1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

phương pháp giảng dạy học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 ở nội dung chương 3 adn và gen

17 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Để đạt được mục tiêu trên thì vấn đề chọn phương pháp giảng dạy cho học sinh ở đội tuyển thật là khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan cụ thể là: Chương trình sinh học lớp

Trang 1

Chuyên đề môn Sinh học: AND và GEN

GV thực hiện: Lê Hồng Minh

PHẦN I

CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng như

vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người

đã tích luỹ được Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang

bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầy đọc - trò chép ’’ tóm tắt nội dung sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được Như chúng ta đã biết phương pháp dạy học ngày nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; thầy là người chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn người học giúp người học tìm ra kiến thức

Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng

Xuất phát từ nhiệm vụ của các năm học do Phòng GD&ĐT và nhà trường là tập trung nâng cao chất lượng và số lượng giải thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh đặc biệt là đội ngũ học sinh đạt giải ở cấp Tỉnh Để đạt được mục tiêu trên thì vấn

đề chọn phương pháp giảng dạy cho học sinh ở đội tuyển thật là khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan cụ thể là:

Chương trình sinh học lớp 9 là chương trình tổng hợp của trương trình sinh học 10,

11, 12 cũ có bỏ bớt phần tiến hóa và 1 số bài có đơn giản hóa Nên với mức độ tư duy của học sinh lớp 9 thì chương trình này quá nặng, đặc biệt là phần “Di truyền và biến dị” chiếm 6 chương so với 10 chương của cả 2 phần “Di truyền và biến di - Sinh vật và môi trường” Bên cạnh đó còn một khối lượng bài tập rất lớp mà trong giờ học trên lớp chỉ có 3 tiết luyện tập

Thời gian giảng dạy trên lớp chính khóa 2 tiết trong 1 tuần Thời gian dạy đội tuyển

ít, không có giờ dạy bồi dưỡng thêm Ngoài ra học sinh học kín tuần không ít học sinh học đội tuyển còn học thêm một số môn khác vào buổi tối, nên thời gian học sinh đầu tư vào cho các bài học đội tuyển rất hạn chế hoặc học xong ở đội tuyển rồi

về nhà không học bài cũ

II.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 2

Xuất phát điểm đầu tiên là thành phần đội tuyển Sinh học lớp 9 được tuyển chọn từ những học sinh không đủ khả năng tham gia các đội tuyển Toán, Lý, Hóa Vì khả năng tư duy chưa cao trí thông minh còn thua kém các học sinh ở các đội tuyển trên Ngoài ra còn vì áp lực của phụ huynh không muốn cho con tham gia vào đội tuyển

Vì vậy trình độ học sinh trong đội tuyển còn chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các lớp tốp cuối.Bên cạnh đó khả năng nhận thức của học sinh đội tuyển đối với chương trình Sinh học lớp 9 còn hạn chế.Vì vậy việc lựa chọn phương pháp dạy đội tuyển quả thực còn nhiều khó khăn

III.

PHẠM VI, MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ

Trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ đề cập tới phương pháp giảng dạy học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 ở nội dung Chương 3 ADN và GEN Mục đích thông qua bài giảng kiến thức cơ bản rút ra các kiến thức phục vụ cho thi học sinh giỏi về lý thuyết và phương pháp giải bài tập về ADN và GEN

PHẦN II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ VIẾT CHUYÊN ĐỀ

1-Đối với học sinh:

Để có thể đủ kiến thức tham gia thi học sinh giỏi đạt kết quả cao cần thực hiện các phần sau

- Nắm chắc kiến thức cơ bản

- Biết suy luận và đặt các câu hỏi vì sao? Câu hỏi so sánh từ lý thuyết và rút ra phương pháp giải bài tập

- Biết tìm tòi tài liệu tham khảo một cách hợp lý

- Cần cù chăm chỉ, chịu khó học tập trao đổi với bạn bè

2-Đối với giáo viên.

