cán cân thương mai, các nhân tố ảnh hưởng, vai trò, thực tiễn cán cân thương mại của việt nam giai đoạn 20002006 và 20072013
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng
sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực Trong xu thế đó, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986 Việt Nam
đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương và đa phương khác Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao từ năm 2008 Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc Hiện trạng này chắcchắn sẽ gây ra nhiều sức ép đến cán cân thương mại quốc tế và khả năng chống đỡ các cú sốc từ phía bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi
dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp
Từ thực trạng trên, Đề tài “Cán cân thanh toán quốc tế khác với cán cânthương mại ở điểm nào Ý nghĩa của việc nghiên cứu cán cân thương mại” được lựa chọn để nghiên cứu với mục đích hiểu sâu và rõ cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại từ đó đề ra các giải pháp cân bằng cán cân thương mại từ thực tiễn đã nghiên cứu
Trang 3I So sánh cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại
1 Định nghĩa
1.1 Cán cân thanh toán quốc tế: Balance of Payment (BOP hay BP)
- Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ ở nước ngoài với các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài
- Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của một nước với các nước khác
- Là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú (IMF)
Một BOP thường bao gồm các bộ phận sau:
1 Cán cân vãng lai (Current Account – CA), gồm 4 tiểu bộ phận:
- Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) là bộ phận chính của CA, phảnánh chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa
- Cán cân dịch vụ (Services – SE)
- Cán cân thu nhập (Income – IC)
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers – Tr)
2 Cán cân vốn (Capital Balance – K) phản ánh luồng vốn (ngắn hạn và dài hạn) di chuyển vào và ra một quốc gia Việc phân loại nguồn vốn ngắn hạn dài hạn chỉ mang tính chất tương đối và thời hạn có thể thay đồi theo thời gian
3 Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB) là tổng của cán cân vãng lai (CA)
và Cán cân vốn dài hạn Tính ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dàilên nền kinh tế và tỷ giá hối đoái
4 Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB) bằng tổng của CA và K trong điều kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối Nếu có nhầm lẫn, sai sót thì:
Cán cân tổng thể = CA + K + Nhầm lẫn và sai sót
Trong đó hạng mục Nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn không chính xác
Cán cân tổng thể là một chỉ tiêu quan trọng vì i) nếu thặng dư nó cho biết
số tiền một quốc gia có thể dùng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối và ii) nếu thâm hụt nó cho biết số tiền mà quốc gia đó phải trả bằng cách giảm
Trang 4(bán ra) dự trữ ngoại hối là bao nhiêu.
Có 3 cách để tài trợ cho thâm hụt OB:
- Giảm dự trữ ngoại hối
- Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác
- Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoài
5 Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB) bao gồm các hạng mục:
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R)
Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập BOP trong thực tế
Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (BOP)
mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể (OB), chính vì thế cán cân tổng thể còn được gọi
là cán cân thanh toán chính thức của quốc gia (Official Settlements
Balance)
=> Cán cân thương mại là 1 bộ phận quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế, ảnh hưởng lớn đến tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia
1.2 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một nội dung của tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (hạn ngạch xuất khẩu trừ đi hạn ngạch nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư
Trang 5thương mại Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Trong cán cân vãng lai của Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu chi của cán cân vãng lai Như vậy, cán cân thương mại có tác động rất lớn tới cán cân thanh toán quốc tế
2 Các nhân tố ảnh hưởng
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại
Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng
nhanh hơn Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ) MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu
Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân
có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân
có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các
quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó
ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng
Trang 6nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi
và xuất khẩu ròng tăng lên
Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ
ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ) Với
tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội chi hoặc bội chi Tình trạng này không cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi vị trí Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước, khả năng trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
a Cán cân mậu dịch là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP màcán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó
Ví dụ như:
- Thương mại hữu hình: là một trong những hạng mục thường xuyên của BOP Tùy theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu
- Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới
b Lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm
c Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân
Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ
Trang 7lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng.
d Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm(cán cân vãng lai)
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Đức sẽ trả 38 đồng Mác Đức cho một cây vợt tennis, bán với giá 190 USD ở Mỹ nếu 1 USD = 2 Mác
Nếu 1 USD = 3 Mác Đức ( mất 570 Mác để mua cây vợt )làm giảm nhu cầu của người Đức đối với mặt hàng này
e Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tốkhác phát triển
f Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tếđối ngoại cũng sẽ đạt được Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận
3 Vai trò đối với nền kinh tế.
3.1 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
- Là tấm gương phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động KTĐN và ở một mức độ nhất địn phải ánh tính hình kinh tế của 1 quốc gia thông qua các cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ, cho biết quốc gia này là
Trang 8con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới
- Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế
- Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng đến tý giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia, khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất giá, chính phủ
có thể quyết đdidnh: tăng lãi suất hoặc giảm chi tiêu công cộng nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu hoặc tăng kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, ngoại hối và chu chuyển vốn nhằm nâng giá nội tệ, giữ ổn định tỷ giá
3.2 Vai trò của cán cân thương mại
Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán quốc tế đồng thời tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự biến động của tỷ giá, tiếp đến sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước
Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ
Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia
Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai, do đó có ảnh hưởng đến ổn định nền kinh tế vĩ mô Đây là ảnhhưởng quan trọng nhất của cán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào
đó nhà nước có thể đưa ra các chính sách để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế: X – M = (S – I) + (T –G) Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại
Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các nhà kinh tế và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như các thách thức để có thể đề ra những giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong thời gian sắp tới, từ đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn
Trang 9II Ý nghĩa của việc nghiên cứu cán cân thương mại
1 Thực trạng cán cân thương mại từ năm 2000 đến nay
1.1 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2000-2006)
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001 tạo thuận lợi cho sự gia tăng đáng kể giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam so với giai đoạn trước đó Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cũng không ổn định
1.2 Cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO (2007 đến nay)
Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2000-2006)
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết vào năm 2000 và cóhiệu lực vào cuối năm 2001 tạo thuận lợi cho sự gia tăng đáng kể giá trịxuất nhập khẩu của Việt Nam so với giai đoạn trước đó Tuy nhiên tốc độtăng trưởng cũng không ổn định
Năm KN xuất
khẩu
(tr.USD)
Tốc độtăng XK(%)
KN nhậpkhẩu
(tr.USD)
Tốc độtăng NK(%)
Cán cânthươngmại
Trang 10Cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO (2007 đến nay)
Sau 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt độngngoại thương nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Namnói riêng, có nhiều thuận lợi để phát triển
Năm 2007: kinh tế toàn cầu được ghi nhận với nhiều biến động lớn
về giá hàng hóa, chủ yếu là giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩmtăng cao liên tục Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàngcũng với dấu hiệu suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ, đồng đôla mất giá nhanh
so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt tới nhiều nền kinh tế,trong đó có Việt Nam
Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5%
so với năm 2006 và vượt 15,5% so với kế hoạch Trong đó, khối doanhnghiệp 100% vốn trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; Khối doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 58% và tăng 18,4% Mặc dù đã làthành viên chính thức của WTO, những xuất khẩu trong những tháng đầunăm dường như chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội mang lại Kếtquả là xuất khẩu chỉ tăng bình quân 22% Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
Trang 11như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, gạo… đều có mức tăng trưởngkhông cao Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng khá nhưng chưa có nhiều mặthàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá vàlượng dầu thô xuất khẩu giảm Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt làthủy sản và thực phẩm chưa thực sự ổn định Các thị trường xuất siêu củanước ta là Mỹ, EU…
Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng
35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới Thị trường nhập siêucủa nước ta là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 là109,2 tỷ USD, với tình hình nhập siêu lên tới 12,4 tỷ USD, chiếm 27,5%kim ngạch xuất khẩu Mức nhập siêu như vậy là rất cao, vượt xa so vớinăm trước và cao gấp hơn 2 lần so với kế hoạch
Năm 2008: Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình
hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường Giádầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thếgiới tăng mạnh trong những tháng giữa năm, kéo theo sự tăng giá ở mứccao của hầu hết các mặt hàng trong nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến kimngạch xuất – nhập khẩu của nước ta năm 2008
Về xuất khẩu: Tính chung cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 Trong đó, khối doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khối doanh nghiệp 100% vốn trong nướcđạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3% Theo đánh giá của Tổng cụcthống kê, tuy kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so vớinăm 2007 nhưng nếu loại trừ giá trị tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tănggiá của 8 mặt hàng chủ yếu ( dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu,hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chỉ tăng 13,5%
Về nhập khẩu: Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần
3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD Nhưng liên tiếptrong 7 tháng còn lại, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trongnhững nguyên nhân chính là do giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thếgiới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu Tính chung cả năm 2008, kim ngạchhàng hóa nhập khẩu ước đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007,
Trang 12trong đó khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng26,5%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng31,7% Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạchnhập khẩu năm 2008 chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Như vậy, mức thâm hụt cán cân thương mại lên đến 17,5 tỷ USD, cao nhất
từ trước đến nay Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thươngmại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia lánggiềng là Trung Quốc Trong tổng mức thâm hụt 17,5 tỷ USD hàng hóa củaViệt Nam với thế giới thì riêng thâm hụt với Trung Quốc đã lên tới 12 tỷUSD, tiếp đến là thâm hụt với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN
và Hàn Quốc… chỉ thặng sư với Hoa Kỳ và EU
Năm 2009: Do những hậu quả còn tồn động của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu năm 2008, nên cán cân thương mại Việt Nam vẫn nằm trong tìnhtrạng thâm hụt cao Tuy nhiên, con số thâm hụt đã giảm hơn so với nămtrước
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng
56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kếhoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội) Kim ngạch của khối doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008;khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7%, chiếm 47,2%, giảm5,1% so với năm 2008
Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng
68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 Trong đó khối doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạchnhập khẩu của cả nước, giảm 1,8% so với năm 2008; khối doanh nghiệp100% vốn trong nước đạt khoảng 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%,giảm 16,8% so với năm 2008
Năm 2009, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng nhậpkhẩu cho nước ta Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu nhữngmặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khốilượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn so với năm
2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao
Trang 13(như máy móc, thiết bị, dược phẩm tơ sợi…) Do đó, mặc dù giá nhập khẩugiảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫncòn cao hơn mục tiêu đề ra.
Năm 2010
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt
khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kếhoạch Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cảdầu thô) đạt khoảng 38,8 tỷ USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cảnước, tăng 27,8%, nếu trừ dầu thô đạt khoảng 33,8 tỷ USD, tăng 40,1% sovới năm 2009; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng32,8 tỷ USD, chiếm 46%, tăng 22,7% so với năm 2009 Về thị trường xuấtkhẩu, năm 2010, xuất khẩu đã tăng trên tất cả các khu vực thị trường, trong
đó thị trường Châu Á ước tăng 32,6%, tiếp đó đến thị trường Châu Mỹ, ướctăng 25,8%, thị trường Châu Âu ước tăng 18,2%, thị trường Châu Phi –Tây Á – Nam Á ước tăng 45% và thấp nhất là Châu Đại Dương ước tăng13,6%
Về nhập khẩu: Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế NK
những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiềumặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một sốmặt hàng vẫn còn có mức NK cao Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010đạt khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó nhóm hàngcần thiết nhập khẩu chiếm một tỉ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sảnxuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phục vụ cho đầu tư xây dựngcác công trình và dự án Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđạt 36,4 tỷ USD, chiếm 43% tổng KNNK của cả nước, tăng 39,9%; khuvực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 47,5% tỷ USD, chiếm 56%,tăng 8,3% so với năm 2009 Về thị trường nhập khẩu, nhập khẩu từ thịtrường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 78% kim ngạch NK cả nước.Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19%, các nước Đông Á chiếm 55%, riêngTrung Quốc chiếm hơn 23%
Như vậy, năm 2010, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, nhập siêu
đã dần được kiểm soát ở mức 17,27% kim ngạch xuất khẩu, đạt 12,37 tỷUSD; nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhậpkhẩu