Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
165 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay đang được triển khai ở hầu hết các trường học với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và khả năng phổ biến thông tin ngày càng đa dạng, đơn giản, nhanh chóng, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng tin học vào công tác giảng dạy có thể đem lại hiệu quả cao. Công việc này đã rất phổ biến ở những nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ ở nước ta. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học là rất cần thiết và có thể là hướng phát triển trong tương lai. Trong giảng dạy hóa học, cũng như các bộ môn khoa học khác chúng ta có thể vận dụng phương tiện công nghệ thông tin để khắc phục những khó khăn trong việc minh họa các khái niệm rất trừu tượng, phức tạp,…. Ví dụ như: lí thuyết về cấu tạo chất và phản ứng hóa học,…. Đồng thời, việc ứng dụng CNTT còn có thể được một cách sinh động mối quan hệ giữa cấu trúc và hóa tính các chất. Qua tìm hiểu bước đầu, tôi được biết một số phần mềm có thể hỗ trợ rất tốt cho công tác giảng dạy hóa học, trong đó bài giảng điện tử được thiết kế trên phần mềm MS PowerPoint là phổ biến nhất đồng thời có thể đem lại sự hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong việc thiết kế một bài giảng điện tử là việc hình thành ý tưởng về nội dung bài học cần truyền đạt đến học sinh mà không bị sa đà vào các hiệu ứng hoạt hình làm mờ nhạt trọng tâm bài học. Với lý do đó chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu là: “Thiết kế giáo án điện tử chương trình hoá học hữu cơ 11 THPT bằng phần mềm MS POWERPOINT”. II. Mục đích của đề tài Giúp giáo viên có cách nhìn khái quát về phần mềm MS PowerPoint và các thao tác cơ bản trong việc sử dụng phần mềm MS PowerPoint để soạn một bài giảng điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy và học hoá học ở bậc THPT. III. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phần mềm MS PowerPoint - Tóm tắt các thao tác cơ bản và các bước chuẩn bị cho một bài giảng điện tử về các hydrocacbon. - Tìm hiểu thực trạng về công tác dạy học có ứng dụng CNTT hiện nay ở trường THPT. IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy và học môn hóa ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: các bài học trong chương trình hoá học hữu cơ lớp 11. V. Giả thuyết khoa học Nếu nắm vững các thao tác cơ bản trong việc sử dụng phần mềm MS Powerpoint và nắm vững các bước chuẩn bị một bài giảng điện tử, giáo viên dù giảng dạy ở bộ môn nào, cấp học nào cũng có thể tạo được những giờ dạy học có hiệu quả cao, giúp học sinh có thể hiểu bài một cách sâu sắc và vững trắc. VI. Phạm vi nghiên cứu Chương trình hóa học THPT : chương trình hóa hữu cơ lớp 11 (phần hiđrocacbon) VII. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu - Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan. - Tổng hợp, phân tích, đề xuất phương pháp soạn một giáo án điện tử có sử dụng CNTT. - Đưa ra một số giáo án minh họa. - Trao đổi, điều tra thực tế. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I.1. Khái quát về phần mềm MS PowerPoint I.1.1. Giới thiệu về phần mềm MS PowerPoint MS PowerPoint là một phần mềm trình diễn (Presentation) nằm trong bộ sản phẩm Microsoft Office. Đây là một phần mềm dễ sử dụng với nhiều tính năng tiên tiến phục vụ cho công việc trình diễn với nhiều mục đích khác nhau. Với những tính năng đa dạng, MS PowerPoint cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu minh họa trong giảng dạy, đặc biệt là những minh họa động rất cần thiết trong giảng dạy hóa học. Như vậy, nếu được sử dụng tốt, nó có thể hỗ trợ rất nhiều cho công tác giảng dạy và góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. I.1.2. Những tiện ích của MS PowerPoint trong giảng dạy hóa học Chèn được hình ảnh: trong nhiều bài giảng hoá học, để bài giảng được đơn giản và dễ hình dung cho học sinh và tiện lợi đơn giản cho lời giảng của giáo viên, chúng ta không thể không sử dụng tới những hình vẽ, sơ đồ minh hoạ. Thay vì khi đó giáo viên hoặc học sinh phải chuẩn bị sẵn những sơ đồ hình vẽ ở nhà trên giấy, người giáo viên có thể lấy những hình ảnh đó từ rất nhiều nguồn tài liệu khác. Ví dụ như: từ SGK bằng cách quét lên máy, hoặc lấy từ trên internet, hoặc tạo ra nó trên các phần mềm hoá học ứng dụng đang có mặt trên thị trường như: chemoffice 8.0, hyperchem 7.5, chemskill,… Khi sử dụng các hình ảnh đó trong bài giảng của mình, giáo viên dễ dàng điều khiển học sinh tham gia các hoạt động học tập hơn và có thể cho học sinh tri giác lại bất kỳ lúc nào. Chèn được bảng biểu, biểu đồ: Với các bài giảng khi cần sử dụng tới việc minh hoạ bằng biểu đồ, đồ thị những số liệu để học sinh dễ dàng so sánh các đại lượng một cách trực quan. Nếu tiến hành theo phương pháp thông thường, giáo viên hoặc học sinh phải tiến hành một loạt các thao tác toán học phức tạp mới có được những biểu đồ hay đồ thị như mong muốn. Đôi khi việc làm đó lại gặp phải một số khó khăn như: sự sai số khi thao tác thủ công, tốn thời gian, tốn công sức, Ứng dụng CNTT sẽ có thể khắc phục được những nhược điểm đó. Chỉ với các thao tác với chuột trên MS office giáo viên và học sinh đã có thể có ngay những biểu bảng như mong muốn hoàn toàn nhanh gọn và chính xác. Ví dụ như: sự phụ thuộc lẫn nhau của các hàm số trạng thái P, V, T; sự phụ thuộc của năng lượng ion hoá, ái lực hoá học của nguyên tử vào bán kính nguyên tử, … Chèn phim, âm thanh: Ngoài việc hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc chin các đối tượng hình ảnh, biểu bảng một cách nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản, MS powerpoint còn có chức năng chèn các đối tượng hình ảnh hoặc âm thanh khi ta muốn tạo các hiệu ứng kèm trong diễn tả các đối tượng kiến thức. Minh họa động: Trong MS powerpoint chúng ta còn có thể tận dụng tối đa các hiệu ứng được tích hợp sẵn với mục đích mô tả các quá trình hoá học, những sự thay đổi của các đại lượng một cách đơn giản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc diễn tả các quá trình trao đổi vật chất, sự lai hoá các orbital, sự tạo thành các liên kết hoá học, sự thay đổi các đại lượng hoá học, các mô hình thí nghiệm ảo,… Tạo được các siêu liên kết: Một trong những ứng dụng quan trọng của MS Powerpoint đó là có thể tạo được các siêu liên kết tới những slide trong cùng một file hoặc tạo được các liên kết với các file khác, các trang khác (những file dữ liệu lưu trữ những hình ảnh mô phỏng, cơ chế của các phản ứng hoá học dưới dạng những đoạn phim, những file văn bản, chân dung các nhà hoá học, …). Nhờ tạo được những siêu liên kết với tới nhiều đối tượng khác, người giáo viên sẽ đỡ tốn thời gian cho việc tạo những đối tượng đó trên nền OFFICE – Powerpoint, đồng thời có thể giới thiệu tới học sinh những thí nghiệm mà bình thường giáo viên không thể tiến hành biểu diễn hay cho học sinh tự làm vì lý do an toàn, hay việc thực hiện nó khó thành công,… Tất cả những ứng dụng trên của phần mềm MS Powerpoint đã đưa nó trở thành một công cụ hữu ích cho cả người dạy và người học, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy của thày và lĩnh hội tri thức của trò. Do đó mà hiệu quả của hoạt động giáo dục được nâng lên. I. 2. Khái quát về chương trình hoá học hữu cơ lớp 11 Chương trình hoá học phần hữu cơ lớp 11 bao gồm những nội dung chính: - Phần lý thuyết chung: + Thuyết cấu tạo hoá học được coi là phần lý thuyết chủ đạo của phần hoá học hữu cơ. + Sau khi tìm hiểu lý thuyết chủ đạo, học sinh được làm quen với các khái niệm về: đồng đẳng, đồng phân, liên kết hoá học. - Phần các hợp chất cụ thể: SGK Hoá học lớp 11 đã giới thiệu tương đối đầy đủ về các loại hợp chất hiđrocacbon và nêu khá đầy đủ những nét chính của từng loại hợp chất đó trong từng phần, từng bài. Trong khi nghiên cứu về các hợp chất hiđrocacbon chúng ta có thể dễ nhận thấy cấu trúc nghiên cứu về từng loại hợp chất đều đi theo hướng: + Trước tiên nghiên cứu về: đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu tạo. + Tiếp theo trình bày những tính chất lý học đặc trưng và quan trọng. + Tiếp sau đó là các tính chất hoá học (được trình bày theo hướng từ đặc trưng nhất sau đến kém đặc trưng hơn, rồi tới tính chất chung của tất cả các hiđrocacbon ). + Cuối cùng bao giờ cũng là phần nói về những ứng dụng quan trọng và các phương pháp cơ bản điều chế các hợp chất đặc trưng. Tiến hành nghiên cứu theo cấu trúc như thế sẽ tạo điều kiện cho học sinh có khả năng so sánh, tổng hợp và khái quát kiến thức về các hiđrocacbon một cách đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Do đó việc giảng dạy chương trình hoá học hữu cơ phần Hiđrocacbon lớp 11 cần tập trung làm sáng tỏ những nét đặc trưng nhất, cơ bản nhất của từng loại hợp chất ở từng nội dung theo cấu trúc SGK. Song song với những hoạt động ấy, người giáo viên còn cần có kiến thức tổng hợp và cập nhật về các nội dung đang được trình bày trong SGK từ các nguồn thông tin khác và trong sách vở. Việc chuẩn bị giáo án của giáo viên trước khi lên lớp luôn phải quán triệt theo tinh thần ấy. CHƯƠNG II THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC HỮU CƠ 11 THPT BẰNG PHẦN MỀM MS POWERPOINT II.1. Các bước thực hiện một bài giảng điện tử trên phần mềm MS PowerPoint II.1.1. Nắm bắt nội dung bài và hình thành ý tưởng - Đây là khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của bài. Ở khâu này người giáo viên cần đọc thật kỹ nội dung bài, xác định rõ trọng tâm và các nội dung cần truyền đạt đến học sinh. - Hình thành ý tưởng về việc truyền đạt đến học sinh. Ở từng nội dung, người giáo viên phải cân nhắc thật kỹ sẽ sử dụng phương pháp nào. Công việc này rất quan trọng vì nó liên quan đến vấn đề thể hiện giáo án trên phần mềm MS PowerPoint và cách thức điều khiển trình diễn trên lớp học. II.1.2. Soạn giáo án Từ những ý tưởng đã hình thành ở bước 1, ta lập dàn ý thể hiện các ý tưởng đó một cách cô đọng. Soạn giáo án trên giấy trên cơ sở các ý tưởng và dàn ý đã có. II.1.3. Thể hiện giáo án trên phần mềm MS PowerPoint - Từ những ý tưởng và dàn ý đã lập, chuyển bài soạn từ giấy sang Powerpoint một cách cô đọng, ngắn gọn và xúc tích. - Tạo hiệu ứng cho từng nội dung trong từng slide. Tuy nhiên việc chuyển giáo