Để có thể giảng dạy đảm bảo cho học sinh có thể đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi giáo viên cần:

- Nắm chắc kiến thức cơ bản, mạch kiến thức

- Biết mối liên hệ kiến thức giữa các Chương các bài

- Biết suy luận trong kiến thức các bài để dự kiến các câu hỏi, tình huống có thể xảy

ra trong đề thi và có phương pháp giải quyết các câu hỏi, các dạng bài tập

- Biết cách truyền thụ kiến thức cho học sinh dễ học, dễ nắm kiến thức

- Biết sưu tầm tài liệu đề thi các năm, các tỉnh

- Cung cấp tài liệu đề thi cho học sinh để học sinh làm quen dần với đề thi học sinh giỏi

- Luôn giao lưu trao đổi tài liệu, đề thi và kinh nghiệm với các giáo viên các trường, các huyện và các Tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dạy đội tuyển

- Thường xuyên bám sát học sinh, liên hệ với gia đình học sinh, động viên thường xuyên cũng như góp ý cho học sinh về phương pháp học tập

Trang 3

- Thường xuyên tổ chức luyện đề, chữa đề thi, kiểm tra đánh giá một cách cụ thể sát sao

- Phân loại học sinh, chia ra các nhóm đối tượng ở các mức giỏi khá, trung bình để

có biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Để có thể giúp học sinh dự thi có kết quả tốt cần thực hiện các bước sau:

1- Dạy kiến thức cơ bản

2- Từ kiến thức cơ bản để tìm ra các dạng câu hỏi lý thuyết liên quan đến đế thi và cách giải quyết

3-Từ kiến thức lý thuyết rút ra cách giải bài tập

4- Lựa chọn trong các đề thi các câu hỏi bài tập liên quan đến chương trình học để học sinh giải đề

5- Giáo viên đưa ra các đáp án chuẩn và thang điểm cho từng ý, từng câu rồi trao đổi chéo bài cho học sinh chấm chéo nhau.Cuối cùng giáo viên chấm và nhận xét,

bổ sung các thiếu sót

PHẦN III ; ỨNG DỤNG THỰC TẾ

Trong phần này tôi giới thiệu phương pháp dạy Chương 3 ADN và GEN

Trước hết yêu cầu học sinh chia vở làm 3 phần: 2 phần ghi chép lý thuyết cơ bản và nâng cao, 1 phần để dự đoán câu hỏi có thể xảy ra và đáp án tóm tắt

Bài 15 ADN

I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN.

Học sinh đọc sách giáo khoa để giải quyết các yêu cầu:

- Thành phần hóa học của AND? ( ADN – là 1 loại axit nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P)

- Nguyên tắc cấu tạo của ADN ? ( theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các

nuclêôtit gồm 4 loại: Ađênin(A), timin(T), xitôzin(X) và Guanin(G) Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hang triệu đơn phân.)

- Vì sao ADN được gọi là đại phân tử có kích thước lớn

- Đơn phân của ADN

- Liên kết hoá học trong ADN

- Tính đa dạng và đặc thù của ADN

- Lượng ADN trong tế bào lưỡng bội và giao tử đơn bội

II.Cấu trúc không gian của ADN.

Thông qua kiến thức SGK và tranh, mô hình

- Học sinh bán chắc được cấu trúc không gian của ADN và hệ quả của nguyên tắc

bổ sung

- Cấu trúc mạch của ADN theo chiều 3’- 5’ và 5’ – 3’

Trang 4

- Học sinh phải giải quyết được câu hỏi : Nguyên tắc bổ sung là gì?

Sau khi học thuộc và hiểu bài giáo viên phải yêu cầu học sinh hoàn thành 6 bài tập

và câu hỏi cơ bản của SGK Đây là một yêu cầu cần thiết giúp học sinh bước đầu biết các dạng câu hỏi và bài tập cũng như cách trình bày ngắn gọn chính xác

Bài 16 ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.

1.

ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào.

