1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker

114 897 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 8,62 MB

Nội dung

Tuy nhiên việc giảng dạy theo sách cải cách của Bộ giáo dục ở các trường phổ thông gặp rất nhiều khó khăn do lượng kiến thức đưa vào trong một tiết học còn quá nhiều, nội dung kiến thức

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 6

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6

1 Đặt vấn đề 6

2 Mục đích của đề tài 8

3 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 8

3.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài 8

3.2 Tổng kết kinh nghiệm 8

3.3 Thực nghiệm sư phạm 9

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương tiện nghiên cứu 9

7 Giới hạn đề tài 9

8 Các bước tiến hành 9

II CÁC GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 10

III THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER ĐỂ GIẢNG DẠY CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG VÀ LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VL 12 CB 11

1 Nội dung sách vật lí 12 cơ bản 11

2 Phân tích nội dung chương “ Sóng ánh sáng” và Lượng tử ánh sáng” vật lý 12 cơ bản 11

3 Kiến thức kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong chương “ Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng” vật lý 12 cơ bản 11

a Về kiến thức 11

b Về kỹ năng 12

PHẦN II NỘI DUNG 13

I CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VẬT LÝ 13

II KHÁI NIỆM PHẦN MỀM DẠY HỌC VẬT LÝ 13

III THỰC TRẠNG XUNG QUANH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 14

Trang 2

1 Thực trạng sử dụng CNTT trong trường học 14

2 Thực trạng xung quanh vấn đề thiết kế giáo án điện tử 16

3 Thực trạng vấn đề xung quanh sách giáo khoa vật lí phổ thông 17

IV ĐỔI MỚI PPDH VL Ở TRƯỜNG THPT 17

1 Phương hướng chiến lược đổi mới phương pháp dạy học 17

1.1 Khắc phục lối truyền thụ một chiều 17

1.2 Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS 18

1.3 Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học 18

1.4 Áp dụng các PP tiên tiến, các phương tiện DH hiện đại vào quá trình DH 18

2 Những định hướng đổi mới PPDH theo chương trình THPT mới 18

2.1 Giảm đến tối thiểu việc giảng giải, minh họa của GV, tăng cường việc tổ chức cho HS tự lực, tham gia vào giải quyết các vấn đề HT 18

2.2 Áp dụng rộng rãi kiểu DH nêu và giải quyết vấn đề 19

2.3 Rèn cho học sinh nhận thức VL 20

3 Đổi mới việc thiết kế bài học (soạn GA) 20

3.1 Các yêu cầu đối với việc soạn GA 20

3.2 Các bước soạn giáo án 21

3.3 Nội dung của việc soạn giáo án 21

4 Những ưu điểm của việc sử dụng MVT trong DH 22

4.1 Một số chức năng cơ bản của MVT có thể ứng dụng trong dạy học vật lý 24

5 Vai trò của MVT đối với các nhiệm vụ dạy học 24

5.1 Truyền thụ tri thức, phát triển tư duy 24

5.2 Rèn luyện kĩ năng thực hành 25

5.3 Giáo dục nhân cách người lao động mới 25

6 Vai trò của MVT trong các giai đoạn của quá trình dạy học 25

6.1 Giai đoạn củng cố kiến thức cũ và đặt vấn đề mới 26

6.2 Giai đoạn xây dựng kiến thức mới 26

6.3 Giai đoạn ôn luyện và vận dụng kiến thức 27

6.4 Giai đoạn tổng kết, hệ thống hóa kiến thức 27

Trang 3

6.5 Giai đoạn kiểm tra trình độ đánh giá kiến thức và các kĩ năng 27

7 Vai trò của CNTT trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS 28

8 Các chữ viết tắt trong đề tài 30

V TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 31

1 Khái quát về giáo án điện tử 31

1.1 Khái niệm giáo án điện tử 31

1.2 Quy trình thiết kế giáo án điện tử 34

2 Xác định mục tiêu bài học 34

2.1 Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài dạy học 36

2.2 Multimedia hóa kiến thức 38

3 Xây dựng các tư liệu thư viện 39

3.1 Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể 39

VI CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 39

1 Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử 40

2 Kỹ năng trình bày 40

3 Kỹ năng giảng bài 40

4 Đáp ứng tiêu chí tự học 41

5 Kỹ năng Multimedia 41

6 Soạn câu hỏi 41

7 Nguồn tư liệu 41

8 Từ khóa 41

VII THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER42 1 Giới thiệu Lecturemaker 42

2 Cài đặt và cập nhật Lecturemaker 42

2.1 Yêu cầu hệ thống 42

2.2 Cài đặt 43

2.3 Kiểm tra phiên bản 43

2.4 Gỡ chương trình cài đặt - Uninstall Lecture Maker (Đối với Windows XP) 43

Trang 4

3 Giao diện và các menu của Lecturemaker 46

3.1 Giao diện 46

3.2 Các menu……… 47

3.2.1 Menu LectureMaker 47

3.2.2 Menu Insert 40

3.2.3 Menu Control 50

3.2.4 Menu Design 50

3.2.5 Menu View 51

3.2.6 Menu Format 52

3.3 Tinh chỉnh thanh menu 52

4 Một số thao tác trên Lecturemaker 53

4.1 Thao tác cơ bản 53

4.2 Thao tác với slide 55

4.3 Chèn các đối tượng vào slide 60

5 Quy trình soạn giáo án 73

5.1 Phân tích các nội dung của bài giảng 73

5.2 Thiết kế bài giảng sử dụng Slide Master 73

5.2.1 Tạo file bài giảng mới 73

5.2.2 Tạo Slide Master 74

5.2.3 Tạo thiết kế cho Title Master 74

5.2.4 Tạo thiết kế cho Body Master 75

5.3 Kết xuất bài giảng 79

5.3.1 Kết xuất bài giảng ra định dạng web 79

5.3.2 Kết xuất ra định dạng SCO 79

5.3.3 Kết xuất ra gói SCORM 80

5.3.4 Kết xuất ra file chạy exe 82

5.4 Thiết kế giáo án điện tử vật lý 12 cơ bản 85

Trang 5

CHƯƠNG V SÓNG ÁNH SÁNG 85

THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER 85

I Tiến trình bài dạy 85

CHƯƠNG VI LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 100

I Mục đích và yêu cầu 100

II Tiến trình bài dạy 101

PHẦN III KẾT LUẬN 110

I THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 110

1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 110

2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 110

3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 110

4 Thời gian thực nghiệm sư phạm 111

5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 111

6 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 111

II KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 111

1 Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài luận văn đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra 111

2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 6

cách và xã hội hóa giáo dục là vấn đề cấp bách mà nhà nước ta quan tâm.Chỉ thị

58-CT/TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định: “…Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học Phát triển các hình thức đạo tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội” Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường phổ thông ở

nước ta từng bước được nâng cao một cách rõ rệt Chính vì vậy nhà nước ta đã và đang quan tâm đến vấn đề đổi mới, cải cách nền giáo dục Việt Nam để theo kịp sự phát triển của thế giới mà trong đó có nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được rất nhiều người quan tâm

Hiện nay nước ta đang đổi mới phương pháp dạy học từ kiểu truyền thống lấy người thầy làm trung tâm sang kiểu tích cực hóa tư duy và sáng tạo lấy học sinh làm trung tâm và cải cách nội dung sách giáo khoa cho phù hợp với tình hình thực tế của thế giới Tuy nhiên việc giảng dạy theo sách cải cách của Bộ giáo dục ở các trường phổ thông gặp rất nhiều khó khăn do lượng kiến thức đưa vào trong một tiết học còn quá nhiều, nội dung kiến thức thì trừu tượng khó hình dung do không có đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm trực quan sinh động Do đó sẽ làm cho học sinh khó tiếp thu kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt

Vì vậy, khi được chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp tôi đã chọn đề tài Thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm LectureMaker trong dạy học vật lý và cùng

Trang 7

một số chương trình hỗ trợ như: Chương trình hỗ trợ thiết kế: Powerpoint, Flash,

video…, chương trình cắt và chỉnh sửa hình ảnh SnagIt_8.0, chương trình tạo ảnh động Selteco Bannershop GIF Animation_4.5…Nội dung đề tài bao gồm phần

kiến thức cơ bản của vật lý, nội dung của sách vật lí 12 của Bộ giáo dục biên soạn và phần trắc nghiệm vật lý được biên soạn và kiểm tra

- Đề tài được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và giảng dạy có kết quả cao,

là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh

- Xuất phát từ những nhu cầu của thời đại ngày nay, với những lợi thế có được của công nghệ thông tin, máy tính đã và đang được sử dụng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Trong đó, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin với những phần mềm phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo nước ta đã và đang tiến hành cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy trong nhà trường ở mọi cấp học mọi ngành học Bên cạnh việc đổi mới nội dung, đổi mới về phương pháp giảng dạy, việc hỗ trợ CNTT là rất quan trọng, giáo viên có thể làm cho bài giảng của mình hay hơn, trực quan, sinh động hơn chủ động hơn bằng cách sử dụng các ứng dụng tin học vào giảng dạy Như các phần mềm trình diễn: Powerpoint, Flash, Violet, LectureMaker… và các phòng thí nghiệm ảo Crocodile physics, Interactive Physics,… các ứng dụng này nếu được sử dụng chọn lọc có hiệu quả thì sẽ mang lại kết quả cao trong quá trình dạy và học

