1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THẢO LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ các tổ CHỨC tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG NÂNG CAO

28 659 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 535,64 KB

Nội dung

Trong bản Hướng dẫn về cấp phép cho các quỹ hưu trí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD năm 2008, quỹ hưu trí được định nghĩa là một tập hợp tài sản được đóng góp vào quỹ nhằ

Trang 1

0 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA SAU ĐẠI HỌC 

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH

PHI NGÂN HÀNG NÂNG CAO

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk LỚP: CAO HỌC 18B, TCNH, LỚP BAN NGÀY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS,TS LÊ THỊ KIM NHUNG

Chủ đề 1: Thực trạng hoạt động và triển vọng phát triển của các

quỹ hưu trí Việt Nam

Trang 2

1 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

DANH SÁCH NHÓM 1 Lớp: Cao học 18B, TCNH, Lớp ban ngày

1 Trần Văn Tuấn Tổng hợp bài, Làm Slide, Thuyết trình

Cách thành viên nhóm 1 tự cho điểm đánh giá bản thân:

- Điểm A là tích cực tham gia nhất;

- Điểm B là tích cực tham gia vừa phải;

- Điểm C là tích cực tham gia;

Trang 3

2 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

LỊCH LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA NHÓM 1

LỚP: CAO HỌC 18B,TCNH,LỚP BAN NGÀY

2 Lập đề cương chi tiết;

3 Phân công nhiệm vụ làm việc và hướng dẫn tìm kiếm tài liệu;

2 Thứ hai, 09/09/13 Các thành viên nhóm, làm phần việc của

mình, tìm kiếm tài liệu phù hợp; Và tiến hành gửi về cho Đ/c Tuấn;

3 Thứ ba, 10/09/13

4 Thứ tư, 11/09/13

5 Thứ năm, 12/09/13 Đ/c Tuấn tiến hành tập hợp bài, chỉnh sửa

bài theo yêu cầu đạt; Tóm tắt chi tiết bài để chuẩn bị làm Slide; Đóng quyển theo yêu cầu đạt;

6 Thứ sáu, 13/09/13 Đ/c Tuấn thiết kế Slide thuyết trình theo

yêu cầu đạt;

7 Thứ bẩy, 14/09/13 Đ/c Tuấn Thuyết trình, các thành viên phối

hợp trả lời các câu hỏi, Cả nhóm đã hoàn thành xong nhiệm vụ được giao;

Mọi thông tin, vui lòng các Đ/c liên hệ:

E-mail: nhom1caohoctcnh@gmail.com ; Web http://nhom1caohoctcnh.tk

Trang 4

3 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

MỤC LỤC

Trang Trang bìa chính, bìa phụ

Danh sách nhóm 1 01

Mục lục 02

Lời mở đầu 03

PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUỸ HƯU TRÍ 05

1.1 Khái niệm quỹ hưu trí 05

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 06

1.3 Mục đích thành lập 08

1.4 Cách thức tạo lập 09

1.5 Hình thức hoạt động quỹ hưu trí 09

1.6 Quỹ hưu trí đối với thị trường tài chính phi ngân hàng 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUỸ HƯU TRÍ VN 14

2.1 Nội dung hoạt động quỹ hưu trí Việt Nam 14

2.2 Kết quả hoạt động quỹ hưu trí Việt Nam 15

2.3 Thách thức đối với quỹ hưu trí Việt Nam 16

2.4 Nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí ở Việt Nam 16

2.5 Nguồn quỹ hưu trí sắp cạn kiệt 19

2.6 Vấn đề liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện 22

PHẦN III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ HƯU TRÍ 26

3.1 Triển vọng phát triển quỹ hưu trí trên thế giới 26

3.2 Triển vọng phát triển quỹ hưu trí ở Việt Nam 27

3.3 Kiến nghị 29

Trang 5

4 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

Quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và một tỷ trọng lớn dân số sẽ không còn được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai Với các điều kiện hiện tại, dự báo quỹ lương hưu sẽ cạn kiệt vào năm 2029

