1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt

69 365 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH THU NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC, ỨNG DỤNG IMS VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển rất nhanh về viễn thông do có các chính sách cởi mở của nhà nước trong lĩnh vực này, việc này kéo theo sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng mạng. Các nhà khai thác mạng ở Việt Nam liên tiếp ra đời và tham gia vào thị trường với các trang bị hiện đại đã tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động và điều này mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các dịch vụ đa phương tiện với yêu cầu về băng thông và chất lượng dịch vụ cao đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng của các mạng di động và cố định, các mạng truyền dẫn qua vệ tinh đã làm nảy sinh các ý tưởng về khả năng hội tụ các mạng này. Đó là khởi nguồn để phân hệ đa truyền thông IP IMS ra đời và phát triển. IMS là một kiến trúc được thiết kế nhằm mục đích chuyển tiếp các dịch vụ đa phương tiện qua các mạng di động và IP, sử dụng cùng một loại giao thức chuẩn cho cả các dịch vụ di động cũng như IP cố định. IMS ban đầu được 3GPP (tổ chức chuẩn hoá các công nghệ mạng thông tin di động tế bào) định nghĩa và phiên bản đầu tiên được thiết kế riêng cho mạng di động để triển khai các ứng dụng IP trên mạng di động 3G. Tuy nhiên, ngày nay các phiên bản kế tiếp của IMS đã được định nghĩa độc lập với phần truy nhập và không còn giới hạn trong phạm vi mạng di động. IMS là sự lựa chọn tối ưu cho việc cung cấp dịch vụ hội tụ và đa phương tiện, cũng như cho phép cung cấp các dịch vụ IP trên cả mạng di động và cố định với QoS được đảm bảo. Tại Việt Nam, VNPT là doanh nghiệp đã và đang cung cấp các dịch vụ mạng NGN cũng nhận thấy nhu cầu phát triển công nghệ hội tụ mạng cố định và di động trong một hạ tầng mạng thống nhất là cần thiết. Xu hướng hội tụ cũng đã hình thành và bắt đầu được thực hiện trên thực tế, sự chuyển hóa mô hình kinh doanh trên mạng Viễn thông đã và đang diễn ra. Nhiều nhà khai thác lớn ở Việt Nam đã có một lượng lớn khách hàng truyền thống và sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 hữu các mạng truy nhập khác nhau, để cạnh tranh họ mong muốn cung cấp nhiều dịch vụ mới cho khác hàng. Môi trường truyền thông đa dịch vụ là mong muốn của các nhà cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phong phú và tiên tiến nhất. Hiện nay, sự hội tụ giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cũng như sự hội tụ cố định với di động là tiền đề thúc đẩy cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ/giải pháp có tính tích hợp cao và điển hình ở đây là giải pháp điều khiển IMS có khả năng hỗ trợ điều khiển chung cho mọi loại hình dịch vụ cũng như liên kết nhà cung cấp nội dung tạo nên sự đa dạng phong phú trong các dịch vụ gia tăng trên nền mạng viễn thông mới. Các nhà khai thác viễn thông lớn ở Việt Nam như VNPT, Vietel đang từng bước triển khai các công nghệ này vào mạng của mình. Vậy, đối với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam việc lựa chọn lộ trình như thế nào, sử dụng giải pháp của hãng nào đang thực sự quan tâm . Với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về phân hệ đa phương tiện IP trong mạng NGN và giải pháp kỹ thuật của các hãng viễn thông trên thế giới, qua đó đánh giá và đề xuất phương án kỹ thuật triển khai phân hệ đa phương tiện IP cho mạng viễn thông của VNPT. Tác giả đã thực hiện bản luận văn có tựa đề “Nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng IMS và giải pháp triển khai IMS tại VNPT”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC IMS 1.1 TỔNG QUAN 1.1.1 ĐỊNH NGHĨA IMS IMS (Internet Protocol Mutimedia Subsystem) là thuật ngữ: Phân hệ đa phương tiện giao thức Internet. Các mạng di động và cố định có sự phát triển rất to lớn trong vòng 20 năm qua. Đối với mạng di động, các hệ thống thế hệ đầu tiên (1G) được giới thiệu vào giữa những năm 1980. Các mạng thế hệ này cung cấp các dịch vụ cơ bản cho thuê bao, chủ yếu dựa trên dịch vụ thoại và các dịch vụ liên quan đến thoại. Sang thế hệ thứ 2 (2G), vào những năm 1990, mạng di động cung cấp một số dịch vụ dữ liệu và các dịch vụ bổ sung khác, phức tạp hơn cho thuê bao. Thế hệ thứ 3 (3G) hiện nay, cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn nhiều, và cung cấp các dịch vụ đa phương tiện cho thuê bao. Đối với các mạng cố định, mạng PSTN và ISDN chủ yếu cung cấp dịch vụ thoại và dịch vụ truyền hình. Những năm gần đây, việc bùng nổ các thuê bao và nhu cầu sử dụng Internet. Người dùng có thể sử dụng đường truyền Internet ngày càng cao, ví dụ dùng ADSL. Kết nối Internet cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ trao đổi theo thời gian thực: chat, trò chơi trực tiếp, VoIP. Hiện nay, xu hướng hội tụ giữa mạng di động và cố định, cộng với sự bùng nổ về đầu cuối di động. Các thiết bị này tích hợp sẵn nhiều tài nguyên cho các ứng dụng. Các đầu cuối có các ứng dụng luôn kết nối mạng. Đó là một sự phát triển cơ bản của khả năng cung cấp ứng dụng. Các ứng dụng không còn tồn tại riêng biệt ở các thực thể chỉ có giao diện trao đổi thông tin với người dùng mà còn có những trao đổi thông tin ngang hàng (peer-to-peer) với các thực thể khác, ví dụ: chia sẻ duyệt web. Do đó, khái niệm ứng dụng cần được định nghĩa lại. Ứng dụng trên thiết bị không chỉ còn là việc cung cấp giao diện quay phím và thực hiện cuộc gọi cho người dùng. Khả năng kết nối được định nghĩa lại là khả năng thiết lập kết nối ngang hàng dựa trên các thiết bị hỗ trợ giao thức IP. Đây là yếu tố cơ bản cho việc hợp nhất giữa đầu cuối di động và đầu cuối cố định nói riêng, sự hợp nhất di động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 và cố định nói chung. Để các ứng dụng trên nền giao thức IP trao đổi với nhau, chúng ta cần có một cơ chế thích hợp. Mạng thoại hiện nay cung cấp cơ chế này là rất hạn chế. Muốn thiết lập phiên kết nối ngang hàng, mạng thiết lập một kết nối ad-hoc giữa hai đầu cuối thông qua mạng IP. Hạn chế kết nối IP này chỉ đáp ứng với những môi trường một nhà cung cấp dịch vụ trên Internet, một hệ thống đóng; trao đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ là hạn chế. Do đó, chúng ta cần một hệ thống mang tính toàn cầu, hệ thống IMS. IMS cho phép các ứng dụng chạy trên các đầu cuối hỗ trợ giao thức IP có thể dễ dàng thiết lập kết nối ngang hàng điểm - điểm, hoặc kết nối điểm - nhà cung cấp nội dung (peer-to-content). Khái niệm IMS được định nghĩa như sau: “IMS là kiến trúc toàn cầu, độc lập với truy nhập; điều khiển dịch vụ và kết nối