Kiến thức: Qua module này học viên phải - Trình bày được khái niệm, đặc trưng, vai trò của dạy học theo nhóm - Phân biệt các hình thức học tập theo nhóm: Nhóm 2 học sinh, nhóm 4-5học sin
Trang 2I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Qua module này học viên phải
- Trình bày được khái niệm, đặc trưng, vai trò của dạy học theo nhóm
- Phân biệt các hình thức học tập theo nhóm: Nhóm 2 học sinh, nhóm 4-5học sinh, nhóm kim tự tháp, nhóm chuyên gia và nhóm hoạt động trà trộn
- Phân tích các bước tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình giảng dạy
2 Kỹ năng:
- Học viên vận dụng để lựa chọn nội dung, thiết kế và tổ chức được cácbài học sinh học theo hoạt động nhóm
3 Thái độ: Học viên thấy được giá trị, vai trò của hoạt động nhóm trong
quá trinh học tập từ đó có ý thức áp dụng trong dạy học sinh học ở trường phổthông
II GIỚI THIỆU MODULE
- Đây là module thứ hai trong tài liệu bồi dưỡng đổi mới PPHD sinh học ở
trường THPT với nội dung giới thiệu về vai trò, các kiểu học tập theo nhóm vàmột số ví dụ minh họa xem như là các "mẫu" được chúng tôi nghiên cứu và ápdụng trong thời gian gần đậy tại trường Đại học Sư phạm Huế
- Nội dung chính của module:
Đặc trưng và vai trò của hoạt động nhóm
Các hình thức học tập theo nhóm
Các bước tổ chức hoạt động nhóm
Phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động nhóm
Một số kiến thức sinh học được tổ chức theo hoạt động nhóm
III TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN MODULE
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu đa chức năng, giấy croquy, bút, băng
dính, kéo
- Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thị Hồng Nam (2003) Tổ chức hoạt động hợp tác
trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Lệ Quyên ( 2004) Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm tại lớp
trong quá trình dạy học sinh học lớp 10 ban khoa học tự nhiên, luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục Trường ĐHSP Huế
IV HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Trao đổi, thời gian 1 tiết
Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo từng cặp
Thông tin:
Trang 3Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, gồm các mục:
1 Khái niệm dạy học theo nhóm
2 Đặc điểm dạy học theo nhóm
3 Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm
4 Vai trò của hình thức học tập theo nhóm
Hoạt động 2:Nghe giảng viên trình bày,thảo luận theo nhóm,thời gian 2tiết
Nhiệm vụ: Học viên nghe giảng viên trình bày trước lớp, nghiên cứu tài
liệu và trao đổi theo nhóm hoàn thành các câu hỏi:
- Nghiên cứu các hình thức học tập nhóm để hoàn thành Phiếu học tập sau:
Hoạt động3 : Trao đổi theo nhóm ( 3-5 học viên), thời gian 4 tiết
Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo nhóm nhằm:
- Trình bày quy trình tổ chức hoạt động theo nhóm
Trang 4- Vận dụng để thiết kế một số kiến thức trong chương trình sinh học được
tổ chức theo các hình thức học tập nhóm khác nhau ( Mỗi hình thức 1 ví dụ)
- Vận dụng để soạn 1 bài học hoàn chỉnh được tổ chức dạy học theo nhóm
Xem phụ lục 2.3: Bài giảng minh họa
Xem phụ lục 2.4: Phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học theo nhóm để nâng cao hiệu quả nhận thức cho học sinh
V ĐÁNH GIÁ:
Sau khi kết thúc 2 buổi học, học viên phải trả lời được các cẩu hỏi sau:
Câu 1: Trong dạy học sinh học ở trường THPT việc tổ chức dạy học theo
nhóm có những thuận lợi và khó khăn nào? Cho ví dụ
Câu 2: Hãy nêu các điều kiện cần và có để tổ chức học tập theo nhóm đạt
hiệu quả
Câu 3: Anh ( chị) dự định áp dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm
trong quá trình đổi mới PPDH bộ môn như thế nào?
