1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP

116 667 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 8,9 MB

Nội dung

Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -1 Chương 1 Gia Công Chế Tạo Nhịp Thép Trong Xưởng 1.1.GIỚI THIỆU CHUNG 1.2.TIẾP NHẬN VÀ CHUẨN BỊ THÉP 1.3. CÔNG TÁC LẤY DẤU VÀ GIA CÔNG THÉP 1.4. CÔNG TÁC LẮP GHÉP TẠO HÌNH CÁC SẢN PHẨM 1.5 CÔNG TÁC HÀN LIÊN KẾT 1.6. TÁN ĐINH LIÊN KẾT CÁC THANH TRONG NHÀ MÁY 1.7. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LỖ CHO CÁC MỐI NỐI LẮP RÁP Ờ CÔNG TRƯỜNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG Trong các nhà máy hoặc các cơ sở chế tạo kết cấu thép, thường phải dùng các loại thép cán cơ bản (do các nhà máy cán thép sản xuất) để chế tạo thành các kết cấu cụ thể theo đơn đặt hàng của các cơ quan thiết kế. Các thành phẩm công nghiệp xây dựng của các nhà máy cán thép thường chế tạo các dạng thép cơ bản sau đây: 1. Thép tấm có chiều dài từ 4,5 – 8m, rộng từ 1,5 – 2,2m với độ tăng chiều rộng từ 0,1 – 0,2m. Chiều dày thép tấm có thể tới 60mm. Trong đó, thép dài thường có chiều dày lớn hơn để tránh biến dạng quá lớn khi vận chuyển và xếp kho. 2. Thép tấm rộng vạn năng, chiều dài từ 5 – 18m, rộng từ 1,5 – 2,2m với độ thay đổi chiều rộng 10 – 30mm. Chiều dày của htép bản vạn năng cũng có thể tới 60mm. 3. Các loại thép hình như thép góc cánh đều hoặc cánh lệch, các loại thép chữ V hoặc chữ I. 4. Các loại thép tròn để chế tạo đinh tán, bulông và con lăn. Từ các loại thép này, để có thể chế tạo thành cầu thép, phải lập các nhà máy chuyên dụng, các xưởng đặc biệt hoặc các cơ sở có qui mô lớn được trang bị máy móc hiện đại. Quá trình chế tạo trong nhà máy bắt đầu từ việc bốc dỡ hàng hoá đến chế tạo các bộ phận, các chi tiết và cuối cùng là các thành phẩm, tức là toàn bộ kết cấu nhịp cầu hoặc là bộ phận của cầu. Việc chế tạo toàn bộ kết cấu nhịp trong nhà máy chỉ thực hiện trong các trường hợp rất đặc biệt, với điều kiện kết cấu nhịp có thể đặt vừa lên các phương tiện vận chuyển. Ví dụ như các kết cấu nhịp cầu đường sắt xe chạy trên, nhịp dưới 33 – 45m, còn thông thường các thành phẩm xuất xưởng ở dạng các bộ phận riêng biệt của kết cấu nhịp cầu (thanh biên, thanh chéo của cầu giàn, dầm dọc, dầm ngang phần xe chạy, các bộ phận dầm chủ của cầu dầm đặc v.v…). Tại đầu của các thành phẩm xuất xưởng, thường bố trí sẵn các lỗ bulông hoặc đinh tán để có thể dễ dàng thực hiện các mối nối tại công trường. Trong số các thành phẩm xuất xưởng còn phải có cả các bộ phận liên kết như các bản nút, bản nối, bản đệm đã được chế tạo sẵn với đầy đủ lỗ đinh tán hoặc bulông. Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -2 Hình V- 1.1: Các loại thành phẩm xuất xưởng a/ Liên kết hàn b/ Liên kết đinh tán 1/ Liên kết hàn trong xưởng 2/ Liên kết đinh tán trong xưởng 3/ Các lỗ lắp ráp tại công trường Trước khi gia công, thép cần được rửa, cạo gỉ và phân loại theo hình dạng, theo số liệu, theo kích thước v.v… Nừu thép bị cong vênh thì cần hiệu chỉnh các biến dạng và xếp kho. Tiếp theo là quá trình gia công các bộ phận chi tiết bao gồm từ việc lấy dầu, đánh dấu đường bao, tâm lỗ và các đường cắt trên các tấm thép, thép góc. Theo các đường đánh dấu đột và tâm lỗ, tiến hành cắt uốn, khoan hoặc đột lỗ bulông và đinh tán, gia công đầu và mép bằng máy bào hoặc máy phay. Các chi tiết đã chuẩn bị và đánh dấu được chuyển sang khâu lắp ráp để ghép thành từng thanh, từng đoạn dầm, hoặc từng bộ phận kết cấu cầu. Trong giai đoạn này, các chi tiết được liên kết với nhau bằng đinh tán trong xưởng hoặc bằng hàn điện tự động. Trước khi hàn hoặc tán, để đảm bảo độ chính xác, các chi tiết thường được gá tạm bằng các mối hàn đính hoặc bằng các bulông gá lắp. Khi các thanh hoặc các bộ phận của cầu đã chế tạo xong, cần kiểm tra lại kích thước rồi mới chuyển sang bước tạo lỗ cho các mối nối lắp ráp tại công trường. Bước cuối cùng là sơn và đánh dấu. Để thực hiện quá trình sản xuất như trên, nhà máy chế tạo kết cấu cầu phải có các phân xưởng chính sau đây: 1. Xưởng thu nhận, cạo gỉ, phân loại điều chỉnh cong vênh và xếp kho. 2. Xưởng lấy dấu, chế tạo và gia công các chi tiết. 3. Xưởng lắp ráp cac chi tiết bằng hàn điện. 4. Xưởng lắp chi tiết bằng tán đinh. 5. Xưởng kiểm tra tổng thể và lắp thử. 6. Xưởng sơn và xếp kho. Ngoài ra, còn cần các công xưởng phụ như xưởng chế tạo đinh tán và bulông, xưởng rèn, xưởng làm công cụ và sửa chữa, xưởng gia công nhiệt, trạm ôxy, trạm khí nén, xưởng chế tạo các khuôn mẫu v.v… Các phân xưởng chính cần tập trung vào một căn nhà chính. Thí dụ sơ đồ căn nhà chính thức của một nhà máy chế tạo cầu cỡ lớn . Trong đó dựa trên nguyên tắc vận chuyển của nhà máy hiện đại, tức là khi vận chuyển dùng các phương tiện di chuyển trên đường ray như xe goòng hoặc các toa trần. Một trong các ưu điểm của sơ đồ này là việc treo, cẩu các chi tiết rất thuận lợi. Trong từng phân xưởng, cần trục cầu chạy di chuyển ngang theo dây chuyền công nghiệp, còn các bộ phận kết cấu trong quá trình chế tạo di chuyển dọc theo căn nhà chính trên đường Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -3 ray, bố trí thành 2 tuyến. Các thiết bị và trình tự chế tạo phải bố trí sao cho các bộ phận chế tạo không bị lộn đi lộn lại nhiều lần. Sức nâng của cần cẩu trong các phân xưởng cũng khác nhau. Trong kho và ỏ các phân xưởng gia công dùng các cần cẩu nhỏ 25KN, trong các phân xưởng lắp ráp dùng loại 2x100KN và 2x200KN, còng trong phân xưởng lắp ráp tổng thế là nơi cần nâng nguyên khối vận chuyển của kết cấu nhịp thì có thể phải dùng cẩu tới 500KN. Công việc sản xuất trong nhà máy chế tạo cần phải tiến hành theo phương pháp dây chuyền, trong đó triệt để tận dụng các dây chuyền chuyên môn cao. Chuyên môn hoá trong kho thép thể hiện ở khâu chuẩn bị thép tấm và thép hình, còn ở trong xưởng gia công thể hiện ở khâu gia công các chi tiết nhỏ (kể cả các chi tiết bản nút), các bộ phận riêng của thanh như thép góc v.v Mỗi dây chuyền chuyên môn đều bố trí các thiết bị đảm bảo quá trình công nghệ khi gia công. Việc phân bố các thiết bị phải đảm bảo hướng di chuyển của dây chuyền dọc theo căn nhà chính. Hình V-1.2: Bình đồ căn nhà chính của nhà máy chế tạo cầu thép (mũi tên chỉ hướng của dây chuyền sản xuất) và chi tiết treo cầu của cần trục cầu chạy. I- Xưởng chuẩn bị thép (kho) II- Xưởng gia công thép III- Kho chứa các chi tiết đã gia công xong và các bộ phận của cấu kiện IV- Xưởng lắp ráp và tán đinh V- Xưởng lắp ráp và hàn VI- Xưởng lắp ráp tổng thể VII- Xưởng sơn Các chi tiết đã chuẩn bị xong được đưa vào kho bán thành phẩm, từ đó chuyển dần sang các phân xưởng lắp ráp. Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -4 Chuyên môn hoá trong các phân xưởng lắp ráp đảm bảo chế tạo các bộ phận bằng hàn hoặc tán, hoặc chế tạo các thanh, các bộ phận cùng loại, mỗi khâu chế tạo đòi hỏi phải sắp xếp các thiết bị công nghiệp một các hợp lý. Trong các phân xưởng này, dây chuyền sản xuất sẽ di chuyển theo phương ngang. Kết cấu cầu thép được chế tạo theo các bản vẽ thi công do cơ quan thiết kế của nhà máy phải lập các bản vẽ chi tiết, trong đó nêu rõ dùng các loại thép hình, thép tấm nào trong xưởng đã có thể đưa vào chế tạo. Sau khi có các bản vẽ chi tiết, phòng công nghệ nhà máy lập các