dựa trên giao thức IP. Kiến trúc này cho phép cung cấp nhiều loại dịch vụ đa phƣơng tiện tới ngƣời dùng thông qua các giao thức thông dụng trên Internet. ” Khả năng kết hợp giữa tính di động và mạng IP quyết định tới sự thành công của dịch vụ trong tương lai. Hình 1.1 thể hiện khả năng điều khiển dịch vụ, các kết nối IP của kiến trúc IMS, không phụ thuộc vào mạng truy nhập. IMS là công nghệ chính để hiện thực hóa sự thống nhất của các mạng truy nhập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Hình 0.1 Kiến trúc IMS hỗ trợ sự hội tụ di động và cố định 1.1.2 TIẾN TRÌNH CHUẨN HOÁ IMS IMS được Dự án hợp tác về viễn thông thế hệ thứ 3 (3GPP – 3 rd Generation Partnership Project) giới thiệu đầu tiên trong phiên bản thứ 5 (Release 5) vào tháng 3/2002 với các tính năng xử lý cuộc gọi cơ bản. IMS được mô tả là một cấu trúc chuẩn hóa truy nhập không giới hạn trên nền IP, có khả năng thích ứng với các mạng thoại, số liệu và di động. Cùng với 3GPP, trong năm 2002 3GPP2 cũng đưa ra chuẩn hóa IMS của riêng mình. Về cơ bản 3GPP IMS và 3GPP2 là giống nhau tuy nhiên giữa chúng cũng có một vài khác biệt như là giải pháp tính cước hay hỗ trợ các phiên bản IP. Đầu năm 2004, 3GPP tiếp tục chuẩn hóa IMS với Release 6. Phiên bản này tập trung sửa chữa các thiếu sót ở Release 5 (tính cước, quản lý chất lượng dịch vụ) và bổ sung một số đặc tính mới (hỗ trợ truy nhập từ các mạng khác nhau). Release 6 được hoàn thành vào tháng 3/2005. Những kết quả chuẩn hóa IMS trong Release 6 của 3GPP được ETSI TISPAN sử dụng để thực hiện chuẩn hóa phiên bản NGN R1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Đây được coi như một sự khởi đầu cho hội tụ cố định - di động trong IMS. Release 7 được 3GPP chuẩn hóa theo 3 pha và được hoàn thiện vào khoảng tháng 3 – 9/2007 hỗ trợ cho truy nhập với mạng băng rộng cố định. Tháng 6/2007, ETSI TISPAN kết hợp với 3GPP để tiếp tục chuẩn hóa xây dựng cấu trúc mạng IMS chung nhằm hỗ trợ các kết nối cố định và các dịch vụ mới như IPTV. Cấu trúc này được chuẩn hóa bắt đầu từ phiên bản Release 8. Hiện nay phiên bản này vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện. Đầu năm 2008 phiên bản Release 9 bắt đầu được chuẩn hóa với một số tính năng như: Giải pháp cho dịch vụ thoại và video trong miền chuyển mạch kênh, tính năng hỗ trợ di động WiMAX - LTE, WiMAX – UMTS. Ngoài 02 tổ chức chuẩn hóa trên, Liên minh Di động mở OMA (Open Mobile Alliance) cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển các dịch vụ IMS. Tuy nhiên, trong khi 3GPP và 3GPP2 tiếp tục phát triển và chuẩn hóa kiến trúc lõi IMS, xây dựng các dịch vụ cơ bản IMS như là thoại, video và dịch vụ hội nghị, thì OMA tập trung phát triển sáng tạo, thiết kế nhiều ứng dụng và dịch vụ khác nhau trên đỉnh của kiến trúc IMS. 1.1.3 LỢI ÍCH CỦA IMS IMS, tạm dịch là hệ thống con đa phương tiện IP, không đơn thuần là một nền tảng dịch vụ (service plaftorm) mà là một kiến trúc mạng dùng để thao tác, quản lý và điểu khiển các dịch vụ đa phương tiện đến người dùng cố định và di động. IMS định nghĩa một lớp quản lý dịch vụ chung cho tất cả các loại hình dịch vụ đa phương tiện, độc lập với loại hình mạng truy nhập mà người dùng đang kết nối. IMS xây dựng trên nền mạng lõi IP và cho phép nhiều mạng truy nhập khác, bao gồm cả mạng di động lẫn mạng cố định, kết