GIẢI PHÁP CỦA NORTEL

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT

3.3.6 GIẢI PHÁP CỦA NORTEL

Theo quan điểm của Nortel, những vấn đề cơ bản dẫn đến nhu cầu xây dựng hệ thống mạng mới trên nền IMS là do: hiện nay, các mạng hiện tại là những mạng riêng rẽ mỗi mạng cung cấp dịch vụ độc lập; các ứng dụng trong mạng này không thể sử dụng được trong mạng khác; việc phát triển các ứng dụng trong mỗi mạng dẫn đến phải đầu tư trùng lặp.

Mạng tương lai trên nền IMS cho phép hội tụ các ứng dụng, dịch vụ. Các ứng dụng được phát triển một lần, thuê bao có thể dễ dàng sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của các mạng khác nhau. Một hạ tầng mạng trung tập trung lưu lượng của nhiều dạng truy nhập khác nhau. IMS cho phép cung cấp “ bất kỳ ứng dụng nào” cho nhiều loại thiết bị đầu cuối (di động, cố định). Hội tụ về ứng dụng, dịch vụ và thiết bị. Cấu trúc mạng có ba lớp cơ bản:

- Lớp ứng dụng;

- Lớp truyền tải, truy nhập; - Lớp thiết bị đầu cuối thuê bao.

Theo Nortel, có ba dạng nhóm nhà khai thác với các cách tiếp cận IMS khác nhau:

Nhóm nhà khai thác loại 1: là những nhà khai thác lựa chọn triển khai thể hiện IMS trong giai đoạn từ 2004-2006. Đối với những nhà khai thác này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyết định lựa chọn Vendor cung cấp thiết bị là dựa trên phân hệ truy nhập vô tuyến và lớp điều khiển của IMS.

Trong nhóm nhà khai thác này, phần lớn các thử nghiệm IMS không được triển khai trên thực tế. Chẳng hạn như đối với các nhà khai thác ở Anh, Tây Ban Nha và Đức…

Một số nhà khai thác thuộc nhóm này đã triển khai IMS; chủ yếu tập trung vào một vài dịch vụ điển hình như: PTT và chia sẻ video (Ví dụ như trường hợp nhà khai thác Telecom Italia Mobile). Một số nhà khai thác thay đổi Vendor và đặt thêm một số yêu cầu mới đối với việc triển khai hệ thống. Nguyên nhân khiến họ có quyết định như vậy là do thực tế tại thời điểm này các công nghệ liên quan đến hệ thống IMS chưa thực sự chín muồi. Trên thực tế, phải cần từ 3÷5 năm nữa thì việc chuẩn hoá IMS mới được hoàn tất. Các nhà khai thác thuộc nhóm này phần lớn là những nhà khai thác di động chỉ có một số ít là nhà khai thác cố định.

Cũng trong khoảng thời gian này, các nhà khai thác di động đã đầu tư rất nhiều tiền cho việc cấp phép phổ tần 3G. Việc sử dụng trên thực tế đối với các mạng 3G này phần lớn là để đáp ứng các dịch vụ thoại và nhắn tin. Như vậy, trong giai đoạn này các nhà khai thác đã không thành công trong việc triển khai IMS.

Nhóm nhà khai thác loại 2: Nhóm các nhà khai thác lựa chọn triển khai IMS tại thời điểm hiện nay (2008). Xuất phát từ nhu cầu kinh doanh (muốn giữ khách hàng, chuẩn bị FMC), những nhà khai thác này thường xem xét nhiều đến lớp ứng dụng. Họ triển khai IMS xuất phát từ quan điểm về dịch vụ. Triển khai những dịch vụ có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao cho nhà khai thác. Những dịch vụ phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ; tạo ra thói quen mới cho người sử dụng dịch vụ.

Đặc biệt là các dịch vụ hội tụ cố định và di động (FMC) cho cả thị trường khách hàng doanh nghiệp và hộ gia đình. Họ cũng đặt mục tiêu phát triển các dịch vụ VOIP. Các nhà khai thác nhóm 2 này cũng có một số nhà khai thác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuộc nhóm 1 chuyển sang. Trong thành phần bao gồm: Các nhà khai thác mạng cố định, di động, cả di động lẫn cố định và nhà khai thác hạ tầng cáp (Ví dụ: truyền hình cáp…)

Nhóm các nhà khai thác loại 3: Các nhà khai thác lựa chọn hướng phát triển trên nền mạng NGN (chuyển mạch mềm -SoftSwitch). Họ lựa chọn các Vendors cung cấp các thiết bị NGN.