Ở mục này cho học sinh đọc một lần để học sinh phần nào biết được nội dung kiến thức của mục Sau đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh bóc tách từng ý và phân tích kiến thức Đặt các câu hỏi vì sao, sau đó dùng kiến thức của các chương trước

đã học để giải thích

Với kiến thức mới giáo viên cần có các hình tượng cụ thể(vd: tháo một sợi dây thừng do 2 sợi bện lại để tạo 2 dây thừng mới) để học sinh nắm được cơ chế tự nhân đôi của ADN

Ở mục này học sinh cần nắm được các kiến thức sau:

- Đặc tính quan trọng của ADN là cơ chế tự nhân đôi Dựa vào đặc điểm cấu tạo nào mà ADN tự nhân đôi (cấu trúc 2 mạch nucleotit tự bổ sung cho nhau)

- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào Tại các NST ở kỳ trung gian lúc này NST ở dạng sợi mảnh chưa xoắn

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời tại sao quá trình tự nhân đôi của ADN lại diễn ra tại NST ở trong nhân tế bào( Vì ADN là thành phần cấu tạo lên NST mà NST lại nằm trong nhân tế bào) Tại sao lại diễn ra ở kỳ trung gian (vì NST dạng sợi mảnh chưa xoắn, còn ở các kỳ khác của quá trình phân bào NST đóng xoắn co ngắn)

- Cơ chế tự nhân đôi của ADN có sự tham gia của các thành phần nào? Thông qua nội dung kiến thức đã học ở SGK, giáo viên đặt câu hỏi như trên sau khi học sinh

đã nắm được cơ chế tự nhân đôi của ADN

Với câu hỏi này yêu cầu học sinh trì kiến thức về cơ chế tự Tìm ra được các thành phần tham gia Cụ thể là:

+ Các loại Enzim tháo xoắn tách mạch, Enzim giữ cho mạch ở trạng thái chuỗi, Enzim liên các nucleotit với nhau Enzim đóng xoắn

+ Các loại nucleotit của môi trường nội bào

+ Hai mạch khuân mẫu của ADN mẹ

Cũng trong phần này học sinh thông qua tranh vẽ trả lời được các câu hỏi sau:

+ Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN? Theo chiều tổng hợp như thế nào?

+ Trong quá trình tự nhân đôi các loại nucleotit nào của môi trường nội bào liên kết với các nucleotit ở hai mạch khuân mẫu theo từng cặp và theo nguyên tắc nào? + Kết quả của quá trình tự nhân đôi của ADN là gì? Kết quả này giống với kết quả nào của chương II : “NST và mối liên quan như thế nào”(giống kết quả của quá trình nguyên phân có liên quan đến sự nhân đôi và phân ly đồng đều của NST trong nguyên phân)

Trang 5

Sau khi giải quyết được các yêu cầu trên học sinh sẽ rút ra các nguyên tắc của quá trình tự nhân đôi của ADN

II.Bản chất của Gen.

Giáo viên cho học sinh đọc kiến thức của mục sau đó trả lời câu hỏi:

- Bản chất là gì? Học sinh trả lời được do đã có khái niệm

- Tại sao Gen là 1 đoạn của AND? Phần này có lien quan tới bài Di truyền lien kết của chương II Đó là trên một NST có nhiều Gen, mà AND là thành phần của cấu trúc NST nên các Gen phân bố theo chiều dọc của NST(hay AND) và tạo thành các nhóm Gen lien kết

-Sau đó giáo viên giải thích cho học sinh: Gen được chia làm 3 loại:

+ Gen cấu trúc: là các Gen tham gia tổng hợp Protein là cơ sở hình thành các tính trạng

+ Gen vận hành : là các Gen tham gia vận hành Gen cấu trúc

+ Gen điều hòa: tham gia vào điều hòa hoạt động của Gen cấu trúc

Chức năng của ADN.