nối với nhau thông qua lớp dịch vụ chung để cung cấp các gói dịch vụ hội tụ. Một trong những mục đích đầu tiên của IMS là giúp cho việc quản lý mạng trở nên dễ dàng hơn bằng cách tách biệt chức năng điều khiển và chức năng vận tải thông tin. Một cách cụ thể, IMS là một mạng phủ (overlay), phân phối dịch vụ trên nền hạ tầng chuyển nối gói. IMS cho phép chuyển dần từ mạng chuyển nối mạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 sang chuyển nối gói trên nền IP, tạo thuận lợi cho việc quản lý mạng thông tin di động. Việc kết nối giữa mạng cố định và di động đã góp phần vào tiến trình hội tụ mạng viễn thông trong tương lai. IMS cho phép người dùng có thể sử dụng một hay nhiều loại thiết bị khác nhau, di chuyển từ mạng này sang mạng khác mà vẫn có thể dùng cùng một dịch vụ. Kiến trúc IMS cung cấp nhiều giá trị gia tăng cho nhà cung cấp mạng, người phát triển ứng dụng, người cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng các thiết bị đầu cuối. Kiến trúc IMS giúp các dịch vụ mới được triển khai một cách nhanh chóng với chi phí thấp. IMS cung cấp khả năng tính cước phức tạp hơn nhiều so với hệ thống tài khoản trả trước hay trả sau. IMS hứa hẹn mang đến nhiều dịch vụ đa phương tiện, giàu bản sắc theo yêu cầu và sở thích của từng khách hàng, do đó tăng sự trải nghiệm của khách hàng (customer experience). Với IMS, nhà cung cấp mạng sẽ không chỉ làm công tác vận tải thông tin một cách đơn thuần mà trở thành tâm điểm trong việc phấn phối dung lượng thông tin trong mạng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như kịp thời thay đổi để đáp ứng các tình huống khác nhau của khách hàng. Như vậy IMS tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng mới, giúp nhà cung cấp mạng giảm chi phí triển khai, vận hành và quản lý, đồng thời tăng lợi nhuận nhờ các dịch vụ mới. Và cuối cùng IMS mang lại những dịch vụ mới hướng đến sự tiện nghi cho khách hàng. IMS là một chuẩn dựa trên mạng viễn thông toàn IP mà nó sử dụng cả mạng có dây và không dây hiện tại với sự đa dạng các dịch vụ đa phương tiện bao gồm: audio, video, văn bản và dữ liệu. Các dịch vụ dựa trên IMS có thể được phân chia thành ba loại sau: • Dịch vụ Non real time như dịch vụ tin nhắn đa phương tiện và phân phối nội dung đa phương tiện. • Dịch vụ Near real time ví dụ như Push to talk qua mạng thông tin di động tế bào và dịch vụ chơi Game. • Dịch vụ Real time như thoại, audio/video, hội nghị dựa trên nền chuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 mạch gói. 1.1.4 ĐỘNG LỰC TRIỂN KHAI NGN-IMS Đứng từ viễn cảnh công nghệ, NGN dựa trên một kiến trúc mới. Với mạng chuyển mạch gói cho phép tách biệt tầng truyền tải và tầng điều khiển. Mạng truyền tải dựa trên công nghệ IP, với khả năng hỗ trợ cho tất cả các loại dịch vụ, sử dụng công nghệ MPLS để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Mạng truy nhập của NGN là mạng truy nhập băng rộng hỗ trợ truy nhập dịch vụ thoại, dữ liệu và nhiều dịch vụ khác. Truy nhập băng rộng có thể sử dụng thông qua hệ thống truy nhập cố định như DSL, cáp quang hay truy nhập vô tuyến băng thông rộng. Tại tầng dịch vụ, kiến trúc mạng NGN cho phép thuê bao truy nhập tới bất kì dịch vụ nào thông qua mạng thuê bao hay nhà cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, NGN giới thiệu phương thức truy nhập dịch vụ thông qua bất kì mạng truy nhập hay thiết bị nhờ sự chuyển vùng của mạng di động hiện tại. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nên tập trung đầu tư xây dựng kiến trúc mạng NGN nhằm : a) Đầu tư vào NGN để tiết kiệm chi phí Đối với kiến trúc mạng truyền thống như PSTN/ISDN đòi hỏi hạ tầng mạng riêng từ truy nhập đến điều khiển, một hệ thống quản lý/tính cước độc lập. Như vậy trong hạ tầng mạng bao gồm rất nhiều chủng loại thiết bị, dẫn đến chi phí vận hành bảo dưỡng, hệ thống hoạt động không hiệu quả. Nếu xây dựng hạ tầng mạng NGN – IP hóa hoàn toàn có thể giảm được số chủng loại thiết bị- tiết kiệm chi phí vận hành bảo dưỡng, hơn nữa các thiết bị mới nhiều tính năng hơn. Như vậy chi phí cho toàn bộ hệ thống giảm. b) Đầu tư để tăng doanh thu thông qua việc cung cấp các dịch vụ mới Kiến trúc NGN-IMS cho phép triển khai một loạt các dịch vụ mới có thể thay thế doanh thu từ dịch vụ thoại. Dịch vụ thoại sẽ truyền qua hệ thống VoIP, kết hợp với hình ảnh, hội thảo truyền hình với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Chức năng đa truy nhập vốn có trong kiến trúc IMS. Nếu điều này được mở rộng ra với sự điều khiển việc nhận biết truy nhập và logic dịch vụ cho các dịch vụ đa phương tiện, thì IMS cung cấp một cách cho các nhà khai thác di động và cố định cuối cùng phân phối đúng nghĩa hội tụ cố định - di động. Điều này sẽ cho phép các dịch vụ được phân phối có thể thích ứng với các đặc tính và khả năng của thiết bị được lựa chọn hiện tại và phương thức truy nhập mạng của nó Việc triển khai NGN-IMS mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng mà không bị giới hạn công nghệ truy nhập, địa lý. Khách hàng tại các thành phố lớn được cung cấp hệ thống truy nhập với băng thông lớn, đa dạng công nghệ truy nhập. Thực hiện mục tiêu “truy nhập mọi nơi” và hội tụ di động – cố định. 1.2 CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG MẠNG Có thể thấy rằng mục tiêu xây dựng mạng IMS nhằm: Tổ hợp các xu hướng công nghệ mới nhất; Hiện thực Internet di động; Tạo cơ sở hạ tầng chung để triển khai nhiều dịch vụ đa phương tiên; Tạo một cơ chế tăng lợi nhuận nhờ việc bổ sung dịch vụ trên mạng di động. Để đạt được mục tiêu đó 3GPP đưa ra 6 yêu cầu cơ bản cho mạng lõi IMS như sau: Hỗ trợ thiết lập các phiên đa phương tiện IP; Hỗ trợ cơ chế thoả thuận chất lượng dịch vụ QoS; Hỗ trợ tính năng liên mạng với các mạng Internet và mạng chuyển mạch kênh; Hỗ trợ chuyển vùng (roaming); Hỗ trợ điều khiển dịch vụ phân phối đến khách hàng; Hỗ trợ nhanh chóng khởi tạo dịch vụ mà không yêu cầu phải hợp chuẩn. 1.2.1 THIẾT LẬP CÁC PHIÊN ĐA PHƢƠNG TIỆN IP IMS có thể phân phát nhiều dịch vụ trong đó có cả dịch vụ truyền thông audio và video. Yêu cầu là cần thiết để IMS hỗ trợ cung cấp các phiên đa phương tiện trên các mạng chuyển mạch gói. Các truyền thông đa phương tiện trước đây cũng đã được 3GPP chuẩn hóa trong các phiên bản trước, tuy nhiên nó có thiên hướng cho mạng chuyển mạch kênh chứ không phải dành cho mạng chuyển mạch gói. [...]