1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ôn tập triết học tự luận có đáp án

18 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 582 KB

Nội dung

-Ý thức tồn tại độc lập tương đối & tác động trở lại v/c thông qua h/động của con người:  Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở ngữ

Trang 1

FTU_K46 Câu 1: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

Vật chất

- Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Ý thức

- Ý thức là phản ánh thế giới xung quanh vào bộ óc của con người, ý thức

là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

- Vật chất bao giờ cũng quyết định ý thức Thể hiện:

 Nội dung của ý thức là phản ánh thế giới khách quan, thế giới khách quan như thế nào thì con người nhận thức như thế Khi thế giới khách quan biến đổi thì ý thức con người biến đổi cho phù hợp

 Ý thức phụ thuộc vào não người, não là cơ quan phản ánh, có khả năng nhận thức trí tuệ Tính chủ quan của não người như: quan niệm, lí tưởng, niềm tin => phụ thuộc vào con người cụ thể

 Vật chất có trước, ý thức có sau, ý thức không bao giờ tách rời não người, nó phụ thuộc vào thế giới khách quan của não người Những nhân tố vật chất, những điều kiện vật chất quy định nội dung, trình độ, tính chất của ý thức Vật chất là cơ sở để hiện thực hóa ý thức

-Ý thức tồn tại độc lập tương đối & tác động trở lại v/c thông qua h/động của con người:

 Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở ngững mức độ nhất định

 Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy

sự phát triển của các điều kiện vật chất

 Nếu ý thức phản ánh ko phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm kìm hãm

sự phát

triển của các điều kiện vật chất Song sự kiềm hãm đó chỉ mang tính tạm thời, bởi

sự vật bao giờ cũng vận động theo các quy luât khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp thay thế cho

ý thức lạc hậu, ko phù hợp

Trang 2

 Sự tác dộng của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt dộng của con người

 Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi nữa thì nó vẫn phải dựa trên cơ sở phản ánh thế giới VC

Ý nghĩa phương pháp l uận của việc nghiên cứu vấn đề.

- Tôn trọng khách quan.

 Trong nhận thức phải nắm đúng đắn, trung thực bản chất chân thật của sự vật hiện tượng Tránh thái độ chủ quan, định kiến, cảm tính

 Mọi đường lối chủ trương, chính sách phải xuất phát từ hiện thực khách quan Vì thế khi xác định 1 phương hướng đường lối thì phải chú ý đến những điều kiện vật chất cụ thể đó là:

+Lực lượng vật chất ta có như thế nào

+Thời gian vật chất

+Các quan hệ vật chất

 Phải huy động, tập hợp, tổ chức những nhân tố vật chất thành những lực lượng vật chất để thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch đã đề ra

- Phát huy tính năng động chủ quan:

 Tôn trọng tri thức khoa học

 Làm chủ tri thức khoa học 1 cách toàn diện

 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những tri thức khoa học tiên tiến, những hệ thống lý luận cách mạng sâu rộng trong quần chúng nhân dân

 Kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc

Vận dụ ng ý n ghĩa pp l uận vào trong cuộc sống, học tập, công việc.

 Học tập: thực hiện đúng những quy chế, nội quy nhà trường Đánh giá đúng đắn vị trí, vài trò từng môn học, và dựa trên cơ sở hiện thực đó làm bài kiểm tra,đánh giá, hay các bài báo khoa học Tôn trọng tri thức khoa học chuyên ngành để có thái độ học tập nghiên túc, phù hợp, đúng đắn Kế thừa những tâm gương tiêu biêu, phát huy toàn diện tri thức nhận loại

 Công việc, cuộc sống: tự chế

Trang 3

Câu 2: Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Nguồn gốc của sự phát triển: Là sự mâu thuẫn, đấu tranh, nó là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

+ Mặt đối lập biện chứng là: Mặt (đồng hoá, dị hoá)

+Các thuộc tính đối lập nhau: ( Trái ngược nhau)

 Trong cùng một vật

 2 mặt đó phải là tiền đề của nhau, khi tác động lẫn nhau làm sự vật phát triển

Ví dụ: Trong 1 con người:

+ Sinh học: Đồng hóa, dị hoá + Đạo đức: Tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, hiện tại – tương lai( nhu cầu);

Sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động ktế xhội + Sự thống nhất các mặt đối lập biện chứng: Đó là sự cùng tồn tại, cùng tác động lẫn nhau, sâm nhập lẫn nhau trong cùng 1 sự vật hiện tượng

+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự triển khai ngược

chiều nhau

 Có xu hướng loại trừ nhau, đối lập nhau

Lênin nói: “phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập”:

- Thông qua cuộc đấu tranh của các mặt đối lập điều chỉnh sự phát triển của

bản thân phù hợp với hoàn

cảnh mới

- Thông qua… đào thải mọi yếu tố cản trở sự phát triển

- Thông qua…mở đường, tạo điều kiện cho nhân tố mới, lực lượng tiến bộ phát triển

- Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng là 1 thể thống nhất của các mặt đối lập, nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập thuộc về bản chất của sự vật hiện tượng

- Mặt đối lập tạo ra những mâu thuẫn và đồng thời cũng tạo thành bản thân các sự vật –

hiện tượng

Trang 4

- Các mặt đối lập lại nằm ngay trong một thể thống nhất vì thế không thể

có tình trạng nằm cạnh nhau, thờ ơ lãnh đạm với nhau mà nhất định chúng không ngừng bài trừ, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau, nghĩa là chúng luôn luôn đấu tranh với nhau,nói cách khác các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự triển khai giữa các mặt đối lập chừng nào thể thống nhất chưa bị phá vỡ thì sự đấu tranh giữa các mặt đối lập vẫn tiếp tục –

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá vỡ thể thống nhất mới được thiết lập, mâu thuẫn được giải quyết làm cho sự vận động phát triển - Đấu tranh giữa các mặt đối lập là quá trình diễn ra rất phức tạp nhất

là trong lĩnh vực xã hội

- Quá trình nhận thức không phân cách giai đoạn, bản thân sự phát triển của sự vật hiện tượng không phân cách các giai đoạn mà quá trình triển khai mâu thuẫn cũng là quá trình giải quyết mâu thuẫn

- Quá trình mâu thuẫn được giải quyết cũng là quá trình tái sinh tạo đối lập mới Mâu thuẫn không ngừng được tái sinh

- Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập đã đạt đến độ chín muồi Sự chuyển hóa có thể diễn

ra theo các dạng : chuyển hóa lẫn nhau và cả 2 chuyển thành những chất mới trong sự vật mới

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện quan trọng nhất có tính chất quyết định đối với sự chuyển hóa của các mặt đối lập là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình vận động biến đổi của mỗi mâu thuẫn

Quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập lặp đi lặp lại tạo nên sự vận động biến đổi phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự phát triển, là bản thân quá trình phát triển Lê nin viết “phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” Ví dụ:

xh phong kiến ( sV 1) ban đầu là một thể thống nhất giữa địa chủ phong kiến, nông dân và tư sản Trong quá trình phát triển, địa chủ phong kiến đối lập với nhân dân, tư sản ngày càng gay gắt dẫn đến CMTS nổ ra và thắng lợi, giải quyết đối lập trên nhưng hình thành đối lập mới, vô sản với tư sản trong XH

Trang 5

TBCN ( VS2) CMVS nổ ra và thắng lợi tạo nên XH XHCN( đây là SV3.

 Sự vật nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, các mặt

đối lập luơn luơn vận động khơng ngừng, phụ thuộc lẫn nhau Trong thực tế, mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy Chúng ta khơng được cường điệu hĩa sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự thống nhất của chúng

Ý nghĩa c ủa phương pháp luận:

- Đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật giúp nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn

- Khi phân tích mâu thuẫn của sự vật hiện tượng về nguyên tắc phải thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn Thừa nhận tính phổ biến của đối lập là thừa nhận nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự phát triển chung Thừa nhận tinh riêng biệt của đối lập để cĩ phương pháp giải quyết cụ thể, phù hợp với từng loại mâu thuẫn cụ thể khác nhau Bởi vì, sự vật khác nhau cĩ mâu thuẫn khác nhau thì phải cĩ cách giải quyết khác nhau, nhưng trong 1 sự vật khơng chỉ cĩ 1 đối lập mà cĩ nhiều đối lập khác nhau nên phải cĩ cách giải quyết cụ thể phù hợp với từng loại đối lập đĩ

- Mặt khác, trong một đối lập nĩ tồn tại và phát triển là một quá trình cĩ tính giai đoạn và tính lịch sử cụ thể nên cũng phải cĩ cách giải quyết cụ thể khác nhau

- Để thúc đẩy sự phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn không được điều hoà mâu thuẫn Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn Phải tìm ra phương thức, phương tiện, lực lượng để giải quyết mâu thuẫn

- Phải chống thái độ chủ quan nóng vội Mặt khác, phải tích cực thúc đẩy điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn chín muồi

Trang 6

Vận dụng:

1 đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể, trong đảng

Đây cũng là quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập

- đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể, trong đảng với mục đích là đi đến sự thống nhất

- Đấu tranh ……trong đảng là phải góp phần thúc đẩy sự phát triển của tập thể, cá nhân phê bình được góp ý thì phải khắc phục, tiến bộ hơn

2 quá trình hội nhập của Việt Nam:

hội nhập về kinh tế ở khu vực và thế giới thì quá trình hội nhập này cũng chính là

quá trình thống nhất và điều kiện trong các mặt đối lập Vấn đề này là

phương pháp đấu tranh như thế nào?

