding soybean (the soybean genetics breeding physiology nutrition management)”, New York – London, 2 – 52.23. Liu và các cs (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetics and breeding soybean (the soybean genetics breeding physiology nutrition management)”, New York – London
Tác giả: Johnson H.W and Bernard R.L
Năm: 1976
13. Quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi tuân theo quy phạm khảo nghiệm QCVN 01- 58- 2011/ BNNPTNT Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN