1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms

88 3,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Đó là các dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng máy điện thoại di động của mình để gửi, nhận các bản tin ngắn thông minh ví dụ như: tra cứu danh bạ điện thoại, tra cứu kết quả xố số, điểm.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

PHẦN A CƠ SỞ THUYẾT CHUNG 7

CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG 7

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU TRUNG TÂM DỊCH VỤ TIN NGẮN SMSC 15

CHƯƠNG III GIAO THỨC SMPP 26

PHẦN B BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ TIN NHẮN SMS 67

CHƯƠNG IV MÔ TẢ BÀI TOÁN 67

CHƯƠNG V PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG 72

CHƯƠNG VI GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 81

PHỤ LỤC 85

Trang 2

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

SMS Short Message Service Dịch vụ tin ngắn

MMS Multimedia Message Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiệnGSM Global System for Mobile

Communication Hệ thống thông tin di động toàn cầuETSI European Telecommunications

Standards Institute Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.WAP Wireless Application Protocol Giao thức ứng dụng không dây.SMSC Short Message Service Center Trung tâm dịch vụ tin ngắn

MSC Mobile Service Switching Trung tâm chuyển mạch di động.VLR Visitor Location Register Bộ đăng ký tạm trú

SMS GMSC SMS Gateway MSC Trung tâm chuyển mạch di động

cổng MSCHLR Home Lacaion Register Bộ đăng ký thường trú

SMPP Short Message Peer to Peer Giao thức phân phát tin ngắn ngang

hàng

TCP/IP Transmission Control Protocol/

Internet ProgramOSI Open Systems Interconnection

modelESME External Short Message Entity Thực thể tin ngắn mở rộng

ISO International Standards

OrganizationFTP File Transfer Protocol Giao thức truyền file

Trang 3

CDMA

Trang 4

MỞ ĐẦU

Thị trường điện thoại di động đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng đi kèm với

nó là hệ thống dịch vụ tiện ích cũng gia tăng không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hơn nữa chúng ta biết rằng, Internet ngày nay phát triển như vũ bão, nếu tích hợp được các dịch vụ tin ngắn với Internet sẽ đem lại nhiều giá trị mới cho người

sử dụng … như việc nhận, gửi và khai thác các thông tin đa dạng trên Internet Dịch

vụ tin ngắn được cung cấp thông qua hệ thống thông tin di động xuất hiện lần đầu tiên

ở Châu Âu và ngày nay đang phát triển rất mạnh trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản Trong các năm gần đây dịch vụ tin ngắn đã xâm nhập vào Việt Nam

Trong những năm gần đây cùng với sự đi lên của toàn xã hội, lĩnh vực cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin tăng trưởng một cách đáng kể Nhu cầu thông

tin trên mạng Internet và giao tiếp qua mạng điện thoại đã không ngừng phát triển

Mỗi tháng trên thế giới có khoảng 200 tỷ tin nhắn được gửi qua

WorldWideWeb Tại Việt Nam nhắn tin qua mạng GSM mỗi tháng là hơn 3 tỷ tin

nhắn và mới chỉ dừng lại với tin nhắn dạng text là chủ yếu

Các thuê bao điện thoại ngày càng nhiều, tính riêng VNPT đã có 10 triệu thuê bao Nhu cầu tận dụng chức năng máy điện thoại để trao đổi tương tác, tra cứu dữ liệu ngày càng cao

Khai thác dịch vụ tin nhắn SMS đang được các nhà cung cấp dịch vụ di động nhằm đến Ở Việt Nam, dịch vụ này đã xuất hiện từ tháng 3/2004 Hai dịch vụ mới nhất là nhắn tin khuyến mãi và tiết kiệm di động Các dịch vụ gia tăng này khiến cho máy di động không chỉ để thoại mà còn phục vụ nhu cầu đời sống con người

Với các nhà khai thác dịch vụ của nước ngoài, tin nhắn SMS hai chiều hoặc một chiều (từ khách hàng đến nhà cung cấp và ngược lại) là một nguồn thu đáng kể Hiện nay có ba nhóm dịch vụ chính là 996, 997, 998 Trong đó 996 cung cấp dịch vụ tải nhạc chuông, hình nền, dự đoán thể thao Còn 997 là cung cấp thông tin theo yêu cầu như kết quả xổ số, giá cả, thời tiết và mới nhất là hàng khuyến mãi, quà tặng Nhóm thứ ba chú trọng đến đối tượng kinh doanh như cung cấp văn bản pháp luật, thông tin thương mại… Trong các nhóm trên, thông tin theo yêu cầu được khách hàng

sử dụng nhiều, với 65% số lượng tin nhắn

Trong thời gian tới, thị trường dịch vụ gia tăng sẽ tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các loại hình, nhất là khai thác thế mạnh của tin nhắn SMS Mở rộng các dịch vụ của điện thoại di động là một xu thế phát triển của thế giới và cũng là một nhu cầu to lớn của nước ta Vì những lý do đó mà đề tài “Nghiên cứu giao thức SMPP và phát triển các dịch vụ tin nhắn SMS” đã được lựa chọn

Với vấn đề đặt ra, khoá luận hướng vào xây dựng và phát triển một hệ thống dịch vụ tin nhắn SMS cơ bản dựa trên chuẩn giao thức SMPP Đó là các dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng máy điện thoại di động của mình để gửi, nhận các bản tin ngắn thông minh ví dụ như: tra cứu danh bạ điện thoại, tra cứu kết quả xố số, điểm

Trang 5

tuyển sinh, dự đoán thể thao … và rất nhiều các dịch vụ tra cứu vào Internet khác, với

hệ thống dịch vụ SMS có thể tra cứu bất cứ thông tin gì trên Internet nếu được cung cấp

* Mục tiêu của khóa luận

 Nghiên cứu hoạt động của giao thức SMPP (Short Message Peer to Peer)

 Nghiên cứu và xây dựng hệ thống dịch vụ tin nhắn SMS để tra cứu (tra cứu danh

bạ điện thoại, tra cứu điểm truyển sinh tra, cứu kết quả xổ số) cho Mobile phone vào mạng Internet dựa trên giao thức SMPP

 Tiến tới từng bước xây dưng các hệ thống các dịch vụ giải trí, dịch vụ thương mại, dịch vụ thanh toán,…

* Nội dung: Khóa luận được chia làm hai phần chính:

Phần A: Cơ sở lý thuyết chung

Trong phần này có 3 chương:

- Chương 1 Lý thuyết chung về mạng: Chương này trình bày khái quát về mạng

truyền thông và công nghệ mạng, tình hình phát triển của mạng Internet, các mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP là cơ sở kỹ thuật cho dịch vụ tra cứu thông tin

từ điện thoại di động vào Internet

- Chương 2 Chương này trình bày khái quát về hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM - Global System for Mobile communication) Giới thiệu về trung tâm dịch vụ tin ngắn thông minh (ISMSC – Intelligent ShortMessage Service Center) đang sử dụng ở Việt Nam, giới thiệu về dịch vụ tin ngắn và các dịch vụ

tin ngắn mở rộng

- Chương 3 Chuẩn giao thức SMPP: SMPP (Short Message Peer to Peer) là một

giao thức dùng để chuyển (transfer) các gói tin ngắn (short message) ra bên ngoài mạng Mobile, thông qua trung tâm dịch vụ tin ngắn (SMSC- Short Message Service Centre) là cơ sở kỹ thuật của hệ thống điện thoại di động

Phần B: Bài toán “Phát triển các dịch vụ tin nhắn SMS”.

Phần này gồm 3 chương và kết luận

- Chương 1 Mô tả bài toán: giới thiệu tổng quan của bài toán và những vấn đề

đặt ra cần giài quyết

- Chương 2 Phân tích và thiết kế ứng dụng.

- Chương 3 Giới thiệu về hệ thống phần mềm cung cấp dịch vụ tra cứu danh bạ

điện thoại và kết quả xổ số được xây dựng bằng ngôn ngữ Java chạy trên nền Internet Đây chỉ là một phần mềm Demo chạy trên một máy và chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều các dịch vụ SMS đã và sẽ được phát triển

Hệ thống này đã thử nghiệm có kết quả và đã được công ty VMS và công ty VDC hợp tác phát triển và tổ chức khai thác trên mạng Internet và mạng điện thoại

Trang 6

Phần kết luận tóm tắt các kết quả đạt được và đưa ra phương hướng tiếp tục hoàn thiện phát triển nó và các dịch vụ khác.

Luận văn được nhóm 2 người thực hiện, các công việc được phân công cho các thành viên của nhóm:

- Nguyễn Hữu Hoàng: Phát triển phần mềm làm cơ sở tiếp nhận và gửi gói tin

tại Cổng giao tiếp SMPP (SMPP gateway) từ/tới trung tâm dịch vụ tin ngắn (SMSC) đồng thời thực hiện việc chuyển đổi các gói tin giữa hai giao thức SMPP và TCP/IP

- Nguyễn Trung Dũng: Phát triển phần mềm thực hiện các ứng dụng trên máy

chủ ứng dụng (App Server) bao gồm các việc:

+ Nhận gói tin yêu cầu từ cổng giao tiếp.