án sang Powerpoint phải lưu ý những điểm sau: - Luôn nhớ nguyên tắc đơn giản và rõ ràng. - Không sao chép nguyên văn bài giảng vào các slide mà cần trình bày lại theo hướng tinh giản và biểu tượng hóa nội dung. - Hãy nhất quán trong thiết kế : + Không đổi quá nhiều màu trên mỗi slide, vì ta chỉ cần học sinh tập trung vào nội dung trình bày chứ không phải màu sắc lòe loẹt, đồ họa vui nhộn. + Phải nhất quán với kiểu trình bày đã chọn. + Dùng các phông chữ, phông nền và trình bày tương tự nhau trong suốt bài giảng. + Chỉ nên đưa ra một ý tưởng lớn trong một slide. Nếu có nhiều ý tưởng cần thể hiện, hãy tạo từng slide mới cho từng ý tưởng chính. + Không sử dụng quá 3 kiểu phông chữ trong cùng một slide. Có thể sử dụng cách viết đậm nghiêng, … nếu cần nhấn mạnh các khái niệm. + Không tạo quá 4 chấm đầu dòng cho nội dung văn bản trong một slide. - Chọn đồ họa rất cẩn thận trong trình diễn. - Chọn kích cỡ phông chữ và khuôn mẫu thích hợp với môi trường tiến hành trình diễn. - Chỉ sau khi nhập hết nội dung vào từng slide, ta mới tiến hành việc gán hiệu ứng cho các slide. Do đó, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi áp dụng bất kỳ một kỹ xảo nào và sau khi áp dụng phải xem đi xem lại thật kỹ. Đến đây, về cơ bản ta đã soạn được một giáo án trên công cụ trình diễn MS PowerPoint. II.1.4. Dự kiến trình tự giảng dạy Ở khâu này, giáo viên cần soạn một giáo án (kịch bản) đi kèm, trong đó thể hiện rõ các bước lên lớp như thế nào, nghĩa là ta lên kế hoạch sẽ nói những gì, đặt câu hỏi dẫn dắt vào vấn đề ra sao, thực hiện từng động tác trên máy tính như thế nào… khi trình bày mỗi slide và cần thuộc kỹ kịch bản này trước khi tiến hành giảng dạy. II.1.5. Soạn dàn ý ghi bài chi tiết cho học sinh Đây là một điểm khá mới mẻ so với các cách dạy thông thường. Không giống như cách ghi bảng, ở đây mỗi lần chúng ta chỉ trình chiếu được một slide với lượng nội dung không nhiều và không lưu lại được. Do đó, cần có dàn ý để học sinh có được sự hình dung tổng quát về bài học cũng như tiện việc ghi chép vì thông thường tốc độ trình chiếu nhanh hơn ghi bảng, nó giúp học sinh không bị lúng túng nếu lỡ ghi không kịp. II.1.6. Trình chiếu thử - Việc trình chiếu thử là nhằm kiểm tra những vấn đề sau: + Nổi bật trọng tâm bài. + Thời gian giảng dạy phù hợp. + Hình thức trình bày thống nhất và đảm bảo yêu cầu truyền thụ + Thứ tự thực hiện hợp lý. + Mức độ nắm vững trình tự thực hiện của giáo viên II.1.7. Tiến hành giảng dạy - Cần có những lưu ý sau đây khi giảng dạy: + Tập trung vào bài giảng để đảm bảo thời gian theo kế hoạch. + Cần bao quát học sinh, tránh để các em bị chi phối bởi các hình ảnh và hiệu ứng hoạt hình mà không tập trung vào bài giảng. + Không sa đà vào các vấn đề không có trong nội dung. + Nếu gặp sự cố ngoài ý muốn cần phải bình tĩnh xử lý và cố gắng không làm gián đoạn tiết học. + Hướng dẫn học sinh cách ghi bài và lưu giữ bài học. + Kiểm tra được mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh sau mỗi bài giảng. II.2. Sử dụng các tiện ích của MS PowerPoint để tạo hoạt ảnh minh họa cho bài học Để tạo 1 hoạt ảnh minh họa cho bài học ta thực hiện các bước sau: 1) Phân tích thí nghiệm cần minh họa thành 2 phần: Phần tĩnh: là các hình ảnh thí nghiệm không chuyển động và sẽ xuất hiện trong cả quá trình trình chiếu (ống nghiệm, giá, đèn cồn …). Phần động : là hoạt ảnh động của thí nghiệm (sự sủi bọt khí, tạo kết tủa, bay hơi, đổi màu dung dịch, cách cho hóa chất, sự chuyển động của phân tử, các quá trình điều chế…). 