Khuyến nghị trên là một phần báo cáo do ILO (tổ chức lao động Quốc tế) công bố tại hội thảo “Đánh giá tài chính Quỹ Hưu trí ở Việt Nam - Kết quả

dự báo và những khuyến nghị” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội TB&XH) cùng ILO vừa tổ chức tại Hà Nội

(LĐ-Theo báo cáo của ILO, chỉ khoảng 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (theo số liệu năm 2009, có 9,3 triệu người đóng góp cho quỹ hưu trí và tử tuất trong tổng số 48,5 triệu người trong độ tuổi lao động)

Tỷ lệ này có thể tăng trong thời gian trước mắt khi Việt Nam đang bước vào

“thời kỳ dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm tới 58,5% cơ cấu dân số (số liệu năm 2010) Tuy nhiên, quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và một tỷ trọng lớn dân số sẽ không còn được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai

“Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029 Đây sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam”

- ông Carlos Galian, chuyên gia của ILO tại Việt Nam cho biết Cũng theo chuyên gia, chế độ hưu trí hiện tại được đánh giá còn nhiều bất cập, thể hiện ở tuổi về hưu tương đối sớm, đặc biệt là đối với nữ giới, và một bộ phận người

Trang 6

5 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk lao động được phép về hưu trước tuổi quy định, trong bối cảnh tuổi thọ trung bình được nâng cao và tỷ lệ sinh giảm rõ rệt

Đứng trước thực trạng vấn đề trên nhóm 1 lựa chọn đề tài: “Thực trạng

hoạt động và triển vọng phát triển của các quỹ hưu trí ở Việt Nam hiện nay”

Đây cũng là chủ đề đang rất nóng trên các trang báo thông tin truyền thông và cũng là chủ để được thảo luận của nhân dân và các phiên họp thường

kỳ của quốc hội khi đưa ra chủ trương phát triển quỹ hưu trí tự nguyện ở nước

ta hiện nay

Bố cục của đề tài này gồm 3 phần chính bao gồm:

Phần I: Lý thuyết chung về Quỹ hưu trí

Phần II: Thực trạng hoạt động Quỹ hưu trí ở Việt Nam

Phần III: Triển vọng phát triển Quỹ hưu trí Việt Nam

Trang 7

6 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

PHẦN I

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUỸ HƯU TRÍ

1.1 Khái niệm quỹ hưu trí

Các quỹ hưu trí cho phép các cá nhân tích lũy các khoản tiết kiệm của mình trong suốt thời gian làm việc nhằm đảm bảo cho những nhu cầu tiêu dùng khi về hưu dưới dạng chi trả một khoản tiền trọn gói, hoặc những khoản tiền cố định hàng tháng Ngoài ra, các quỹ hưu trí còn tạo nguồn vốn cho những người/tổ chức có nhu cầu như các doanh nghiệp, các hộ gia đình và Chính phủ dưới dạng các khoản đầu tư hoặc tiêu dùng

Trong bản Hướng dẫn về cấp phép cho các quỹ hưu trí của Tổ chức Hợp

tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2008, quỹ hưu trí được định nghĩa là một

tập hợp tài sản được đóng góp vào quỹ nhằm mục đích tài trợ cho những lợi ích hưu trí của người hưởng lợi (beneficiaries) Các thành viên của quỹ có

quyền lợi hợp pháp đối với các tài sản của quỹ

Các quỹ hưu trí có thể được tổ chức dưới dạng một quỹ tín thác (một quỹ độc lập có tư cách pháp nhân) hoặc một quỹ không có tư cách pháp nhân do một Công ty quản lý quỹ (QLQ) hoặc một tổ chức tài chính thay mặt cho các thành viên của quỹ quản lý Các quỹ hưu trí thường được đóng góp bởi người

sử dụng lao động (các công ty, tập đoàn, hoặc công đoàn) và người lao động Tài sản của quỹ có thể được quản lý nội bộ hoặc được thuê quản lý Các khoản chi trả cho thành viên của quỹ hưu trí phụ thuộc vào tình hình thị trường tài chính hoặc tỷ lệ sinh lời tùy thuộc vào mô hình của quỹ là đóng góp xác định (DC) hay có mức hưởng xác định (DB)

