HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT

3.1 HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG HIỆN NAY

Trong mạng viễn thông của VNPT hiện tại, các công nghệ được sử dụng chủ yếu bao gồm: chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói, chuyển mạch bản tin, công nghệ ATM, chuyển mạch khung, chuyển mạch gói, mạng số đa dịch vụ tích hợp ISDN, Fast Ethernet, Token ring, các dịch vụ số liệu phân tán dựa trên cáp quang FDDI. Bên cạnh đó, các công nghệ mới cũng đã được áp dụng hiện nay như: SONET/SDH, xDSL và B-ISDN, các công nghệ truy nhập vô tuyến như CDMA, TDMA, FDMA, Wifi, Wimax, …

Các công nghệ trên đây đều có những giải pháp kĩ thuật và những hệ thống hỗ trợ trên chính hệ thống của mình. Khi có nhiều công nghệ mạng sẽ dẫn đến tăng trưởng các phần tử mạng và do vậy sẽ làm tăng sự phức tạp trong đồng bộ và công tác quản lí, hơn nữa các nhà khai thác mạng khác nhau lại sử dụng các công nghệ và các chuẩn khác nhau do vậy dẫn đến việc tồn tại nhiều mạng riêng rẽ. Đây là vấn đề thách thức thực tế với mạng viễn thông hiện nay.

Như vậy là, các mạng đơn lẻ trước đây như di động, mạng thoại truyền thống, mạng truyền dữ liệu, mạng Internet, mạng không dây… chỉ cung cấp được các dịch vụ đơn lẻ. Như phần trên đã trình bày, mạng viễn thông hiện nay được triển khai theo các ứng dụng thực tiễn đơn lẻ. Ví dụ như trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN, một cuộc nối được thiết lập giữa hai thuê bao thông qua quá trình trao đổi khe thời gian cố định trong suốt quá trình cuộc gọi. Kiểu mạng này phù hợp cho dịch vụ thoại vì chúng có tốc độ bit không đổi và thông tin có tính thời gian thực cao. Với các ứng dụng truyền dữ liệu, việc sử dụng riêng một kênh thông tin để truyền là rất lãng phí về tài nguyên và không phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Với các mạng di động hiện nay mặc dù có tốc độ phát triển rất nhanh tuy nhiên dịch vụ mà nhà khai thác mạng di động cung cấp cho người dùng vẫn chủ yếu là dịch vụ thoại truyền thống kết hợp với dịch vụ bản tin ngắn. Bên cạnh đó, có các dịch vụ truyển dữ liệu với tốc độ thấp và giá thành dịch vụ cao và chưa đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được nhu cầu truyền thông đa phương tiện của người dùng.

Tương tự như vậy mạng chuyển mạch gói là rất hữu hiệu cho việc chuyển thông tin số liệu nhưng lại không phù hợp cho truyền thoại do chưa kiểm soát được độ trễ truyền thông tin và tỷ lệ thất thoát gói tin.

Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là tạo ra một mạng tích hợp có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ có yêu cầu băng thông, thời gian thực và chất lượng dịch vụ khác nhau.

Bước đầu tiên trong hướng đi này là phát triển ISDN băng hẹp cung cấp báo hiệu kênh chung giữa các người sử dụng cho tất cả các dịch vụ thoại và số liệu. Trong khi đó vẫn duy trì sự riêng biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói tại trạm trung gian. Người dùng được cung cấp các truy nhập số tốc độ 2B+D cho cả thoại và số liệu cùng với 16 Bbps cho báo hiệu và các dịch vụ chuyển mạch gói. Tuy nhiên hướng phát triển này dần dần bộc lộ yếu điểm khi nhu cầu dịch vụ băng thông rộng ngày càng phát triển. Tốc độ truy nhập 2B+D là quá thấp so với nhu cầu dịch vụ băng rộng hiện nay.