2) Sử dụng các công cụ vẽ của MS PowerPoint hay các phần mềm khác để vẽ các hình ảnh cần có của thí nghiệm (nên lưu các hình ảnh này vào 1 tập tin để sau này sử dụng cho các thí nghiệm khác). 3) Sắp xếp các hình ảnh cần dùng theo như thí nghiệm minh họa. 4) Tái hiện trong đầu thứ tự các hiện tượng sẽ xảy ra, hiện tượng nào xuất hiện trước, hiện tượng nào xuất hiện sau, hiện tượng nào xảy ra đồng thời với các hiện tượng khác … 5) Thiết lập hiệu ứng cho phần động. Kết quả: Tận dụng những tiện ích của MS PowerPoint, chúng tôi đã tiến hành soạn một số giáo án điện tử giảng dạy toàn bộ chương trình hóa học các hợp chất hiđrocacbon lớp 11 THPT (có đĩa CD đi kèm). Ở mỗi giáo án gồm các phần: - Mục tiêu bài học. - Giáo án kèm theo. - Dàn ý ghi bài cho học sinh. * Điểm nổi bật ở các giáo án - Kết hợp nội dung chương trình SGK thí điểm ban khoa học tự nhiên và SGK theo chương trình cũ. - Minh họa hầu hết các thí nghiệm cần thiết, các khái niệm trừu tượng khi dạy về cấu tạo các hợp chất hiđrocacbon. - Phần củng cố kiến thức áp dụng nhiều dạng câu hỏi và nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau. - Sử dụng các phần mềm hóa học khác để hỗ trợ cho bài học. - Sử dụng phim ảnh hóa học minh họa cho mỗi bài học đặc biệt là phần tính chất hoá học và ứng dụng của các chất nhằm tạo niềm hứng thú học tập môn hóa ở học sinh. - Tăng cường khả năng tư duy, kích thích sự tìm tòi và khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức sau mỗi nội dung bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. - Ngoài ra, các giáo này lưu giữ được lâu, có thể dễ dàng bổ sung, sửa chữa thông tin cho phù hợp yêu cầu của từng thời điểm, từng đối tượng, tuỳ trình độ học sinh, thời gian cho phép của tiết học, giáo viên có thể ẩn, thêm bớt chỉnh sửa các Slide cho phù hợp. [...]... những tiện ích mà phần mềm có thể mang lại cho quá trình giảng dạy 3) Khái quát các trình tự, thao tác để hình thành một bài giảng với những nội dung cần thiết nhất trên MS PowerPoint 4) Vận dụng để soạn một số giáo án điện tử chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT (phần hiđrocacbon) và sưu tầm một một số đoạn phim, hình ảnh mô phỏng các quá trình hóa học có thể sử dụng cho việc soạn bài giảng sau này... vận dụng giúp giờ học thành công hơn Tuy nhiên, không phải bất cứ bài giảng điện tử nào cũng đem lại hiệu quả trong việc giảng dạy, chúng ta cần biết chọn lựa những bài nào nên soạn bằng giáo án điện tử, bài nào nên dạy bằng giáo án thông thường Ngoài ra, việc soạn một bài giảng điện tử đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, từ khâu sưu tầm tài liệu đến việc hình thành ý tưởng, thiết kế và dạy thử Do... thế người giáo viên, chúng chỉ là những công cụ hỗ trợ công tác giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương pháp dạy học hóa học, Nguyễn Cương, NXBGD, 2000 2 Giáo trình tin học ứng dụng, Bùi Thế Tâm, NXB Đại Học GTVT, 2000 3 Giáo trình thực hành tin học ứng dụng trong hóa học, Đặng Ứng Vận, NXB ĐHKHTN Hà Nội, 1999 4 Ứng dụng tinh học trong dạy học hóa học, Nguyễn... hóa học, Đặng Ứng Vận, NXB ĐHKHTN Hà Nội, 1999 4 Ứng dụng tinh học trong dạy học hóa học, Nguyễn Trọng Thọ, NXBGD, 2002 5 Phương tiện dạy học, Tô Xuân Giáp, NXBGD 1998 6 Thiết kế giáo án điện tử hóa học 11 bằng phần mềm Ms PowerPoint, Vũ Thị Phương Linh, Khoa Hóa học - ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH Sinh viên, 2001 ... đổi mới của một phần cán bộ - giáo viên, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng tin học trong công tác giảng dạy môn hóa học 2) Khái quát một số chức năng và cách sử dụng phần mềm MS PowerPoint, ứng dụng trong giảng dạy Qua đó, thấy được khả năng sử dụng nó vào giảng dạy Hóa học, làm cơ sở để những đồng chí đồng nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu và phát triển thêm Giới thiệu những tiện ích mà phần mềm có thể mang...PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận Chỉ mới bước đầu làm quen với việc soạn bài giảng điện tử, chúng tôi cũng chưa thể có cái nhìn thật chính xác về việc sử dụng phần mềm MS PowerPoint nói riêng và việc ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học nói chung Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu và thử nghiệm, chúng tôi đã đạt những mục tiêu sau: 1) Tìm hiểu thực trạng các kỹ năng dạy học theo hướng... Trên cơ sở những ảnh điểm tích cực của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy như trên, chúng tôi thấy: Từng trường, từng đơn vị giáo dục nếu có điều kiện có thể tổ chức cho giáo viên học tập, thiết kế những bài giảng, hình ảnh minh họa và trao đổi với nhau Đồng thời, từng nhà trường cần thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, những đợt hội giảng – thao giảng có sử dụng CNTT, khuyến khích cán bộ - giáo viên... dạy Như vậy không những giáo viên có thể tiết kiệm được vốn thời gian vốn đã dày đặc mà còn giúp các đồng chí cán bộ - giáo viên tích lũy được nhiều tư liệu, hình ảnh phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao khả năng của mình Các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục cần thông tin thường xuyên đến giáo viên những phương pháp giảng dạy mới, hiện đại của các nước để tham khảo và học tập Song song với... đó, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nhiệt tình và chịu khó, nhất là ở thời gian đầu khi chưa quen với công việc Điều rất cần thiết và rất cấp bách hiện nay là đào tạo cho các đồng chí cán bộ giáo viên có kiến thức và kỹ năng tốt trong việc ứng dụng Tin học trong giảng dạy trước đòi hỏi của thực tế đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành giáo dục Đồng thời, nó đảm bảo cho giáo viên không bị... làm đó, người giáo viên cần thường xuyên tự cập nhật các thông tin mới, các phương pháp giảng dạy, những phương tiện – kỹ thuật dạy học và các hình thức kiểm tra đánh giá theo hình thức mới Đó sẽ là điều kiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy, học tập Tuy nhiên, một lưu ý đặc biệt với việc sử dụng CNTT trong giảng dạy đó là: CNTT hay bất kỳ các phương tiện kỹ thuật dạy học (dù hiện đại . quán triệt theo tinh thần ấy. CHƯƠNG II THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC HỮU CƠ 11 THPT BẰNG PHẦN MỀM MS POWERPOINT II.1. Các bước thực hiện một bài giảng điện tử trên phần mềm MS PowerPoint II.1.1 tâm bài học. Với lý do đó chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu là: Thiết kế giáo án điện tử chương trình hoá học hữu cơ 11 THPT bằng phần mềm MS POWERPOINT . II. Mục đích của đề tài Giúp giáo viên. động giáo dục được nâng lên. I. 2. Khái quát về chương trình hoá học hữu cơ lớp 11 Chương trình hoá học phần hữu cơ lớp 11 bao gồm những nội dung chính: - Phần lý thuyết chung: + Thuyết cấu tạo hoá