bản vẽ công nghệ, trong đó phải nêu rõ trình tự gia công chi tiết và các thiết bị chế tạo cụ thể. Trong các trường hợp cần thiết thì phòng công nghệ nhà máy còn phải thiết kế các thiết bị gá lắp và trang bị cho việc chế tạo. Khối lượng thép để tính giá thành lấy theo các bản vẽ chi tiết, nếu là kết cấu hàn thi thêm 1% cho khối lượng đường hàn và nếu là đinh tán thì thêm 2% cho khối lượng đầu đinh. 1.2. TIẾP NHẬN VÀ CHUẨN BỊ THÉP Các loại thép hình do các nhà máy chế tạo thép xuất xưởng phải có dấu hiệu kiểm tra của nhà máy, dấu chứng nhận thí nghiệm về các nấu và số hiệu thép. Trong giấy chứng minh của thép, cần ghi rõ thành phần hoá học và các số hiệu thí nghiệm cơ học. Trường hợp đặc biệt có thể tiến hành thí nghiệm để xác minh các đặc trưng cơ, lý, hoá của thép. Tuy nhiên khi kiểm tra mặt ngoài của thép hình, thép tấm yêu cầu phải không có xỉ, bọt, nứt, phân lớp hoặc các khuyết tật khác. Sau khi tiếp nhận thép và lấy hồ sơ cần đánh dấu bằng cách dùng sơn trắng ghi số hiệu hồ sơ tiếp nhận lên đầu của thép. Ngoài ra trên đầu của thanh còn đánh dấu bằng các màu sơn khác nhau để phân biệt số hiệu thép. Ví dụ thép M16C đánh dấu bằng các vạch trắng nằm song song với nhau, thép C15XCHD bằng các vạch sơn màu da cam. Trước khi gia công, thép cần được nắn thẳng, mục đích là để khắc phục biến dạng của thép hình do quá trình nguội lạnh không đều sau khi cán, hoặc do va chạm trong quá trình nâng, cẩu và vận chuyển. Nắn thép là khâu cơ bản trong công tác chuẩn bị. Thông thường thép được uốn nắn, điều chỉnh ở trạng thái nguội. Trường hợp thép bị công vênh quá lớn mới điều chỉnh bằng nung nóng. Uốn nắn thép ở trạng thái nguội thực chất là đã bắt thép làm việc trong giai đoạn chảy dẻo, làm giảm tính dẻo và do đó làm cho thép kém phẩm chất hơn. Vì vậy biến dạng dọc tương đối cho phép của thép khi uốn nắn phải nhỏ hơn 1%, tức là mới chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ biến dạng dẻo của thép than và thép hợp kim thấp (2,5 - 3%). Các trị số bán kính cong tối thiểu r min và độ võng cực đại cho thép f max khi uốn nắn phụ thuộc vào kích thước tiết diện ngang và chiều dài đoạn có biến dạng l (bảng 1.1). Nếu khi uốn nắn, biến dạng của thép vượt quá trị số cho phép thì phải tiến hành uốn nắn ở trạng thái nóng. Nhiệt độ khi nắn nóng phải đảm bảo từ 900 - 1100 0 C và quá trình uốn nóng phải kết thúc ở nhiệt độ không nhỏ hơn 700 0 C. Nếu khi uốn nắn, biến dạng của thép vượt quá trị số cho phép thì phải tiến hành uốn nắn ở trạng thái nóng. Nhiệt độ khi nắn nóng phải đảm bảo từ 900 - 1100 0 C và quá trình uốn nóng phải kết thúc ở nhiệt độ không nhỏ hơn 700 0 C. Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -5 1. 2.1. Nắn nguội Khi nắn bản thép trên máy năn thì thép được di chuyển qua một hệ thống con lăn bố trí xen kẽ cho thép có biến dạng hình sin. Khoảng cách tính giữa các con lăn bố trí nhỏ hơn chiều dày của thép bản một chút để trong quá trình di chuyển chỉ thớ ngoài cùng của thép xuất hiện biến dạng dẻo. Độ giảm chiều dày cũng như độ cong và độ uốn không được vượt quá trị số cho phép ghi trên bảng V-1.1. Để đảm bảo uốn nắn thật phẳng, thép tấm được di chuyển qua hệ thống con lăn vài lần. Máy nắn thép tấm thường có năm con lăn, trong đó thớt dưới gồm ba con lăn cố định, thớt trên gồm hai con lăn có thể di chuyển theo chiều đứng để điều chỉnh theo chiều dày của các tấm thép khi nắn nguội. Hai con lăn trên ngoài cùng (con lăn thứ sáu và thứ bảy) không tham gia uốn nắn thép nhưng đã chống thép khỏi bị uốn cong lên trên khi ra khỏi bàn lăn. Độ cao của các con lăn này bố trí sao cho khi ra khỏi bàn lăn tấm thép