ISDN ngày càng thể hiện nhược điểm không thể đáp ứng được nhu cầu truyền thông, trong khi đó công nghệ truyền dẫn và công nghệ điện tử VLSI (Very Large Scale Intergration) ngày càng phát triển và xuất hiện công nghệ mới có khả năng truyền tải cao được đánh giá là có nhiều hứa hẹn để truyền dẫn cả thoại và dữ liệu đó là ATM đã đưa ra một hướng mới để phát triển ISDN băng hẹp thành ISDN băng rộng (B-ISDN). B-ISDN cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói theo kiểu đơn phương tiện, đa phương tiện, theo kiểu hướng kết nối hay phi kết nối và theo cấu hình đơn hướng hoặc đa hướng.

Tuy nhiên khi triển khai B-ISDN với công nghệ nền tảng là ATM thì vấn đề giá thành xây dựng mạng lại lớn vì B-ISDN không tận dụng tối đa nền tảng mạng hiện có. Do vậy không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dùng.

Từ tình hình mạng viễn thông hiện nay và sự bùng nổ về nhu cầu dịch vụ băng rộng, việc xây dựng một mạng cung cấp đa loại hình dịch vụ tốc độ cao băng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông lớn là vấn đề tất yếu của các nhà khai thác mạng.

ISDN, B-ISDN đều có nhược điểm khi được triển khai để cung cấp dịch vụ tốc độ cao băng thông lớn cho người dùng. Vậy thì câu hỏi đặt ra là mô hình mạng nào có thể khắc phục được nhược điểm của hai mạng trên trong khi vẫn có thể cung cấp dịch vụ đa phương tiện cho người dùng.

Để trả lời câu hỏi đó, các tổ chức chuẩn hóa viễn thông đã nghiên cứu và đưa ra mô hình mạng hội tụ có khả năng cung cấp dịch vụ đa phương tiện cho người dùng trong khi đó giá thành và thời gian xây dựng mạng là rẻ nhất và nhanh nhất – đó chính là mạng IMS/NGN.

Trên thực tế sự hội tụ đã và đang diễn ra. Các công nghệ của mạng 2,5G/3G và WLAN cho phép tạo kết nối sử dụng các dịch vụ băng rộng. Một số dịch vụ trước kia chỉ được cung cấp thông qua một nhà khai thác mạng, giờ đã có thể được cung cấp thông qua nhà khai thác mạng sử dụng công nghệ khác. Ví dụ như dịch vụ SMS đã được cung cấp cho cả điện thoại cố định, di động và Internet. Sự hội tụ trên xuất phát từ yêu cầu cụ thể về một dịch vụ nào đó. Để có thể cung cấp đồng thời dịch vụ như vậy phải có phương án cụ thể triển khai cho từng dịch vụ. Đó là xu hướng đang phát triển mạnh.

Doanh thu từ dịch vụ thoại của nhà cung cấp dịch vụ thoại truyền thống đã tiến tới ngưỡng tối đa và đang có xu hướng giảm dần do có sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà cung cấp khác. Các công nghệ mới cho phép nhà cung cấp mới thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thoại truyền thống. Thị trường này đang có sự xuất hiện của các ISP và các doanh nghiệp khác nhau. Sự cạnh tranh, hấp dẫn rất lớn từ dịch vụ điện thoại IP dẫn tới sự biến động của thị trường này. Các nhà cung cấp ISP có thể cung cấp dịch vụ điện thoại IP giá rẻ, ngoài ra còn có các dịch vụ băng rộng khác như thoại truyền hình, xem phim theo yêu cầu, ... Băng thông rộng chính là yếu tố hình thành khái niệm xVNO - Nhà khai thác mạng ảo; có thể là mạng cố định hoặc di động ảo. Như vậy ranh giới giữa nhà khai thác mạng di động và nhà khai thác mạng cố định không rõ rệt, tiến tới loại hình chung – xVNO. Đây là xu hướng của hội tụ giữa các loại hình mạng khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)