+ Truy cập vào cơ sở dữ liệu để lấy ra dữ liệu theo yêu cầu của gói tin sau đó

đóng gói và gửi đến cổng giao tiếp

Mặc dù khóa luận đã đạt được các kết quả như đã trình bày và nhóm đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm cho nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi sai sót Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, góp

ý của các thầy, cô và bạn bè để ứng dụng được tiếp tục hoàn thiện

Cuối cùng, một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Anh và sự giúp đỡ to lớn của kỹ sư Nguyễn Thanh Bình và kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng cùng công ty VDC

Hà Nội ngày 03 tháng 06 năm 2005

Nhóm sinh viên

Trang 7

PHẦN A CƠ SỞ THUYẾT CHUNG CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG

1.1 Giới thiệu mạng truyền thông và công nghệ mạng.

Mạng máy tính ngày càng thâm nhập vào thực tế cuộc sống của xã hội loài người Internet trở thành cơ sở hạ tầng cho nhiều loại dịch vụ khác như thương mại điện tử, giải trí… Bất kỳ con người trong xã hội hiện đại đều phải có khả năng tận dụng các tài nguyên của Internet: sử dụng thư điện tử, tìm kiếm tra cứu thông tin …

Truyền thông máy tính là quá trình truyền dữ liệu từ một thiết bị này sang một thiết bị khác Trước đây chúng ta thường hiều thiết bị là các máy tính, nhưng ngày nay thiết bị không chỉ là các máy tính mà còn bao gồm nhiều chủng loại thiết bị khác ví dụ như máy điện thoại di động, máy tính PAM… Số lượng các thiết bị có khả năng lấy thông tin từ Internet ngày càng tăng Một từ phổ biến có nghĩa tương tự như vậy là truyền dữ liệu Mặc dù hai cụm này có thể sử dụng thay thế cho nhau, một số người coi thuật ngữ dữ liệu (data) chỉ bao gồm những sự kiện đơn giản và thô (chưa được xử lý), và sử dụng thuật ngữ thông tin (information) để chỉ việc tổ chức những sự kiện này thành dạng thông tin có nghĩa đối với con người

Khái niệm mạng (networking) chỉ khái niệm kết nối các thiết bị lại với nhau nhằm mục đích chia sẻ thông tin Để chia sẻ thông tin và sử dụng các dịch vụ trên mạng, các thành phần của mạng phải có khả năng truyền thông được với nhau Để đáp ứng được yêu cầu này, chúng ta phải xét đến 2 tiêu chí của mạng: khả năng liên kết (connectivity) và ngôn ngữ (language), Khả năng liên kết chỉ đường truyền hoặt kết nối vật lý giữa các thành phần; ngôn ngữ chỉ một bảng từ vựng cùng các quy tắc truyền thông mà các thành phần phải tuân theo

Để máy tính trên mạng có thể trao đồi thông tin với nhau, cần có một bộ phần mềm cùng làm việc theo chuẩn nào đó Giao thức truyền thông (Protocol) là tập quy tắc quy định phương thức truyền nhận thông tin giữa các máy tính trên mạng

Giao thức: ngôn ngữ được sử dụng bởi các thực thể mạng gọi là giao thức

truyền thông mạng Giao thức giúp các bên truyền thông “hiểu nhau” bằng cách định nghĩa một ngôn ngữ chung cho các thành phần mạng Từ ý nghĩa khái quát như vậy,

có thể hiểu giao thức truyền thông mạng là các thủ tục, quy tắc hoặc các đặc tả chính thức đã được chấp nhận xác định hành vi và ngôn ngữ trao đổi giữa các bên Trong mạng truyền thông, giao thức mạng là bản đặc tả chính thức định nghĩa cách thức “xử sự” của các thực thể tham gia truyền thông với nhau Ở đây khái niệm thực thể bao gồm các thiết bị phần cứng cũng như các tiến trình phần mềm Giao thức mạng cũng định nghĩa khuôn dạng dữ liệu được trao đổi giữa các bên Nói một cách ngắn ngọn, giao thức mạng định nghĩa bảng từ vựng và các quy tắc áp dụng truyền thông dữ liệu Không có môi trường truyền, không thể trao đổi thông tin giữa các thực thể mạng, không có một ngôn ngữ chung, không thể hiểu được nhau Vì vậy đường truyền cung cấp môi trường để truyền dữ liệu truyền thông, trong khi đó ngôn ngữ chung đảm bảo hai bên truyền thông hiểu được nhau

Trang 8

Các mạng máy tính hiện đại được thiết kế bằng cách phân chia cấu trúc ở mức

độ cao nhằm làm giảm độ phức tạp khi thiết kế Các giao thức mạng thường được chia thành các tầng (layer) mối tầng được xây dựng dựa trên dịch vụ của tầng dưới nó và cung cấp dịch vụ cho tầng cao hơn

1.2 Mô hình OSI

ISO (the International Standards Organization) là một tổ chức được thành lập năm 1771 với mục đích thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế Một trong các chuẩn ISO bao hàm mọi mặt của truyền thông mạng gọi là mô hình OSI – Open Systems Interconnection model (mô hình liên kết giữa các hệ thống mở) Đây là mô hình cho phép bất cứ 2 hệ thống nào (cho dù khác nhau) có thể truyền thông với nhau mà không cần quan tâm đến kiến trúc bên dưới của chúng Các giao thức riêng của một hãng sản xuất thường ngăn ngừa việc truyền thông giữa hai hệ thống cùng một kiểu Mô hình OSI ra đời với mục đích cho phép hai hệ thống bất kỳ truyền thông với nhau mà không cần thay đổi về mặt logic của bất cứ phần cứng hoặc phần mềm nào bên dưới Mô hình OSI không phải là một giao thức, nó là một mô hình để nhận biết và thiết kế một kiến trúc mạng linh động, vững chắc và có khả năng liên tác

Mô hình OSI được phân tầng với mục đích thiết kế các hệ thống mạng cho phép việc truyền thông thực hiện được qua tất cả các kiểu hệ thống máy tính khác nhau

Các nguyên tắc xây dựng mô hình tham chiếu:

Để đơn giản, tạo ranh rới các tầng sao cho các tương tác và dịch vụ là tối thiểu

các chức năng khác nhau được tách biệt, các chức năng giống nhau được đặt một tầng

chọn ranh rới các tầng theo kinh nghiệm thành thông của các hệ thống trong thực tế

Các chức năng được định vị sao cho có thể thiết kế lại tầng mà không ảnh hưởng đến các tầng khác

Tạo ranh rới giữa các tầng sao cho có thể chuẩn hóa giao diện tương ứng

Tạo một tầng khi dữ liệu được xử lý một cách tách biệt

Mỗi tầng sử dụng dịch vụ của tầng dưới nó, cung cấp dịch vụ cho các tầng trên, tầng trên sử dụng dịch vụ của tầng dưới mà không cần quan tâm đến cách thức thực hiện dịch vụ đó

Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết

Tạo các tầng con để cho phép giao diện với các tầng kế cận

Cho phép hủy bỏ các tầng con nếu thấy không cần thiết

Mô hình OSI gồm 7 tầng:

Tầng vật lý (Physical layer)

Trang 9

Tầng liên kết dữ liệu (Datalink layer)

Tầng mạng (Network layer)

Tầng giao vận (Transport layer)

Tầng phiên (Session layer)

Tầng trình diễn (Presentation layer)

Tầng ứng dụng (Application layer)

Mỗi tầng đều có chức năng, nhiệm vụ xác định như sau:

Tầng vật lý (Physical): đảm bảo việc thiết lập, truyền tin dạng bit qua kênh

vật lý

Tầng liên kết dữ liệu (data link): đảm bảo việc cung cấp cac phương tiện

truyền thông tin qua tầng liên kết vật lý đảm bảo tính tin cậy thông qua các cơ chế đồng bộ hóa, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu

Tầng mạng (network):đảm bảo việc truyền chính xác, hiệu quả số liệu giữa

các thiết bị đầu cuối trong mạng, đảm bảo việc tìm đường tối ưu cho các gói

dữ liệu bằng các giao thức chọn đường, đồng thời điều khiển lưu lượng số liệu trong mạng để tránh xảy ra tắc nghẽn bằng cách chọn các chiến lược tìm đường khác nhau

Tầng giao vận (Transport): đảm bảo việc truyền dữ liệu chính xác giữa hai

thực thể thuộc tầng phiên (session), nó còn có chức năng điều khiển lưu lượng

số liệu để đồng bộ giữa thực thể thu và phát và tránh tắc nghẽn số liệu khi vẫn chuyển qua lớp mạng

Tầngphiên (Session): đảm bảo việc liên kết giữa hai thực thể có nhu cầu trao

đổi số liệu, ví dụ như người dùng và một máy tính ở xa được gọi là một phiên làm việc Nó qunả lý việc trao đổi số liệu như thiết lập giao diện giữa người dùng và máy tính, xác định thông số điều khiển trao đổi số liệu,…

Tầng trình diễn (Presentation): đảm bảo việc thích ứng các cấu trúc dữ liệu

khác nhau của người dùng với cầu trúc dữ liệu thống nhất sử dụng trong mạng

Nó có chứa thư viện các yêu cầu của người dụng, thư viện tiện ích chẳng hạn như: thay đổi dạng thể hiện của các tệp, nén tệp …

Tầng ứng dụng (Application): đảm bảo việc cung cấp các phương tiện để

người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường OSI một cách tiện lợi

Sự phát triển lớn mạnh của mạng thông tin toàn cầu Internet, dựa trên cơ sở là

bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol), đó là một họ giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng Bộ giao thức này được hình thành từ những năm 1970

Trang 10

Hình 1.1 Mô hình OSI

Trong mỗi máy, mỗi tầng sử dụng các dịch vụ do tầng bên dưới cung cấp Tại tầng vật lý, việc truyền thông là trực tiếp: Máy A gửi 1 luồng bít đến máy B Tuy nhiên tại các tầng cao hơn trên máy A, dữ liệu được chuyển dần xuống các tầng bên dưới, đến máy B và tiếp tục đi lên các tầng cao hơn (trong máy B) Mỗi tầng trong máy gửi dữ liệu đi (máy A) thêm các thông tin của tầng đó vào thông điệp nhận được

từ phía trên rồi sau đó chuyển toàn bộ gói dữ liệu xuống tầng phía dưới Các thông tin được thêm vào này tạo thành header (tiêu đề chèn trước) và trailer (tiêu đề chèn sau) là các thông tin điều kiển được thêm vào đầu hay vào cuối gói dữ liệu Header được thêm vào thông điệp tại mỗi tầng 6, 5, 4, 2 và 2, trailer được thêm vào tại tầng 2 Tại tầng 1, toàn bộ gói dữ liệu được chuyển thành dạng sao cho có thể truyền đi tới máy nhận Tại thiết bị nhận, các tiêu đề được nói ra dần dần khi chuyển dữ liệu dần lên trên

Giao diện giữa các tầng:

Nói chung trên cùng một máy tính hai tầng kề nhau trao đổi dữ liệu với nhau qua các giao diện (interface) Giao diện định nghĩa cách thức và khuôn dạng dữ liệu trao đổi giữa hai tầng kề nhau trên cùng một thiết bị Định nghĩa giao diện giữa các tầng một cách rõ ràng sẽ cho phép thay đổi cách thức triển khai tại một tầng mà không ảnh hưởng đến các tầng khác

Có thể chia 7 tầng thành 3 nhóm Tầng vật lý, liên kết dữ liệu và mạng tạo thành nhóm hỗ trợ tầng mạng; chúng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến mặt vật lý khi truyền dữ liệu từ một thiết bị này đến một thiết bị khác (ví dụ: những đặc tả điện, các kết nối vật lý định thời gian và tính tin cậy) Tầng phiên, tầng trình diễn và ứng dụng có thể được coi như nhóm tầng hỗ trợ người dùng; chúng cho phé khả năng liên tác giữa các hệ thống phần mềm không liên quan đến nhau Tầng 4-tầng giao vận đảm bảo việc chuyển dữ liệu đầu cuối (end-to-end) tin cậy, trong khi tầng 2 đảm bảo việc truyền dữ liệu tin cậy trên một đường truyền (vật lý) riêng lẻ Nói chung các tầng trên của mô hình OSI thường được thực hiện bởi phần mềm trong khi nhóm các tầng

NetworkData link

Physical

Trang 11

dưới được triển khai dưới sự kết hợp của cả phần cứng và phần mềm Tầng vật lý hầu như được triển khai bởi phần cứng.

1.3 Bộ giao thức TCP/IP.

Ví dụ về một giao thức mạng quen thuộc là giao thức TCP/IP, một trong những giao thức của bộ giao thức TCP/IP (Transmisstion Control Protocol/Internet Protocol) TCP/IP được coi là xương sống của Internet Tuy tên gọi TCP/IP chỉ chỉ hai giao thức

cụ thể là TCP và IP nhưng nó thường được sử dụng để chỉ nhóm gồm nhiều giao thức ngoài TCP và IP Tập các giao thức này được gọi là bộ giao thức TCP/IP Có thể kể đến một số giao thức trong bộ giao thức TCP/IP như FTP (File Transfer Protocol) định nghĩa cách chuyển file; HTTP (Hypertext Transport Protocol) được dùng cho World Wide Web (www), định nghĩa cách các server cần phải chuyền các tài liệu (trang Web) tới các client (Web Browser) như thế nào Ngoài ra cũng phải kể đến 3 giao thức được sử dụng cho thư điện tử (email) là Post Office Protocol (POP), Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) và Internet Mail Access Protocol (IMAP) Ngày nay các mạng sử dụng rất nhiều giao thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp Có thể nói các giao thức là “keo dán” ràng buộc mạng máy tính lại với nhau bởi vì chúng định nghĩa cách thực hiện các hoạt động cụ thể

Các giao thức mạng thông thường được phát triển trên các tầng mạng, mỗi tầng

sẽ đảm nhiệm một chức năng trong quá trình truyền tin trên mạng Đối với bộ giao thức TCP/IP, đó là sự kết hợp của các giao thức khác nhau trên các tầng Chuẩn TCP/IP thường được xem như là một hệ thống 4 tầng:

Application Telnet, FTP, e-mail, etc

Transport TCP, UDP Network IP, ICMP, IGMP Link device driver and interface card Mỗi một tầng sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau:

1 Tầng Link (hay còn gọi là tầng data_link hoặc tầng network_interface),

thường bao gồm trình điều khiển trong hệ điều hành và card giao diện mạng (network interface card) tương ứng gắn lên máy tính., chúng kết hợp với nhau

để điều khiển các chi tiết của phần cứng

Trang 12

Hình 1.2 Mô hình bộ giao thức TCP/IP

2 Tầng Network ( hay còn gọi là tầng Internet) có nhiệm vụ điều khiển sự

di chuyển và định tuyến cho các gói tin trên mạng Các giao thức trong bộ giao thức TCP/IP được sử dụng tại tầng Network: giao thức IP (Internet Protocal), giao thức ICMP (Internet Control Message Protocal) và giao thức IGMP ( Internet Group Management Protocal)

3 Tầng Transport cung cấp một lưu lượng (flow) dữ liệu giữa các host

cho tầng Application ở phía trên Trong bộ giao thức TCP/IP có hai giao thức transport rất khác nhau đó là: giao thức TCP (Transmission Control Protocal)

và giao thức UDP (User Datagram Protocal)

• Giao thức TCP cung cấp một quá trình truyền dữ liệu đáng tin cậy (reliable) giữa hai Host Nó đề cập đến nhiều vấn đề, chẳng hạn như việc phân chia dữ liệu thông qua nó từ những ứng dụng vào trong các đoạn đã đặt trước một cách phù hợp cho tầng network ở phía dưới, để báo cho biết là đã nhận được các gói tin thì nó sẽ thiết lập timeout để chắc chắn rằng các gói tin ack(các gói tin này có nhiệm vụ thông báo đã nhận được các gói tin đã gửi) đã được gửi Do quá trình truyền dữ liệu tại tầng transport là quá trình đáng tin cậy do vậy tại tầng ứng dụng có thể bỏ qua các chi tiết này

• Một giao thứ khác cũng có thể được sử dụng cho tầng Transport,

đó là giao thức UDP (Uer Datagram Protocal), cung cấp dịch vụ đơn giản hơn (so với giao thức TCP) cho tầng Application Nó gửi gói dữ

Trang 13

liệu (được gọi là datagram) từ host này đến host khác, nhưng nó không

đảm bảo sự toàn vẹn của gói tin trong toàn bộ quá trình truyền gói tin

Do vậy tính tin cậy phải kiểm tra qua tầng Application

4 Tầng Application , điều khiển đến mức chi tiết các ứng dụng cụ thể: Một số giao thức hoạt động tại tầng Application :

• FTP: File Transfer Protocal

• SMTP: the Simple Mail Transfer Protocal

• SNMP: the Simple Network Management Protocal

1.4 Đối chiếu mô hình OSI và mô hình Internet

Hình 1.3 So sánh hai mô hình OSI và TCP/IP

Bộ giao thức TCP/IP (được sử dụng trên internet) ra đời trước khi có mô hình OSI Do vậy, các tầng trong bộ giao thức TCP/IP không giống hệt như các tầng trong

mô hình OSI Bộ giao thức TCP/IP thực hiện phân chia theo 5 phần: vật lý, liên kết dữ liệu, mạng, giao vận và ứng dụng Bốn tầng đầu tiên cung cấp các chuẩn vật lý, giao tiếp mạng, liên mạng và chức năng giao vận tương ứng với 4 tầng đầu tiên trong mô hình OSI Tuy nhiên 3 tầng trên cùng trong mô hình OSI được nhập thành tầng ứng dụng trong mô hình Internet

Application

IP, ARP, ICMPNetwork InterfaceTCP/IP

Trang 14

Cũng giống như mô hình tham chiếu OSI, dữ liệu từ tấng Application đi xuống ngăn xếp, mỗi tầng có những định nghĩa riêng mà nó sử dụng Tại nơi gửi, mỗi tầng coi gói tin của tầng trên gửi xuống là dữ liệu của nó và thêm vào gói tin các thông tin điều khiển của mình sau đó chuyển tiếp xuống tầng dưới Tại nơi nhận, quá trình diễn

ra ngược lại, mỗi tầng lại tách thông tin điều khiển của mình ra và chuyển dữ liệu lên tầng trên

TCP/IP là một giao thức phân cấp, được tạo thành bởi các module độc lập, mỗi module cung cấp một chức năng nhất định, các module này không nhất thiết phải độc lập với nhau Mô hình OSI xác định rõ chức năng nào thuộc về tầng nào; trong khi đó các tầng của bộ giao thức TCP/IP chứa các giao thức tương đối độc lập với nhau, nhưng các giao thức này vẫn có thể kết hợp với nhau tùy thuộc nhu cầu hệ thống Thuật ngữ “phân cấp” mang nghĩa mỗi giao thức ở tầng trên được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều giao thức ở tầng dưới

Trang 15

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU TRUNG TÂM DỊCH VỤ TIN

NGẮN SMSC

2.1 Giới thiệu về mạng thông tin di động toàn cầu GSM

Mạng điện thoại di động toàn cầu GSM (Global System for Mobility) ra đời khá muộn (năm 1982) so với mạng Internet (tiền thân là mạng APRAnet vào năm 1969) nhưng phát triển khá mạnh mẽ Hện nay trên thế giới đã có một hệ thống GSM trải rộng khắp các vùng châu Âu, bắc Mĩ, nam Mĩ, Ailen, châu Á, châu Phi và Austraylia cho đến thời điểm này vẫn đang liên kết với nhau theo xu hướng và ràng buộc chung gọi là “Các quy ước ghi nhớ” – Memorandum of Understanding, phần tạo nên tiêu chuẩn GSM và các pha tiến hành trong giao tiếp mạng diện rộng (world – wide implememtation)

- Năm 1982: là năm bắt đầu hình thành Viện nghiên cứu truyền thông bắc Âu

và Hà Lan (Netherlands PTT) đề xuất tới hội nghị các nước châu Âu về bưu điện và viễn thông (CEPT - Conference of Europoean Post and Telecommunication) sự phát triển của một chuẩn kết nối kĩ thuật số có thể đảm đương được với các nhu cầu phát triển của các mạng điện thoại di động châu Âu Hội đồng chung châu Âu (EC) ban hành hướng dẫn đòi hỏi các mạng thành viên dành riêng tần số 900 MHz cho các mạng GSM hoạt động

- Năm 1986: Các kỹ thuật truyền sóng cơ bản cho GSM được chọn lựa

- Năm 1987: ngày 13 tháng 9 các nhà phân phối và quản trị mạng GSM từ 12 vùng lãnh thổ đã cùng nhau ký bản hiến chương GSM, hiến chương này được thực hiện bắt đầu từ tháng 1 năm 1991 GSM chính thức được hiểu là Global System for Mobile Communications nhưng tên cũ GSM vẫn được tồn tại

- Năm 1989: Viện tiêu chuẩn châu Âu (ETSI – European Telecommunications Standards Institute) đã định nghĩa GSM như một mạng điện thoại quốc tế kỹ thuật số Bước 1 của đặc tả cho GSM được hoàn thành Sự kiểm soát hệ thống được tiến hành Hội nghị thế giới đầu tiên về GSM được nhóm họp ở Roma (Italya) với 650 thành viên

- Năm 1992: Người quản lý mạng đầu tiên là Oy Radionlinja Ab ở Phần Lan Tháng 12 năm 1992 có 13 mạng GSM hoạt động trên 7 khu vực Hội nghị Beclin về GSM có 630 thành viên

- Năm 1994: Mạng GSM đầu tiên tại Nam Phi được lắp đặt

- Pha 2: Nền tảng truyền dữ liệu và fax được thiết lập Vodacom trở thành mạng GSM đầu tiên trên thế giới có thể truyền tải dữ liệu và fax Tháng 12 năm 1994 đã có

Trang 16

- Năm 2001: Hội nghị GSM tại Cannes 2/200 Tháng 5/2001 đã có 500 triệu trên toàn thế giới Khoảng 16 tỉ các bản tin ngắn đã được gửi đi trong tháng 4 năm 2001.

Trên đây là một vài con số về sự phát triển của mạng GSM trên thế giới Đứng trước một xu thế phát triển như vậy, Việt Nam cũng không ngoài cuộc Hiện nay mạng GSM Việt nam cũng phát triển nhiều dịch vụ với 2 mạng chính là Vinaphone và MobilePhone cùng với sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mới gần đây như: công ty viễn thông Sài Gòn với S-Phone, Hà nội và Thành Phố Hồ Chí Minh với mạng CityPhone, công ty viễn thông quân đội VietTel

Đến nay mạng này đã phủ sóng tại 63/63 tỉnh thành Ngoài ra, mạng GSM cung cấp cho người dùng rất nhiều những ứng dụng tiện lợi mà chưa có mạng di động nào Việt Nam có thể đáp ứng được như vậy Cụ thể, người dùng có thể nhắn tin SMS, truy cập Internet, xem điểm thi, nhận tin tức, tỷ giá hối đoái, thanh toán cước điện thoại qua SMS

Một số đặc điểm kỹ thuật của mạng GSM.

- Dịch vụ tin ngắn SMS (Short Message Service) cho phép người dùng gửi và nhận thông báo dài 126 kí tự (chỉ riêng tin, không tính các phần như địa chỉ, loại dịch vụ)

- Khả năng dùng máy điện thoại nhưng có thể đàm thoại trong các nước có liên kết mạng GSM

- Cho phép truyền và nhận dữ liệu trên mạng GSM với tốc độ hiện tại là 9600bit/giây

- Chuyển tiếp các cuộc gọi tới một máy di động khác

- Mã hóa cuộc gọi để không bị nghe trộm

- Cho phép biết số điện thoại của người gọi đến trên màn hình của điện thoại di động

- Chi phí cuộc gọi có thể tính theo thời gian thực trên máy di động

- Thông báo cho người khác đang gọi đến máy của mình trong khi đang đàm thoại

- Không có liên kết tĩnh

2.2 Các dịch vụ trên mạng thông tin di động

2.2.1 Dịch vụ SMS (Short Message Service)

Dịch vụ tin ngắn SMS (Short Message Service) có năng gửi (và nhận) các tin nhắn dạng text tới (và đến từ) các điện thoại di động Các tin nhắn dạng text này chỉ bao gồm các từ hoặc số kết hợp giữa các từ và các số

Đặc tính:

Trang 17

Mỗi tin nhắn có độ dài không quá 160 ký tự với các ký tự là ký tự Latin và độ dài không quá 70 ký tự với các ký tự sử dụng không phải là ký tự Latin như tiếng Trung Quốc và tiếng Ảrập và không chứa hình ảnh.

Các bản tin SMS có thể được gửi (hoặc nhận) đồng thời với các cuộc gọi thoại, truyền số liệu và fax GSM Điều này có thể thực hiện được vì các dịch vụ thoại, truyền

số liệu truyền trên một kênh vô tuyến cố định còn SMS được truyền thông qua kênh báo hiệu

SMS là một hệ thống nhắn tin tương đối đơn giản được cung cấp bởi các mạng

di động Các bản tin SMS hiện nay đang được hỗ trợ bởi các mạng di động GSM, TDMA và CDMA

Khi một bản tin được gửi đi, bản tin đó được nhận tại trung tâm dịch vụ bản tin ngắn SMSC (Short Message Service Center) Từ SMSC, bản tin được gửi thẳng tới máy di động của người nhận Hệ thống SMSC này thực hiện một số công việc sau:

 SMSC gửi một yêu cầu SMS (SMS Request) tới bộ đăng ký thường trú (HLR)

để xác định thông tin của thuê bao nhận HLR sẽ trả lời SMSC về trạng thái của thuê bao nhận: hoạt động (active) và không hoạt động (inactive) và nơi thuê bao đang đăng ký vị trí

 Lưu trữ và chuyển tiếp: Nếu thông tin trả lời là “active” SMSC tiến hành chuyển tiếp bản tin tới địa chỉ nhận Nếu câu trả lời là “inactive”, SMSC sẽ giữ lại bản tin bản tin đó với một khoảng thời gian định trước Trong khoảng thời gian đó khi thuê bao bật máy, HLR sẽ gửi tới SMSC một bản tin xác nhận SMS (SMS Notìication) và sau đó SMSC sẽ bắt đầu tiến hành chuyển tiếp bản tin

 SMSC truyền bản tin tới hệ thống phục vụ Hệ thống thực hiện quá trình tìm gọi

và nếu tìm gọi thành công bản tin sẽ được phân phát

 Chứng thực truyền tin: Cơ chế này cho phép bên gửi có thể thực hiện chứng thực xem tin nhắn của mình đã được gửi tới bên nhận chưa Sau đó phân loại bản tin đã gửi và kết thúc quá trình gửi tin

Ngoài ra hệ thống SMSC còn cung cấp cho chúng ta một số giao diện với mạng Internet, cho phép người sử dụng có thể nhận và gửi các các tin nhắn từ mạng Internet

Hệ thống SMSC sẽ được mô tả chi tiết trong phần sau

Các ứng dụng cơ bản trên SMS:

- Dịch vụ thông báo có thư điện tử

- Dịch vụ gửi/nhận thư điện tử trên các máy đầu cuối

- Tải nhạc chuông, logo cho máy điện thoại di động

- Tải và gửi các bản tin, hình ảnh đơn giản

- Gửi bản tin SMS đến thuê bao di động từ Internet

- Lập lịch

- Dịch vụ chat

- Dự đoán kết quả thể thao

Trang 18

- Tra cứu thông tin thời tiết, kết quả xổ số, bóng đá, tỷ giá

2.2.2 Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS (Multimedia Message Service)

Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện là dịch vụ lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn, nó cho phép thuê bao di động này có thể thực hiện trao đổi tin nhắn đa phương tiện với thuê bao di động khác giống như là gửi SMS

Dịch vụ tin ngắn mở rộng sử dụng cơ chế móc lối của dịch vụ tin ngắn, điều này cho phép tin ngắn có thể dài hơn 140 byte Thực tế thì có thể tối đa 255 gói tin có thể móc lối với nhau, mỗi gói tin có chiều dài 140 byte đưa dung lượng của một tin ngắn mở rộng có thể tăng lên thành 38 Kb

Dịch vụ tin ngắn mở rộng có thể cung cấp tin ngắn có nội dung phong phú hơn Thực vậy dịch vụ tin ngắn mở rộng được thiết kế để truyền dữ liệu cho điện thoại di động nhiều hơn là dịch vụ tin ngắn ngày nay có thể truyền được Luồng dữ liệu của dịch vụ tin ngắn sẽ phức tạp hơn bởi vì nó có thể chứa theo sau một số yếu tố đa phương tiện như sau:

- Định dạng văn bản (loại chữ, kích cỡ chữ, kiểu chữ chéo, nghiêng)

- Kết hợp của Text, Picture, Audio và Video

Dịch vụ tin ngắn đa phương tiện là dịch vụ rất quan trọng hiện nay, nó cho phép gửi đa phương tiện trong một tin nhắn đơn và có khả năng gửi một tin ngắn tới nhiều người nhận

Chúng ta có thể dễ dàng tạo một tin nhắn da phương tiện bằng cách sử dụng cameram hoặc các hình ảnh, âm thanh đã được trên máy điện thoại hoặc có thể tải nó

về từ các Website trên Internet

Một tin nhắn da phương tiện gồm một số trang Trên mỗi trang sẽ có một ảnh hoặc một tập hợp ký tự Một file audio có thể đính kèm trong nó

Các bước làm việc với MMS:

Để một tin nhắn MMS có thể gửi và nhận giữa hai người đòi hỏi máy điện thoại phải hỗ trợ MMS Các bước thực hiện như sau:

- Sử dụng máy điện thoại hỗ trợ MMS và lựa chọn photo

- Sử dụng máy điện thoại để thêm text, âm thanh

- Gửi tin nhắn đa phương tiện

Trang 19

Đối với điện thoại tương thích MMS người nhận sẽ thấy xuất hiện một tin nhắn mới, đối với tin nhắn hình ảnh, người dùng có thể xem nó ngay trên màn hình, văn bản

sẽ xuất hiện bên dưới ảnh, còn âm thanh sẽ tự động chạy

Nếu tin nhắn được gửi tới điện thoại không hỗ trợ MMS người nhận sẽ nhận được một tin nhắn SMS với dòng chữ: “Có người gửi cho bạn một tin nhắn có hình ảnh!”, chúng sẽ chỉ cho người dùng một địa chỉ website và tên truy nhập để người dùng hiển thị tin nhắn đó

Các dịch vụ có thể được khai thác trên nền MMS bao gồm:

- Gửi thiệp điện tử đa phương tiện: Người dùng có thể soạn thảo một bản tin đa phương tiện có nội dung phong phú từ máy đầu cuối; tải về từ một máy chủ cung cấp nội dung thông tin hoặc thâu trực tiếp từ camera kêt nối trực tiếp, lưu trữ và gửi đến bạn bè, người thân

- Trò chuyện (Chatting) trực tuyến đa phương tiện: Khả năng hỗ trợ trực tuyến trên MMS giống như trong mô hình chát trên SMS hiện tại nhưng với nội dung phong phú hơn rất nhiều Người tham gia chát có thể gửi hình, thiệp chúc mừng, bài hát cho nhau ngay khi đang chat

- Hộp thư thoại thế hệ mới: Lời thoại gửi tới người nhận có thể được bổ sung cả text, hình ảnh, âm thanh và gửi cho đối tác

- Gửi nhận thư điện tử đa phương tiện: thư điện tử có thể được soạn thảo, đính kèm âm thanh hình ảnh với kích thước tương đối lớn để gửi tới hòm thư bất kỳ trên Internet Ngoài ra người dùng có thể đăng ký nhận thư từ một địa chỉ xác định dưới dạng một bản tin MMS

- Fax di động: Sử dụng máy Fax bất kỳ để in ra các bản tin MMS Dịch vụ này

hỗ trợ rất nhiều trong công tác kinh doanh Ví dụ, doanh nghiệp có thể nhận fax tại bất kỳ đâu, kết nối với máy tính để in ra khi cần chỉ với một chiếc điện thoại

di động

- Tải nội dung từ máy chủ: Nội dung có thể gồm ringtone, logo, game, đoạn video hình ảnh đẹp, cung cấp bởi các nhà cung cấp nội dung cho phép người dùng tải về và sử dụng trên máy trạm đầu cuối di động

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu: các thông tin như: tin đấu giá, xổ số, thị trường chứng khoán, thời tiết có thể được gửi định kỳ đến người dùng theo đăng ký dưới dạng bản tin đa phương tiện

- Gửi thiệp đa phương tiện giữa các người dùng: Yêu cầu máy đầu cuối của người gửi hỗ trợ soạn thảo, hiển thị MMS, máy đầu cuối của người nhận cũng phải hỗ trợ và hiển thị MMS

Khả năng ứng dụng dịch vụ MMS:

Mặc dù dịch vụ MMS tỏ ra rất hấp dẫn nhưng các chuyên gia cho rằng, giống như các dịch vụ tin nhắn khác, cần phải có một mô hình kinh doanh thích hợp để đảm bảo sự thành công của MMS MMS có thể thực hiện được mọi thứ mà SMS đã làm thậm chí là hơn thế rất nhiều Tuy nhiên xem MMS như là một loại hình dịch vụ SMS

là sai lầm Đó có thể là cách diễn giải về dịch vụ cho khách hàng một cách dễ hiểu và

Trang 20

là một hình thức quảng cáo hiệu quả Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ cần phải có mô hình kinh doanh khác hẳn Nhà khai thác phải thận trọng cân nhắc các vấn đề về giá cước, thỏa thuận với các nhà khai thác khác, thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ Internet và với đối tác cung cấp nội dung.

2.3 Trung tâm dịch vụ tin ngắn SMSC

2.3.1 Khái niệm SMSC

Các Short Message được truyền giữa các máy di động thông qua SMSC SMSC

là một phần mềm thuộc về mạng khai thác và nó thực hiện quản lý các tiến trình bao gồm nhận các bản tin SMS từ các thuê bao di động gửi tới hoặc từ mạng Internet chuyển đến Lưu trữ và sắp xếp hàng đợi để chuyển tin đi, tính cước người gửi tới người nhận nếu thấy cần thiết

Hình 2.1 Trung tâm dịch vụ tin ngắn SMSC

Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng trung tâm dịch vụ tin ngắn thông minh (ISMSC – Intelligent Short Message Service Center) của hãng Comverse Đây là một thiết bị có tính năng cao và rất ổn định đối với mạng thông tin di động toàn cầu GSM Trung tâm dịch vụ tin ngắn thông minh này sử dụng rất nhiều giao diện cho phép dễ dàng triển khai các dịch vụ khác nhau như thông báo có thư điện tử, gửi và nhận tin ngắn thông minh cùng rất nhiều các dịch vụ khác… Với người dùng có thể gửi và nhận các bản tin ngắn từ máy di động với số lượng không quá 160 ký tự đối với mạng GSM Các bản tin này có thể được gửi giữa các máy di động hoặc giữa các máy di động với các nguồn tin ngoài Các nguồn tin này có thể là máy tính kết nối mạng máy nhắn tin, máy fax, …

Trang 21

Hiện nay nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động đã đưa ra các giao diện Web cho hệ thống SMSC của họ vì vậy chúng ta có thể thực hiện gửi tin nhắn tới bất cứ máy di động nào từ website.

Cấu trúc của hệ thống SMSC: Được xây dựng bởi một số thành phần sau:

Thiết bị SIU: thực hiện kết nối giữa SMSC với mạng GSM thông qua hệ thống

báo hiệu số

Server – Interface Internet: Thực hiện giao tiếp giữa SMSC với Internet Server – Store & Forward: Làm nhiệm vụ quản lý tin nhắn, lưu trữ và gửi

chuyển tiếp các tin ngắn tới GSM và mạng Internet

Mannager Remote: cung cấp giao diện cho người quản trị thực hiện các công

việc điều khiển từ xa

MSC: Mobile Service Switching Center (trung tâm chuyển mạch di động).

VLR: Visitor Location Register: Bộ đăng ký tạm trú VLR được lắp đặt ngay trong

tổng đài MSC và được gọi chung la MSC/VLR, thu thập thông tin của người dùng cuối và yêu cầu kênh lưu lượng chuyển đến SMSC

HLR: Home Location Regiter: Bộ đăng ký thường trú

SMS GMSC: SMS Gateway MSC

SMSC: Short Message Service Center: SMSC lưu trữ và điều khiển việc xử lý các tin

nhắn SMSC xác định khoảng thời gian có hiệu lực của tin nhắn và thêm dấu hiệu thời gian khi nhận được tin nhắn Đồng thời SMSC tiến hành kiểm tra liệu có nhiều tin nhắn được gửi tới địa chỉ hay không và định mức ưu tiên cho các tin nhắn

VLR

Trang 22

 Từ SMSC, bản tin được gửi thẳng tới máy di động của người nhận Để thực hiện công việc này, SMSC thông qua hệ thống GMSC để xác định thuê bao nhận thông qua bộ đăng ký thường trú HLR GSMC định tuyến cuộc gọi đến MSC/VLR xác định vị trí hiện tại của thuê bao và tiến hành tìm gọi thuê bao SMSC sẽ nhận thông báo về trạng thái thuê bao: active(hoạt động), inactive(không hoạt động) Nếu đáp ứng là “inactive”, SMSC sẽ giữ lại bản tin trong một khoảng thời gian định trước (3 ngày) tại Server – Store & Forward Trong khoảng thời gian đó, khi thuê bao bật máy và nằm trong vùng phủ sóng HLR sẽ gửi tới SMSC một bản tin xác nhận SMS (SMS Notification) và bắt đầu việc phân phát bản tin.

 Mạng di động cung cấp các cơ chế cần thiết để tìm gọi các máy nhận tin nhắn

và truyền tin nhắn giữa SMSC với các thiết bị đầu cuối di động Khi bản tin đã được gửi tới địa chỉ nhận, SMSC được xác minh rằng bản tin đã được nhận bởi người nhận, sau đó phân loại thành bản tin đã gửi và kết thúc quá trình gửi tin

Sự thống nhất mạng viễn thông nhờ hợp tác và thỏa thuận giữa các mạng di động lên tầm quốc tế và đôi khi được hỗ trợ bời nhiều hơn một kĩ thuật mạng di động Điểm mới này của nhà cung cấp dịch vụ đòi hỏi các sản phẩm được đưa lên mạng không bị ràng buộc bởi sự khai thác và quản lý, sự điều tiết dung lượng thuê bao, thông lượng tin nhắn, sự phát triển tương lai cũng như các dịch vụ Các giải pháp cho SMSC dựa trên mạng thông tin di động là sự lựa chọn thích hợp nhất cho các yêu cầu trên

• Đặt quyền ưu tiên cho các bản tin Đối với mạng GSM những bản tin được đặt quyền ưu tiên cao sẽ được truyền lại ngay sau khi thất bại

• Thông báo nhận được Khi một bản tin được gửi đến đích, mạng sẽ truyền một bản tin xác nhận đến người gửi

• Cơ chế truyền lại thông minh Trừ các bản tin đã được định thời điểm truyền trước, các bản tin đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu sẽ được cố gắng truyền càng sớm càng tốt Nếu thuê bao tắt máy hoặc ra khỏi vùng phủ sóng bản tin sẽ được lưu trữ tạm thời lại cho đến khi có thể truyền tùy theo cơ chế truyền lại Cơ chế truyền lại này do nhà quản trị đặt trước

Trang 23

• Chuyển lại giờ Khi mạng di động trải ra trên nhiều mũi giờ, một bản tin khi truyền từ mũi giờ này sang mũi giờ khác sẽ được tự động cập nhật Điều này sẽ tránh cho thuê bao không phải nhận được các bản tin chậm trễ.

• Thay thế các bản tin Mạng có thể thay thế các bản tin đang được lưu trữ tại cơ

sở dữ liệu của trung tâm và bộ nhớ của máy di động Mạng sẽ thực hiện khi trung tâm nhận được bản tin thay thế Chức năng này có thể được sử dụng để nâng cấp các phần mềm cũ trên máy di động ví dụ như thay đổi giai điệu cho máy di động … Điều này đảm bảo việc giải phóng bộ nhớ cho máy di động

• Trung tâm dịch vụ tin ngắn này cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ Các ngôn ngữ này

có thể là ngôn ngữ latin hoặc không như tiếng Nga, Trung Quốc, Ả rập …

• Gửi đến một danh sách Để gửi một tin ngắn đến nhiều người cùng một lúc người gửi có thể nhóm các thuê bao thành một danh sách và đích gửi tin ngắn là tên của danh sách Trung tâm sẽ tự động gửi tin ngắn đến tất cả các thuê bao trong danh sách

• Tạo danh sách đen Trung tâm cho phép tạo ra một danh sách đen Đây là những thuê bao còn chưa trả tiền hoặc những máy di động bị đánh cắp Những

số máy trong danh sách đen sẽ không được phục vụ

• Hỗ trợ WAP Trung tâm này hỗ trợ các dịch vụ WAP cho phép thuê bao chạy các chương trình đặc biệt bằng máy di động thông qua giao diện đồ họa người dùng Khi được kết hợp với WAP gateway trung tâm sẽ thực hiện như một dịch

vụ mạng cho phép máy di động hỗ trợ WAP có thể chạy được các dịch vụ WAP

• Trung tâm cũng cung cấp một giao diện quản trị đồ họa người dùng cho phép nhà quản trị có thể dễ dàng vận hành bảo dưỡng hệ thống

• Tính cước Hệ thống tính cước cho phép ghi đầy đủ các thông tin chi tiết bao gồm cả thông tin không truyền các bản tin được, ngày giờ truyền tin, địa chỉ nguồn địa chỉ đích … Các thông tin tính cước sẽ được truyền về cho nhà quản trị thông qua giao thức truyền file đơn giản (FTP)

• Cài đặt thông số Thông qua giao diện quản trị, nhà quản trị có thể cài đặt các thông số cho quá trình lưu trữ và truyền, định dạng các tin ngắn theo các ngôn ngữ khác nhau, giám sát bản tin gửi, lấy file nhật ký và tạo các bản thông báo