 Thực trạng và khó khăn trong ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay chủ yếu là trình bày những bài giảng được xây dựng dưới dạng giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint kết hợp với các tài liệu có sẵn như các đoạn phim, các hình ảnh tư liệu, các mô phỏng…

- Ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay chưa phong phú

Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT, tôi chọn đề tài: “Thiết kế giáo án điện tử Vật Lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm Lecturemaker giảng dạy chương “Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng” – Vật lí 12 cơ bản làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình

Trang 8

2 Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm LectureMaker nhằm phục

vụ cho việc dạy và học môn vật lí đạt hiệu quả nói chung và phần vật lí 12 cơ bản nói riêng, đáp ứng nhu cầu đổi mới nền giáo dục Việt Nam hiện đại hóa nền giáo

dục Việt Nam

3 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu cứu đề tài

- Tìm hiểu các phần mềm có sẵn trong giáo dục

- Tìm hiểu hiểu phần mềm LectureMaker

- Nghiên cứu sách giáo khoa 12 cơ bản hiện hành

- Sử dụng sách giáo khoa vật lí 12 cơ bản, chuẩn kiến thức kỹ năng, các tài liệu của môn lý luận dạy học vật lí, phân tích chương trình, đánh giá giáo dục, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sách giáo viên và sách giáo khoa vật lý lớp 12 cơ bản các tài liệu trên liên quan đến phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn vật lí ở trường THPT hiện nay nói chung, và của chương “Sóng ánh sáng” và chương “Lượng tử ánh sáng” nói riêng Cụ thể là nội dung kiến thức phần giao thoa, nhiễu xạ ánh sáng

và hiện tượng quang điện Từ đó, xác định chính xác nội dung, các khái niệm, các cách giải bài tập vật lý mà học sinh cần phải tiếp thu được

- Viết hướng dẫn sử dụng phần mềm LectureMaker

3.2 Tổng kết kinh nghiệm

 Tổng kết kinh nghiệm từ đánh giá tổng kết và khái quát qua những kinh nghiệm đã thu thập được trong hoạt động thực tiễn, từ đó phát hiện ra những vấn đề cần thiết Để đưa vào áp dụng thực tế hoặc cần tiếp tục nghiên cứu hay loại bỏ Nhờ đó mà khám phá ra những mối liên hệ có tính quy luật của những hiện tượng giáo dục

 Tổng kết kinh nghiệm cần có lí luận để soi sáng, giải thích tính chất hợp lí, phù hợp với những quy luật đã được khẳng định thì mới tránh khỏi tính chất

Trang 9

ngẫu nhiên, lộn xộn, hời hợt của kết luận

 Tổng kết kinh nghiệm từ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi của anh chị, bạn bè

3.3 Thực nghiệm sư phạm

 Thiết kế bài học theo đề tài, sau đó cho HS làm kiểm tra Từ đó nhận xét xem mức độ tiếp thu kiến thức của HS đối với cách thực hiện này như thế nào

4 Đối tượng nghiên cứu

 Các hoạt động dạy và học của GV và HS trong việc áp dụng phần mềm LectureMaker để thiết kế giáo án điện tử

5 Phạm vi nghiên cứu

- Vận dụng phần mềm LectureMaker vào việc thiết kế giáo án điện tử vật lí 12

Cơ bản

- Nội dung “Chương V Sóng ánh sáng và Chương VI Lượng tử ánh sáng”Vật

lý 12 cơ bản cụ thể là bài 25 - Giao thoa ánh sáng và bài 30 - Hiện tượng quang điện Thuyết lượng tử ánh sáng

6 Phương tiện nghiên cứu

- Sách giáo khoa Vật lí 12, các giáo trình Cơ Sở Vật Lí và các tài liệu khác có liên quan

kế giáo án điện tử còn hạn chế nên việc hoàn thành luận văn còn gặp nhiều khó khăn

8 Các bước tiến hành

- Nhận đề tài

Trang 10

- Viết đề cương nộp giáo viên hướng dẫn

- Tìm hiểu chương trình LectureMaker

- Thiết kế thí nghiệm, các mô phỏng vật lý có liên quan

- Hoàn thành luận văn nộp bản nháp cho giáo viên hướng dẫn sữa

- Viết báo cáo

- Bảo vệ luận văn

II CÁC GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

- Tuy hiện nay nước ta đang thực hiện đổi mới và phát triển nền giáo dục Nhưng việc dạy và học vẫn sử dụng sách giáo khoa là chủ yếu Nội dung sách giáo khoa mặc dù được đổi mới nhưng vẫn chưa đủ để việc dạy và học đạt hiệu quả cao Thiếu tính trực quan sinh động, không gây hứng thú học tập, học sinh khó hình dung được hiện tượng vật lí khó nhìn thấy hoặc không nhìn thấy trong thực tế khiến cho học sinh trở nên thụ động trong việc học, còn giáo viên cũng khó truyền thụ hết nội dung kiến thức Mặt khác xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin không ngừng mở rộng, các sự kiện, các tin tức thực tế luôn biến đổi Một quyển sách giáo khoa không thể nào cập nhật, bổ sung thông tin một cách tức thời Đặc biệt đối với môn vật lí là môn học khoa học thực nghiệm đòi hỏi tính khoa học, hiện đại và thực

tế cao Những khó khăn lớn đối với phần vật lí lượng tử ánh sáng vì đây là chương

đề cập đến vấn đề mới gây tranh cãi trong khoa học về tính chất hạt và tính chất sóng của ánh sáng và các hiện tượng liên quan đến nó thì khó có thể để giải thích cho học sinh hiểu một cách tường tận thông qua cách diễn giảng thảo luận… Nhưng

với “giáo án điện tử” có hình ảnh mô phỏng trực quan sinh động sẽ gây hứng thú

và sự tập trung của học sinh vào bài học Các thí nghiệm, hiện tượng vật lí phức tạp không làm được hoặc không thể nhìn thấy bằng trực giác trong thực tế nhưng được

mô phỏng bằng những hình ảnh động, những video trong vật lí lượng tử ánh sáng sẽ giúp học sinh sẽ dễ hình dung và hiểu bài hơn, học sinh có thể phát triển vấn đề của bài học và nâng cao khả năng tư duy tích cực cho mình Giáo viên không những đem đến cho học sinh một lượng thông tin lớn mà còn dễ dàng thể hiện được các

Trang 11

phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá học sinh toàn diện khách quan ngay trong quá trình dạy học…Học sinh có thể làm bài tập trắc nghiệm ở nhà trên máy vi tính mà không cần có giáo viên đứng bên cạnh kiểm tra

III Thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm Lecturemaker để giảng dạy

chương “Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng” Vật lý 12 cơ bản”

1 Nội dung sách vật lý 12 cơ bản

- Vật lí 12 đã trình bày một số vấn đề hiện đại phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới: “Dao động cơ”, “Hạt nhân nguyên tử”, và“Từ vi mô đến vĩ mô” nhằm giúp học sinh có một cái nhìn tổng quan

về thế giới vật chất, khái quát các kiến thức đã học trong chương trình vật lí phổ thông Ngoài ra, còn có một số nội dung mới trong các chương còn lại như: Dao động và sóng điện từ, Giao thoa ánh sáng, Các loại quang phổ, Hiện tượng quang – phát quang, Sơ lược về laze…

2 Phân tích nội dung kiến thức chương “Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng” – Vật lý 12 Cơ bản

- Hiện tượng quang điện Thuyết lượng tử ánh sáng

- Hiện tượng quang điện trong

- Hiện tượng quang – phát quang

- Mẫu nguyên tử Bo

- Sơ lược về lase

3 Kiến thức, kĩ năng học sinh cần có sau khi học chương “Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng”– Vật lý 12 cơ bản

a Về kiến thức:

Trang 12

- Nêu được hiện tượng nhiễu xạ là gì

- Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng và nêu được điều kiện

để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng

- Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa

- Nêu được điều kiện để có cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa tại một điểm

- Viết công thức tính khoảng vân

- Nêu được hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng

và nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng

- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo của máy quang phổ lăng kính và nêu được tác dụng của từng bộ phận của máy quang phổ

- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ hấp thụ là

gì, các đặc điểm chính và những ứng dụng chính của mỗi loại quang phổ

- Nêu được phép phân tích quang phổ là gì

- Nêu được bản chất, cách phát, các đặc điểm và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X

- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng

 Chương VI Lượng tử ánh sáng

- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện

- Vận dụng được thuyết phôtôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện

- Nêu được lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng

Trang 13

- Dạy học giáo dục nhân cách toàn diện của người học

- Người giáo viên trong quá trình dạy học phải tuân theo các tính khoa học lẫn tính giáo dục trong sự thống nhất chung

- Đây là nguyên tắc quan trọng dạy học phải tuân theo, làm nền tảng cho toàn bộ quá trình dạy học, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và mục đích giáo dục của cả xã hội

 Các yêu cầu và biện pháp thực hiện

- Nội dung dạy học phải phản ánh thực tiễn khách quan của chuyên môn

- Thông qua nội dung dạy phải tác động đến niềm tin của học sinh vào khoa học

- Nội dung dạy phải phát triển năng lực nhận thức và tư duy kỹ thuật cho học sinh

- Nội dung dạy phải chú trọng đến các mặt giáo dục về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp cho học sinh

II KHÁI NIỆM PHẦN MỀM DẠY HỌC VẬT LÝ

- Phần mềm dạy học là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh bám sát mục tiêu chương trình sách giáo khoa

- Phần mềm dạy học được xây dựng dựa trên:

Trang 14

lập trình sẵn, có thể mang lượng thông tin lớn, gọn nhẹ dễ bảo quản và sử dụng

- Phần mềm dạy học góp phần đổi mới nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có khả năng trình bày một cách trực quan, hành động dễ hiểu giúp người học nắm vững được nội dung của chương trình học

- Phần mềm dạy học là một thiết bị dạy học tổng hợp giúp giáo viên và học sinh làm việc một cách dễ dàng nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức

III THỰC TRẠNG XUNG QUANH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ

- Với nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục và đào tạo, những kết quả khả quan của việc ứng dụng CNTT vào phát triển và hiện đại hóa các phương tiện dạy học (PTDH) đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của nền khoa học và giáo dục hiện đại của mỗi quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới Các nhà giáo dục tìm cách nghiên cứu để phát huy một cách tốt nhất PTDH hiện đại (máy tính với môi trường dạy học Multimedia), đồng thời mở ra những triển vọng mới trong việc ứng dụng

nó để cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay

- Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học được triển khai mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn quốc,… các công ty sản xuất thiết bị dạy học về ứng dụng công nghệ thông tin đã sản xuất nhiều sách điện tử, các phương tiện dạy học hiện đại được điều khiển bởi máy vi tính, hệ thống trường học được trang bị phòng học đa chức năng với mạng máy tính, máy chiếu khuếch đại,… đã đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong công nghệ dạy học đưa quá trình dạy học từ hình thức dạy học truyền thống thành

Trang 15

dạy học trên mạng, biến Internet với các Website thành môi trường học tập và thư viện tư liệu cho học sinh truy cập

- Theo báo cáo tổng kết của Unesco 2004, việc triển khai tích hợp CNTT vào trường học thông qua các dự án thí điểm như trường học thông minh tại một số nước châu Á (Malaisia, Philippines, Hàn quốc, Singapore, Thái lan,…) đã đem lại kết quả bước đầu rất khả quan, giúp phát triển tư duy học sinh

Ở Việt Nam, thành công của sự nghiệp đổi mới trong hai thập niên qua đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong GD và

ĐT Môn tin học đã được đưa vào giảng dạy dưới các hình thức và mức độ khác nhau, hầu hết các trường THPT được trang bị phòng máy tính, phòng nghe nhìn đa chức năng với máy chiếu khuếch đại,… nhiều trường THPT, các trường đại học, viện nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy học Việc sử dụng Internet như một công cụ học tập đang dần trở nên quen thuộc với học sinh, sinh viên Thông qua mạng tương tác trong trường học, các em có khả năng tiếp cận thông tin nhanh hơn, tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập của bản thân mình

- Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc dạy

và học trong 5 năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt trong việc đổi mới nội dung chương trình SGK phổ thông Bên cạnh nhiều dự án thay SGK, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, đổi mới giáo dục phổ thông, đào tạo giáo viên phổ thông, hàng năm nhà nước còn đầu tư một lượng ngân sách lớn cho việc trang bị cở sở vật chất sư phạm – thiết bị dạy học phục vụ dạy học Trong các thiết bị dạy học hiện nay, ngoài các loại hình thiết bị dạy học truyền thống như tranh ảnh, SGK, bản đồ giáo khoa, mô hình mẫu vật,… thì máy vi tính là một phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại không thể thiếu

ở mỗi trường phổ thông

- Rất nhiều trường phổ thông đã có phòng học với 25 – 30 bộ máy vi tính với các thiết bị trợ giảng bằng hệ thống dạy học đa phương tiện đã kết nối Internet và có trang Web về trường

Trang 16

2.Thực trạng xung quanh vấn đề thiết kế giáo án điện tử

- So với phương tiện dạy học chỉ có bảng đen, phấn trắng và sách giáo khoa…thì việc thiết kế nội dung bài giảng trên máy tính với sợ hỗ trợ của hệ thống dạy học đa phương tiện là một bước đột phá lớn Giáo án điện tử ngoài việc hỗ trợ cho giáo viên, giải phóng bớt sức lao động ở trên lớp của giáo viên, còn đem đến cho học sinh phổ thông nhiều thông tin hơn, hấp dẫn hơn qua các kênh thông tin đa dạng và phong phú: Nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động, các đoạn video clip sống động Đặc biệt, ở một số nội dung kiến thức người ta còn có thể xây dựng các

mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng để minh họa hoặc chứng minh định luật, đã biến quá trình học sinh nhận thức các kiến thức trừu tượng thành quá trình tự HS lĩnh hội kiến thức mới một cách hào hứng, tích cực

Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có thể sẵn sàng tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại trong DH nói chung và DHVL nói riêng đang được các trường ĐH, CĐ sư phạm dành cho một thời lượng đáng kể trong chương trình đào tạo Các học phần tin học ứng dụng trong dạy học vật lý đều được triển khai và cập nhật các ứng dụng cụ thể của CNTT trong việc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa PTDH Vật lý

- Theo đánh giá ban đầu thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là khá khả quan, càng khẳng định vai trò quan trọng của CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy và học Tuy nhiên, xét trên diện rộng, tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế:

- Nhận thức của giáo viên và học sinh: Nhiều giáo viên, học sinh chưa quan tâm đến các ứng dụng CNTT vào quá trình giáo dục do đã quen với các PPDH truyền thống Đây là khăn có tính tất yếu của quá trình phát triển

- Cơ sở hạ tầng CNTT còn thấp: Đây là vấn đề nan giải nhất Ứng dụng CNTT trong giáo dục đi liền với đầu tư hệ thống máy tính, mạng máy tính nội bộ, mạng Internet phục vụ cho GV và HS, các thiết bị ngoại vi như: máy chiếu, hệ thống cung cấp điện, phòng máy đạt tiêu chuẩn,… là khó khăn lớn không thể giải quyết trên diện rộng

Trang 17

- Trình độ tin học của GV và HS còn có những bất cập với các ứng dụng cụ thể của các phần mềm, các thí nghiệm với máy tính…

- Thay đổi hình thức tổ chức lớp học, phương thức dạy và học sẽ gây khó khăn cho

cả GV và HS và cả các nhà quản lý giáo dục Chẳng hạn muốn tổ chức một giờ học bằng bài giảng điện tử, sử dụng projector trang bị cho toàn trường (vì không có điều kiện trang bị đến từng lớp học) thì phải di chuyển địa điểm học tập, GV sẽ phải mất thời gian cho việc chuẩn bị PTDH ở các lớp học

3 Thực trạng vấn đề xung quanh sách giáo khoa vật lí phổ thông

Nước ta đã và đang thực hiện chiến lược cải cách sách giáo khoa cho các cấp học phổ thông Có thể nói cho đến nay đã hoàn thành việc cải cách SGK Chương trình cải cách này mang tính hiện đại hơn, sát thực tế hơn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xã hội… nhằm mục đích đưa nền giáo dục Việt Nam theo kịp xu thế phát triển đất nước nói riêng, trên thế giới nói chung Nhưng nếu chỉ cải cách SGK thì không thể nói là cải cách giáo dục Cải cách SGK phải đi đôi với cải cách phương pháp dạy và phương pháp học Việc này đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách dạy Và việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những cách dạy học có hiệu quả mang lại lợi ích cao trong giáo dục

IV ĐỔI MỚI PPDH VL Ở TRƯỜNG THPT

1 Phương hướng chiến lược đổi mới phương pháp dạy học

1.1 Khắc phục lối truyền thụ một chiều

- Truyền thụ một chiều là một kiểu dạy học đã tồn tại lâu năm trong nền giáo dục của chúng ta Nét đặc trưng của nó là: “GV độc thoại, giảng giải minh họa, làm mẫu, kiểm tra, đánh giá; còn HS thì thụ động ngồi nghe, ngồi nhìn, cố mà ghi nhớ

và nhắc lại”

- Đối với chúng ta cũng cần phải đổi mới phương pháp dạy học Tư tưởng chủ đạo bao trùm nhất là tổ chức cho HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập đa dạng theo hướng tìm tòi nghiên cứu phù hợp với phương pháp thực nghiệm Bất kỳ

ở đâu và nơi nào sự sáng tạo chỉ có thể nảy sinh trong khi giải quyết vấn đề Bởi vậy, tổ chức lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề học tập

là biện pháp cơ bản để bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS

- Để thực hiện phương pháp dạy học mới hướng vào việc tổ chức hoạt động

Trang 18

nhận thức tích cực, tự lực của HS thì ngoài vai trò hướng dẫn, tổ chức của GV, cần phải có phương tiện làm việc phù hợp với HS Đối với VL học thì đặc biệt quan trọng là tài liệu giáo khoa và thiết bị thí nghiệm SGK và thiết bị thí nghiệm phải đổi mới để tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu của dạy học