Trong phần này học sinh cần nắm được:

- Bản chất hóa học của Gen là ADN vì Gen là một đoạn của phân tử ADN

- ADN có chức năng di truyền xác đinh nên ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền tức là thông tin cấu trúc về Protein Mà cụ thể sự di truyền thực chất là sự di truyền các tính trạng của cơ thể trong đó do Protein có 6 chức năng thể hiện thành tính trạng

- Các Gen phân bố theo chiều dài của ADN (liên quan tới nhóm Gen liên kết)

- Nhờ đặt tính tự nhân đôi của ADN (liên quan tới sự tự nhân đôi của NST) nên ADN thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế

hệ cơ thể(liên quan tới nguyên phân giảm phân và thụ tinh) Hay nói cách khác sự

tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản di trì các đặc tính của loài(Bộ NST ổn định qua các thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ).Đảm bảo sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật

Sau đó học sinh phải rút ra được 2 chức năng cơ bản của ADN là:

- Lưu giữ thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền

Sau khi học xong bài yêu cầu học sinh làm các bài tập 2,3,4 SGK Để làm được các bài tập này học sinh phải nắm vững lý thuyết Sau đó giáo viên phải kiểm tra và chỉnh sửa nội dung của các bài tập Cụ thể ở bài tập 2 giải thích tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ là vì quá trình tự nhân đôi đã thực hiên theo 3 nguyên tắc là:

- Nguyên tắc khuôn mẫu: tức mạch nối của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ

- Nguyên tắc bổ sung: các nucleotit ở mạch khuân liên kết với các nucleotit ở môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T hay ngược lại và G liên kết với X hay ngược lại

Trang 6

- Nguyên tắc bán bảo toàn(Giữ lại một nửa): trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ) mạch còn lại được tổng hợp mới

Ở bài tập 3: bản chất hóa học của Gen và chức năng của Gen học sinh phải hiểu: Vì Gen là một đoạn của phân tử ADN nên bản chất của Gen là ADN và chức năng của Gen là chức năng của ADN như vậy Gen cùng có 2 chức năng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

Giáo viên có thể nói thêm trong điều tra án để biết được 2 người có cùng gia đình với nhau hay không hoặc truy tìm tội pham( ở các nước tiên tiến còn lưu giữ ADN của tội phạm) người ta thường phân tích ADN Vì mỗi người có ADN khác nhau và những người có quan hệ họ hàng thì ADN cơ bản giống nhau( trừ đột biến Gen hoặc đột biến cấu trúc NST) đó là cơ chế tự nhân đôi của ADN là cơ sở tự nhân đôi của NST và là cơ sở của sự di truyền và sinh sản di trì sự ổn định qua các thế hệ

Ở bài tập 4: Học sinh biết viết được cấu trúc của 2 đoạn ADN con tạo thành khi ADN mẹ tự nhân đôi theo nguyên tắc tự nhân đôi của ADN

Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN.

I ARN.

Mục tiêu của phần này là học sinh phải nắm được các loại ARN Chức năng của từng loại ARN, thành phần hóa học của ARN và đặc biệt là nắm được cấu trúc của ARN

Vì ở bài trước đã học về ADN nên giáo viên cần sử dụng phương pháp so sánh để cho học sinh sau khi nghiên cứu thông qua thông tin về ARN Đặc biệt chú ý thông

ở phần “Em có biết” để khai thác kiến thức và hoàn thành được bảng so sánh mà giáo viên đã lập ra Trong SGK cũng có bảng so sánh ADN với ARN nhưng chỉ ở mức độ thấp.Vì vậy bảng so sánh giữa ADN và ARN đối với đội tuyển thì cần phải nâng cao hơn

Cụ thể cần yêu cầu sau:

- Trình bày sự giống nhau cơ bản giữa ADN và ARN

- Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN

+ Trong sự giống nhau giữa AND và ARN tập trung khai thác kiến thức

 Đều thuộc loại axit nucleic

 Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, N, O, T

 Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

 Đơn phân đều là các nucleotit

 Đều có cấu trúc xoắn

 Đều tham gia vào quá trình tổng hợp Protein

+ Trong sự khác nhau giữa ADN và ARN Tập trung khai thác kiến thức về cấu tạo và chức năng để thấy được sự khác nhau Cụ thể:

Cấu tạo + Đại phân tử có kích thước + Đại phân tử có kích thước và

Trang 7

Và khối lượng lớn.