• Các công cụ chăm sóc khách hàng của trung tâm dịch vụ tin ngắn thông minh cung cấp một dịch vụ nhằm thỏa mãn yêu cầu khách hàng Đối với những khách hàng than phiền rằng tin ngắn của họ đã không được nhận, trung tâm có một công cụ để giám sát những bản tin ngắn một cách chính xác và đưa các thông tin

đó lên mạng Hệ thống sẽ lưu trữ thông tin về các bản tin ngắn trong thời gian

30 ngày Sau thời gian đó các thông tin này sẽ bị hủy để có thể cập nhật thêm các thông tin mới Điều này giúp cho người dùng có thể kiểm tra trạng thái của các bản tin do mình gửi đi một cách nhanh chóng và hiệu quả khi truy cập mạng Các thông tin này chủ yếu là ngày giờ tin ngắn được truyền đi, truyền lại …

• Trung tâm dịch vụ tin ngắn thông minh còn có chức năng giám sát hoạt động của thiết bị Hãng Comverse kết hợp chức năng thu thập số liệu vào cơ chế lưu

Trang 24

trữ và truyền của SMSC Hệ thống sẽ tự giám sát các hoạt động chung và trạng thái của giao điện ngoài Trung tâm sẽ thu thập các thông tin thống kê về các bản tin ngắn và đưa ra dưới dạng các biểu đồ họa cho nhà quản trị Các thông số thống kê cũng chỉ ra rằng cơ chế lưu trữ và truyền lại đã tối ưu hay còn cần phải điều chỉnh lại Nó cũng giúp cho nhà quản trị xác định dung lượng khi cần phải nâng cấp Trung tâm cho phép nhà quản trị chỉ thu thập các thông tin cần thiết

để không tốn tài nguyên cho các công việc xử lý khác Sau đây là giao diện mà SMSC tạo ra

Cơ chế lưu trữ và truyền tiếp (SFE – Store and Forward Enginering) là trái tim của một SMSC Nó nhận các bản tin và gửi chúng đến các đích khác nhau Cơ chế này

có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ tạm thời các bản tin Nó kiểm soát hàng đợi để truyền các bản tin SFE còn có một đồng hồ dùng để phục vụ các bản tin được định thời truyền trước và cơ chế truyền lại

Cả phần cứng và phần mềm của SMSC đều được chạy dự phòng Kiến trúc chạy dự phòng nóng như vậy có một số những ưu điểm sau:

- Một hệ thống SMSC dự phòng nóng được chạy trên một nền phần cứng độc lập Nếu SMSC hỏng, hệ thống dự phòng sẽ được kích hoạt trong thời gian nhỏ

30 giây để đảm bảo không bị mất các tin ngắn

- Các nguồn tin ngoài được kết nối đến cả hệ thống hoạt động và hệ thống dự phòng

- Để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động được ngay tức thì, cơ sở dữ liệu và hàng đợi của hệ thống dự phòng cũng phải giống hệ thống ở hệ thống đang chạy Việc cập nhật cho hệ thống dự phòng được thực hiện theo thời gian thực trong khi đang chạy

- Trong thời gian nâng cấp các phần mềm, thiết bị vẫn có thể chạy phục vụ khách hàng

2.3.4 Các loại trung tâm dịch vụ tin ngắn

Có 3 loại trung tâm dịch vụ tin ngắn (loại dung lượng nhỏ, dung lượng trung bình và dung lượng lớn):

- SMSC dung lượng nhỏ có thể hỗ trợ xử lý 50.000 bản tin ngắn trong 1 giờ bận

Hệ thống này rất thuận lợi cho những mạng yêu cầu dung lượng nhỏ vì nó có giá thành thấp, tiết kiệm tài nguyên do sử dụng đường báo hiệu SS7 có sẵn, đồng thời cũng dễ dàng nâng cấp dung lượng khi cần thiết

- SMSC dung lượng trung bình là một hệ thống riêng rẽ có thể hỗ trợ lên tới 130.000 bản tin trong 1 giờ bận Hệ thống luôn đảm bảo cho sự họat động liên tục nhờ sự dự phòng đồng thời nó cũng dễ dàng nâng cấp lên khi cần tăng dung lượng

- SMSC dung lượng lớn có thể hỗ trợ xử lý tới 250.000 bản tin ngắn trong một giờ bận Hệ thống này cho phép dễ dàng kết nối với những thiết bị khi cần mở rộng dung lượng

Trang 25

Khi dung lượng hệ thống tăng lên ta cũng có thể lắp thêm các SMSC mới vào

hệ thống

2.4.5 Sử dụng giao thức trong SMSC

SMS được phát triển như là một kênh phân thối dịch vụ của WAP (Wireless Application Protocol) và thương mại điện tử di động Các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ ngày càng tạo ra nhiều dịch vụ mới Sự cung cấp dịch vụ ứng dụng không dây

là cấu trúc dịch vụ mới và hấp dẫn cho sự cung cấp dịch vụ dựa trên SMS Nguyên lý chung là chỉ sử dụng một SMSC duy nhất để mã hóa các bản tin được đưa qua mạng GSM Khó khăn lớn và cơ bản trong việc phát triển dịch vụ dựa trên SMS là số lượng lớn các giao thức phải sử dụng trong các SMSC

Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) đã phê chuẩn 4 giao thức SMSC: SMPP (do Logical xây dựng), CIMD (do Nokia xây dựng), UCP/EMI (do CMG xây dựng) và SMS2000 (do SEMA xây dựng) Các chuẩn này có chức năng khác nhau không đáng kể và hỗ trợ lẫn nhau Việc hỗ trợ tất cả các giaot thức này là một nhiệm

vụ khắt khe cho các nhà cung cấp Một số SMS GateWay có thể tương tác với một vài hoặc cả 4 giao thức SMS kể trên Tuy nhiên không có môt phương thức tiêu chuẩn dành cho các nhà cung cấp dịch vụ để tương tác với các SMS Gateway Tương tự chỉ

có một số ít các SMS gateway hỗ trợ mọi giao thức SMS Giao thức SMPP (Short Message Peer to Peer) là giao thức được sử dụng phổ biến hơn cả và dễ dàng thích ứng với các SMSC hoặc SMS Gateway cho các nhà cung cấp dịch vụ Giao thức SMPP sẽ được mô tả chi tiết trong phần sau của khóa luận

Trang 26

CHƯƠNG III GIAO THỨC SMPP

Giao thức SMPP không trực tiếp quy định cách truyền tin trên mạng mà nó truyền tin trên cơ sở là giao thức TCP/IP Do đó liên kết giữa tổng đài dịch vụ tin ngắn

và thực thể tin ngắn mở rộng thực tế là liên kết theo chuẩn TCP/IP

Hình 3.1 Giao thức SMPP trong mạng di động

Giao thức SMPP:

1 Thiết lập một quá trình trao đổi gói tin ngắn (short message) giữa ESME (External Short Message Entity) và SMSC (Short Message Service Centre – Trung tâm dịch vụ gói tin ngắn)

2 Dữ liệu của ESME phải được trao đổi với SMSC trong suốt quá trình hoạt động của giao thức SMPP.

3.1.1 Hoạt động của giao thức SMPP.

ESME: External Short Message Entity

SMSC: Short Message Service Centre

Để trao đổi các Message giữa ESME và SMSC thông qua giao thức SMPP thì

có thể phân ra làm 3 quá trình cụ thể sau:

Trang 27

1 Các message được gửi từ ESME tới SMSC (SMPP như là một Transmitter)

2 Các message được gửi từ SMSC đến ESME (SMPP như là một Receiver)

3 Các message được gửi từ SMSC đến ESME và ngược lại (SMPP như là một Transceiver)

Hình 3.2 Hoạt động của giao thức SMPP

3.1.2 Phiên làm việc của SMPP.

Một phiên làm việc của giao thức SMPP giữa SMSC (Short Message Service Centre) và ESME (External Short Message Entity) được bắt đầu bằng việc ESME thiết lập kết nối với SMSC rồi gửi tới giao thức SMPP, yêu cầu mở phiên làm việc SMPP ESME sẽ xem sét và nhận message đã được yêu cầu để thiết lập hai quá trình kết nối mạng và hai phiên làm việc của SMPP (Transmitter và Receiver)

Trong suốt phiên làm việc của SMPP, ESME sẽ gửi hàng loạt các yêu cầu tới SMSC và nhận lại những câu trả lời phù hợp với mỗi request từ SMSC Tương tự như vậy phía SMSC cũng gửi các yêu cầu tới ESME nhưng phải phù hợp với các câu trả lời

Một phiên làm việc của SMPP có thể được xác định trong các phạm vi các trạng thái dưới đây:

OPEN (Khi kết nối và trong khi chờ đợi đóng kết nối: Connected and Bind

pending): Một ESME đã thiết lập kết nối tới SMSC nhưng vẫn chưa đưa ra yêu cầu kết nối (Bin)

BOUND_TX: Khi một ESME đã kết nối nó sẽ yêu cầu nối kết (to bind) như là một ESME Transmitter (được gọi là bin_transmitter PDU) và nhận được câu trả lời

từ SMSC cho những yêu cầu nối kết của nó

Trang 28

Khi đó ESME đã nối kết như một transmitter (máy phát), có thể gửi các short message tới một SMSC rồi chuyển tới trạm Mobile hoặc ESME khác ESME đó có thể thay thế, xem xét hoặc loại bỏ short message trước.

BOUND_RX: Một ESME đã kết nối sẽ yêu cầu nối kết như một ESME Receiver (được gọi là bind_receiver PDU) và nhận trả lời từ SMSC cho những yêu

cầu nối kết của nó

Khi đó ESME đã nối kết như là một receiver (máy thu) có thể nhận các short message tử một SMSC, có thể bắt nguồn từ một trạm Mobile hoặc từ ESME khác hoặc

từ chính SMSC

BOUND_TRX: Một ESME đã kết nối sẽ yêu cầu nối kết như một ESME

transceiver ( còn được gọi là một bind_transceiver PDU) và nhận một câu trả lời từ

SMSC cho yêu cầu của nó

Một ESME đã nối kết như một transceiver hỗ trợ toàn bộ một quá trình hoạt động bởi một ESME transmitter và một ESME receiver Bởi vậy một ESME đã nối kết như một transceiver có thể gửi các short message tới một SMSC rồi gửi tới một trạm Mobile hoặc ESME khác ESME cũng có thể nhận các short message từ một SMSC,

có thể bắt nguồn từ một trạm Mobile hoặc từ ESME khác hoặc từ chính SMSC

CLOSE (tháo và ngắt kết nối): một ESME tháo và ngắt kết nối với SMSC và

SMSC cũng tháo và ngắt kết nối với ESME

*Outbind:

Mục đích của sự hoạt động của outbind là cho phép SMSC phát tín hiệu cho

một ESME có thể bắt đầu một yêu cầu bind_receiver tới SMSC.