Các quỹ hưu trí đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây ở nhiều nước, cả về quy mô so với GDP và so với hệ thống ngân hàng Do các

Trang 8

7 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk khoản đóng góp vào quỹ thường không được phép rút ra sớm, nên quỹ hưu trí luôn có nguồn tài sản dài hạn để đầu tư và nắm giữ các tài sản tài chính, kể cả những tài sản có độ rủi ro cao và tỷ lệ lợi nhuận cao Thông thường, tài sản của các quỹ hưu trí được dùng để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu chính phủ (TPCP), bất động sản (BĐS), tài sản nước ngoài, các công cụ trên thị trường tiền tệ và các khoản tiền gửi

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Thời kỳ trước năm 1945

Việt Nam chưa có pháp luật về BHXH, do đất nước bị giặc ngoại xâm

đô hộ, đời sống nhân dân khổ cực, khi gặp rủi ro, hoạn nạn sự hỗ trợ giúp đỡ chủ yếu dựa vào truyền thống tương thân, tương ái cưu mang của gia đình, dòng

họ, bản làng, “lá lành đùm lá rách” (có thể coi là một hình thức BHXH sơ khai)

Giai đoạn miền Bắc được giải phóng, xây dựng CNXH, pháp luật BHXH được hình thành và phát triển nhanh Ngày 27/12/1961, Điều lệ BHXH tạm thời được ban hành Đây là văn bản gốc về BHXH đối với cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, gồm có 06 chế độ và quy định Quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước, do các cơ quan, đơn vị đóng góp Đến năm 1964, Điều lệ đãi ngộ đối với quân nhân được ban hành Trong khi đó tại miền Nam, BHXH cũng

Trang 9

8 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk được thực hiện đối với người làm công, ăn lương và binh lính làm việc cho chính thể chính quyền cũ

Thời kỳ từ 1975 – đến trước 1995

BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước Các chế độ, chính sách BHXH trong thời kỳ này được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đặc điểm của BHXH giai đoạn này, là gắn với nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp; đối tượng chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang; nguồn chi trả các chế độ từ ngân sách nhà nước thường chậm, thiếu chủ động, tổ chức bộ máy thực hiện phân tán Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các chế độ BHXH, cũng như mô hình quản lý BHXH, không còn phù hợp nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Tuy nhiên, chính sách BHXH trong thời kỳ này đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam

Thời kỳ từ năm 1995 – 2006

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách BHXH đổi mới, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Bộ Luật Lao động được ban hành, có hiệu lực thực hiện từ 01/01/1995, dành 01 chương về BHXH, quy định về đối tượng được mở rộng; hình thành Quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước, do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước; thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý Quỹ BHXH và thực hiện các chế độ BHXH Ngày 16/02/1995, chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam, trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ về BHXH của Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Về chính sách BHXH, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP kèm theo Điều lệ BHXH áp dụng cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế Ngày

Trang 10

9 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP kèm theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu

Thời kỳ từ năm 2007 đến nay

Ngày 29/06/2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH, có hiệu lực thi hành

từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc; từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện; từ 01/01/2009 đối với BHTN Các quy định của Luật BHXH về chế

độ hưu trí được kế thừa từ các quy định trước đây; có phát triển, mở rộng về đối tượng, loại hình BHXH tự nguyện… Các chế độ BHXH được quy định cụ thể có lợi hơn cho người lao động như quy định chặt chẽ về quản lý, sử dụng, đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH, trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, quản

lý, giám sát việc quản lý và Quỹ BHXH công khai, minh bạch, góp phần bảo

đảm An sinh xã hội

1.3 Mục đích thành lập

Giúp cho người lao động khi về hưu có được những khoản thu nhập ổn định thông qua cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans) Các chương trình lương hưu này quy định những khoản đóng góp định kỳ của những người tham gia vào chương trình trong thời gian những người này còn đang làm việc để khi về hưu họ sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (hay lương hưu) được trả một lần khi về hưu hoặc trả định kỳ đều đặn cho tới khi chết

Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động mà cả các chủ thuê lao động và thậm chí là chính phủ

Các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn Do

số tiền mà các quỹ phải chi trả hàng năm có thể dự đoán với độ chính xác cao nên quỹ thường đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình vào các công cụ đầu tư dài hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay mua trả góp bất động sản… Ngoài

Trang 11

10 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro thấp như: tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành

=> Do vậy hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người hưu mà còn góp phần lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn

1.4 Cách thức tạo lập <PHẦN ĐÃ SỬA>

Các chương trình lương hưu được chia làm hai cách thức tạo lập sau: Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (A defined – contribution plan): là chương trình lương hưu trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó

Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (A defined – benefit plan): là chương trình lương hưu trong đó số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp, mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó Loại chương trình này có hạn chế là có thể xảy ra trường hợp số tiền mà người tham gia đóng góp không đủ để trả cho số tiền mà

họ sẽ nhận được sau khi về hưu

Ngoài ra các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham gia đóng góp hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu từ quỹ trợ cấp hưu trí của công ty đó

Sự phát triển của các quỹ trợ cấp hưu trí nhận được sự hổ trợ tích cực từ phía chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi về thuế Ví dụ: Các khoản đóng góp vào chương trình lương hưu của cả người lao động và chủ thuê lao động đều được miễn trừ thuế thu nhập Ở nhiều nước như Đức, Nhật, Mỹ Chính phủ còn cam kết tài trợ để số tiền lương tối thiểu lên tới một mức nhất định

1.5 Hình thức hoạt động Quỹ hưu trí <PHẦN ĐÃ SỬA>

Các quỹ trợ cấp lương hưu hoạt động dưới 2 hình thứ:

Trang 12

11 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk

Thứ nhất: Là các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân:

Các chương trình này do các công ty thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho những người lao động trong công ty, sẽ do một ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm điều hành bao gồm: các hoạt động thu tiền đóng góp, chi trả lương hưu

và thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn quỹ Các chương trình này cũng có thể được ủy thác cho các ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý

Hoạt động của các chương trình này luôn gặp rủi ro không đủ tiền để trả lương do khoản đóng góp không đủ để tài trợ cho việc chi trả (với trường hợp lương hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp) hoặc do yếu kém trong việc đầu tư gây thất thoát tiền quỹ Chính vì vậy, Luật các nước thường quy định việc báo cáo định kỳ theo những tiêu chuẩn nhất định về hoạt động của các quỹ, đưa ra những quy định về số năm tối thiểu phải tham gia chương trình, những giới hạn về phạm vi được đầu tư của quỹ, cũng như giao trách nhiệm giám sát cho một cơ quan chức năng (ví dụ Bộ Lao động) Thậm chí ở nhiều nước còn thành lập các tổ chức trực thuộc Chính phủ (ví dụ ở Mỹ là Pension Benefit Guarantee Corporation hoặc gọi là “Penny Benny”) hoạt động như một công ty bảo hiểm cho cấp quỹ trợ cấp hưu trí Các tổ chức này thu phí bảo hiểm từ các chương trình trợ cấp hưu trí tối thiểu cho một người lao động (ví dụ ở Mỹ là 30000USD mỗi năm) trong trường hợp các quỹ trợ cấp nói trên phá sản hoặc không thể thực hiện di chuyển đủ tiền vì những lí do khác

Thứ hai: Các chương trình trợ cấp hưu trí công cộng:

Hầu hết tất cả những người lao động và chủ thuê lao động bị bắt buộc phải tham gia chương trình này Phần đóng góp được xác định trên cơ sở mức lương của người lao động Người lao động và chủ thuê lao động sẽ chia nhau đóng góp

Bảo hiểm xã hội không chỉ chi trả lương hưu mà còn chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp mất sức lao động

Trang 13

12 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk Cũng như các chương trình trợ cấp hưu trí tư, các chương trình trợ cấp công đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt tiền để chi trả cho những khoản chi trả Bảo hiểm xã hội, không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đóng góp trước đây của người hưởng lợi cũng như do tỉ lệ người già tăng nhanh trong xã hội Thực tế này đòi hỏi nhiều nước phải cải cách các chương trình Bảo hiểm xã hội theo hướng đầu tư hóa và đa dạng hóa hình thức đầu tư vào lĩnh vực rủi ro hơn nhưng mức sinh lời cao hơn như cổ phiếu và trái phiếu của công ty