... nhập nào cũng có thể kết nối tới IMS Ví dụ như là kết nối từ mạng truy nhập vô tuyến nội hạt WLAN, từ ADSL, HFC hoặc truy nhập từ modem 1.3 KIẾN TRÚC IMS Kiến trúc IMS được phân thành 3 lớp (Hình 1.2): lớp ứng dụng, lớp điều khiển (hay còn gọi là lớp IMS hay IMS lõi) và lớp vận tải (hay lớp người dùng) - Lớp ứng dụng bao gồm các máy chủ ứng dụng AS (Application Server) và các máy chủ thuê bao thường... trong hệ thống mạng và các thành phần chức năng trong kiến trúc IMS Ở chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các dịch vụ gia tăng trên IMS và ứng dụng IMS xây dựng mạng viễn thông hội tụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 CHƯƠNG 2 CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN NỀN IMS VÀ ỨNG DỤNG IMS XÂY DỰNG MẠNG HỘI TỤ 2.1 CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN IMS 2.1.1 DỊCH VỤ HIỂN... một nhà khai thác mạng muốn sử dụng chức năng ẩn này thì phải sử dụng chức năng THIG trên đường định tuyến gói tin phúc đáp và yêu cầu nhận được từ/tới mạng IMS khác THIG thực hiện mã hóa và giải mã toàn bộ tiêu đề liên quan tới đồ hình của mạng Thường chức năng này được đặt trong I-CSCF Kết luận chương: Trên đây chúng ta đã có cái nhìn khái quát về kiến trúc IMS: Quá trình hình thành phát triển, các... người sử dụng mong đợi có thể có dữ liệu dịch vụ trên tất cả các thiết bị, do đó tránh được việc cần thiết xây dựng dữ liệu nhiều hơn một lần Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các trang web Vấn đề với các trang web là người sử dụng có thể quản lý trình duyệt web trên màn hình nhỏ Một vấn đề khác là giải quyết sự cần thiết sử dụng web không cho phép dữ liệu có thể tích hợp với các ứng dụng tồn tại. .. lý và tác động một phiên SIP đi vào nhận được từ IMS - Có khả năng tạo các yêu cầu SIP - Gửi thông tin tính cước tới chức năng tính cước Kiến trúc dịch vụ như chỉ ra trong hình 1.5, các nhà cung cấp có khả năng đưa ra truy nhập tới các dịch vụ dựa trên các ứng dụng được khách hàng hoá cho logic được tăng cường mạng di động (camel) môi trường dịch vụ CSE và kiến trúc dịch vụ mở OSA cho các thuê bao IMS. .. ta sẽ phân tích vấn đề hội tụ mạng và hội tụ dịch vụ 2.2.2 HỘI TỤ MẠNG Khái niệm FMC liên quan đến vấn đề hội tụ mạng cố định và mạng di động Do vậy, những nghiên cứu về FMC xoay quanh hai mạng: cố định và di động Đối với mạng di động, các công nghệ mạng sau đây có thể được sử dụng để thực hiện việc hội tụ với mạng cố định: 1 Miền IMS: liên quan đến việc sử dụng miền IMS của 3GPP để cung cấp các dịch... sẽ không chỉ hỗ trợ nhắn tin, nó cũng có thể được sử dụng như là bộ phận xác định khả năng vào bất cứ phiên nào, gồm các cuộc gọi thoại, video và game: tất cả liên lạc di động sẽ dựa vào thông tin hiển thị Dịch vụ hiển thị có đặc tính động cho người sử dụng, người khác có thể nhận thấy được và được sử dụng để hiển thị chính mình, chia sẻ thông tin và các dịch vụ điều khiển Dịch vụ hiển thị có thể được... lạc với người khác và sẵn sàng liên lạc hay không Mặt khác, thông tin hiển thị có thể được sử dụng để liên lạc với người khác khi một người có thể và sẵn sàng liên lạc với một ai đó và bằng cách nào đó Điều này cho phép người sử dụng điều khiển liên lạc của họ hiệu quả hơn Việc chia sẻ thông tin hiển thị nâng cao lợi ích bảo mật và cá nhân Sử dụng SIP cho dịch vụ hiển thị, người sử dụng có thể điều khiển... và di động (hữu tuyến và vô tuyến) và như vậy cần hỗ trợ cả dịch vụ nhắn tin thời gian thực và thời gian không thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Do đó, rất quan trọng để xem xét sự kiện và ảnh hưởng quanh những