+ Có 4 loại đơn phân A,T,G,X

+ Có cấu trúc mạch xoắn kép

khối lượng nhỏ hơn ADN rất nhiều +Có 4 loại đơn phân A, U, G,X

+ Có cấu trúc mạch xoắn đơn

Chức

năng

+ 2 chức năng lưu trữ và

truyền đạt thông tin di truyền

+ Có 3 loại ARN mỗi loại có chức năng khác nhau

-mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Protein cần tổng hợp -tARN: vận chuyển A.a tương ứng tới nơi tổng hợp Pr

-rARN: thành phần cấu tạo nên Riboxom (nơi tổng hợp Pr) Sau khi thực hiện xong các yêu cầu trên giáo viên cần lưu ý ngay đến phần “em có biết” Phần này giới thiệu về cấu trúc ARN vận chuyển(tARN)và có hình vẽ minh họa Giáo viên cần lưu ý cho học sinh khai thác hình vẽ là khi tARN cuộn xoắn trở lại thành kiều 3 thùy như là chẽ ba đã có một số đoạn xoắn giống ADN vì vậy các nucleotit ở 2 mạch trong đoạn này cũng liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung như ADN Mà cụ thể là A liên kết với U và G liên kết với X Điều này phục vụ cho việc giải câu hỏi của các đề thi HSG đã ra ở một số lần như: nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ xung thể hiện ở các cấu trúc nào?

II ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào.

Cũng như ở mục I,II sau khi học sinh đã học và nắm vững cơ chế tự nhân đôi của ADN chúng ta cũng tiến hành cho học sinh nghiên cứu từng phần kiến thức của mục này và làm bài tập so sánh quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN về 2 điểm: giống nhau và khác nhau cơ bản

Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia khai thác cụ thể như sau

*) Giống nhau:

- Nơi diễn ra và thời điểm diễn ra sự tổng hợp ARN và sự nhân đôi ADN

- Nguyên tắc thực hiện?

Học sinh sẽ tiến hành khai thác kiến thức và giải quyết vấn đề

Cụ thể: Sự giống nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi của ADN và tổng hợp ARN là:

- Đều xáy ra trong nhân tế bào, tại NST thuộc kỳ trung gian lúc NST dạng sợi mảnh chưa xoắn

- Đều có sự tham gia của các thành phần : các loại E tháo xoắn tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi, E liên kết với các nucleotit

- Các loại nucleotit của môi trường nội bào

- Nguyên tắc khuân mẫu và nguyên tắc bổ sung

*) Khác nhau:

Trang 8

Ở phần này chủ yếu yêu cầu học sinh khai thác điểm khác nhau cơ bản sau khi học sinh nghiên cứu xong cơ chế tổng hợp ARN, để so sánh với cơ chế tự nhân đôi của ADN theo trình tự như sau:

Tự nhân đôi của ADN Tổng hợp ARN

- Diễn ra trên cả 2 mạch khuân mẫu

của ADN

- Có sự tham gia của ADN

- Môi trường nội bào cung cấp

nucleotit loại A,T,G,X

- Nguyên tắc bổ sung thể hiện:

A liên kết với T

G liên kết với X và ngược lại

- Sau khi tổng hợp xong ADN con

giống ADN mẹ và vẫn ở trong nhân

- Chỉ diễn ra trên một mạch khuôn Mẫu của ADN(mạch gốc:3’-5’)

- Có sự tham gia của mARN, tARN,Riboxom

- Môi trường nội bào cung cấp nucleotit A,U,G,X

- Nguyên tắc bổ sung thể hiên

A liên kết với U môi trường

T liên kết với A môi trường

G liên kết với X môi trường

X liên kết với G môi trường

- Sau khi tổng hợp xong các ARN rơi khỏi nhân ra chất tế bào để tham gia tổng hợp Pr Sau khi nghiên cứu xong phần lý thuyết và so sánh Giáo viên cần cho học sinh giải quyết ngay phần bài tập ở SGK tại lớp để thống nhất ý kiến của học sinh và phân loại được trình độ nhận thức của từng học sinh đồng thời cùng học sinh đi tới kết luận hoặc cách giải bài tập đúng nhất và giải quyết câu hỏi: Vì sao ARN có khối lượng, kích thước nhỏ hơn ADN rất nhiều

Bài 18 PROTEIN

I Cấu trúc của Protein

Phần này cho học sinh nghiên cứu SGK Sau đó cho học sinh thảo luận giải quyết một số câu hỏi cơ bản có thể xảy ra trong khi thi học sinh giỏi.Cụ thể các câu hỏi sau:

- Vì sao Pr có tính đặc thù và đa dạng? Câu hỏi này học sinh có thể trả lời ngay được do câu hỏi gần giống với bài ADN Nhưng học sinh cũng chỉ giải quyết được tính đặc thù và đa dạng của Pr là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các đơn phân là các A.a, mà không nghĩ tới còn do các bậc cấu trúc không gian của

Pr Vì vậy sau khi học sinh nêu xong thì giao viên cần chỉnh lý ngay đáp án cho học sinh

- So sánh về thành phần cấu trúc của ADN hoặc ARN với Pr Ở phần này cũng giống như so sánh thành phần cấu trúc của ADN với ARN Thông qua kiến thức học sinh sẽ hoàn thiện đáp án nhanh gọn Nhưng giáo viên cũng cần phải nhắc lại

về các loại ADN, ARN và Pr đều có cấu trúc xoắn trong đó ADN là mạch xoắn kép, ARN là mạch xoắn đơn còn Pr thì mức độ xoắn tùy theo bậc cấu trúc cụ thể: Pr cấu

Trang 9

trúc bậc 1 là chuỗi A.a, Pr bậc 2 là chuỗi A.a xoắn lò xo đều đặn, Pr bậc 3 là xoắn theo hình không gian 3 chiều do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành Cấu trúc bậc 4

là 2 hay nhiều A.a cùng loại cuộn xoắn kết hợp lại với nhau

II Chức năng Protein.

SGK đã nêu 3 chức năng của Pr nhưng trong các đề thi đòi hỏi phải nêu đủ 6 chức năng của Pr vì vậy giáo viên cần cung cấp đủ kiến thức về 6 chức năng cụ thể là:

1 Chức năng cấu trúc

2 Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất

3 Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất là hooc môn có bản chất Pr

4 Chức năng bảo vệ cơ thể : là kháng thể có bản chất Pr

5. Chức năng vận động : Pr tham gia vào thành phần các tế bào cơ, xương

6 Chức năng cung cấp năng lượng do khi cơ thể thiếu Gluxit và Lipit thì tế bào

sẽ phân giải Pr tạo Gluxit và Lipit để tạo năng lượng cho hoạt động sống của

cơ thể

Pr đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan tới toàn bộ các hoạt động sống của tế bào Biểu hiện thành tính trạng

Sau khi nghiên cứu xong các tính chất giao viên cần nêu 1 số câu hỏi thuộc đề thi

để học sinh giải quyết cụ thể là:

- Vì sao Pr dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt? (Tính bền vững)

- Bậc cấu trúc nào của Pr có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của Pr? Giải thích?

- Pr thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?

Bài 19 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Trong chương trình sinh học lớp 11 bài này thực chất là quá trình sinh tổng hợp

Pr Nhưng ở cấu trúc bài lớp 9 nội dung cơ bàn vẫn là cơ chế tổng hợp chuỗi A.a của Pr Mục đíc của bài nhằm thể hiện Gen mang thông tin cấu trúc của Pr ở trong nhân tế bào là chủ yếu Còn Pr chỉ được hình thành ở chất tế bào Như vậy giữa Gen và Pr phải có một mối quan hệ thông qua 1 cấu trúc trung gian nào đó Để nắm được và giải quyết được yêu cầu này, sau khi đặt vấn đề giáo viên cho học sinh nghiên cứu kỹ SGK, cùng sơ đồ hình thành chuỗi A.a

Giáo viên hỏi học sinh

- Cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa Gen và Pr Qua đó học sinh thấy được cấu trúc trung gian đó chính là các loại ARN và vai trò từng loại đã học ở bài mối quan hệ giữa Gen và ARN cụ thể :

- mARN : có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Pr cần tổng hợp

- tARN : có vai trò vận chuyển A.a tương ứng tới nơi tổng hợp Pr

- rARN : có vai trò là thành phần cấu tạo nên Riboxom Nơi tổng hợp nên Pr Đồng thời cũng yêu cầu học sinh giải quyết các câu hỏi:

Trang 10

+ các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi A.a của Pr?

Ở câu hỏi này học sinh phải trình bày được các thành phần tham gia tổng hợp Pr cụ thể là:

- ADN hay Gen

- Các loai ARN, Riboxom

- Các loại A.a của môi trường nội bào

- Các loại Enzim: tách mạch giữ cho mạch ở trạng thái duỗi , Enzim liên kết

+ Nguyên tắc bổ sung được thực hiên trong cơ chế tổng hợp Pr như thế nào?

Học sinh phải trình bày được nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế tổng hợp Pr là: các nucleotit ở bộ 3 đổi mã của tARN khớp với bộ 3 mã hóa của mARN theo nguyên tắc bổ sung tức là A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại

+ Sự tạo thành chuỗi A.a dựa trên khuôn mẫu nào ?

Học sinh phải nêu được : sự tạo thành chuỗi A.a dựa trên khuôn mẫu của mARN

mà cấu trúc của mARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu mạch gốc(mach 3’- 5’) của Gen cấu trúc Thông qua đó để thấy được mối quan hệ giữa Gen và Pr

+ Tương quan về số lượng A.a và nucleotit của mARN khi ở trong Riboxom như thế nào?

Ở câu hỏi này học sinh phỉa nêu được cứ 3 nucleotit trong mARN tương ứng với 1 A.a trong chuỗi A.a của Pr

Khi giải đáp các câu hỏi này giáo viên cần chú ý giảng thêm cho học sinh các vấn

đè sau để phục vụ cho bài tập :

- Trong mARN có bộ 3 kết thúc(bộ 3 cuối cùng của mARN) không mã hóa cho A.a Cho nên sau khi tổng hợp xong chuỗi A.a thì số A.a sẽ ít hơn so với số bộ 3 mã hóa trên mARN

-VD: 1 mARN có 300 nucleotit sẽ tạo thành 100 bộ 3 mã hóa trong đó chỉ có 99 bộ

3 mã hóa cho A.a còn 1 bộ 3 (bộ 3 số 100) không mã hóa cho A.a (bộ 3 kêt thúc) Nên số A.a của chuỗi A.a tạo thành là 99

- Sau khi tổng hợp xong chuỗi A.a thì có 1 A.a mở đầu sẽ tách khỏi chuỗi A.a cần tổng hợp, để trở thành Pr hoàn chỉnh nên số A.a có trong Pr hoàn chỉnh chỉ còn 98

II Mối quan hệ giữa Gen và tính trạng.

Dựa vào quá trình hình thành ARN, quá trình hình thành chuỗi A.a và chức năng của Pr Cho học sinh nghiên cứu SGK sau đó giải thích sơ đồ theo trật tự 1,2,3

Gen (1 đoạn ARN)→ mARN → Pr → Tính trạng

Giáo viên gợi ý trật tự 1 là quá trình hình thành (tổng hợp) mARN

trật tự 2 là quá trình hình thành (tổng hợp) chuỗi Pr trật tự 3 là chức năng Pr, cơ sở hình thành tính trạng

là cách diễn giải của học sinh để đi đến nhận thức đúng:

Mối liên hệ trên cho thấy thông tin về cấu trúc của phân tử Pr (thành phần, số

lượng, trinh tự xắp xếp của các axitamin) đã được xác định bởi dãy nucleotit trong mạch ADN Sau đó mạch này được dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp ra mạch m

Ngày đăng: 18/11/2014, 23:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w