TIỂU LUẬN SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
HCM, Tháng 5/2011
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đến Thầy Bùi Văn Mưa
và Thầy Hoàng Trung trong thời gian qua đã tận tâm giảng dạy, cung cấp cho emkiến thức về triết học nói chung và triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Ấn Độ cổđại nói chung
Xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên nhóm 8 triết học lớp Đêm 1 – K20
đã cùng nhau làm việc, đóng góp ý kiến để hoàn thành đề tài tiểu luận này
Và cuối cùng, em xin chúc quý thầy sức khỏe, gặt hái them nhiều thànhtựu trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu
Tp.HCM, ngày 09 tháng 05 năm 2011
Học viên thực hiện
Võ Lý Bội Uyên
Trang 3MỤC LỤC
Lời cám ơn i
Mục lục ii
Lời mở đầu iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI I Khái quát triết học Hy Lạp cổ đại 1
1.1 Điều kiện lịch sử ra đời 1
1.2 Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 1
1.3 Những đặc điểm cơ bản 1
1.4 Các tư tưởng, trường phái triết học 2
II Khái quát triết học Ấn Độ cổ đại 4
2.1 Điều kiện ra đời 4
2.2 Sự hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại 5
2.3 Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại 5
2.4 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại 5
CHƯƠNG 2: SO SÁNH TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI I Sự tương đồng của triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại 7
II Sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại 12
KÊT LUẬN 24
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài: Khi nhắc đến khởi nguyên tiềm tàng của nền triết
học nhân loại chúng ta không thể không nói đến hai nền triết học lớn củathế giới, đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại Có thể nói
Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại là những cái nôi của triết học thế giới, làkhúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học,làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống triết học thế giới sau này Nét nổi bậtcủa triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của triếthọc mà sau này các học thuyết triết học khác từng bước giải quyết theonội dung của thời đại mình Trong khi đó, triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra
và giải quyết những vấn đề của tư duy triết học Việc tìm hiểu sự tươngđồng và khác nhau của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại giúpchúng ta có khái niệm gần như hoàn chỉnh về triết học phương Tây và triếthọc phương Đông, những ảnh hưởng của nó đến thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng, từ đó chúng ta biết cách vận dụng những tinh hoa củahai nền triết học này, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức thế giới, conngười và xã hội
2 Mục đích nghiên cứu: Bài viết không chỉ nêu lên hoàn cảnh ra đời, đặc
điểm, những tư tưởng cùng những trường phái của hai nền triết học HyLạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại, mà mục đích chính của bài viết là làm rõ nétđược những tương đồng và khác biệt giữa hai nền triết học cổ đại này
3 Phương pháp nghiên cứu: Bài viết hình thành trên cơ sở phương pháp
nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh các nguồn
tư liệu tham khảo với nhau để có được kết quả chính xác nhất, tránh cáchnhìn phiến diện
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ
ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1 Điều kiện lịch sử ra đời
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâudài và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiêntrong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra cơ sởcho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chântay Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụnghiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học Như vậy, có thể thấyrằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu - đó là kết quả nội sinhcủa cả một dân tộc, một thời đại
1.2 Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại trải qua 3 giai đọan: Giai đoạn hình thành, giaiđọan cực thịnh và giai đọan suy tàn Trong đó sự đấu tranh giữa hai khuynhhướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm của giai đọan cực thịnh đã
để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại
1.3 Những đặc điểm cơ bản
- Thứ nhất: thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp
chủ nô thống trị
- Thứ hai: Có sự phân chia và sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái
duy vật - duy tâm, vô thần - hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư
tưởng
- Thứ ba: đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác.Các nhà triết học Hy Lạp
cổ là “những nhà biện chứng bẩm sinh” Họ nghiên cứu và sử dụng phép biệnchứng để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý
Trang 6- Thứ tư: gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các
lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnhchỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó
- Thứ năm: coi trọng vấn đề về con người Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn
chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạohóa
1.4 Các tư tưởng, trường phái triết học
1.4.1 Chủ nghĩa duy vật:
a Trường phái Milê: Đóng góp chính quan trọng nhất của trường phái Milet
này là đã được đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm đó như khái niệmtriết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm nhữngkhái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đốilập
b. Trường phái Hêraclít: Hêraclít là nhà triết học đã nêu lên các phán đoánthiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sau nàyMác đã đề cập và đi sâu Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triếthọc Hêraclít vào tư tưởng của nhân loại
c Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago: Để giải thích tính đa dạng
của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empêđốc và Anaxago cố vượtqua quan niệm đơn nguyên sự phát minh của các trường phái Milet, trường pháiHêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đadạng Tuy nhiên quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, còn hạn chế
d Trường phái nguyên tử luận Lơxip – Đêmôcrít: là một hệ thống quanđiểm duy vật đầy đủ, nhất quán, trường phái nguyên tử làm cho chủ nghĩa duyvật đạt được đỉnh cao Nó xung đột mạnh với chủ nghĩa duy tâm của Xôcrat -Platông sau này.
Quan điểm về nhận thức- đạo đức:
Trang 7+ Quy nạp là phương pháp nhận thức đúng đắn
+ Hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức Sống có đạo đức là sống đúng mực, ônhoà, không hại mình, không hại người
Quan điểm về chính trị - xã hội:
+ XH tốt nhất được cai trị bởi nhà nước dân chủ chủ nô
+ Quản lý nhà nước là một nghệ thuật mang lại hạnh phúc, vinh quang, tự do &dân chủ cho con người
1.4.2 Chủ nghĩa duy tâm:
a Trường phái Pytago: Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là
bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật Chính trường phái Pytago đãđặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp
b Trường phái Êlê: Do Xênôphan thành lập trên tinh thần duy vật, nhưng sau
đó được Pacmenit phát triển theo hướng duy lý ngả về duy tâm
c Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrat – Platông: do Xôcrat đặt nền
móng và Platông, học trò của ông hoàn thiện
+ Xôcrat: Xuất phát từ đạo đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở củađiều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác; chỉ có cái thiện mới là cơ sở của đạođức, tiêu chuẩn của đức hạnh
+ Platông: xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết
ý niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tưtưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội.Quan điểm chính trị - xã hội củaPlatông đầy mâu thuẫn và bảo thủ Ông vừa đòi hỏi xóa bỏ tư hữu, lại vừa đòibảo vệ chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi xây dựngnhà nước cộng hòa lý tưởng, lại vừa bảo vệ địa vị và lợi ích của chủ nô quý tộc
1.4.3 Triết học nhị nguyên của Arixtốt:
Arixtốt là người tổng kết Triết học Hy Lạp cổ đại, đặt nền móng vững chắc cho
Trang 8chủ nghĩa duy lý, góp phần thúc đẩy lý trí Hy Lạp nảy nở, khoa học văn minh,phương Tây phát triển.
Quan niệm về sinh thể, con người, linh hồn và nhận thức:
+ Sinh thể (cả con người) đều có thể xác & linh hồn
+ Con người là sinh thể có lý trí, luôn khát vọng nhận thức, bản chất con ngườisinh ra là để nhận thức
+ Nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn, nhưng khi con người mới sinh
ra, linh hồn như một tấm bảng trắng
Quan điểm về đạo đức, chính trị - xã hội:
+ Xã hội tốt nhất phải dựa trên chế độ cộng hoà quý tộc, do chủ nô trung lưu lãnhđạo
+ Công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng xã hội & bìnhđẳng giữa các cá nhân…
+ Lý trí, lẽ phải là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh
II KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
2.1 Điều kiện ra đời
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn, toàn bộ ruộngđất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, sự phân chia đẳng cấp hết sức khắcnghiệt Xã hội có 4 đẳng cấp lớn: Tăng lữ (Bà la môn), Quý tộc, Bình dân tự do,
Nô lệ Xã hội Ấn Độ có nhiều tôn giáo: Đạo Ấn (Thờ bò) (HinDu), Đạo Hồi(không ăn thịt heo), Đạo Thiên chúa, Đạo Cơ Đốc
2.1.2.Điều kiện về khoa học và văn hóa:
Người Ấn Độ đã có những tri thức rất sớm và phong phú về nhiều lĩnhvực như: thiên văn, lịch pháp, toàn học, y học, nông nghiệp, kiến trúc…
Trang 9Nền văn hóa mang đậm nét tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh pha trộn sự thầnbí.