hoàn toàn thẳng. Các con lăn dưới chuyển động nhờ một động cơ điện truyền lực qua bộ truyền động. Bảng V-1.1 Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -6 Hình V- 1.3: Máy nắn thép tấm a/ Sơ đồ bố trí con lăn b/ Sơ đồ máy nắn thép tấm Phía trước và sau máy có bố trí hai chiếc bàn, trên bàn có bố trí con lăn cố định. Thép tấm trước và sau khi nắn đều lăn trên các bàn lăn này. Mặt trên của bàn lăn có cùng cao độ với mặt trên của các con lăn làm việc ở thớt dưới. Sơ đồ làm việc của máy nắn thép góc cũng giống sơ đồ máy nắn thép tấm, nhưng các con lăn đều có hình dạng như thép hình và trục các con lăn được bố trí hẫng (hìnhV-1.4). Hình V- 1.4: Máy nắn thép góc 1/ Các con lăn 2/ Bệ máy Để uốn nắn các loại thép I và U phải dùng máy ép trục khuỷu tác động có chu kỳ. Thép hình di chuyển đi lại qua máy và chịu lực ép ngang (hình V-1.5). Khi chịu lực ép, thép hình tựa lên hai gối tạo thành một dầm kê trên hai gối tựa. Lực ép (chuyển vị) trong quá trình uốn nắn được tăng dần cho đến khi thép được uốn thẳng. Chuyển động có chu kỳ điều hoà do tay quay 1 đảm nhiệm. Tay quay 1 quay trục 2 dưới tác dụng của biên 4. Biên 4 lại đặt lệch tâm vào trục quay 5. Thay đổi lực ép thực hiện bằng cách điều chỉnh vị trí của trục 2 nhờ bộ phận điều chỉnh 3. Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -7 Hình V- 1.5: Sơ đồ máy ép đập để nắn thép Hình V- 1.6: sơ đồ nắn nóng 1.2.2. Nắn nóng Nắn thép bằng cách nung nóng chủ yếu để khử độ cong vênh của các loại thép hình lớn, tức là nhằm khắc phục biến dạng trong mặt phẳng có độ cứng lớn nhất. Thép được nong nóng tại mép lõi bằng ngọn lửa ôxi axêtilen (ngoài axêtilen có thể dùng các khí cháy khác). Sau khi đốt nóng đến trạng thái chảy dẻo thì dừng lại. Trong quá trình nguội lạnh, thép nóng chảy co lại nhưng không co tự do, do phần thép không bị nung nóng cản trở. Kết quả sẽ gây lực kéo S (hình V-1.6), lực này gây mômen lệch tâm M đối với trục trọng tâm tiết diện. Mômen uốn này sẽ điều chỉnh cong vênh của thép ngay cả trong mặt phẳng có độ cứng lớn. Kết quả của việc nắn thép bằng nhiệt độ làm cho thớ có độ cong lõm (đối diện với thớ đốt nóng) bị kéo và xảy ra biến dạng. Như vậy, về bản chất thì nắn bằng nhiệt cũng không khác gì nắn bằng cơ học trong trạng thái nguội. Vì vậy nắn nóng cũng coi như nắn nguọi và cũng cần giới hạn bằng độ cong và độ võng như trong bảng V-1.1. Nhiệt độ nung nóng cục bộ khi nắn vào khoảng 850 - 950 0 C. Miền nung nóng nên đốt theo dạng hình nêm. Số lượng điểm đốt nóng phụ thuộc độ cong vênh cần điều chỉnh. Để sơ bộ điều chỉnh chiều rộng và số điểm cần đốt nóng có thể tính với chiều dài đốt nóng 100mm thì thép co lại 1mm. Tất nhiên cũng có thể dùng phương pháp nắn bằng nhiệt thay cho phương pháp dùng máy nắn dập khi cần uốn nắn thép U và I. Khi nắn các loại này cần phối hợp cả các nhung nóng cục bộ hình nêm và đốt nóng thành vệt. Nêm bố trí trong mặt phẳng uốn, còn vệt trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng uốn. Trong đó có thể sơ bộ như sau: vật nung nóng sẽ cho biến dạng dọc từ mép này sang mép kia khoảng 0,5 - 1mm, còn biến dạng ngang từ 0,1 - 0,2mm. Chiều rộng của vệt có thể lấy bằng 0,8 - 2 lần chiều dày thép trong đó số lớn ứng với Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -8 tốc độ nung chậm, tức là sử dụng các loại khí cháy có nhiệt độ nhỏ hơn. 1.3. CÔNG TÁC LẤY DẤU VÀ GIA CÔNG THÉP 1.3.1. LẤY DẤU Để chế tạo các thanh và bộ phận cầu thép, trước khi gia công cần vẽ hình dạng thanh lên thép hoặc định vị tâm của lỗ đinh. Công tác trên gọi là lấy dấu. Có hai hình thức: lấy dấu trực tiếp và lấy dầu gián tiếp. Lấy dấu trực tiếp tức là căn cứ và hình vẽ chế tạo, trực tiếp vẽ lên thép đường bao cần cắt, tâm các lỗ đinh tán cần khoan. Lấy dấu gián tiếp tức là thực hiện việc đánh dấu lên thép thông qua các bản mẫu chế tạo sẵn. Khi chế tạo các bản mẫu, cần căn cứ trực tiếp vào bản vẽ nên càng cần phải lấy dấu trực tiếp. Lấy dấu trực tiếp đòi hỏi công nhân chuyên nghiệp bậc, còn lấy dấu gián tiếp sẽ cho năng suất cao, không cần công nhân lành nghề, nhưng tốn vật liệu chế tạo các bản mẫu. Chi phí về chế tạo bản mẫu càng ít nếu bản mẫu càng được sử dụng nhiều lần. Số lần sử dụng bản mẫu phụ thuộc vào việc chế tạo hàng loạt các kết cấu thép cùng loại và việc tiêu chuẩn hoá kích thước các bộ phận và bản nút trong từng kết cấu. Các bản mẫu có thể làm bằng bìa, gỗ dán, bằng thước gỗ hoặc trường hợp đặc biệt có thể làm bằng thép. Đường bao quanh của bản mẫu phải trùng với đường bao của các chi tiết làm bằng thép bản, còn tâm lỗ trên bản mẫu trùng với tâm lỗi của các chi tiết. Khi lấy dấu trực tiếp lên thép hoặc lên bản mẫu cần lưu ý đến độ hao hụt kích thước do co ngót mỗi hàn và do gia công cơ khí mép tấm. Hao hụt do co ngót của mối hàn có thể lấy như sau:  Chi 1m chiều dài mối hàn góc 0,05 - 0,1mm.  Cho mối hàn đối đầu 1mm.  Cho mỗi cặp sườn tăng cường 0,5 - 1mm. Sai số do gia công thép phụ thuộc vào phương pháp cắt thép và có thể lấy vào khoảng 2mm khi cắt bằng dao cắt thép cơ học, 3mm khi cắt tự động bằng hơi đốt và 4mm khi cắt thủ công bằng khí cháy. Phương pháp lấy dấu thép bản hiện đại nhất là chụp ảnh (photocopie). Các chi tiết bản được vẽ chính xác lên giấy rồi chụp, in dán lên thép để định vị các đường tâm bao lỗ cần cắt. Trong quá trình lấy dấu cần sử dụng một số thiết bị đặc biệt (hình V-1.7):  Kim vạch để kẻ các đường cắt.  Đột nguội để các lỗ hàn vào thép dọc theo đường bao cần cắt thép, và để định vị lỗ khoan khi lấy dấu trực tiếp.  Đột trung tâm dùng để định vị lỗ khi lấy dấu qua bản mẫu. Khi đó, đường kính d của đột phải ứng với lỗ của bản mẫu.  Đột kiểm tra dùng để đóng hẳn và thép thành một vòng tròn có đường kính lớn hơn đường kính lỗ tiêu chuẩn khoảng 1 - 2mm để kiểm tra mức độ chính xác của lỗ sau khi khoan. Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -9 Hình IV- 1.7: Các dụng cụ để lấy dấu thép a/ Kim vạch b/ Đột nguội c/ Đột trung tâm d/ Đột kiểm tra e/ Đột vạch chỉ g/ Thước đo h/ Thước vuông  Bộ vạch chỉ để vạch các đường tim lỗ đinh lên thép góc và lên các loại thép hình khác.  Thước đo góc và thước kẹp để tạo hình.  Thước thép cuộn hoặc thước thẳng để đo chiều dài. 1.3.2. CÔNG TÁC GIA CÔNG THÉP Công tác gia công thép chủ yếu là cắt thép và gia công mép. Các phương pháp cắt thép trong nhà máy gồm cắt bằng dao, bằng khí cháy và bằng cưa. Cắt bằng dao: là phương pháp cắt dùng nguyên lý cơ học, chủ yếu là dùng để cắt thép bản. Cấu tạo dao cắt gồm lưỡi dưới cố định, lưỡi trên di động và một bộ phận để cố định tấm thép trong quá trình cắt (hình V-1.8). Khi cắt, lưỡi dao trên ép lên tấm thép làm cho thép bị cắt đứt hoàn toàn. Theo chiều ngang, hai lưỡi dao đặt gần sát nhau để khi mặt cắt thẳng và ít biến dạng. Theo chiều dọc lưỡi dao có cấu tạo xiên, tạo với thép tấm một góc nghiêng khoảng 2 - 5 0 , như vậy tấm thép sẽ không bọ cắt ngang trên toàn bộ tiết diện, hiện tượng cắt sẽ xảy ra cục bộ rồi lan dần như hiện tượng cắt bằng kéo. Phương pháp cắt cục bộ lan dần làm giảm lực cắt và lực cắt càng giảm khi góc nghiêng càng lớn. Tuy nhiên khi góc nghiên lớn tại vị trí cắt thép bị biến dạng nhiều. Chương1: Chế tạo cầu thép XDC-T.M.Phung, MEng-V -10 Hình V-1.8: Sơ đồ cắt thép bằng dao a/ Cách đặt dao b/ Lưỡi dao 