1.6 Quỹ hưu trí đối với thị trường tài chính phi ngân hàng

Có thể thấy, theo định nghĩa, quỹ hưu trí có đầy đủ các đặc điểm của nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm: (1) Tập hợp rủi ro và cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tốt hơn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ; (2) Lợi thế về đa dạng hóa đầu

tư bằng cách nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau (cả cố phiếu, trái phiếu và các tài sản khác), cả trong nước và nước ngoài; (3) Thanh khoản tốt hơn, đồng thời giúp tăng cưởng thanh khoản cho thị trưởng; (4) Khả năng thu nhận và xử

lý thông tin tốt hơn so với các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ trên thị trưởng; (5) Lợi thế quy mô nhở lượng vốn lớn, giao dịch lớn, do đó, chi phí cho mỗi nhà đầu tư thấp hơn

Với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ hưu trí đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính Các quỹ hưu trí góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường bằng cách tác động vào cấu trúc của thị trường chứng khoán (TTCK) do quỹ luôn có nhu cầu về thanh khoản và những giao dịch quy mô lớn Ngược lại, quỹ hưu trí cũng tạo thanh khoản cho thị trường thông qua các hoạt động giao dịch thường xuyên với khối lượng lớn và bản chất phòng ngừa rủi ro của quỹ Do đó, quỹ hưu trí giúp tăng cường tính hiệu quả của thị trường, giảm chi phí vốn và giảm phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng trong việc tạo thanh khoản cho thị trường tài chính Với việc tích lũy tài sản dài hạn, các quỹ hưu trí có xu hướng đầu tư vào các tài sản kém

Trang 14

13 Website: http://www.nhom1caohoctcnh.tk thanh khoản và dài hạn để có lợi nhuận cao hơn, do đó, góp phần tăng nguồn cung vốn dài hạn cho thị trưởng (Davis, 1995)

Do đặc tính tập hợp vốn từ nhiều cá nhân trong thời gian dài, tài sản của các quỹ hưu trí trên phạm vi toàn cầu đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây Theo thống kê của quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng tài sản của các nhà đầu

tư tổ chức năm 2003 so với năm 1990 đã tăng gần gấp 3 lần, trong đó, tài sản của các quỹ hưu trí toàn cầu tăng hơn 4 lần, và có giá trị lớn nhất so với các nhà đầu tư tổ chức khác (công ty bảo hiểm, công ty đầu tư và quỹ phòng ngừa rủi ro) Nếu so với GDP của các nước thuộc khối OECD, tổng tài sản của các quỹ hưu trí chiếm hơn 50% GDP năm 2003 và gần 50% năm 2004, chỉ đứng sau các công ty đầu tư Đối với các nước phát triển, quỹ hưu trí là nhà đầu tư

tổ chức năm giữ lượng tài sản rất lớn Tại Mỹ, Pháp, các quỹ hưu trí là nhà đầu

tư tổ chức có lượng tài sản lớn thứ nhì, chỉ đứng sau các công ty đầu tư (quỹ đầu tư) Công cụ tài chính mà các quỹ hưu trí nắm giữ chủ yếu là TPCP (33% giá trị danh mục năm 1997 và 27% năm 2003), và cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nước (44% giá trị danh mục năm 1997 và 37% năm 2003) Ngoài

ra, quỹ hưu trí còn nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp nước ngoài, trái phiếu nước ngoài, BĐS và tiền mặt, tuy nhiên, tỷ lệ không cao Tính đến năm

2011, trong số các nước công nghiệp phát triển, Hà Lan và Thụy Sỹ là hai nước

có tổng giá trị tài sản của các quỹ hưu trí chiếm 133% và 115% GDP, so với Anh (101% GDP) và Mỹ (107% GDP)

Ngày đăng: 21/11/2014, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w