loại dịch vụ này khi phát triển trong một mạng hội tụ vô tuyến và di động Dịch vụ nhắn tin có thể chia thành hai lớp chính khác nhau dựa vào... tả trong hình 1.2 Một điểm đáng lưu ý là kiến trúc IMS là một kiến trúc chức năng, tức là các thực thể được định nghĩa dựa theo các chức năng của chúng Điều này có nghĩa là chúng có thể được thiết kế trong cùng một thiết bị phần cứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Hình 1.2 Kiến trúc IMS Trong IMS các chức năng và thực thể liên quan với nhau có thể được . NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH THU NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC, ỨNG DỤNG IMS VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử LUẬN VĂN THẠC SĨ. giá và đề xuất phương án kỹ thuật triển khai phân hệ đa phương tiện IP cho mạng viễn thông của VNPT. Tác giả đã thực hiện bản luận văn có tựa đề Nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng IMS và giải pháp. modem. 1.3 KIẾN TRÚC IMS Kiến trúc IMS được phân thành 3 lớp (Hình 1.2): lớp ứng dụng, lớp điều khiển (hay còn gọi là lớp IMS hay IMS lõi) và lớp vận tải (hay lớp người dùng). - Lớp ứng dụng bao

Ngày đăng: 21/11/2014, 21:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Trung Kiên (2006), Đề tài “Xây dựng định hướng nghiên cứu phát triển các thành phần mạng hội tụ (FMC)”, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng định hướng nghiên cứu phát triển các thành phần mạng hội tụ (FMC)
Tác giả: Nguyễn Trung Kiên
Năm: 2006
[2]. Nguyễn Trung Thành (2006), “Kiến trúc dịch vụ trên mạng hội tụ”, Tài liệu Hội nghị khoa học lần thứ VIII, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc dịch vụ trên mạng hội tụ
Tác giả: Nguyễn Trung Thành
Năm: 2006
[3]. Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện (2008), “Đề tài lớn: Nghiên cứu triển khai kiễn trúc IMS trên mạng viễn thông VNPT”Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài lớn: Nghiên cứu triển khai kiễn trúc IMS trên mạng viễn thông VNPT
Tác giả: Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện
Năm: 2008
[14]. IETF, Session Initiation Protocol, http://www.ietf.org/rfc/rfc3261.txt [15]. IETF, Diameter Base Protocol, http://www.ietf.org/rfc/rfc3588.txt[16]. ITU, http://www.itu.int Link
[4]. Gonzalo Camarillo Ericsson, Miguel A. García-Martín (2008), The 3G IP Multimedia Subsystem (IMS) Merging the Internet and the Cellular Worlds, John Wiley and Sons Khác
[5]. Miikka Poikselka, Georg Mayer, Hisham Khartabil and Aki Niemi (2004), IMS IP Multimedia Concepts and Services in the Mobile Domain, John Wiley and Sons Khác
[6]. Rebecca Copeland (2008), Converging NGN Wireline and Mobile 3G Networks with IMS, CRC Press Khác
[7]. Travis Russell (2008), The IP Multimedia subsystem(IMS) Session Control and Other Network Operations, McGraw-Hill Khác
[8]. 3GPP TS 24. 229: " IP Multimedia Call Control based on SIP and SDP; Stage 3&#34 Khác
[9]. 3GPP TS 24. 147: "Conferencing using the IP Multimedia (IM) Core Network (CN) subsystem; Stage 3&#34 Khác
[10]. RFC 3261: "SIP: Session Initiation Protocol&#34 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0.1 Kiến trúc IMS hỗ trợ sự hội tụ di động và cố định - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 0.1 Kiến trúc IMS hỗ trợ sự hội tụ di động và cố định (Trang 6)
