PHẦN B. BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ TIN NHẮN SMS CHƯƠNG IV. MÔ TẢ BÀI TOÁN

Một phần của tài liệu nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG IV. MÔ TẢ BÀI TOÁN. 4.1. Mô tả khái quát hệ thống.

4.1.1. Khái quát về hệ thống đang tồn tại.

Hệ thống dịch vụ tin ngắn (SMS-Short Message Service) đã được đưa vào nước ta sử dụng trong vài năm gần đây. Hệ thống này cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động của mình để gọi và trao đổi tin cho nhau. Ta có thể xem bức tranh toàn cảnh về hệ thống này trong hình vẽ 4.1:

Hình 4.1. Hệ thống dịch vụ tin ngắn

Hệ thống này bao gồm:

• Trung tâm dịch vụ tin ngắn (SMSC-Short Message Service Center). • Mạng di động toàn cầu (GSM-Global System for Mobile communication).

• Các thiết bị di động cầm tay (Mobile phone).

Tuy nhiên ngày nay khi mà Internet ngày càng phát triển và xâm nhập vào cuôc sống của con người một cách mạnh mẽ. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, cho phép sử dụng điện thoại để khai thác và khám phá một thế giới rộng lớn trên Internet, chẳng hạn như tra cứu thông tin từ điện thoại di động vào Internet, chính vì thế ý tưởng “Phát triển các dịch vụ tin nhắn SMS” ra đời.

4.1.2. Khái quát về hệ thống các dịch vụ tin nhắn từ Mobile phone vào Internet và ngược lại:

a) Loại hình dịch vụ:

Dịch vụ mới cungcấp cho khách hàng sử dụng điện thoạidi động để giao tiếp với mạng Internet để tra cứu thông tin. Các dịch vụ phát triển trên SMS bao gồm:

- SMS Messaging

- SMS e-commerce/Retail (Mua bán, đặt vé)

- SMS Financial Services (Ngân hàng,cổ phần-cổ phiếu) - SMS Intranet - SMS Internet, Browsing,WAP - SMS Entertainment (Online/Download,Games,Audio,Video) - SMS Navigation/Location ( Địa chỉ) - SMS email - SMS chat - SMS jingles - SMS pictures - SMS to Speech - SMS Games b) Cấu hình hệ thống:

Để có thể cung cấp được các dịch vụ mô tả ở trên thì hệ thống của dịch vụ tin nhắn SMS phải được kết nối với Internet và có kiến trúc như sau:

• Cổng giao tiếp SMS (SMS Gateway). • Máy chủ ứng dụng (AppServer). • Máy chủ mạng (WebServer).

• Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server).

Hình 4.2. Hệ thống dịch vụ tin ngắn mở rộng

Ở đây:

• Cổng giao tiếp SMS Gateway làm nhiệm vụ kết nối giữa hệ thống điện thoại di động với hệ thống Internet.

• Máy chủ ứng dụng làm nhiệm vụ tổ chức và cung cấp các loại hình dịch vụ cho khách hàng.

• Máy chủ mạng làm nhiệm vụ tổ chức chương trình cho các dịch vụ trên mạng Internet kết nối với mạng điện thoại di động và hỗ trợ khách hàng.

• Máy chủ cơ sở dữ liệu làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý cơ sở dữ liệu của khách hàng và cơ sở dữ liệu dịch vụ của toàn bộ hệ thống.

Đi kèm với hệ thống phần cứng còn có các phần mềm để giải quyết các vấn đề sau đây:

• Hệ thống phải giao tiếp được với SMSC, chức năng này do cổng SMS gateway đảm nhận (đây là yếu tố vô cùng quan trọng chức năng này đòi hỏi phải tổ chức được chương trình chuyển đồi các luồng thông tin đi qua giữa mạng Internet và mạng điện thoại di động, chính vì vậy trên mỗi hệ thống các gói tin truyền đi được tổ chức theo một cách riêng).

• Phải tổ chức gói dữ liệu cho các loại hình dịch vụ mới, chức năng này do máy chủ ứng dụng đảm nhiệm.

• Phải tổ chức được cơ sở dữ liệu để cung cấp dữ liệu cho các loại hình dịch vụ mới mà hệ thống cung cấp, chức năng này do máy chủ cơ sở dữ liệu đảm nhận.

• Phải tổ chức được trang web cho phép giao tiếp giữa điện thoại di động với mạng Internet, chức năng này do máy chủ mạng đảm nhận.

Trong mô hình thử nghiệm mô phỏng SMSC, SMS Gateway, Application Server và Database Server đều nằm trên cùng một máy chủ thử nghiệm.

4.1.3. Các dịch vụ cung cấp

Dịch vụ cung cấp trong thời gian thử nghiệm sẽ là các dịch vụ: - Tra cứu danh bạ điện thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tra cứu điểm tuyển sinh - Kết quả xổ số.

Về tương lai, nhu cầu giải trí kết hợp với các chương trình truyền hình, truyền thanh là rất lớn. Thực hiện các giải pháp này sẽ là một mắt xích quan trọng khi siêu cổng Portal được xây dựng nên. Portal lúc đó sẽ được truy xuất từ nhiều phương tiện đầu cuối thông tin khác nhau.

4.2. Những yêu cầu bổ sung

Công nghệ sử dụng:

 Việc kết nối truyền số liệu dựa trên chuẩn giao thức truyền dữ liệu giữa hệ thống ứng dụng với trung tâm nhắn tin (SMSC) - SMPP V3.4.

 Ngôn ngữ lập trình: Giải pháp SMS sẽ được xây dựng bằng những kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình hiện đại Java, XML,

 Nền tảng công nghệ: Công nghệ sử dụng xây dựng bộ phần mềm ứng dụng là: J2EE. J2EE là một chuẩn, một tập hợp các công nghệ phức tạp để phát triển các ứng dụng mạnh và lớn dùng cho môi trường doanh nghiệp lớn dựa trên công nghệ Java.

 Hệ quản trị CSDL: trong giai đoạn này cần được lựa chọn giữa các hệ quản trị CSDL phổ biến, với năng lực đảm bảo được độ tin cậy tối thiểu. CSDL dùng trong hệ thống: MsAccess, MsSQL 2000, Oracle. Các hệ quản trị CSDL như Oracle sẽ được cân nhắc chính trong các giai đoạn sau khi hệ thống đạt các điều kiện sau:

o Ổn định cao về mô hình phát triển

o Tốc độ phát triển CSDL tăng nhanh

o Lưu lượng truy nhập tăng nhanh

Trong giai đoạn thử nghiệm chúng tôi tập trung mô phỏng mô hình kết nối và làm việc của hệ thống SMS truy suất vào dữ liệu trên MsAccess

 Máy thử nghiệm dịch vụ:

o HĐH: Win2000 trở lên

CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu giao thức smpp và phát triển các dịch vụ tin nhắn sms (Trang 67 - 72)