Trang 5Phụ lục 2.1
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH
1.Khái niệm dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinhtheo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ýtưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cánhân Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập củamình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm
2.Đặc điểm dạy học theo nhóm
- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hìnhgiờ học truyền thống
- Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý-nhận thứccủa học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợptác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụhọc tập được đặt ra cho mỗi nhóm
- Trong các giờ học tổ chức theo nhóm giáo viên phải là người tổ chức,hướng dẫn hoạt động cho học sinh chứ không phải làm thay, không áp đặt.Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên trong các giờ học này là phải căn cứ vàonhiệm vụ của giờ học mà thiết kế các nhiệm vụ học tập cụ thể và các hoạt động
để học sinh giải quyết trong mỗi nhóm, đồng thời thiết kế các yêu cầu cụ thể chomỗi nhóm, thiết kế các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra lại mức độ hiểu, kỹ năngthực hành, hành vi thái độ cần hình thành ở học sinh
- Có thể hiểu tổ chức giờ học theo nhóm là một kiểu tổ chức giờ học trênlớp Tuy nhiên, tuỳ từng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn giờ học, nếu thoả mãn một
số điều kiện, có thể tổ chức học sinh thành các nhóm, tiến hành các hình thức họctập khác nhau để giải quyết bài tập của nhóm mình, qua đó đạt mục tiêu giờ học
3 Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm
*Trò- chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập: Dạy học theo
nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạtđộng của họ Với hình thức học tập theo nhóm không diễn ra sự tiếp xúc trực tiếpgiữa giáo viên với học sinh mà chỉ trong trường hợp cần thiết người giáo viênmới tham gia vào công việc của nhóm riêng rẽ Vai trò của người giáo viên thôngqua sự chỉ dẫn bằng ngôn từ được đề ra trước khi tiến hành công tác của nhóm.Trong trường hợp giáo viên tham gia vào công tác của nhóm nhỏ đó thì sự giaotiếp mang tính chất cá nhân hơn là tính chất công việc như trong hình thức dạyhọc chung toàn lớp
Trang 6Công tác với toàn lớp trong điều kiện học tập nhóm tại tiết học có tính chấthoàn toàn khác Nhóm báo cáo trước toàn lớp công việc của mình Nội dung từngbáo cáo đó đối với những học sinh của nhóm khác có thể là những thông tin mới.Điều đó có nghĩa là những nhóm khác và từng học sinh riêng rẽ nắm tốt tài liệuđến mức nào phụ thuộc vào chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm Với
sự thảo luận các báo cáo, cả tính chất tác động lẫn nhau trong lớp cũng biến đổi.Nếu với công tác dạy học toàn lớp như thường lệ sự tiếp xúc trực tiếp giữa họcsinh ít, thì bây giờ khả năng tiếp xúc như vậy tăng lên đáng kể Và sự đánh giálẫn nhau trong công tác với toàn lớp nay có vai trò rất lớn
Từ đó có thể nói công tác với toàn lớp trong điều kiện học tập nhóm tạilớp là công tác có tính tập thể như là hình thức công tác độc lập
* Giáo viên – “ người thức tỉnh” tổ chức và đạo diễn: Trong giờ học theo
nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước.Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động , qua đó có thể rút ra các tri thứccần thiết cho mình Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hànhcác hoạt động Tuy nhiên, để giúp học sinh tránh những sai lầm, trong tổ chứcgiờ học theo nhóm, cần có một khoảng thời gian để giáo viên tổ chức cho họcsinh làm việc, thảo luận chung cả lớp
* Nhóm học tập – môi trường, phương tiện để lĩnh hội tri thức, phát triển trí
tuệ và nhân cách của học sinh: Nhóm học tập là nơi hội tụ và phát huy tiềm năng
trí tuệ của tập thể, trong các nhóm học tập, việc học tập cá nhân cũng có nhữngnét mới Đó không còn là sự lĩnh hội tài liệu học tập xuất phát từ hứng thú cánhân, hoặc do sợ kiểm tra, mà lĩnh hội có tính tới công tác phối hợp sau này Vìvậy mà phương hướng học tập cá nhân thay đổi, nó có phương hướng xã hộinhiều hơn
4 Vai trò của hình thức học tập theo nhóm
- Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tậptheo nhóm bao giờ cũng sôi nổi Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phươngpháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ Các học sinh nhút nhát, thường là ít phátbiểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài Hơn thếnữa, hầu hết các các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và họcsinh dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều được giải đáp, mà thường là trong bầukhông khí rất thoải mái Với việc thảo luận cùng với các thành viên khác tronglớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn Thông qua trao đổitrong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp
đỡ nhau trong học tập Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ khơi dậy tinh thầntập thể, vì lợi ích của nhóm, của cộng đồng và xã hội
- Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huyđộng được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất có ýnghĩa đối với việc tăng tích tích cực và tính năng động của người học Dạy họctheo nhóm còn rất thuận lợi cho tổ chức trong các trường hợp thiếu đồ dùng dạyhọc (hoạt động theo kiểu gánh xiếc)
- Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụ thể.Hoạt động này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi
Trang 7Người học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó Phươngpháp học theo nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho ngườihọc Khi làm việc trong nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quả củatừng cá nhân, học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực của chínhmình, lòng tự trọng, chính đó là điều kiện đầu tiên của sự trưởng thành về mặtnhân cách xã hội.
- Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạt độngnhóm bao gồm tất cả những gì học sinh cần Học sinh có cơ hội thực hành các
kỹ năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích.Các em cũng thực hành các “kỹ năng thông thường” như khả năng cùng làm việc
và giao tiếp với nhau
- Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làmquen với nhau Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diệnyếu tố cạnh tranh, sẽ là một động cơ học tập rất mạnh
5 Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pairwork)
Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tìnhhuống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽthu nhận kiến thức một cách tích cực Nhóm này thường được sử dụng khi giao c
ho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọntrong sách giáo khoa ).Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thờigian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùngnhau
Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh (Group work)
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tìnhhuống do giáo viên nêu ra
Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạtđộng so sánh Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau
(nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm
mình đối với nhóm khác Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giảiquyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm Hoạtđộng trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phảigiải quyết trong một thời gian ngắn Hoạt động so sánh thường dùng cho những
bài học có dung lượng không lớn.
Mô hình nhóm 2 học sinh
Trang 8Mô hình nhóm 4-5 học sinh
Nhóm chuyên gia hay nhóm chuyên sâu (JigsawII)
Ở đây, tổ chức các nhóm có tính luân chuyển Trước hết, giáo viên chialớp thành nhiều nhóm (nhóm xuất phát hay nhóm gốc) Nhóm gốc gồm nhữnghọc sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đómỗi học sinh được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó Sau đó lậpnhóm chuyên sâu (nhóm chuyên gia) Nhóm chuyên gia tập hợp những học sinh
ở trong những nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểusâu một phần thông tin
Như vậy, một học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làmviệc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên sâu và sau đó lại trở về nhóm xuất phát để trìnhbày kết quả về các thông tin mình đã thu thập được
Nhóm chuyên sâu Nhóm chuyên sâu
Nhóm xuất phát
Nhóm chuyên sâu Nhóm chuyên sâu
Ưu điểm của nhóm chuyên gia là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ
do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một học sinhkhá giỏi đảm nhận Mỗi học sinh sẽ nắm một mảng thông tin để lắp ghép thànhmột thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có một học sinh nào đứng ngoài hoạt độngcủa lớp học
Nhóm kim tự tháp (Pyramid)
Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bàihọc Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập Sau đóghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình Kế đếncác cặp sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16…Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổngkết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề Như vậy, bất