1. Tấm thép cần cắt 2. Đầu ép 3. Lưỡi dao trên 4. Lưỡi dao dưới Hình V- 1.9: Sơ đồ lưỡi dao cắt thép góc 1. Lưỡi dao, 2. Thép góc bị cắt Khi cần cắt các thanh thép có kích thước nhỏ, thường dùng lưỡi dao có chiều dài nhỏ hơn (từ 0,25 - 0,5m) và có góc nghiên lớn hơn. Còn khi cắt thép góc, thép hình thì thường dùng lưỡi dao có dạng góc (hình V-1.9). Cắt thép góc khác với cắt thép bản ở chỗ cần cắt trên toàn tiết diện. Ngoài ra còn có các loại lưỡi dao dùng để cắt thép U và I. Tuy nhiên trong các nhà máy chế tạo cầu thì thép U và I dùng không nhiều. Do đó, việc trang bị các máy cắt thép U và I thường không kinh tế bằng cách cắt theo phương pháp khác. Cắt bằng hơi đốt: tức là dùng ngọn lửa cháy bằng hơi, đốt thép đến nhiệt độ nóng chảy 1050 0 C và làm cho thép bị cháy trong ngọn lửa khí ôxy. Hỗn hợp khí cháy thường là ôxy và axêtilen, là loại khí cho nhiệt độ nóng chảy cao hơn cả (3100 - 3200 0 C) hoặc các loại khí như mêtan, hơi xăng, hơi than cốc v.v… Dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao của khí ôxy, thép bị cháy và xỉ thép bị thổi ra ngoài. Tuỳ theo chiều dày của tấm thép bị cắt mà chiều rộng vết cắt có thể từ 2 - 15mm. Ôxy và axêtilen được cung cấp bằng ống dẫn từ các trung tâm cung cấp hoặc từ các bình chứa. Các ống dẫn hơi tập trung và phun ra tại vòi phun, vòi phun có thể điều chỉnh lỗ rộng [...]... bn hoc nhiu mi t Trng hp cỏc l cn t nm trờn mt ng thng thỡ dựng mỏy t nm trờn mt ng thng thỡ dựng mỏy t mt mi, v cng vỡ vy thng dựng mỏy t to l cho thộp gúc 1.4 CễNG TC LP GHẫP TO HèNH CC SN PHM Sau khi ó gia cụng v ch to, cỏc chi tit c bn c a sang phõn xng lp rỏp thnh tng thanh, tng b phn to ỳng hỡnh dng v kớch thc ca thanh theo thit k Nu dựng liờn kt hn thỡ b phn quan trng nht l cỏc khuụn gỏ lp... lm thay i cht lng thộp theo chiu hng xu Do ú khi hn, tuy loi thộp v tu chiu dy, cn hn ch nhit ban u ca thộp theo bng sau õy: Nhiệt độ tối thiểu ban đầu của thép hàn (0C) Chiều dày tấm thép (mm) Hàn bán tự động và hàn tay Hàn tự động Thép than Thép hợp kim thấp D-ới 16 -30 -20 -30 17 - 30 -20 0 -20 31 - 40 -10 +5 -20 Trên 40 0 +10 -20 Khi hn tay v hn bỏn t ng, nu nhit ban u ca thộp nh hn cỏc tr s... chp tia gamma l cú nhy kộm khi phỏt hin cỏc khuyt tt trong cỏc mi hn cú chiu dy nh hn 50mm Ngoi ra ngi dựng mỏy d b nhim phúng x Vỡ vy, khi dựng phi tuyt i tuõn theo cỏc nguyờn tc an ton Phng phỏp dựng siờu õm da trờn nguyờn tc phn x súng siờu õm mt ngn cỏch gia cỏc mụi trng cú truyn õm khỏc nhau Dựng siờu õm cú th phỏt hin cỏc vt nt, s phõn lp, hin tng r, hn khụng thu, cú x, cú bt Mỏy phỏt siờu õm... 150m/s Do tc quay ln to ra dựng ct ngang cỏc loi thộp hỡnh, nh thộp U, thộp I hoc thộp trũn ng kớnh ln lm con ln, cht hoc cỏc b phn ca gi cu Cụng tỏc gia cụng mộp (bo, phay): Cụng tỏc gia cụng mộp cn c tin hnh trong cỏc trng hp sau: Sau khi ct thộp bng dao ct c hc, nu sau ú khụng dựng liờn kt hnh theo ng ct thỡ mộp b ct phi c bo gt sõu 2 - 3mm kh b lp thộp ó b hoỏ cng Sau khi dựng mỏy ct hi, nu li... XDC-T.M.Phung, MEng-V -19 Chng1: Ch to cu thộp Khi hn cỏc dm I v dm H, phi xoay dm ln lt 4 t th, t dm cú th dựng loi giỏ c nh Sau khi hn xong, dựng cn cu quay dm n v trớ mi tng nng sut hn, nờn b trớ hai giỏ t lin nhau (trong khi cn cu quay dm th nht thỡ mỏy hn sang dm th hai) Nhng tt nht l dựng giỏ quay, trong ú thanh gỏ lp kp vo mt khung trũn, khung cú th quay trũn trờn cỏc con ln (hỡnh V-1.22)... r ỏ: Khi khụng th tin hnh úng c cc thỡ cú th dựng múng kờ bng r ỏ, ci ỏ v.v Khi lm múng kờ din tớch cn nc s ln do vy cn phi bo m thoỏt nc tt 2.Tr: tr cú th bng g hoc bng thộp Tr bng g thng kt hp vi múng, khi ú cc