1.2 Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS

- Rèn luyện khả năng tự học, hình thành thói quen tự học Bất cứ một việc nào học tập đều phải thông qua tự học của người học thì mới có thể có kết quả sâu sắc và bền vững Ngay trên ghế nhà trường HS đã phải được rèn luyện khả năng tự học, tự lực hoạt động nhận thức

1.3 Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học

- Muốn rèn luyện được nếp tư duy sáng tạo của người học thì điều quan trọng nhất

là phải tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS tích cực, tự lực tham gia vào quá trình tái tạo cho mình kiến thức mà nhân loại đã có, tham gia giải quyết các vấn đề học tập, qua đó mà phát triển năng lực sáng tạo HS học bằng cách làm, tự làm, làm một cách chủ động say mê hứng thú, chứ không phải bị ép buộc Vai trò của GV không còn là giảng dạy, minh họa nữa mà chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS hoạt động, thực hiện thành công các hoạt động học đa dạng mà kết quả

là dành được kiến thức và phát triển được năng lực

1.4 Áp dụng các PP tiên tiến, các phương tiện DH hiện đại vào quá trình DH

- Nền giáo dục của hầu hết các nước tiên tiến trên toàn thế giới trong nửa cuối thế

kỷ XX đều rất quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực sáng tạo ở HS Nhiều lý thuyết về việc phát triển đã ra đời (trong đó nổi bật là “lý thuyết thích nghi” của J.piaget và “lý thuyết vùng phát triển gần”của Vưgốtxki), nhiều phương pháp dạy học mới đã được thử nghiệm và đã đạt được những kết quả khả quan

2 Những định hướng đổi mới PPDH theo chương trình THPT mới

2.1 Giảm đến tối thiểu việc giảng giải, minh họa của GV, tăng cường việc tổ chức cho HS tự lực, tham gia vào giải quyết các vấn đề HT

- Một thói quen tồn tại đã lâu đời trong nền giáo dục ở nước ta là GV luôn chú giảng giải tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đầy đủ cho HS ngay cả khi những điều GV nói đã viết đầy đủ trong sách giáo khoa, thậm chí GV nhắc lại y nguyên rồi viết lại giống hệt trên bảng

Trang 19

- Lúc đầu HS chưa quen với phương pháp học mới nên vẫn theo cách cũ, chờ GV giảng giải, tóm tắt, đọc cho chép Nhưng sau một thời gian tự lực làm việc, họ tự tin hơn, đọc nhanh hơn, hiểu nhanh hơn và nhất là hiểu kỹ, nhớ lâu Kết quả là nếu tính tổng cộng thời gian mà HS phải bỏ ra để học một bài lại ít hơn là chờ đợi GV giảng giải rồi cố mà ghi nhớ Điều quan trọng hơn là khi quen với cách học mới, HS sẽ tự tin và hào hứng Càng thành công, càng phấn chấn, tích cực hơn và đạt được thành công hơn GV cần biết chờ đợi, kiên quyết yêu cầu HS tự học ở lớp và ở nhà GV chỉ giảng giải khi học sinh tự đọc không thể hiểu được, kiên quyết không làm thay học sinh Muốn cho HS hoạt động tự lực thành công thì GV cần phải biết phân chia vấn đề học tập phức tạp thành những bộ phận đơn giản, vừa sức, nếu HS cố gắng một chút là có thể hoàn thành được

2.2 Áp dụng rộng rãi kiểu DH nêu và giải quyết vấn đề

- Kiểu dạy học nêu và giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề) là kiểu dạy học trong

đó dạy cho HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của nhà khoa học, GV vừa tạo cho HS nhu cầu, hứng thú hoạt động sáng tạo, vừa rèn luyện cho họ khả năng sáng tạo

- Tư duy chỉ bắt đầu khi trong óc nảy sinh vấn đề, nghĩa là người học nhận thức được sự mâu thuẫn giữa nhiệm vụ cần giải quyết và trình độ, khả năng, kiến thức đã

có của mình không đủ để giải quyết

- Có rất nhiều cách tạo ra tình huống có vấn đề Cách phổ biến nhất là đưa ra một hiện tượng, một sự kiện, một câu hỏi mà lúc đầu HS tưởng rằng mình đã biết cách trả lời Nhưng khi phân tích kỹ mới thấy những kiến thức đã có của mình không đủ giải thích hiện tượng hay trả lời câu hỏi Động cơ hoạt động xuất phát từ chỗ muốn hoàn thiện, phát triển kiến thức, kỹ năng của mình bền vững và mạnh mẽ hơn cả

- Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách sáng tạo thường theo quy trình chung như sau:

+ Phát hiện, xác định vấn đề, nêu câu hỏi

+ Nêu câu trả lời dự đoán (mô hình, GT) có tính chất lý thuyết, tổng quát

+ Từ dự đoán suy ra hệ quả lôgic có thể kiểm tra trong thực tế

+ Tổ chức thí nghiệm kiểm tra xem hệ quả đó có phù hợp với thực tế không Nếu

Trang 20

phù hợp thì điều dự đoán là đúng Nếu không phù hợp thì dự đoán là sai, phải xây dựng dự đoán mới

đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra bằng những thiết bị cụ thể, GV có thể làm thí nghiệm biểu diễn

- Về phương pháp mô hình: Nhờ phương pháp mô hình mà người ta có thể biểu diễn bản chất của hiện tượng ngay cả khi không quan sát được đối tượng phản ánh

- Về phương pháp tương tự: Phương pháp tương tự là phương pháp nhận thức khoa học, trong đó sử dụng sự tương tự và phép suy luận tương tự để rút ra tri thức mới

về đối tượng khảo sát

- Phương pháp tương tự gồm các giai đoạn sau:

+ Tập hợp các dấu hiệu của đối tượng cần nghiên cứu và những dấu hiệu của đối tượng đã biết định đem đối chiếu

+ Tiến hành phân tích tìm những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng + Kiểm tra xem các dấu hiệu giống nhau có phải là dấu hiệu bản chất của đối tượng

3 Đổi mới việc thiết kế bài học (soạn GA)

3.1 Các yêu cầu đối với việc soạn GA

- Việc chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của GV sang thiết kế các hoạt động của HS là yêu cầu nổi bật đối với công việc soạn giáo án của người GV Khi soạn giáo án, GV phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi :

+ Trong bài học HS sẽ lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng nào?

Trang 21

Mức độ đến đâu?

+ Sự chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng của HS sẽ diễn ra theo con đường nào?

HS cần huy động kiến thức, kỹ năng nào đã có? Những hoạt động đó của HS diễn ra dưới hình thức làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm?

+ GV phải chỉ đạo như thế nào để đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được những kiến thức, kỹ năng đó một cách chính xác, sâu sắc và đạt hiệu quả giáo dục

+ Hành vi ở đầu ra mà HS cần thể hiện được sau khi học là gì?

3.2 Các bước soạn giáo án

- Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái

độ trong chương trình

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học, xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành

và phát triển ở HS, xác định trình tự lôgic của bài học

- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS:

- Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS

3.3 Nội dung của việc soạn giáo án

- Xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu bài học, nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức,

kỹ năng, thái độ

- Xác định những nội dung kiến thức của bài học

- Xác định công việc chuẩn bị của GV và HS, các phương tiện dạy học cần sử dụng

- Thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức trong bài học

- Xác định nội dung tóm tắt trình bày bảng

- Soạn nội dung bài tập về nhà

Trang 22

* Một số hình thức trình bày giáo án

- Viết hệ thống các hoạt động theo thứ tự từ trên xuống dưới

- Viết hệ thống các hoạt động theo 2 cột: hoạt động của GV và hoạt động của HS

- Viết 3 cột: Hoạt động của GV; hoạt động của HS; nội dung ghi bảng, hoặc tiêu đề, nội dung chính

- Viết 4 cột: Hoạt động của GV; hoạt động của HS; nội dung ghi bảng, hoặc tiêu đề, nội dung chính và thời gian thực hiện

4 Những ưu điểm của việc sử dụng MVT trong DH

- MVT với tư cách là một PTDH hiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong DH có nhiều ưu điểm

Nhờ các chương trình mô phỏng và minh họa được cài đặt sẵn, MVT có thể xây dựng nên các mô hình tĩnh hoặc động với chất lượng cao, thể hiện ở độ trung thực của màu sắc, các vận động tuân theo các quy luật khách quan của hiện tượng mà người lập trình đã đưa vào làm tăng tính trực quan trong DH, tăng hứng thú học tập

và tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao MVT có khả năng lặp lại nhiều lần, thậm chí là vô hạn lần ở cùng một vấn đề, giúp GV và HS có thể nghe lại, xem lại những tình huống, những hiện tượng hoặc những thông tin mà họ chưa kịp nhận biết ở lần quan sát đầu tiên Điều này rất khó thực hiện ở người GV

- Giao tiếp giữa người với máy tính trong quá trình DH là hoàn toàn chủ động, theo

sự điều khiển của GV và HS Việc sử dụng MVT trong DH tạo cơ hội để chương trình hóa không chỉ nội dung tri thức mà cả những con đường nắm vững kiến thức, hoạt động trí tuệ của HS, có thể điều khiển được quá trình dạy học GV có thể xây dựng bài giảng bằng cách lắp ráp các môđun có sẵn Để thực hiện tốt bài giảng theo kiểu này thì đòi hỏi GV phải chuẩn bị bài giảng một cách công phu, theo đó có thể khẳng định rằng MVT không thể thay thế người GV mà chính là vai trò của người

GV được đề cao và đóng vai trò người tổ chức quá trình học tập Nhờ có MVT mà hoạt động DH của GV có thể được tự động hóa ở mức độ cao

- Một trong những ưu điểm không thể phủ nhận là việc sử dụng MVT trong việc

DH có tác dụng giảm thiểu thời gian cho việc biểu diễn, thể hiện thông tin của GV trong giờ lên lớp MVT còn cho phép củng cố ngay tức thời và thường xuyên hơn

so với DH truyền thống, đồng thời việc kế thừa, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ

Trang 23

sung bài giảng…từ kết quả của các hoạt động DH trước đó là rất thuận lợi và không mất quá nhiều thời gian

- Việc sử dụng MVT trong DH còn có tác dụng rất lớn đối với HS, trong đó cá thể học tập của HS ở mức độ cao HS có thể học tập theo nhịp độ riêng của mình phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm tư và điều kiện học tập của từng cá nhân, tạo cơ hội

để HS có thể tự học một cách tốt hơn Với những chương trình đã được cài đặt sẵn (trắc nghiệm, đố vui…) MVT có thể đưa ra lời khen ngợi mỗi khi thực hiện tốt một nội dung học tập, và cũng có thể phê phán một cách nhẹ nhàng mỗi khi các em làm không tốt nhiệm vụ của mình Vì thế HS thấy mình được tôn trọng, được cư xử công bằng và khách quan, giúp các em tự tin hơn vào chính bản thân mình Thông qua đó rèn luyện cho HS tính tự lập, tự chủ và sáng tạo Học tập thông qua MVT đòi hỏi HS phải kiên trì, nhẫn nại, cần cù và chăm chỉ, đó cũng là những nét nhân cách cần thiết phải hình thành ở HS

- Một ưu điểm khác của việc sử dụng MVT trong DH là khả năng đánh giá kết quả học tập một cách công bằng, khách quan, điều đó giúp HS đánh giá đúng khả năng học tập của mình Nhờ có MVT mà kết quả học tập của HS được lưu lại trong các tệp số liệu, giúp GV có thể so sánh, đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS một cách nhanh chóng, chính xác

- Trong quá trình DH nói chung và DH vật lý nói riêng, các thí nghiệm tự động hóa

có sự trợ giúp của MVT được thực hiện một cách nhanh chóng với độ chính xác cao, các số liệu thực nghiệm được xử lí, đánh giá và trình bày dưới dạng bảng biểu,

đồ thị hay các tệp số liệu, có thể lưu trữ trên các thiết bị nhớ ngoài của MVT, điều

đó giúp GV và HS dễ dàng trong việc khảo sát và xử lí thông tin

- Việc sử dụng MVT trong DH cũng làm thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy các hình thức dạy học cũng từ đó mà được cải tiến, hoàn thiện theo hướng linh hoạt và phong phú hơn Các PPDH tích cực cũng có thể được hoàn thiện, bổ sung

và sử dụng rộng rãi hơn khi có MVT, nhất là PPDH chương trình hóa, mô hình hóa

- MVT có một ưu thế nổi trội khác là khi kết nối vào mạng máy tính, nó tạo điều kiện để tiến hành DH từ xa một cách thuận tiện và hiệu quả Giáo viên có thể điều khiển quá trình học tập cùng lúc cho nhiều HS ở nhiều địa điểm khác nhau, có thể rất xa nhau về mặt vị trí địa lí Cũng nhờ hệ thống mạng máy tính mà GV, HS và

Trang 24

các nhà quản lý giáo dục có thể cùng tham gia các cuộc thảo luận, có thể chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất Ngoài ra, thông qua mạng Internet, GV có thể cập nhật được những thông tin mới nhất liên quan đến nội dung

DH để bổ sung, hoàn thiện bài giảng một cách có chất lượng

4.1 Một số chức năng cơ bản của MVT có thể ứng dụng trong dạy học vật lý

Sử dụng MVT làm phương tiện nghe nhìn và lưu trữ thông tin

Sử dụng MVT để thiết kế và biểu diễn các mô hình, thí nghiệm

Sử dụng MVT để tự động hóa các thí nghiệm vật lí

Sử dụng MVT để tích hợp với các PT DH hiện đại

Sử dụng MVT kết hợp với Multimedia

Vai trò hỗ trợ của MVT trong quá trình DH vật lí

5 Vai trò của MVT đối với các nhiệm vụ dạy học

5.1 Truyền thụ tri thức, phát triển tư duy

- Trong quá trình DH nói chung và DH vật lí nói riêng, có thể thấy ngay rằng, việc

sử dụng MVT hợp lý sẽ giúp cho quá trình truyền thụ tri thức được thuận lợi và hiệu quả hơn, sự phát triển tư duy của HS cũng tốt hơn Điều này đạt được là nhờ vào khả năng khai thác và truyền thụ tri thức về các hiện tượng tự nhiên và xã hội của MVT dưới sự điều khiển của GV MVT có thể mô phỏng và minh họa bằng hình vẽ các hiện tượng và các quá trình tự nhiên và xã hội…

- Trong DH vật lý, MVT có thể giúp ta tiến hành các thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp và có thể được tiến hành một cách sinh động, đáp ứng mọi yêu cầu của quá trình DH MVT còn có mặt mạnh khác là có thể biểu diễn các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong sự phối hợp với màu sắc, âm nhạc hoặc lời giải thích của GV,

do đó MVT có sức cuốn hút HS, có khả năng kích thích hứng thú học tập, đặt HS vào vị trí chủ thể của quá trình học tập Chính vì lí do này mà hiệu quả của bài giảng và chất lượng lĩnh hội tri thức của HS được nâng lên một cách đáng kể

- Việc sử dụng MVT trong DH đã tạo cho GV có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển tư duy cho HS Với các hình ảnh, mô hình, hình vẽ, hoặc các video clip về các hiện tượng và quá trình tự nhiên, xã hội GV có thể hình thành và rèn luyện cho HS cách quan sát, khả năng mô tả, diễn đạt và óc liên tưởng… Với những thí nghiệm được tiến hành nhờ sự hỗ trợ của MVT, ngoài khả năng phát triển các thao tác tư

Trang 25

duy, GV còn có điều kiện để rèn luyện cho HS năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa

5.2 Rèn luyện kĩ năng thực hành

- Trong DH ở trường phổ thông, MVT không những được dùng làm phương tiện biểu diễn mà còn có thể được dùng làm công cụ thực hành cho HS Sử dụng MVT để xử lý thông tin, HS được rèn luyện những chức năng cơ bản, tư duy thuật toán, kĩ năng lập trình… Nhờ đó HS có khả năng thích ứng nhanh chóng với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội có trang bị MVT Xét về mặt xã hội, việc sử dụng MVT làm PTDH trong nhà trường là một trong những biện pháp tích cực, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cho xã hội

5.3 Giáo dục nhân cách người lao động mới

- Trong quá trình học tập với công cụ MVT, HS được rèn luyện tính độc lập, tự chủ

và sáng tạo cao độ MVT không tỏ thái độ phê phán gay gắt trực tiếp HS khi trả lời sai, nhưng cũng không khoan nhượng đối với những sai sót mắc phải, buộc HS phải bằng mọi cách sửa chữa triệt để những sai sót đó Chỉ khi nào HS trả lời đúng câu hỏi đặt ra hoặc giải quyết xong nhiệm vụ được giao, MVT mới cho phép tiếp tục nghiên cứu những kiến thức sau đó, điều này khắc phục được tình trạng hỏng kiến thức trong HS hiện nay Ngoài ra, để có thể “hội thoại” đạt kết quả với MVT, HS bắt buộc phải kiên trì, nhẫn nại, cần cù và chăm chỉ

- Việc sử dụng MVT để kiểm tra kiến thức của HS luôn bảo đảm được tính chính xác cao, và sự công bằng trong đánh giá MVT rất “trung thực, không vị nể” khi đánh giá, buộc HS phải suy nghĩ, lựa chọn dứt khoát câu trả lời trong thời gian đã định Nhờ đó tính trung thực của HS cũng được rèn luyện

- Khi HS thực hành với MVT, những chuẩn mực đạo đức cũng đòi hỏi khắt khe, với MVT chỉ thực hiện theo câu lệnh đúng, không thể buộc nó làm theo ý người sử dụng Muốn giao cho máy những câu lệnh đúng thì người sử dụng chỉ còn cách kiên trì học tập, nghiêm túc với những quy định đã được thỏa thuận trong hệ lệnh,

tự tin vào bản thân và trung thực cao độ

6 Vai trò của MVT trong các giai đoạn của quá trình dạy học

Theo lí luận DH hiện đại thì một quá trình DH nói chung hay một quá trình DH

Trang 26

cơ sở (một tiết dạy trên lớp) gồm các giai đoạn: Củng cố trình độ kiến thức xuất phát cho HS, xây dựng kiến thức mới, ôn luyện và vận dụng kiến thức, kiểm tra đánh giá trình độ kiến thức và các kĩ năng của HS Đây vừa là những chức năng lí luận DH của quá trình DH và đồng thời cũng là những giai đoạn chính của quá trình DH Trong từng giai đoạn khác nhau, MVT có những vai trò hỗ trợ khác nhau,

sự hỗ trợ của MVT trong các giai đoạn của quá trình DH là hết sức cần thiết và nhờ

có nó mà chất lượng dạy học được nâng cao đáng kể

6.1 Giai đoạn củng cố kiến thức cũ và đặt vấn đề mới

- Bất kỳ một tiết học nào, khi muốn dẫn dắt đến vấn đề thì GV phải tìm cách mở đầu bài học hướng HS biết được nội dung chính của bài học cần đề cập đến Cách

mở đầu một bài học có thể là một thí nghiệm, có thể là một câu chuyện, cũng có thể

là sự liên hệ của bài học trước… Vấn đề cơ bản là GV phải lôi cuốn được người học ngay từ đầu, tạo sự hưng phấn, tính tò mò cho HS ngay ở giây phút đầu tiên của tiết học

Với việc sử dụng MVT, cách mở đầu bài học đã có những thuận lợi nhất định Trong giai đoạn này, GV có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc tóm tắt kiến thức đã học ở bài trước, đưa ra các hình ảnh, các đoạn phim, về các hiện tượng vật lí một cách trực quan và yêu cầu HS giải thích các hiện tượng đó GV cũng có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc đưa ra các hiện tượng mới cần nghiên cứu, đặt ra những tình huống có vấn đề đối với HS Mặc dù trong giai đoạn này, thời gian sử dụng là không nhiều, song hiệu quả lại rất cao, vì chỉ với một thời lượng ngắn ngủi, có thể truyền tải được lượng thông tin khá nhiều và hình thức truyền tải thông tin khá hấp dẫn đối với HS, có thể đặt HS vào một trạng thái tập trung cao độ, chuẩn bị tốt cho các giai đoạn tiếp theo của tiết học

6.2 Giai đoạn xây dựng kiến thức mới

- Có thể nói ngay rằng, trong giai đoạn xây dựng kiến thức mới, MVT có vai trò lớn, việc sử dụng MVT hợp lí trong giai đoạn này sẽ mang lại những hiệu quả rất cao

- Bằng việc vận dụng những phần mềm mô phỏng hay minh họa các hiện tượng, các quá trình vật lí, kết hợp với phương pháp đàm thoại, HS dễ dàng nhận biết, so sánh

và phân tích hiện tượng Việc tiến hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của MVT sẽ vừa

Trang 27

là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện để cung cấp những kiến thức mới

- Thông tin dưới dạng văn bản, hình đồ họa, phim video và âm thanh xuất hiện trên màn hình chính là những đối tượng cần tìm hiểu, nghiên cứu mà HS có thể thu nhận, phân tích và xử lí tốt hơn, với các dữ liệu trên màn hình của MVT hỗ trợ tốt cho các hoạt động quan sát, mô tả của HS, dẫn đến sự hình thành những biểu tượng hay quan niệm mới về vấn đề đang nghiên cứu Đây cũng là hình thức hữu hiệu, tạo điều kiện để tư duy HS phát triển theo hướng khái quát hóa, quy nạp, từ đó xây dựng kiến thức mới một cách chắc chắn

Ngoài ra, việc mô phỏng, minh họa các hiện tượng hay các quá trình vật lí trên màn hình còn làm nổi rõ mối quan hệ giữa các sự kiện đang khảo sát với các sự kiện đã biết, từ đó có thể dẫn dắt HS suy luận để đi đến kiến thức mới

6.3 Giai đoạn ôn luyện và vận dụng kiến thức

Trong tiết học vật lý, thời lượng dành cho việc ôn luyện và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cho HS là khá ít ỏi (chỉ trong khoảng 5 đến 7 phút), với khoảng thời gian này, nếu không có sự hỗ trợ của MVT thì GV khó có thể hoàn thành công việc một cách đầy đủ

- Sự hỗ trợ của MVT trong giai đoạn này là hết sức cần thiết và tỏ ra có hiệu quả

Có thể giao cho HS độc lập sử dụng chương trình ôn tập đã cài sẵn trên MVT Có thể kết hợp sự biểu diễn của GV với việc giao nhiệm vụ cho HS, yêu cầu HS giải quyết nhiệm vụ để ôn tập và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội

6.4 Giai đoạn tổng kết, hệ thống hóa kiến thức

- Việc sử dụng MVT trong tổng kết là hệ thống hóa tri thức sẽ có nhiều thuận lợi

Có thể sử dụng phần mềm xây dựng chương trình tổng kết, đảm bảo việc hệ thống hóa có tính logic cao về mặt nội dung Với phần mềm ôn tập thì học sinh có thể lựa chọn nội dung ôn tập với số lần thích hợp không hạn chế và dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung khác nhau

6 5 Giai đoạn kiểm tra trình độ đánh giá kiến thức và các kĩ năng

Khi sử dụng MVT, nếu chúng ta xây dựng được những chương trình phù hợp thì MVT sẽ là một phương tiện có tác dụng tốt trong việc giám sát chất lượng học tập của HS Sử dụng MVT làm công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giảm đi rất nhiều thời gian nhờ khả năng thống kê và xử lý kết quả nhanh chóng của hệ thống Ngoài khả

Trang 28

năng cho biết nhanh chóng kết quả đánh giá, thì tính khách quan, tính chính xác của các kết quả xử lý bằng MVT, khả năng cho phép việc kiểm tra đánh giá trên nhiều nội dung kiến thức bằng các loại câu trắc nghiệm đa dạng khác nhau là một đặc tính riêng của MVT

Biết tận dụng những khả năng này của MVT trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thì GV có thể chủ động củng cố kiến thức cho HS ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình DH Điều này có tác dụng tốt trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, do đó có nhiều thế mạnh đối với việc giáo dục

kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS Việc sử dụng MVT làm PTDH hiện đại trong DH VL tạo điều kiện thuận lợi để giúp HS làm quen, tìm hiểu nguyên lí của các ứng dụng trong các hệ thống thiết bị điều khiển tự động có trong thực tế sản xuất

Vậy, việc sử dụng MVT vào quá trình DH là có cơ sở khoa học và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay

MVT và các PTDH hiện đại có sự trợ giúp của MVT góp phần kích thích động cơ học tập tích cực cho HS Các phần mềm dạy học, các hình ảnh mô phỏng, minh họa… giúp tăng cường tính trực quan trong học tập làm cơ sở cho việc phát triển tư duy của HS Việc DH với MVT và các phương tiện DH hiện đại tạo ra cho HS học tập ở mức độ cao, kích thích và luôn duy trì mức độ tập trung cao của HS trong quá trình học tập

7 Vai trò của CNTT trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS

- CNTT bao gồm các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật

máy vi tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội Sử dụng CNTT (cụ thể là máy vi tính) vào dạy học là một trong những hướng nhằm đổi mới việc dạy và học hiện nay

 Chức năng các phương tiện dạy học của máy vi tính:

- Tăng cường tính trực quan

- Lưu trữ, truyền dẫn và xử lý thông tin

- Hỗ trợ thông tin trong học tập

Trang 29

- Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả, kiến thức của HS

- Một số hình ảnh minh họa nhờ sử dụng máy vi tính GV không mất thời gian vào việc biểu diễn, thể hiện thông tin

- Thiết kế các mô hình Vật lí và tự động hóa thí nghiệm Vật lí

- Mô hình hóa và mô phỏng: MVT có thể mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí không thể quan sát được bằng các giác quan, nhờ có chức năng lưu trữ,

xử lý, hiển thị một lượng thông tin vô cùng lớn dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh trên máy vi tính được sử dụng để hỗ trợ giáo viên trong việc minh họa mô phỏng, mô hình hóa các hiện tượng, các quá trình tự nhiên cần nghiên cứu một cách trực quan, chính xác dưới sự hỗ trợ của nhiều phần mềm (đồ họa thiết kế,…) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của học sinh, ngoài khả năng mô phỏng một cách trực quan và chính xác các hiện tượng, quá trình vật lý qua mô phỏng máy

vi tính còn có thể tạo điều kiện cho người nghiên cứu đi sâu vào và tìm ra mối quan

hệ có tính bản chất của các hiện tượng, quá trình vật lý Sở dĩ thực hiện được điều

đó là do các chức năng ưu việt trong việc tính toán và xử lý số liệu của máy vi tính Vai trò của máy vi tính ở đây là tạo ra các khả năng mới trong tính toán: khả năng rút ngắn thời gian tính toán và đặc biệt khả năng có thể tìm ra lời giải các bài các bài toán…

 Tổ hợp các phương tiện dạy học

- Làm tăng khả năng và chất lượng ghi nhớ kiến thức trong đầu học sinh

- Các công trình nghiên cứu của Treichler (1967) về công tác của các giác quan đối với khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS đã đưa ra kết luận: quá trình tiếp thu kiến thức khi học đạt được: 1% qua nếm; 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe; 83% qua nhìn

- Ông cũng chỉ ra các hoạt động cá nhân đối với sự ghi nhớ kiến thức sau khi học ; 10% qua những gì nghe được; 30% qua nhìn; 50% qua những gì nhìn và nghe được; 80% qua những gì nói được; 90% qua những gì nói được và làm được Làm tăng tính trực quan hứng thú và tạo sự chú ý của HS trong học tập ở mức độ cao: với những hình ảnh sinh động có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, âm thanh văn bản,… góp phần nâng cao tính trực quan Từ đó, tác động tích cực vào các giác quan của

HS, tạo cơ sở cho sự phát triển các năng lực tư duy của HS HS được sự tác động

Trang 30

đồng thời của nhiều hình thức: Mắt thấy, tai nghe, tay làm, óc nghĩ,…

 Tác động của tranh ảnh/hình vẽ(images/pictures), phim (film) chuyển nội dung bài giảng từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại, từ các khái niệm trừu tượng đến các mô hình cụ thể, hoàn thiện và bổ sung khái niệm mới, làm cho HS dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn Tranh ảnh và hình vẽ là công cụ để minh hoạ các vấn đề GV thuyết giảng bằng lời Chúng có tác dụng thúc đẩy việc học tập của HS, làm tăng thêm sự thích thú khi học bài, lôi cuốn và kéo dài sự chú ý của

HS Giáo viên có thể chủ động sử dụng các loại tranh, hình và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của HS, làm tăng cường nhịp độ truyền thụ kiến thức của GV và khả năng tiếp thu kiến thức của HS, tiết kiệm thời gian và giảm nhẹ sức lao động của thầy và trò Cụ thể:

- Giúp cụ thể hóa những cái trừu tượng: nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, sự chuyển động của các điện tích, …

- Dùng làm sáng tỏ cấu tạo của dụng cụ và máy móc phức tạp nhất là những chi tiết bên trong khó thấy rõ

- Mô tả ứng dụng của các hiện tượng vật lí liên quan đến đời sống (hiện tượng phản

xạ toàn phần, khúc xạ ánh sáng,…)

Tranh ảnh, hình vẽ rất dễ sử dụng, bảo quản và dễ tìm trong các loại sách, báo, tạp chí,… hoặc người dùng có thể tự tạo ra các hình vẽ hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.Tuy nhiên, sử dụng các tranh ảnh, hình vẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

- Nội dung của tranh ảnh phải hợp với nội dung chương trình SGK, làm sáng tỏ và giải thích rõ ràng những vấn đề cơ bản, chủ yếu của chương trình, SGK

Màu sắc đường nét bố cục phải được thể hiện đúng như thật, phải làm nổi bật đối tượng cần truyền đạt đến cho HS

- Chú thích và phụ đề trong tranh, phải thích hợp mang nội dung ngắn gọn, chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu dẫn giải nội dung của tranh, hình

8 Các chữ viết tắt trong đề tài

Trang 31

V TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

- Trong những năm gần đây, bài giáo án điện tử được sử dụng tương đối phổ biến

ở nhiều bộ môn Giáo án điện tử có thể được thiết kế bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào tùy theo trình độ có được về CNTT của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn như: PowerPoint, LectureMaker, Frontpage, Publisher,… Trong

đó thiết kế bài giảng với Microsoft PowerPoint là đơn giản và dễ sử dụng nhất đối với đa số giáo viên

1.1 Khái niệm giáo án điện tử

- Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo

ra Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio), và phim video (video clip)

- Đặc trưng cơ bản nhất của giáo án điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hóa

- Cần phân biệt các khái niệm SGK điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và

Trang 32

bài giảng điện tử SGK hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin khác nhau như: văn bản, đồ họa, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh,…Đặc điểm quan trọng của SGK điện tử là kiến thức được khai thác theo nhiều phương án khác nhau: trọng tâm, đơn giản hoặc chi tiết…thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm nhanh thông tin Ngày nay, SGK điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang Web mà địa chỉ đã có sẵn trong SGK điện tử

- Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử Xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể có được một bài giảng điện tử trong quá trình dạy học tích cực và sáng tạo nhằm tạo cho cho HS hứng thú trong học tập

- Sự khác nhau giữa GAĐT với GA truyền thống

 Học tập lấy người học làm

trung tâm

 Kích thích mọi giác quan

 Hướng phát triển đa chiều

 Đa phương tiện đa năng

 Làm việc hợp tác, tương tác

 Trao đổi thông tin

 Học tập tích cực, tìm tòi khám

phá

 Học dựa trên tư duy phê phán,

sáng tạo bằng việc đưa ra

 Kích thích đơn giác quan

 Hướng phát triển một chiều

 Đơn phương tiện, đơn năng

Trang 33

- Sự khác nhau giữa GAĐT Và BGĐT

 Giáo án điện tử là bài soạn của

GV trong đó nêu được mục tiêu

về kiến thức, kỹ năng, thái độ,

tiến trình bài giảng, các hoạt

động của GV và HS trong tiết

dạy

 GAĐT được soạn thảo bằng

máy tính và có thể in ra để thay

thế cho giáo viên viết tay

 Giáo án là một sự chuẩn bị của

GV cho một tiết học và GV dạy

theo sự chuẩn bị của mình

 Bài giảng điện tử chỉ trình bày phần nội dung của bài học cần

truyền tải cho HS

 BGĐT là những tập tin có chức

năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh, là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục

tiêu của giáo án

 BGĐT được trình chiếu ngay tại

lớp, tất cả HS đều được quan sát

và học tập toàn bộ nội dung của

bài giảng

- Qua phân tích trên ta thấy, hiệu quả của GAĐT cao hơn so với GADH truyền thống do giáo án điện tử có tính tương tác cao dựa trên công nghệ Multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, trực quan hóa mọi sự vật hiện tượng GAĐT sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức.Hiện nay, GAĐT đã và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của GD ở các nước trên thế giới Tuy nhiên GAĐT không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen, phấn trắng”và cũng không thể thay thế vai trò của người GV, mà có chỉ đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp để biến quá trình dạy học thành quá trình

dạy học tích cực

Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

- Tạo môi trường học tập mới : môi trường học tập có sự gắn kết của GAĐT, sẽ

mang một cấu trúc mới đầy triển vọng với những đặc trưng sau:

Trang 34

- Hệ thống tổ chức (có định hướng của GV) mang tính mở

- Cấu trúc ngang trong DH mang tính chất mở không thứ bậc

- Môi trường bình đẳng, tự nguyện

- Phát huy vai trò vị trí của người dạy và người học

- Trong môi trường học tập mới có sử dụng các CNTT hiện đại người học thực sự đứng ở vị trí trung tâm Là người khám phá đi tìm tri thức của việc học Với đầy đủ các đặc điểm : Cá thể hóa hoạt động tương tác, hợp tác, tính tích hợp và đa dạng về phong cách học tập Trong thực tế các GAĐT có thể được đóng gói và vận hành

trong môi trường Web phục vụ cho các khóa học từ xa hay đào tạo qua mạng

- Để có thể thiết kế được những GAĐT tốt thì người dạy phải không ngừng nổ lực tìm kiếm các nguồn tài liệu để bổ sung vào nội dung bài học, lựa chọn phương pháp hình thức triển khai mới cho bài giảng của mình, người dạy sẽ giữ vai trò điều

khiển, định hướng người học vào quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin

- Đổi mới PP và hình thức tổ chức DH : Tích hợp GAĐT vào quá trình dạy học tích cực hiện nay vừa là yêu cầu đổi mới trong PP giảng dạy Với ưu thế vượt trội so với

GA truyền thống, việc áp dụng GAĐT vào quá trình dạy học tích cực, buộc GV phải thay đổi cách dạy và học sinh phải thay đổi cách học Một GAĐT sẽ kích thích

sự quan tâm, chú ý của học sinh nó định hướng một cách rõ ràng các vấn đề cần triển khai, nếu người dạy biết cách phát huy, phối hợp các thế mạnh của từng PPDH tích cực trong quá trình dạy học: DH theo nhóm nhỏ, tranh luận, trình bày, nêu vấn

đề và giải quyết vấn đề,…

1.2 Quy trình thiết kế giáo án điện tử

- Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước:

Xác định mục tiêu bài học

Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm

Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức

Xây dựng thư viện tư liệu

Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm dễ trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể

Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

 Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước

Trang 35

2 Xác định mục tiêu bài học

- Mục tiêu là cái đích cần phải đạt được sau mỗi bài học, do chính giáo viên

đề ra để định hướng chính hoạt động dạy học Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là

cái đề ra nhằm đạt tới, nhưng chúng khác nhau cơ bản:

Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn

Ví dụ: mục đích của chương trình trung học phổ thông

Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể

Ví dụ: mục tiêu của một bài học

- Như vậy, mục đích quy định mục tiêu Mục đích chung của chương trình quy định mục tiêu cụ thể của các chương, bài cụ thể ở lớp

- Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học Trong dạy học, hướng tập trung vào học sinh, thông thường mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì Ở đây là mục tiêu học tập (learning objectives) chứ không phải làm mục tiêu dạy học (teaching objectives)

- Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh phải cần đạt bằng hành động, tránh viết chung chung như: “nắm được”, “hiểu được” Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ như: phân tích, so sánh, liên

hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát, lập được, vẽ được, thu thập,

áp dụng,…

- Mục tiêu được đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ liên quan với 3 nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài học thường có các mục tiêu về kiến thức,

kỹ năng, thái độ

Trang 36

- Theo B Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có 6 mức từ thấp đến cao:

Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm

Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng

Áp dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới

Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu, phân loại

Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán

Đánh giá: khả năng đưa ra ý kiến về một vấn đề

2.1 Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng

tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài dạy học

- Những nội dung đưa vào chương trình và SGK phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, sắp xếp theo logic khoa học và

Trang 37

logic sư phạm, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông, của chương trình Tuy nhiên trong thực tế quá trình dạy học, đã có nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa:

- Khối lượng tri thức phong phú và thời gian tiết lên lớp có hạn (45 phút) với nhiều nhiệm vụ đa dạng

-Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

- Yêu cầu đảm bảo sự lĩnh hội kiến thức vững chắc với sự phát triển toàn diện những năng lực nhận thức của học sinh…

Nhiều giáo viên đã rơi vào hai cực của việc dạy học: một số tham lam, ôm đồm kiến thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh, ngược lại một số khác rơi vào cực kia – quá “tóm lược” SGK, không đảm bảo truyền thụ đủ cho học sinh kiến thức cần thiết Kiến thức cơ bản là những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vật hiện tượng

- Chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy học là công việc khó, phức tạp

Để chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài dạy học, cần phải quan tâm đến các điểm sau:

- Nắm vững đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn Do tính tổng hợp cao của khoa học bộ môn mà nội dung tri thức liên quan đến hàng loạt nghành khoa học khác

- Bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn Đây là điều bắt buộc tất yếu với sách giáo khoa là tài liệu dạy học và học tập chủ yếu, chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc

- Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được quy định để dạy cho học sinh Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác

- Nắm vững chương trình và sách giáo khoa, ngoài nắm vững nội dung từng chương, từng bài, giáo viên phải có cái nhìn khái quát chung toàn bộ chương trình

và mối liên hệ “móc xích” giữa chúng để thấy tất cả các mối liên quan và sự kế tiếp

Do đó mới xác định đúng đắn những vấn đề, khái niệm,… cần giảng kỹ, cần đi sâu, cần bổ sung vào hoặc giảm bớt đi được mà không có hại đến toàn bộ hệ hống kiến

Trang 38

thức, trên cơ sở đó chọn lọc các kiến thức cơ bản

- Tuy nhiên, để xác định được đúng đắn kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần dạy học và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản Đồng thời “muốn chọn lọc cái không nhiều, cái quan trọng thường cần phải học tập rất nhiều (hầu như tất cả mọi thứ) và không phải chỉ học tập mà còn phải hiểu biết khá sâu sắc nữa” Điều đáng chú ý là khi nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, giáo viên không chỉ dừng lại ở nội dung bài khóa mà phải nghiên cứu các bản số liệu thống kê, tranh ảnh, câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa với tư cách là một thành phần của nội dung bài giảng

- Phải hết sức quan tâm đến trình độ học sinh (tức là chú ý đến đối tượng dạy học) Cần phải biết học sinh đã nắm vững cái gì, dựa vào kiến thức của các em để cân nhắc lựa chọn kiến thức cơ bản của bài giảng, xem kiến thức nào cần bổ sung, cải tạo hoặc cần phát triển, đi sâu hơn

- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được Cũng cần chú ý cấu trúc nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng

2.2 Multimedia hóa kiến thức

- Đây là bước quan trọng nhất của việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng

cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các bài giảng truyền thống hoặc các bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính Việc multimedia hóa kiến thức được thực hiện qua các bước:

Dữ liệu hóa thông tin kiến thức

Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh,… Kiến thức cho một bài lên lớp thường rất nhiều, hình thức tổ chức hoạt động dạy học rất phong phú và đa dạng Giáo viên cần chọn nội dung kiến thức nào được trình bày dưới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video clip,… Những hình ảnh, sơ đồ, video clip đó được trình bày dưới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho học sinh hoạt động học tập chứ không chỉ minh họa đơn thuần

Trang 39

- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học

- Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet, Encarta… hoặc được xây dựng mới bằng đồ họa, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ họa chuyên dụng như Macromedia Flash… Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết

Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm

3 Xây dựng các tư liệu thư viện

- Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác

3.1 Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể

- Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó để định ra các Slide trong PowerPoint hoặc các trang trong Frontpage Sau đó xây dựng nội dung cho các trang hoặc các Slide Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/Slide có thể là văn bản, đồ họa, tranh ảnh,

âm thanh, video clip,…

- Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời… Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày

- Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (background) thống nhất cho các trang/Slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau

Trang 40

- Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tò

mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh Quan trọng không chỉ là đối tượng trình diễn để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy – trò, trò – thầy Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp

lý, lôgic lên các đối tượng trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót,

đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế

VI CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

1 Mục tiêu chính của việc xây dựng các giáo án điện tử

Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn

Đề cao tính có thể tự học nhờ giáo án điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập

Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị

2 Kỹ năng trình bày

Màu sắc không lòe loẹt

Không có âm thanh ồn ào

Chữ đủ to, rõ, không nhỏ quá

Không ghi nhiều chữ chi chít

Mỗi slide nên có chủ đề (title)

Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn

3 Kỹ năng giảng bài

Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối

Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu

Trước khi giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng, tâm tư và mong muốn của các em

Ngày đăng: 25/02/2014, 20:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Các WEBSIDE tham khảo: http://wwwTaiLieu.vn http://wwwthuvienvatly.com http://wwwbaigiang.violet.vn http://youtube.com Link
[1] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. PPDH Vật lý ở trường PT. NXB Đại học sư phạm. 2002 Khác
[2] Lê Phước Lộc, Trần Quốc Tuấn. Lý luận dạy học vật lý ở THPT. Đại học Cần Thơ. 2004 Khác
[3] Lương Duyên Bình,… Tài liệu bồi dưỡng GV Vật lí 12 Khác
[4] Vương Tấn Sĩ. Thiết kế giáo án điện tử LectureMaker. Đại học Cần Thơ. 2011 Khác
[5] Vương Tấn Sĩ. Thiết kế giáo án điện tử PowerPoint & Adobe Presenter 7. Đại học Cần Thơ. 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đĩ tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thơng qua mơi trường multimedia do máy tính tạo  ra - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
i áo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đĩ tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thơng qua mơi trường multimedia do máy tính tạo ra (Trang 31)
e. Draw: vẽ khung văn bản, đường thẳng, mũi tên, đường cong tùy ý, hình - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
e. Draw: vẽ khung văn bản, đường thẳng, mũi tên, đường cong tùy ý, hình (Trang 48)
 Cho phép chèn hình nền, chọn mẫu trình bài cho bài giảng, gồm các nút lệnh: - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
ho phép chèn hình nền, chọn mẫu trình bài cho bài giảng, gồm các nút lệnh: (Trang 50)
a. Slide setup: điều chỉnh về kích thước của slide, đặt tên slide, hình nề n… - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
a. Slide setup: điều chỉnh về kích thước của slide, đặt tên slide, hình nề n… (Trang 50)
c. Layout: chứa các bố trí sẵn các khung giữ chỗ cho file hình ảnh, văn bản, Flash,.. - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
c. Layout: chứa các bố trí sẵn các khung giữ chỗ cho file hình ảnh, văn bản, Flash, (Trang 51)
- Rotate: xoay hình. - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
otate xoay hình (Trang 52)
c. Thiết lập màn hình làm việc của slide - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
c. Thiết lập màn hình làm việc của slide (Trang 56)
- Để thiết lập màn hình của slide, chọn thanh Design, Slide setup. - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
thi ết lập màn hình của slide, chọn thanh Design, Slide setup (Trang 56)
- Điều chỉnh thuộc tính của slide bao gồm: tên, màu sắc, hình nền. - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
i ều chỉnh thuộc tính của slide bao gồm: tên, màu sắc, hình nền (Trang 57)
- Chọn thanh Design, cĩ thể chọn 1 trong số 20 hình nền trong mục Design. - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
h ọn thanh Design, cĩ thể chọn 1 trong số 20 hình nền trong mục Design (Trang 59)
-Tìm đến thư mục chứa hình ảnh cần chèn: chọn hình, Open - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
m đến thư mục chứa hình ảnh cần chèn: chọn hình, Open (Trang 60)
a. Chèn hình ảnh - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
a. Chèn hình ảnh (Trang 60)
màn hình làm việc của slide và nhấn chuột trái rồi kéo thành 1 hình. - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
m àn hình làm việc của slide và nhấn chuột trái rồi kéo thành 1 hình (Trang 62)
-Insert, Flash, lúc này con trỏ chuột cĩ hình dấu cộng (+) bạn đưa xuống - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
nsert Flash, lúc này con trỏ chuột cĩ hình dấu cộng (+) bạn đưa xuống (Trang 62)
h. Chèn file PDF/Website - thiết kế giáo án điện tử chương 5 và chương 6 vật lý 12 cơ bản sử dụng phần mềm lecturemaker
h. Chèn file PDF/Website (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w