KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI IMS CỦA CÁC NHÀ KHAI THÁC VIỄN THÔNG TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI IMS TẠI VNPT

3.2.1KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI IMS CỦA CÁC NHÀ KHAI THÁC VIỄN THÔNG TRÊN THẾ GIỚ

VIỄN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Những hệ thống IMS đang được triển khai từng phần và một số hệ thống không nhất thiết phải tuân thủ toàn bộ các tiêu chuẩn mở của IMS. Cả nhà cung cấp thiết bị và nhà khai thác đều nỗ lực chuyển đổi hệ thống mạng hiện có (không dựa trên IMS) lên NGN và cố gắng bảo toàn vốn đã đầu tư vào mạng hiện tại. Ý tưởng về một hệ thống IMS nhanh chóng triển khai rộng khắp trên mạng viễn thông thế giới là ý tưởng không thực tế nếu tính đến quy mô và phạm vi của kiến trúc này.

Nhìn chung, các nhà khai thác có thị phần lớn triển khai IMS nhằm mục đích thực hiện lộ trình phát triển mạng của họ với mục tiêu tiến tới một hệ thống mạng thế hệ mới. Tuy nhiên, những triển khai ban đầu chỉ là những dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu về tính cạnh tranh và chiến lược phát triển dịch vụ của các nhà khai thác. Tương tự như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ quy mô nhỏ thì việc triển khai IMS cũng nhằm đạt được những lợi thế về mặt dịch vụ trong một lĩnh vực xác định.

Kết quả là trên thị trường viễn thông xuất hiện một số dịch vụ mang tính chiến lược: dịch vụ thoại hội tụ cố định/di động cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp, IP Centrex… Tuy nhiên, một số nhà khai thác lớn tiến hành nhiều điều chỉnh trong mạng của họ nhắm vào các mục tiêu phát triển dịch vụ dài hơi.

Far EasTone Telecommunications Co. Ltd là nhà khai thác mạng tại Đài Loan đầu tiên cung cấp các dịch vụ trên nền IMS. Nhà khai thác này đã triển khai IMS và HSPA để hỗ trợ dịch vụ thoại FMC. Trong tháng 8 năm 2007, họ thương mại hóa dịch vụ thoại VOIP hỗ trợ chuyển giao giữa mạng WiFi và HSPA sử dụng cho các đầu cuối vô tuyến cố định. Thuê bao có thể sử dụng điện thoại WiFi, máy tính và điện thoại di động dùng chung một số thuê bao; thuê bao cũng có thể truy nhập hệ thống tại các điểm truy nhập Wifi. Mục tiêu của dịch vụ này là hướng vào đối tượng khách hàng là thuê bao di động của nhà khai thác này khi họ sử dụng các dịch vụ băng rộng của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Các tính năng dịch vụ bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gồm: nhạc chuông cá nhân, hộp thư thoại thông minh (đưa ra các bản tin trả lời khác nhau phụ thuộc vào trạng thái của điện thoại như: “không trả lời,” “bận,” hoặc “tắt máy”).

TDC là một nhà khai thác truyền thống, hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông (cả di động và cố định) ở Đan Mạch. TDC sử dụng IMS để hỗ trợ dịch vụ IP Centrex nhắm vào các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; giải pháp này được sử dụng để thay thế cho các hệ thống PBX mà hiện nay TDC không còn cung cấp. Khách hàng có thể mua gói dịch vụ cơ bản và thực hiện những thay đổi theo yêu cầu của họ qua hệ thống Website của TDC.

Telefonica (một tập đoàn viễn thông lớn của Tây Ba Nha) công bố đã thương mại hóa ở Tây Ba Nha hệ thống IMS vào giữa năm 2005. Dự án thương mại này nằm trong chiến lược triển khai các dịch vụ đa phương tiện trên nền IP của tập đoàn Telefonica. Các dịch vụ đã được triển khai bao gồm: điện thoại cá nhân, dịch vụ làm việc từ xa và dịch vụ thoại cho doanh nghiệp (như giải pháp IP Centrex). Một số dịch vụ mới sẽ tiếp tục được triển khai; dịch vụ thoại video được thương mại hóa vào tháng 6 năm 2007 cho phép thực hiện các cuộc gọi video giữa các điện thoại cố định hỗ trợ video, điện thoại di động 3G và TV (qua một set-top box).

Com Hem là nhà khai thác viễn thông Thụy Điển đầu tiên triển khai hạ tầng IMS thương mại hóa vào tháng 10 năm 2007. Với việc sử dụng cấu trúc IMS, hiện tại Com Hem có khả năng cung cấp nhanh chóng các chức năng và dịch vụ mới cho thuê bao cũng như có thể hợp tác với các nhà khai thác viễn thông khác. Giải pháp IMS của Com Hem bao gồm lõi IMS và máy chủ ứng dụng VoIP SURPASS hiQ 8000 được cung cấp và lắp đặt bởi Nokia Siemens Networks. Với việc sử dụng IMS, Com hem có thể tối ưu hoạt động hệ thống mạng hiện tại để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng thuê bao trong khi vẫn có thể giảm chi phí vận hành. IMS cũng cho phép Com Hem phát triển và giới thiệu nhanh chóng các ứng dụng và dịch vụ thoại mới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến trúc, ứng dụng ims và giải pháp triển khai ims tại vnpt (Trang 44 - 45)