2.2 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại
Triết học thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến VIII TCN):thời kỳ này tậptrung phản ánh ước vọng của người dân thường như mong mưa thuận gió hòa,mong có thức ăn, có gia súc ; đồng thời phản ánh tín ngưỡng ma thuật và đathần giáo, chưa có những khái quát triết học Tuy nhiên qua các tập Vêđa đã thểhiện sự phát triển của tư duy trừu tượng trong đó người ta đã thừa nhận mộtnguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinhthần và các nghi lễ
Triết học thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Bàlamôn – Phật giáo (khoảng thế kỷ
VI TCN đến thế kỷ VI): được hình thành và phát triển trong truyền thống Vêđanhưng các trường phái triết học Ấn Độ lại sung đột lẫn nhau
2.3 Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại
- Thứ nhất, triết học ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mangtính cách mạng; các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triếthọc có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triếthọc mới Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội ấn độ cổ đại
- Thứ hai, triết học ấn độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tínngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo
- Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở ấn độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đềnhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo
2.4 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại
2.4.1 Tư tưởng triết học trong Upanisát: Sự xuất hiện của Upanishad đánh
dấu bước chuyển tiếp từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học
Tư tưởng đó được thể hiện trong các vấn đề chủ yếu sau: Brátman (đại ngã),
Trang 10Átman (tiểu ngã), Giải thoát và thực trạng giải thoát.
2.4.2 Trường phái triết học chính thống: Trường phái Vêđanta Samkhya, Yoga, Mimansa, Nyaya, Vaisêsika
Nguyên nhân dẫn đến sự luân hồi của mỗi cá nhân là vì linh hồn cá biệtnơi mỗi người thường bị những ham muốn dục vọng che lấp, nên linh hồn rơivào vòng ám muội của thế giới vật chất, thường biến, hữu hình, hữu hạn, khônggiữ được bản lai thanh tịnh của mình
Theo trường phái này, không thể giải thoát bằng cách lễ bái, tích lũy khổhạnh hay tin tưởng vào sự cứu rõi của đấng tối cao Đối với họ, phương pháp đưađến sự giải thoát là phải chế dục theo pháp Yoga, diệt trừ nghiệp lực và phải thấutriệt sáu nguyên lý tạo thành vũ trụ Nếu thực hiện được như thế thì linh hồn cábiệt mới đạt đến sự giải thoát hoàn toàn
2.4.3 Hệ thống triết học không chính thống
a Triết phái Jaina (Kỳ na giáo): Trường phái này mang đượm màu sắc tôn
giáo, ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên
b Triết phái Lokayata (hay còn gọi là Carvaka): Triết học Lokayata mang tính
duy vật và vô thần tương đối triệt để, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian tươngđối ngắn Thuyết ấy tuyên bố rằng chỉ có thể biết là hiện hữu những gì ta tri giácđược Không có thế giới bên kia: chết là hết Niềm tin vào những cái như thế bịxem là tưởng tượng kỳ quái Không có bằng chứng hợp lý luận cho tính khả thicủa cái không thể thấy; không thể dùng sự suy ra như một nguồn có giá trị của trithức mới vì không thể chứng minh nó một cách vô điều kiện
c Triết phái Buddhsam (Phật giáo): Là một trường phái triết học tôn giáo lớn
của Ấn Độ cổ đại Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo được thể hiện:thế giới quan (phản ánh trong ba pham trù : vô ngã, vô thường, duyên khởi ) &nhân sinh quan tập trung vào tứ diệu ( 4 chân lý tuyệt diệu): khổ đế, nhân đế, diệt