Thông thường, các nhà khai thác thuộc nhóm này là những nhà khai thác đang có kế hoạch tiếp tục phát triển thuê bao và phát triển nền tảng cung cấp dịch vụ. Họ xem xét việc triển khai VOIP để giảm giá thành cung cấp dịch vụ thoại. Các nhà khai thác thuộc nhóm này bao gồm: các MVNO (các nhà cung cấp dịch vụ di động nhưng không có hạ tầng mạng).

Ở Việt Nam, theo Nortel nhu cầu đối với dịch vụ thoại ở Việt Nam còn cao. Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ băng rộng còn chưa cao. Do vậy, các nhà khai thác trong khu vực này nên tập trung vào các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đối với dịch vụ thoại. Lựa chọn phát triển theo cấu trúc NGN (SoftSwitch) là hoàn toàn hợp lý. Những nhà khai thác thuộc nhóm này sẽ không vội vàng triển khai IMS tại thời điểm này vì trên thực tế IMS Ecosystem (hệ thống cung cấp giải pháp tổng thể từ thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối và môi trường dịch vụ) chưa thực sự chín muồi. Họ sẽ không triển khai, đầu tư vào hệ thống tương lai (khoảng 3 ÷ 4 năm nữa) mà đầu tư vào những thiết bị có khả năng hỗ trợ IMS (IMS ready equipment). VNPT là nhà khai thác thuộc nhóm thứ 3 này: chúng ta có mạng TDMA cũ và đã giới thiệu một số dịch vụ VOIP. Chính vì vậy, theo Nortel lựa chọn giải pháp triển khai SoftSwitch với khả năng nâng cấp lên IMS tại thời điểm hiện nay là hoàn toàn hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.9 Cấu trúc IMS của Nortel

Cấu trúc dựa trên phần tử chức năng điều khiển cuộc gọi CSC1000 (thực hiện một trong 3 chức năng S-CSCF, P-CSCF và I-CSCF), hệ thống cơ sở dữ liệu thuê bao HSS1000 và đặc biệt là máy chủ ứng dụng AS5200.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Máy chủ ứng dụng SIP AS5200 của Nortel bao gồm các phần tử phần cứng và phần mềm hỗ trợ đầy đủ nhóm các dịch vụ đa phương tiện trên nền SIP. Các dịch vụ có thể được cung cấp trên các kênh khác nhau với các giải pháp IMS đã chuẩn hóa trong 3GPP. AS5200 hỗ trợ hai chế độ làm việc: Chế độ làm việc độc lập (Standalone-mode) và chế độ làm việc IMS (IMS-mode).

Trong chế độ làm việc độc lập, AS5200 hoạt động như một nền tảng cung cấp dịch vụ tích hợp tất cả các tính năng cung cấp dịch vụ cơ bản. Ở chế độ này, AS5200 chịu trách nhiệm đăng ký thuê bao và cung cấp thông tin hiển thị, cung cấp tất cả các dịch vụ đa phương tiện và hỗ trợ các yêu cầu định tuyến tới các bên kết cuối (nếu cần).

Trong chế độ IMS, AS5200 được sử dụng làm Máy chủ ứng dụng trong hệ thống mạng triển khai IMS. Lúc này, các chức năng cung cấp thông tin hiển thị và định tuyến được hỗ trợ bởi các phần tử lõi khác trong mạng IMS. Ở chế độ này, AS5200 chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ đa phương tiện cho thuê bao IMS.

AS5200 có thể được cấu hình để hỗ trợ cả hai chế độ làm việc (chế độ độc lập và chế độ IMS) cùng một lúc, sử dụng các instance phần mềm quản lý phiên tương ứng cho mỗi chế độ. Các phần tử OA&M (Quản lý hệ thống, quản lý lỗi và hiệu năng, quản lý tính cước, quản lý giám sát) có thể được chia sẻ giữa các chế độ quản lý phiên, tuy nhiên quản lý tài nguyên và phạm vi của các quản lý phiên này là phụ thuộc vào chế độ hoạt động.

Về mảng dịch vụ, Nortel khuyến nghị cung cấp đa dạng các dịch vụ số liệu đa phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong những khuyến nghị của mình, Nortel nhấn mạnh đến việc sử dụng dịch vụ VCC (chuyển giao cuộc gọi giữa Wifi và mạng di động, một tính năng trong IMS 3GPP Release 7) có thể đem lại lợi thế cạnh tranh cho nhà khai thác trong điều kiện cạnh tranh về giá đối với dịch vụ thoại (khi mà không thể hạ giá thành cung cấp dịch vụ thoại thì việc triển khai VCC có thể đem lại lợi thế cho nhà khai thác).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)