kỳ ý kiến các nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông
Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương
hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các địnhnghĩa, khái niệm, công thức…đã học trong một chương
AA
CC CC
A B
C D
DD DD
Trang 9Mô hình nhóm kim tự tháp
Hoạt động trà trộn (Mingling Activities)
Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và dichuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác Sự di chuyểnkhỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn.Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhaucùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ Cũng bằng cách học này, họ sẽthấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khácnhau cho cùng một vấn đề Có thể coi hoạt động trà trộn là bảng “trưng cầu ýkiến” và “khảo sát ý kiến” của tập thể Hoạt động này thường được dùng trongphần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của họcsinh trước khi học bài mới
Bài tập này cần phải hết sức rõ ràng và nếu cần thì nên chia nhỏ Nếu cóthể ta vừa ra đề bài cho cả nhóm vừa yêu cầu nhiệm vụ cho từng cá nhân Ví dụYêu cầu mỗi học sinh ghi chép lại các phát hiện của cả nhóm Nếu sau phần hoạtđộng nhóm ta có chuẩn bị phần bài tập cho cá nhân, làm như vậy từng cá nhânhọc sinh sẽ nắm bài tốt hơn
Bài tập giống nhau, tuỳ chọn khác nhau
Bài tập các nhóm có thể giống nhau hoặc giáo viên cho một số lựa chọn
để các nhóm tự quyết định Mỗi nhóm có thể làm các bài tập khác nhau, sau đó,kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được trình bày lại trước lớp Ta thường có thể sửdụng các bài tập tự do
Cạnh tranh thi đua giữa các nhóm
Trang 10Các nhóm cùng làm một bài tập, mục đích là để thi đua giữa các nhóm.Bài tập ở đây có thể là đưa ra một cách giải quyết một vấn đề , thiết kế một thínghiệm… hay chỉ đơn giản là trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Sau khi bài tập đãhoàn tất, giáo viên hay cả lớp có thể đứng ra làm giám khảo; đơn giản hơn và ítcạnh tranh hơn là mỗi nhóm trình bày công việc của nhóm mình, chúng ta nêncẩn thận đối với các bài tập có tính cạnh tranh.
Gánh xiếc
Mỗi nhóm sẽ tiến hành cùng một sêri bài tập nhưng theo thứ tự khác nhau,
vì thế vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt độngkhác nhau; nhưng đến cuối giờ các nhóm đều thực hiện xong phần việc củamình Phương pháp này cho phép tiến hành được các bài tập có đòi hỏi giáo cụ
và đồ dùng thí nghiệm nhưng không đủ cho cả lớp
Ví dụ: Có 3 nhóm A, B, C Trong ma trận thứ nhất có 3 bài tập và thời lượngnhư nhau; ma trận thứ 2 có thể dùng 5 bài tập trong đó có bài tập 1 có thời giandài gấp đôi các bài tập khác
7 Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm
Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản:
- Điểm xuất phát: Giáo viên Học sinh Đối tượng học tập
- Bước 1: Hướng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá nhân
- Bước 2: Tổ chức HS HS Kinh nghiệm cá nhân
Trang 11cố vấn thức thu nhận được
Trong 4 bước trên, cần lưu ý trong bước 2 và bước 3 HS làm việc theonhóm, còn bước 1 và bước 4 là bước làm việc cá nhân, HS tự suy nghĩ, tìm tòi.Bước 4 giúp HS tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được Nó giúp chokiến thức HS được lĩnh hội vững chắc hơn Điều này được thể hiện rõ qua cácbước trong quy trình sau:
Bước 1
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụnhận thức
HS vào các hoạt động học tậpchung của nhóm
- Đưa ra những câu hỏi gợi ý khithảo luận bế tắc hoặc đi chệchhướng
- Tự đặt mình vào các tình huống, tựsắm vai đưa ra cách xử lý tìnhhuống, trao đổi ý kiến, thảo luậntrong nhóm, xử lý thông tin
-Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến củamình, khai thác những gì đã hợp tácvới bạn hoặc tham khảo thêm ý kiếncủa GV để bổ sung sản phẩm banđầu của mình
- Tổ chức thảo luận toàn lớp
- Đại diện các nhóm trình bày, bảo
Bước 4
- Tóm tắt từng vấn đề
- Đưa ra những nhận xét đánh giá
về kết quả của từng nhóm, từ đóđưa ra các kết luận khoa học
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đềtiếp theo
- So sánh, đối chiếu kết luận của GV
và của các bạn với sản phẩm banđầu của mình
- Tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnhnhững gì cần thiết
- Tự rút kinh nghiệm về cách học,cách sử lý tình huống, cách giảiquyết vấn đề của mình
Nguồn tài liệu tham khảo
1 Ngô Thị Thu Dung (2001) Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ
học trên lớp Tạp chí giáo dục, (3), tr 21-22.
Trang 122 Nguyễn Thị Hồng Nam (2002) Tổ chức hoạt động hợp tác trong học
tập theo hình thức thảo luận nhóm Đại học Cần Thơ.
3 Spencer Kagan, Ph.D (1985) Cooperative Learning Kagan
Cooperative Learning, San Juan Capistrano, CA
Phụ lục 2.2 MỘT SỐ KIẾN THỨC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 BAN
KHTN ĐƯỢC THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO NHÓM
1 Thiết kế hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 2 HS
- Ví dụ : Kiến thức Liên kết hoá học (bài 11)
I Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
- Nêu được định nghĩa liên kết hoá học và phân biệt được liên kết bềnvững và liên kết yếu
II Nội dung chính:
1 Định nghĩa liên kết hoá học: Liên kết hoá học là lực hút giữa hai nguyên tửvới nhau trong phân tử hoặc trong tinh thể Có hai loại liên kết hoá học:
- Liên kết bền vững: Liên kết cộng hoá trị
- Liên kết yếu: Liên kết hiđrô, liên kết ion, liên kết Vanđe Van, liên kết kịnước
III Tổ chức: Hoạt động nhóm 2 HS, thảo luận nội dung Phiếu học tập học tập
sau:
Phiếu học tập :
- Hãy kể tên các liên kết hoá học mà em biết?
- Quan sát hình 7.2 và 7.3 SGK 1 trang 27, em hãy phân tích để chỉ ra các liênkết bền vững và các liên kết yếu, qua đó em hãy cho biết liên kết hoá học là gì?
2 Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm 4-5 HS hoặc 7-8 HS:
- Ví dụ : Kiến thức các cấp độ tổ chức của sự sống
I Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
- Hiểu được thế giới sống là một hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp
Trang 13bậc lệ thuộc
- Phân biệt được các cấp độ tổ chức của hệ thống sống
- Giải thích được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức
- Vẽ được sơ đồ các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp
II Nội dung chính:
* Đặc điểm nổi bậc của sự sống là có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp độ: Cáccấp độ đó là: Tế bào ,Cơ thể ,Quần thể ,Loài ,Quần xã , Hệ sinh thái -Sinh quyển
1 Cấp tế bào:
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống
- Thành phần chính: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân
- Thành phần cấu tạo nên tế bào: Các phân tử; các đại phân tử; các bào quan
2 Cấp cơ thể:
- Cơ thể đơn bào
- Cơ thể đa bào: Tế bào , mô ,cơ quan ,cơ thể
Như vậy: Cơ thể là một thể thống nhất, gồm nhiều cấp độ tổ chức nhưng hoạtđộng rất hoà hợp và thống nhất nhờ có sự điều hoà, điều khiển chung Do đó, cơthể thích nghi được với môi trường sống thay đổi
3 Cấp quần thể:
- Quần thể bao gồm các cá thể trong cùng một loài tập hợp với nhau trongmối quan hệ sinh sản và đó chính là cơ sở của tiến hoá dưới tác động của chọnlọc tự nhiên
- Loài là đơn vị phân loại của sinh giới, sự phân bố địa lý của tất cả các cáthể thuộc các quần thể nếu có khả năng giao phối hữu thụ sẽ thuộc về một loài
4 Cấp quần xã:
- Quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùngchung sống trong một vùng địa lý nhất định
- Trong tổ chức quần xã có: + Tương tác giữa các cá thể trong quần xã
+ Tương tác giữa các quần thể trong quần xã
5 Hệ sinh thái- sinh quyển:
- Hệ sinh thái là hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm một quần xã sinhvật và nơi sống của quần xã
- Sinh quyển: Khoảng không gian trên trái đất có các cơ thể sống cư trú vàcác hệ sinh thái hoạt động
III Tổ chức: Hoạt động nhóm 4-5 HS (Hoạt động trao đổi)