đế, đạo đế
Trang 11CHƯƠNG 2 : SO SÁNH TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ
HY LẠP CỒ ĐẠI
I SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TH ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TH HY LẠP CỔ ĐẠI
Thứ nhất: Tư tưởng triết học chịu sự tác động từ điều kiện tự nhiên, lịch
sử, xã hội
Điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội đã tác động rất mạnh mẽ, có vai tròquyết định đến sự hình thành tư tưởng triết học của Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổđại
Điều kiện tự nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất phức tạp Địa hình có nhiềunúi non trùng điệp, vừa có sông ngòi với những vùng đồng bằng trù phú, có vùngkhí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có vùng giá lạnh, có vùng sa mạc khô cằn, nóngbức Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực
đè nặng lên đời sống và ghi đậm dấu ấn trong tâm trí người Ấn Độ Người dân lạisống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên triết học Ấn Độ cổ đại mang đậm tínhchất tôn giáo, thần thánh, thiêng liêng và huyền bí
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ôn hòa và rộng lớn Nhờ vàođiều kiện tự nhiên thuận lợi mà Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếmhữu nô lệ với nền công – thương nghiệp phát triển Các nhà triết học Hy Lạp cổđại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểubiết về các lĩnh vực khác nhau, để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổngthể, biến triết học thành "khoa học của các khoa học"
Bên cạnh đó, cả hai nền Triết học này cùng ra đời trong bối cảnh xã hội có
sự phân chia giai cấp rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự đàn áp tàn khốc đối với tầnglớp nô lệ Các nhà triết gia của Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại đều không coi nô
lệ là con người theo đúng nghĩa con người Tư tưởng triết học đại diện, phục vụ
và bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, tầng lớp trên của xã hội
Trang 12Thứ hai: Tương đồng trong xem xét nguồn gốc thế giới tự nhiên, sự ra
Ở Hy Lạp: tuy xem “triết học là khoa học của mọi khoa học” nhưng vẫn
có những trường phái duy tâm, mang nặng tư tưởng tôn giáo Chẳng hạn nhưtrường phái duy tâm của Pytago cho rằng đạo đức phải phục tùng tôn giáo, coilinh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối bởi luật luân hồi.Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác là mục đích của cuộc sống.Nhận thức là chức năng của linh hồn Chân lý có được nhờ vào sự mách bảo củathần linh, thông qua hình thức chiêm nghiệm tâm linh, được thực hiện bởi linhhồn bất tử
Bên cạnh đó, cả hai nền triết học đều có những trường phái cho rằng thếgiới tạo thành từ vật chất, phủ nhận vai trò của thần thánh
Tuy triết học Ấn Độ cổ đại không có sự tách biệt rõ ràng giữa chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng xen lẫn trong triết học tôn giáo đó vẫn cónhững trường phái phủ nhận vai trò thần linh như:
Trường phái Mimansa “coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhậnthức; và do cảm giác không nhận thức được thần linh , vì vậy, trong thế giớikhông có thần linh”,không cần đến thần linh
Trang 13Trường phái Nyaga đầu kỳ với thuyết nguyên tử luận, cho rằng thế giớivật chất được cấu thành từ các nguyên tử kết hợp lại, đứng trên lập trường vôthần để lý giải thế giới.