Hình 1.2  Kiến trúc IMS - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 1.2 Kiến trúc IMS (Trang 14)
Hình 1.4  Cấu trúc của HSS - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 1.4 Cấu trúc của HSS (Trang 19)
Hình 1.5  Mối quan hệ giữa các kiểu AS khác nhau - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 1.5 Mối quan hệ giữa các kiểu AS khác nhau (Trang 20)
Hình 1.6  Vị trí của MGCF trong IMS - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 1.6 Vị trí của MGCF trong IMS (Trang 21)
Hình 1.8  Vị trí của BGCF trong mạng IMS - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 1.8 Vị trí của BGCF trong mạng IMS (Trang 22)
Hình 1.7  Chuyển đổi báo hiệu trong SWG - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 1.7 Chuyển đổi báo hiệu trong SWG (Trang 22)
Hình 2.1 Các phương thức hội tụ - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 2.1 Các phương thức hội tụ (Trang 31)
Hình 2.2  Cấu trúc FMC dựa trên IMS - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 2.2 Cấu trúc FMC dựa trên IMS (Trang 34)
Hình 2.3 Mô hình tham chiếu cấu trúc FMC dựa trên IMS - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 2.3 Mô hình tham chiếu cấu trúc FMC dựa trên IMS (Trang 36)
Hình 3.1 Lộ trình phát triển lên hệ thống IMS – Huawei - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.1 Lộ trình phát triển lên hệ thống IMS – Huawei (Trang 47)
Hình 3.2 Nâng cấp từ NGN softswitch lên IMS - Huawei - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.2 Nâng cấp từ NGN softswitch lên IMS - Huawei (Trang 48)
Hình 3.4 Giải pháp tổng thể IMS - ZTE - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.4 Giải pháp tổng thể IMS - ZTE (Trang 49)
Hình 3.5 Lộ trình IMS của Alcatel Lucent - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.5 Lộ trình IMS của Alcatel Lucent (Trang 50)
Trên Hình 3.6. Hình vẽ thể hiện cách thức triển khai Core IMS trong mạng VNPT. - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
r ên Hình 3.6. Hình vẽ thể hiện cách thức triển khai Core IMS trong mạng VNPT (Trang 51)
Hình 3.7 Sơ đồ tổng quan giải pháp IMS Ericsson - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.7 Sơ đồ tổng quan giải pháp IMS Ericsson (Trang 53)
Hình 3.8 Các thành phần lõi của mạng IMS@vantage Nokia-Siemens - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.8 Các thành phần lõi của mạng IMS@vantage Nokia-Siemens (Trang 55)
Hình 3.9 Cấu trúc IMS của Nortel - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.9 Cấu trúc IMS của Nortel (Trang 58)
Hình 3.10 Chế độ hoạt động của AS5200 - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.10 Chế độ hoạt động của AS5200 (Trang 58)
Hình 3.11 Mô hình FMC mục tiêu của VNPT  sau chuyển đổi  Để có được mô hình mạng như trên thì chúng ta phải tiến hành dần dần theo  từng giai đoạn cho từng mạng theo bảng tổng hợp dưới đây: - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.11 Mô hình FMC mục tiêu của VNPT sau chuyển đổi Để có được mô hình mạng như trên thì chúng ta phải tiến hành dần dần theo từng giai đoạn cho từng mạng theo bảng tổng hợp dưới đây: (Trang 61)
Hình 3.12 Mô hỉnh triển khai dịch vụ VoiP - nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt
Hình 3.12 Mô hỉnh triển khai dịch vụ VoiP (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w