va lm múng va lm giỏ cho tr, trờn u cc t x m v trờn x m l kt cu phn trờn Tr bng thộp: Tr thộp thng dựng di dng cỏc thanh vn nng, nc ta hay dựng thanh vn nng YUKM Tu theo chiu di kt cu nhp... liờn kt tỏn Khuụn gỏ lp trờn hỡnh 1.15 l loi khuụn c nh dựng gỏ lp nhiu loi thanh cú tit din khỏc nhau Mun vy ch cn b trớ mt trong hai thanh ng s 3 cú th thay i c v trớ theo chiu di ca dm ngang 1 Nu cỏc thanh c liờn kt bng inh tỏn trong nh mỏy thỡ cú th thc hin theo hai phng phỏp nh sau: Phng phỏp th nht cú ni dung ging nh ch to cỏc thanh hn, tc l dựng khuụn gỏ lp Khuụn gỏ lp n gin nht ch to tit din... ch to tit din ch H trỡnh by trờn hỡnh 1.15 Sau khi gỏ lp cỏc thanh mi tin hnh khoan bng mỏy khoan tay mt s l inh theo ỳng ng kớnh thit k Khi lp rỏp to hỡnh thanh thng dựng con lúi nh v cú dng hỡnh cụn (hỡnh V-1.16) c nh cỏc thanh Sau ú dựng bulụng lp rỏp ộp cỏc tm vi nhau Hỡnh V-1.16: Con lúi nh v hỡnh cụn v con lúi lp rỏp a/ Con lúi nh v hỡnh cụn b/ Con lúi lp rỏp Con lúi hỡnh cụn cú th úng vo l iu... chuyn n b phn tỏn Phng phỏp lp rỏp theo khuụn gỏ m bo chớnh xỏc cao, cho nng sut cao v tn ớt cụng lao ng hn Vỡ vy phng phỏp lp rỏp khụng khuụng ch dựng khi khi lng ch to nh 1.5 CễNG TC HN LIấN KT Khi ch to kt cu thộp trong nh mỏy, trờn cụng trng ln thng dựng mỏy hn t ng, bỏn t ng v hn tay Vic la chn phng phỏp hn tu thuc vo v trớ, hỡnh dng, khi lng, chiu di ng hn v loi sn phm Hn t ng l phng phỏp hn... trong cỏc nh mỏy ch dựng khoan tay khi khụng th khoan mỏy c Cỏc b phn chớnh ca mỏy khoan ng (hỡnh V-1.12) bao gm tr ng 1 cú th xoay c quay trc dc, tay hng 2, b phn 3 m bo di chuyn mi khoan trờn tay hng, b phn kp 4 v mi khoan 5 Trc ng li c t trờn mt xe goũng cú hai bỏnh chy dc theo hai ng biờn ca tm thộp cn khoan Nh vy mỏy khoan cú phm vi hot ng rt ln theo c chiu cao v trờn mt bng Cũn nu dựng xe goũng trờn

Ngày đăng: 20/11/2014, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình V- 1.3: Máy nắn thép tấm - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V- 1.3: Máy nắn thép tấm (Trang 6)
Hình IV- 1.7: Các dụng cụ để lấy dấu thép - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh IV- 1.7: Các dụng cụ để lấy dấu thép (Trang 9)
Hình V- 1.9: Sơ đồ lưỡi dao cắt thép góc  1.  Lưỡi dao,  2. Thép góc bị cắt - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V- 1.9: Sơ đồ lưỡi dao cắt thép góc 1. Lưỡi dao, 2. Thép góc bị cắt (Trang 10)
Hình V-1.12: Máy khoan đứng. - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-1.12: Máy khoan đứng (Trang 13)
Hình V- 1.14: Máy đột lỗ  1. Máy đột lỗ 2. Mũi đột  3. Khuôn - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V- 1.14: Máy đột lỗ 1. Máy đột lỗ 2. Mũi đột 3. Khuôn (Trang 15)
Hình V- 1.15: Khuôn gá lắp các thanh - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V- 1.15: Khuôn gá lắp các thanh (Trang 16)
Hình V-1.19: Sơ đồ bố trí hàn tự động - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-1.19: Sơ đồ bố trí hàn tự động (Trang 18)
Hình V-1.21: Vị trí của máy hàn tự động khi hàn góc của dầm I và dầm H - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-1.21: Vị trí của máy hàn tự động khi hàn góc của dầm I và dầm H (Trang 19)
Hình V-1.23: Giá quay nửa vòng - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-1.23: Giá quay nửa vòng (Trang 20)
Hình V-1.4: Đo vẽ đường biên và kiểm tra độ vồng của dàn - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-1.4: Đo vẽ đường biên và kiểm tra độ vồng của dàn (Trang 33)
Hình V-2.3. Sơ đồ kê chồng nề tại các nút - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-2.3. Sơ đồ kê chồng nề tại các nút (Trang 33)