Trường phái Lokayata cho rằng vạn vật được tạo thành từ đất, nước, lửa,gió, phủ nhận thần thánh, thiên đường, địa ngục…xa lạ với truyền thống tôn giáocủa Ấn Độ
Vì gắn liền với khoa học nên nhiều trường phái triết học của Hy Lạp cổđại khi xem xét nguồn gốc thế giới đã xa rời thần thánh, thượng đế
Trường phái duy vật cho rằng khởi nguyên vũ trụ hình thành bởi các yếu
tố vật chất Talet cho rằng nước là khởi nguyên của sự vật Heraclit kết hợp vớilực tình yêu và hận thù Hay thuyết nguyên tử luận của Lơxíp – Đêmôcrit nhậnđịnh vũ trụ được cấu thành từ nguyên tử và chân không Nguyên tử tụ lại hìnhthành sự vật, tan rã thì sự vật mất Không có thần thánh sáng tạo ra sự vật.chorằng lửa tạo ra vạn vật Empêđốc nhận định vạn vật tạo bởi đất nước, không khí,
Thứ 3: Tương đồng trong nhận thức, thế giới quan duy vật và chủ nghĩa
vô thần có tính biện chứng sâu sắc.
Triết học Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại đều có những trường phái tươngđồng trong nhận thức như:
Ở Ấn Độ: trường phái Nyaya và Vaisêsika đều cho rằng nhận thức tồn tạikhách quan, nhận thức đúng khi nó phản ánh đúng bản than đối tượng,phù hợp với bản chất sự vật
Ở Hy Lạp: trong quan niệm về nhận thức, Đêmôcrít cho rằng muốn nắmbắt bản chất thế giới bắt buộc phải sử dụng nhận thức lý tính
Chính vì những quan điểm đó, trường phái Nyaya, Vaisêsika và Đêmôcrít
đã xây dựng các phương pháp nhận thức logic
Thứ 4: Ấn độ và Hy Lạp cổ đại có cả hai trường phái duy vật và duy
tâm :
Trang 14Tuy triết học Ấn Độ không có sự rạch ròi giữa trường phái duy tâm và duyvật nhưng ít nhiều các trường phái trong các thời kỳ khác nhau đều thể hiện rõquan điểm duy tâm và duy vật của mình.
Duy vật: với các trường phái Samkhya đầu kỳ, Lokayata…
Duy tâm: với các trường phái Vêđanta, Phật giáo…
Ở Hy Lạp, các trường phái được phân biệt rõ ràng hơn:
Duy vật : với các nhà triết học như Talet,Anaximen,Hecraclit, Đêmôcrít…
Duy tâm : với các nhà triết học như Pytago, Pácmêníc, Xôcrát , Platông,…
Thứ 5: Tương đồng trong mối quan tâm về con người và đều tìm cách
đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc:
Hai nền triết học đã đề cập và giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó vấn đề
về con người được đặc biệt quan tâm Do đặc điểm xã hội và điều kiện tự nhiênkhác nhau nên cách tiếp cận vấn đề cũng khác nhau Nhưng nhìn chung, các triếtgia đều muốn giải thoát, mang lại hạnh phúc cho con người
Ở Ấn Độ, đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực nhân sinh, truy tìm nguồn gốccủa cái khổ và tìm cách giải thoát con người ra khỏi cái khổ đó Còn ở Hy Lạp,các nhà triết học tìm hiểu, lý giải quan hệ giữa linh hồn và thể xác
Nhìn tổng thể các triết gia Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại đều hướng đến việcxây dựng đời sống đạo đức, chính trị, xã hội của con người
Thứ 6: Hai nền triết học đều chưa rõ ràng, chưa hệ thống hóa và giải
thích được nguồn gốc, tính chất vai trò của phạm trù đối với nhận thức
và hoạt động thực tiễn
Thứ 7: Hai nền triết học đều đề cao lao động trí óc đã thúc đẩy hình
thành tầng lớp tri thức, họ đã sử dụng tư duy lý luận để nghiên cứu thế giới và xây dựng nền triết học và khoa học đồ sộ, sâu sắc.