Mô hình tham chiếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 2 CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN NỀN IMS VÀ ỨNG DỤNG IMS XÂY DỰNG MẠNG HỘI TỤ

2.2.5.1 Mô hình tham chiếu

Mục tiêu lâu dài của FMC là cung cấp cho thuê bao các dịch vụ không hạn chế trong môi trường truy nhập mạng cố định và di động. Hình 2.3 mô tả các miền mạng cho cả mạng cố định và di động để thể hiện các mức hội tụ khác nhau.

Miền truyền tải truy nhập (Access Transport) hỗ trợ kết nối giữa miền thiết bị đầu cuối thuê bao (User Equipment Domain) với miền truyền tải lõi (Core Transport Domain) độc lập với công nghệ truy nhập. Bên trong miền truyền tải truy nhập, chúng ta phân biệt giữa khối miền truy nhập hữu tuyến/ không dây (Radio/Wired Access Domain, bao gồm phân hệ truy nhập DSLAM, trạm gốc và bộ điều khiển trạm gốc 3G, điểm truy nhập WLAN…) với miền tích hợp truy nhập (Access Aggregation Domain, thực hiện chức năng tập hợp lưu lượng từ nhiều miền truy nhập hữu tuyến/ không dây chuyển tới nút biên). Cấu trúc mạng GPRS (một phần mạng truy nhập kết nối IP 3GPP) là ví dụ đặc trưng cho miền tích hợp truy nhập. Tương tự như vậy, mạng kết nối DSLAM tới các thiết bị biên BRAS/IP cũng là một ví dụ điển hình của miền tích hợp truy nhập. Một miền tích hợp truy nhập di động phải chứa các chức năng quản lý di động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Access Transport Domain

Radio/wired Access Domain Access Aggregation Domain User Equipment Domain Other Networks Session Control Domain (IMS Core) Application Service Domain 3nd Party Applications Core Transport Domain

Hình 2.3 Mô hình tham chiếu cấu trúc FMC dựa trên IMS

Miền truyền tải lõi cũng phải chứa chức năng quản lý di động để hỗ trợ tính di động giữa các miền truy nhập khác nhau (vd như: chức năng quản lý di động của máy chủ thường trú MIP). Miền truyền tải lõi kết nối với các miền truy nhập trong cùng một mạng và với các miền truyền tải lõi của các mạng khác để hỗ trợ chức năng xử lý đa phương tiện khi cần. Chức năng truy nhập mạng, chức năng điều khiển truy nhập và quản lý tài nguyên đều được thực hiện ở các miền truy nhập và miền truyền tải lõi.

Truyền tải IP trong mạng lõi tại mặt phẳng truyền tải cho phép ghép nối giữa các công nghệ truy nhập cố định và di động. Tuy vậy, khả năng làm việc liên mạng giữa các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau tại lớp truyền tải không đủ hỗ trợ tính di động toàn cầu trong môi trường hỗn tạp như vậy; lớp điều khiển thực hiện các công việc như: các cơ chế nhận thực và nhận dạng thuê bao, các chức năng xác thực và điều khiển truy nhập, quản lý và phân bổ địa chỉ IP, quản lý môi trường thuê bao (VHE), quản lý thông tin về thuê bao và khả năng truy nhập tới số liệu thuê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao… để đảm bảo hội tụ toàn phần giữa các công nghệ truy nhập và giữa các mạng khác nhau.

Điều khiển phiên kết nối giữa thiết bị đầu cuối thuê bao với các mạng khác được hỗ trợ bởi miền điều khiển phiên (Section Control Domain) – miền này chứa các chức năng hỗ trợ dịch vụ vị trí và dịch vụ hiển thị. Miền điều khiển phiên giao diện với miền truyền tải lõi để truyền các yêu cầu tài nguyên truyền tải và thông tin NAT binding nếu cần. Miền này cũng giao tiếp với miền truyền tải truy nhập (để truyền thông tin vị trí trong trường hợp miền truy nhập hữu tuyến).

Cuối cùng, miền dịch vụ ứng dụng (Application Service Domain) chứa các chức năng hỗ trợ các dịch vụ thông tin và nhắn tin được xây dựng bên trên các dịch vụ điều khiển phiên.

Cấu trúc FMC sử dụng miền điều khiển phiên và miền dịch vụ chung cho cả thuê bao cố định và di động. Miền điều khiển phiên là phần cốt yếu của tiêu chuẩn IMS của 3GPP. Hội tụ dịch vụ bao gồm một số tính năng dịch vụ FMC cơ bản có thể được mô tả dưới đây sử dụng các miền dùng chung và các điểm tham chiếu chung cho cả đầu cuối cố định và di động:

 Truy nhập cùng dịch vụ từ các đầu cuối khác nhau với các số nhận dạng công cộng khác nhau (một thiết bị đầu cuối thuê bao có thể chứa nhiều số nhận dạng công cộng).

 Truy nhập cùng dịch vụ từ các thiết bị đầu cuối khác nhau sử dụng cùng một số nhận dạng thuê bao công cộng. Tính năng này cho phép thuê bao lựa chọn dịch vụ nào được chuyển tiếp đến đầu cuối nào và theo trình tự nào, trong khi bên gọi chỉ cần biết một số nhận dạng thuê bao duy nhất.

 Tính liên tục dịch vụ trên một thiết bị đầu cuối đa chế độ khi di chuyển giữa môi trường mạng cố định ở nhà hoặc ở cơ quan và môi trường mạng di động (Vd: máy di động hoặc PDA hai chế độ UTRAN và WLAN/Bluetooth có thể kết nối hoặc tới UTRAN BS hoặc tới điểm truy nhập WLAN/Bluetooth).

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)