Hình V-2.18 : Sơ đồ trình tự lắp các thanh trong dàn theo công nghệ hẫng - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-2.18 : Sơ đồ trình tự lắp các thanh trong dàn theo công nghệ hẫng (Trang 47)
Hình V-2.21: Một số hình thức mở rông trụ - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-2.21: Một số hình thức mở rông trụ (Trang 49)
Hình V-2.27: Liên kết nút dàn bằng bu long cường độ cao - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-2.27: Liên kết nút dàn bằng bu long cường độ cao (Trang 56)
Hình V-2.34: Sơ đồ hạ dàn xuống gối cầu - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-2.34: Sơ đồ hạ dàn xuống gối cầu (Trang 61)
Hình V-3.4: Sơ đồ lao dàn thép trên trụ trung gian có định - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.4: Sơ đồ lao dàn thép trên trụ trung gian có định (Trang 64)
Hình V-3.6: Sơ đồ lao dàn thép kết hợp với mũi dẫn - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.6: Sơ đồ lao dàn thép kết hợp với mũi dẫn (Trang 65)
Hỡnh V-3.7: Sơ đồ lđiều chỉnh độ vừng khi lao dàn thộp - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.7: Sơ đồ lđiều chỉnh độ vừng khi lao dàn thộp (Trang 66)
Hình V-3.11: Sơ đồ cấu tạo trụ tạm và đường lăn ngang - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.11: Sơ đồ cấu tạo trụ tạm và đường lăn ngang (Trang 70)
Hình V-3.13:  Lao kéo cầu giàn thép trên hệ dầm dọc mặt cầu - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.13: Lao kéo cầu giàn thép trên hệ dầm dọc mặt cầu (Trang 72)
Hình V-3.17: Trụ tạm khi lao dọc và chi tiết cấu tạo - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.17: Trụ tạm khi lao dọc và chi tiết cấu tạo (Trang 75)
Hình  V-3.19:  Sơ đồ bố trí tời và hệ múp khi kéo dọc - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.19: Sơ đồ bố trí tời và hệ múp khi kéo dọc (Trang 76)
Hình  V-3.21: Tăng cường thanh biên dưới bằng bảng táp: - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.21: Tăng cường thanh biên dưới bằng bảng táp: (Trang 79)
Hình  V-3.23 . Tăng cường kết cấu nhịp bằng dây căng  1. Kích thuỷ lực để điều chỉnh nội lực,     2 - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-3.23 . Tăng cường kết cấu nhịp bằng dây căng 1. Kích thuỷ lực để điều chỉnh nội lực, 2 (Trang 80)
Hình V-4.6: Sơ đồ đƣa ngang KCN trên đà giáo ra vị trí để trụ nổi vào đón KCN - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-4.6: Sơ đồ đƣa ngang KCN trên đà giáo ra vị trí để trụ nổi vào đón KCN (Trang 87)
Hình V-5.4: Sơ đồ lắp ngang  dâm thép bằng cần cẩu đứng trên hệ nổi - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-5.4: Sơ đồ lắp ngang dâm thép bằng cần cẩu đứng trên hệ nổi (Trang 94)
Hình V-5.6: Biện pháp buộc móc cẩu đẩ cẩu cụm dầm  a.Buộc sai  b.buộc đúng - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-5.6: Biện pháp buộc móc cẩu đẩ cẩu cụm dầm a.Buộc sai b.buộc đúng (Trang 95)
Hình V-5.8: Cấu tạo mũi dẫn dùng dầm I định hình ( áp dụng cho dầm có khẩu độ lao L - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-5.8: Cấu tạo mũi dẫn dùng dầm I định hình ( áp dụng cho dầm có khẩu độ lao L (Trang 96)
Hình V-5.15:  Sơ đồ tổ chức thi công lắp ngang dầm thép bằng cần cẩu - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-5.15: Sơ đồ tổ chức thi công lắp ngang dầm thép bằng cần cẩu (Trang 100)
Hình V-6.11. Lắp biên vòm vào chân vòm  Hình V-6.12. Lắp các biên vòm tiép theo - BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU PHẦN CẦU THÉP
nh V-6.11. Lắp biên vòm vào chân vòm Hình V-6.12. Lắp các biên vòm tiép theo (Trang 111)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w