Một phiên làm việc SMPP giữa một SMSC và một ESME có thể được bắt đầu bằng việc SMSC thiết lập một kết nối mạng với ESME Khi một quá trình kết nối mạng được thiết lập thì SMSC sẽ nối kết với ESME và đưa ra một yêu cầu outbind

ESME sẽ trả lời cho yêu cầu bind_receiver, và SMSC sẽ hồi âm với một bind_receiver_resp Nếu ESME không chấp nhận phiên làm việc của outbind (chẳng

hạn do hệ thống hoặc mật khẩu bị lỗi) thì ESME có thể ngắt kết nối mạng

Một phiên làm việc của SMPP khi được thiết lập thì đặc điểm cơ bản nhất của phiên đó chính là một phiên receiver SMPP thông thường

Các bước tuần tự trong phiên làm việc của outbind:

Trang 29

Hình 3.3 Phiên làm việc của SMPP

3.1.3 SMPP PDUs (SMPP Protocal Data Units - Các bộ dữ liệu giao thức SMPP)

Bảng dưới đây liệt kê tập hợp bộ dữ liệu giao thức SMPP (SMPP PDU) và các trường hợp mà các PDU có thể được dùng:

Tên SMPP PDU Trạng thái của

phiên SMPP yêu cầu

Được đưa ra

từ phái ESME

Được đưa ra từ phía SMSC

BOUND_RXBOUND_TRX

YesYesYes

YesYesYes

BOUND_RX

YesYes

YesYes

Trang 30

Tên SMPP PDU Trạng thái của

phiên SMPP yêu cầu

Được đưa ra

từ phái ESME

Được đưa ra từ phía SMSC

BOUND_TRX

YesYes

NoNo

BOUND_TRX

NoNo

YesYes

BOUND_TRX

YesYes

NoNo

submit_sm_multi_resp BOUND_TX

BOUND_TRX

NoNo

YesYes

BOUND_RXBOUND_TRX

YesYesYes

YesYesYes

BOUND_RXBOUND_TRX

YesYesYes

YesYesYes

BOUND_TRX

NoNo

YesYes

BOUND_TRX

YesYes

NoNo

BOUND_TRX

YesYes

NoNo

BOUND_TRX

NoNo

YesYes

BOUND_TRX

YesYes

NoNo

Trang 31

Tên SMPP PDU Trạng thái của

phiên SMPP yêu cầu

Được đưa ra

từ phái ESME

Được đưa ra từ phía SMSC

BOUND_TRX

No

Yes

BOUND_RXBOUND_TRX

YesYesYes

YesYesYes

enquire_link_resp BOUND_TX

BOUND_RXBOUND_TRX

YesYesYes

YesYesYes

alert_notification BOUND_RX

BOUND_TRX

NoNo

YesYes

BOUND_RXBOUND_TRX

YesYesYes

YesYesYes

Như vậy tại tầng SMPP thì ESME và SMSC đều coi sự kết nối như là một quá trình truyền đáng tin cậy để quản lý các quá trình trao và nhận các SMPP PDU Hình

vẽ dưới sẽ cung cấp giao diện SMPP cơ bản thực hiện quá trình trao đổi thông tin giữa SMSC và ESME:

Trang 32

Hình 3.4 Quá trình trao đổi thông tin giữa ESME và SMSC

3.1.5 SMPP messages gửi từ ESME đến SMSC:

Một ESME gửi một short message tới SMSC phải được kết nối tới SMSC như

là một ESME transmitter hoặc như là một ESME transceiver Chẳng hạn SMPP gửi các bộ giao dữ liệu giao thức (PDUs-Protocol Data Units) có thể gửi từ một ESME transmitter tới SMSC, bao gồm:

• submit_sm

•data_sm

Hơn nữa để xem xét các message từ phía SMSC thì ESME có thể thực hiện các hoạt động dưới đây của SMPP sử dụng các từ đặc tả của message đã được gửi trả lại bởi SMSC trong message ACK:

• query_sm - Query the SMSC for the status of a previously submitted message.

• cancel_sm - Cancel delivery of a previously submitted message.

• replace_sm - Replace a previously submitted message.

3.1.5.1 SMPP messages phản hồi từ SMSC đến ESME:

Bộ dữ liệu của giao thức SMPP trả lời một messge từ SMSC bảo gồm định danh của message (phải được gán tên duy nhất liên quan đến đặc điểm của message)

và trạng thái để báo cho ESME biết rằng message đã được submit có giá trị hay không còn giá trị Trong một số trường hợp SMSC sẽ trả về mọt trạng thái lỗi thích hợp:

• submit_sm_resp

• data_sm_resp

• query_sm_resp

Trang 33

• cancel_sm_resp

• replace_sm_resp

3.1.5.2 Trình tự của một phiên làm việc điển hình của SMPP - ESME

transmitter:

Sơ đồ dưới đây mô tả một trình tự yêu cầu/trả lời SMPP (SMPP

request/response) giữa một SMSC và một ESME như một trạm phát (transmitter)

Sự trao đổi của các PDU yêu cầu/trả lời (request/response) SMPP giữa

một ESME transmitter và SMSC có thể sảy ra đồng thời hoặc không đồng thời như hình dưới Bởi vậy, nếu ESME muốn gửi nhiều yêu cầu tới SMSC mà không cần cùng một lúc thì sẽ chờ các PDU trả lời

• Hàng loạt các yêu cầu SMPP liên tiếp được đưa ra không đồng thời cùng một lúc của một ESME (như số thứ tự trong ngoặc đơn của hình dưới) phải được sinh ra ngay sau khi có các câu trả lời từ phía SMSC

• Các câu trả lời SMPP sẽ được trả về từ phía SMSC theo đúng trình tự các yêu cầu đã nhận được từ phía ESME Tuy nhiên điều này thì không bắt buộc trong SMPP và ESME có khả năng quản lý trình tự các câu trả lời mà nó nhận được

• ESME sẽ trả về các câu trả lời SMPP tới SMSC theo đúng trình tự mà nó

đã nhận được yêu cầu ban đầu

Trang 34

Hình 3.5 Trình tự một SMPP request/response của một ESME Transmiter

3.1.6 SMPP message gửi từ SMSC tới ESME :

SMSC chuyển một tin ngắn tới ESME, trong trường hợp này ESME phải được kết nối với SMSC như là một ESME Receiver hoặc một ESME Transceiver

Ứng dụng điển hình của ESME là hoạt động như một SMPP receiver, bao gồm:

• Một cổng email lấy tin được tạo ra bởi trạm mobile rồi chuyển ra ngoài hộp email Internet

• Phía SMSC có thể cũng gửi một “deliver receipt” (xác nhận đã chuyển) tới ESME, xác nhận này sẽ chứa trạng thái deliver (chuyển) của tin ngắn được chuyển lần trước

Các ví dụ về bộ dữ liệu giao thức của tin nhắn SMPP được gửi từ một SMSC tới tới một ESME receiver bao gồm :

• deliver_sm

Trang 35

• data_sm

3.1.6.1 SMPP Message phản hồi từ ESME tới SMSC

Các câu trả lời SMPP PDU từ ESME receiver phải được duy trì trong quá trình giải quyết các PDU bằng các từ định danh (chứa trong tham số parameter) được gửi bởi SMSC Các câu trả lời cũng phải bao gồm các trạng thái dòng lệnh để báo cho phía SMSC biết được rằng các tin đã gửi tới ESME có giá trị (chẳng hạn như đã được ESME chấp nhân) hoặc không có giá trị Trong trường hợp các tin nhắn gửi không có giá trị thì ESME sẽ trả về trạng thái lỗi SMPP tương ứng

Các câu trả lời SMPP có thể được gửi từ ESME tới SMSC bao gồm:

• deliver_sm_resp

• data_sm_resp

3.1.6.2 Trình tự phiên làm việc của SMPP - ESME Receiver

Sơ đồ dưới đây mô tả một trình tự yêu cầu/trả lời SMPP (SMPP

request/response) giữa một SMSC và một ESME như một trạm thu (Receiver)

Sự trao đổi của các PDU yêu cầu/trả lời (request/response) SMPP giữa một

ESME transmitter và SMSC có thể sảy ra đồng thời hoặc không đồng thời như

hình dưới Bởi vậy, SMSC có thể gửi nhiều yêu cầu deliver_sm tới ESME mà

không cần cùng một lúc thì sẽ chờ các PDU trả lời

• Hàng loạt các yêu cầu SMPP liên tiếp được đưa ra không cùng một lúc bởi SMSC (như thứ tự của các số trong ngoặc đơn của hình dưới) phải được sinh ra ngay sau khi có các câu trả lời từ phía ESME

• Phía ESME luôn trả về các câu trả lời SMPP tới SMSC theo đúng trình tự các yêu cầu ban đầu mà nó đã nhận được từ phía SMSC Tuy nhiên điều này thì không bắt buộc trong SMPP và SMSC có khả năng quản lý trình tự các câu trả lời mà nó nhận được

• Các câu trả lời SMPP sẽ được trả về từ phía SMSC theo đúng trình tự các yêu cầu đã nhận được từ phía ESME Tuy nhiên điều này thì không bắt buộc trong SMPP và ESME có khả năng quản lý trình tự các câu trả lời mà nó nhận được

Trang 36

Hình 3.5 Trình tự một SMPP request/response của một ESME Receiver

3.2 Kiểu và định dạng SMPP PDU (Short Message Peer to Peer

Protocal Data Unit)

3.2.1 Các kiểu của SMPP PDU:

Dưới đây là các định nghĩa về kiểu dữ liệu SMPP PDU mà các kiểu dữ liệu này được sử dụng để xác định trong các tham số SMPP:

Kiểu Interger: là số mang giá trị không dấu, được định nghĩa như là một

số octets Số octets luôn được chuyển thành MSB(Most Significant Byte-Byte quan trọng nhất) (Big Endian)đầu tiên

Kiểu C-Octets string: là một chuỗi các các ký tự ASCII được kết thúc

bởi ký tự NULL

Trang 37

Kiểu C-Octets string(Decimal): là một chuỗi các ký tự ASCII, mỗi ký

tự biểu diễn một số thập phân từ 0 dến 9 và kết thúc bởi ký tự NULL

Kiểu C-Octets string(Hex): là một chuỗi các ký tự ASCII, mỗi ký tự

biểu diễn một số hexadecimal (hệ thập lục phân-hệ đếm 16) và kết thúc bởi ký

4 Interger Trường Interger có kích thước cố định, trong trường hợp

này thì là một số có 32 bit (4 octets)

Var

Max 16

C-OctetString

Xâu này có chiều dài thay đổi được từ 1 đến 15 ký tự ASCII, theo sau là một octet mà kết thúc bởi ký tự NULL Một xâu rỗng thì được mã hóa như là một octet chứa ký tự NULL (0x00)

Fix

1 hoặc 17

C-OctetString

Chiều dài của xâu này là cố định, có 2 khả năng: trường hợp thứ nhất là có một octet chứa ký tự NULL, trường hợp thứ 2 là chứa một số cố định các ký tự và được kết thúc bởi ký tự NULL(trong trường hợp này thì sẽ có 16 ký

tự và một ký tự NULL)

Var

0 đến 254

OctetString

Giá trị của Octet string có thể thay đổi được(trong trường hợp này nó có thể thay đổi từ 0 đến 254 octet)

3.2.2 Định dạng SMPP PDU (Bộ dữ liệu giao thức SMPP):

Thông thường, gói dữ liệu SMPP PDU bao gồm một phần đầu (header) PDU và một phần thân (Body) PDU như bảng dưới đây:

SMPP PDU PDU Header (bắt buộc) PDU body (tùy

chọn)

Command

length

Command id

Command status

Sequence number

PDU body

Trang 38

4 octets Length=( Command Length value – 4) octets

SMPP PDU header là phần bắt buộc đối với mọi bộ dữ liệu giao thức SMPP

(SMPP PDU) và luôn luôn có mặt trong bộ dữ liệu giao thức SMPP Ngược lại phần

PDU body có thể có hoặc không trong các bộ dữ liệu giao thưc SMPP.

Định dạng trong mỗi bộ dữ liệu giao thức SMPP sẽ được mô tả chi tiết trong

phần 3.3 (Mô tả chi tiết các bộ dữ liệu SMPP PDU).

Command_length 4 Interger Trường Command_length xác

định tổng chiều dài các octet của gói tin SMPP PDU kể cả trường

Một lệnh duy nhất cho phép mỗi SMPP trả lời PDU trong khoảng 0x80000000 đến 0x800001FF

Lưu ý rằng mỗi một lệnh yêu cầu SMPP sẽ tương ứng với một lệnh trả lời SMPP.

Command_status 4 Interger Trường Command_status sẽ cho

biết một yêu cầu SMPP là thành công hay thất bại Nó chỉ liên quan trong câu trả lời của SMPP tới PDU và nó phải chứa giá trị NULL trong một yêu cầu SMPP đối với PDU

Sequence_number 4 Interger Trường này chứa số thứ tự cho

Trang 39

phép SMPP yêu cầu và trả lời được kết hợp với nhau trong các mục đích tương quan.

Sử dụng số hiệu tuần tự này đối với những message tương quan cho phép các SMPP PDU trao đổi trạng thái không đồng bộ

Nhiệm vụ của số tuần tự là khởi tạo SMPP PDU Số tuần tự

sẽ tăng đều đặn sau mỗi lần SMPP yêu cầu PDU và phải được duy trì cùng với việc SMPP trả lời PDU

Số tuần tự có thể thay đổi từ 0x00000001 đến 0x7FFFFFFF

Var Mixed Một danh sách các tham số bắt

buộc tương ứng với SMPP PDU

đã định nghĩa trong trường

Command_id Optional

Parameters

Var Mixed Một danh sách các tham số tùy

chọn tương ứng với SMPP PDU

đã được định nghĩa trong trường

Command_id

Trên đây là định dạng chung nhất cho tất cả các Message giữa ESME và SMSC

thường bao gồm 2 phần: phần đầu (header) và phần thân (body) Các loại Message

khác nhau thường có phần header giống như trên, khác nhau ở phần body, phần header bắt buộc phải có, phần body có thể có hoặc không Định dạng thân các loại Message sẽ

được chi ra chỉ rõ hơn trong phần 3.3 (Mô tả chi tiết các bộ dữ liệu SMPP PDU).

3.2.2.2.Độ dài của một SMPP PDU

Trường Command_length bắt đầu của SMPP PDU header, trường này có nhiệm

vụ xác định tổng số octets chứa trong SMPP PDU Trường Command_length chứa một

số 4 octets được chuyển sang định dạng Big Endian (hay còn gọi là MSB-Most Significant Byte-Byte quan trọng nhất)

Để giải mã được SMPP PDU thì ESME (External Short Message Entity-Thực thể tin ngắn mở rộng) hoặc SMSC (Short Message Service Centre-Trung tâm dịch vụ

tin ngắn) đầu tiên phải đọc trường Command_length (4 octets) để xác định chiều dài

của PDU Lượng dữ liệu còn lại sẽ được xác định bằng cách lấy tổng chiều dài của

Trang 40

PDU trừ đi chiều dài của trường Command_length (4 octets) Giả sử chiều dài của

dòng lệnh là N thì độ dài phần thân của PDU là N- 4 octets

Ví dụ: Dữ liệu của phần header của SMPP PDE được mã hóa như sau:

Phần dữ liệu còn lại sẽ là của phần Body của SMPP PDU

3.2.2.3 Độ dài của một SMPP Message và độ dài Message mở rộng của nó:

Chiều dài của đoạn tin ngắn được xác định trong trường sm_length của các

SMPP PDU sau:submit_sm, submit_multi, deliver_sm và replace_sm.

Chiều dài lớn nhất của các đoạn tin được xác định trong trường sm_length là

160 octets Nếu một ESME muốn submit một tin có chiều dài lớn hơn 160 octets thì

trường sm_length phải được thiết lập giá trị NULL và tham số tùy chọn

message_payload phải được xác định với giá trị chiều dài của tin và dữ liệu của người

Các tham số tùy chọn phải luôn xuất hiện ở phần cuối của một PDU, trong phiên “tham số tùy chọn” của SMPP PDU Tuy nhiên chúng có thể được đặt trong phiên “tham số tùy chọn” của SMPP PDU ở một vài tiện ích

Đối với một SMPP PDU cụ thể, ESME hoặc SMSC có thể bao gồm một vài, tất

cả hoặc không có một tham số tùy chọn nào được định nghĩa tùy thuộc vào hoàn cảnh ứng dụng cụ thể

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT (Trang 2)
Hình 1.1. Mô hình OSI - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 1.1. Mô hình OSI (Trang 10)
Hình 1.2. Mô hình bộ giao thức TCP/IP - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 1.2. Mô hình bộ giao thức TCP/IP (Trang 12)
Hình 2.1. Trung tâm dịch vụ tin ngắn SMSC - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 2.1. Trung tâm dịch vụ tin ngắn SMSC (Trang 20)
Hình 2.2. Sơ đồ tiến trình từ MS đến SMSC - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 2.2. Sơ đồ tiến trình từ MS đến SMSC (Trang 21)
Hình 3.1. Giao thức SMPP trong mạng di động - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 3.1. Giao thức SMPP trong mạng di động (Trang 26)
Hình 3.2. Hoạt động của giao thức SMPP - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 3.2. Hoạt động của giao thức SMPP (Trang 27)
Hình 3.3. Phiên làm việc của SMPP - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 3.3. Phiên làm việc của SMPP (Trang 29)
Bảng dưới đây liệt kê tập hợp bộ dữ liệu giao thức SMPP (SMPP PDU) và các  trường hợp mà các PDU có thể được dùng: - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Bảng d ưới đây liệt kê tập hợp bộ dữ liệu giao thức SMPP (SMPP PDU) và các trường hợp mà các PDU có thể được dùng: (Trang 29)
Hình 3.4. Quá trình trao đổi thông tin giữa ESME và SMSC - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 3.4. Quá trình trao đổi thông tin giữa ESME và SMSC (Trang 32)
Hình 3.5. Trình tự một SMPP request/response của một ESME Transmiter - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 3.5. Trình tự một SMPP request/response của một ESME Transmiter (Trang 34)
Hình 3.5. Trình tự một SMPP request/response của một ESME Receiver - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 3.5. Trình tự một SMPP request/response của một ESME Receiver (Trang 36)
Bảng Địa chỉ đích (dest_address) - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
ng Địa chỉ đích (dest_address) (Trang 54)
Hình 4.1. Hệ thống dịch vụ tin ngắn - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 4.1. Hệ thống dịch vụ tin ngắn (Trang 67)
Hình 4.2. Hệ thống dịch vụ tin ngắn mở rộng Ở đây: - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 4.2. Hệ thống dịch vụ tin ngắn mở rộng Ở đây: (Trang 69)
Hình 5.1. Mô hình tổng quát mô tả dịch vụ tra cứu danh bạ điện thoại, điểm - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 5.1. Mô hình tổng quát mô tả dịch vụ tra cứu danh bạ điện thoại, điểm (Trang 73)
1. Bảng XS_Type: Các loại xổ số khác nhau hiện có - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
1. Bảng XS_Type: Các loại xổ số khác nhau hiện có (Trang 75)
2. Bảng XSDT: lưu kết các kết quả xổ số - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
2. Bảng XSDT: lưu kết các kết quả xổ số (Trang 75)
1. Bảng TruongDH: Danh sách các trường đại học - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
1. Bảng TruongDH: Danh sách các trường đại học (Trang 76)
1. Bảng DanhSach: Danh sách các điểm của các thí sinh - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
1. Bảng DanhSach: Danh sách các điểm của các thí sinh (Trang 76)
Hình 5.2. Mô hình quan hệ giữa các bảng - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
Hình 5.2. Mô hình quan hệ giữa các bảng (Trang 77)
Hình  thức - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
nh thức (Trang 81)
Hình  thức - nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms
nh thức (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w