- khẳng định quá trình hội nhập là quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác Đấu tranh để cạnh tranh còn hợp tác để tăng cường năng lực cạnh tranh

- Chỉ trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ chứng ta mới thể chủ động hội

nhập quốc tế và không phụ thuộc vào các nước lớn Ngược lại nếu

không chủ động hội nhập quốc tế thì không thể xây dựng 1 nền kinh tế độc lập tự chủ

Câu 3: biện chứng giữa lý luận và thực tiễn:

Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất

lịch sử – xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên xã hội

Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể

Hoạt động thực tiễn đa dạng song có thể chia ra thành 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động biến đổi chính trị – xã hội, và hoạt động thực nghiệm khoa học Trong đó hoạt động sản xuất vật chất có ý nghĩa quyết định các hình thức khác Hoạt động biến đổi chính trị – xã hội là hình thức cao nhaatsa và hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt nhằm thu nhận những tri thức và hiện thực khách quan

Lý luận là hệ thống tri thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những quy

luật của sự vật hiện tượng

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

Quá trình nhận thức của con người vận động từ trực quan sinh động

Trang 7

đến tư duy trừu

tượng, từ kinh nghiệm đến lý luận nhưng không phải đó là nhận thức của con người dừng lại mà nó phải quay trở lại thực tiễn Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức

Như vậy toàn bộ hoạt động thực tiễn phải gắn với lý luận, toàn bộ hoạt động lý luận phải gắn với thực tiễn và phục vụ nó

Lý luận gắn với thực tiễn vì:

- thông qua thực tiễn kiểm tra lý luận đúng hay sai?

- Thực hiện mục đích của mình là chỉ đạo thực tiễn về phương hướng, mục tiêu, biện pháp

làm cho hoạt động thực tiễn trở nên tự giác và đi đến

thành công

- Để lý luận được bổ sung và nâng cao

Có lý luận đúng đắn và cách mạng soi đường thì thực tiễn sẽ đi đúng hướng và đem lại kết quả thắng lợi Nếu tách rời thực tiễn thì lý luận sẽ không

có cơ sở, mục đích, động lực, và không biết đúng hay sai dẫn đến là lý luận suông Ngược lại, nếu thực tiễn không co lý luận

hoặc lý luận sai lầm phản khoa học thì thực tiễn trở thành mù

quáng Trong đó:

vai trò của thực tiễn là điểm xuất phát, là mục đích, cơ sở, động lực của nhận thức

+ thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhận thức không phải chỉ để nhận thức, để giải

thích thế giới mà là để cải tạo thế giới, để thông trị nó => nhận thức phải lấy thực tiễn làm mục đích cho mình Nhận thức đề ra những mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn

+ thực tiễn là cơ sở của nhận thức: con người muốn nhận thức phải thông qua hoạt động thực tiễn con người mới tiếp xúc được

+ hiểu được hiện thực khách quan: thực tiễn làm hiện thực khách quan bộc lộ bản chất quy luật để con người nhận thức Thực tiễn làm phát triển khả năng nhận thức của con người trước hết là bộ óc và các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện Thực tiễn tạo ra những công cụ kỹ thuật, những phương tiện giúp cho con người nhận thức ngày càng nhanh hơn Thực tiễn tạo

ra 1 khối lượng của cải vô cùng phong phú, con người sẽ được nuôi dưỡng tốt

Trang 8

hơn và cơ thể con người ngày càng hoàn thiện.

+ thực tiễn là động lực của nhận thức: do yêu cầu của thực tiễn mà thúc đẩy con người ta nhận thức nhanh hơn, chính xác hơn

 thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là khâu trung gian tất yếu nối liền con người với thực tiễn khách quan

+ thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức

Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất dể kiểm tra nhận thức,

là nơi kiểm nghiệm chân lý vì thực tiễn cao hơn nhận thứ, nó có ưu điểm không những của tính phổ biến mà của cả tính hiện thực trực tiếp

+ sức sống của lý luận là trong thực tiễn trí tuệ con người phát triển song song với việc con người học cách cỉa biến thế giới tự nhiên

+ thông qua thực tiễn vướng mắc của lý luận được giải quyết

+ khẳng định vai trò của thực tiễn, Lenin viết “quan điểm về đời sống,

về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận thực tiễn”

Vai trò của lý luận:

Lý luận là kim chỉ nam cho hành động, soi đường chỉ đạo thực tiễn Lenin viết “không

có lý luạn cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”

Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ

ra những phương hướng mới cho sự phát triển thực tiễn Lý luận khoa học làm cho hoạt động con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫ,

tự phát Vì vậy, chủ tịch HCM viết “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”

Lý luận mang tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực nên lý luận lại có khả năng xa rời thực tiến và trở thành ảo tưởng, giáo điều Vì vậy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của CN MLN

Vì vậy phải coi trọng lý luận, nhưng không cường điệu vai trò của lý luận coi thường thực tiễn, tách rời lý luận và thực tiễn Phải quán triệt

Trang 9

nguyên tắc đó trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.

Chủ tịch HCM viết “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là 1 nguyên tắc căn bản của CN MLN Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

+ nó tạo niềm tin cho con người, tạo cho con người có 1 ý chí trong hoạt động cải tiến thế giới

+ khẳng định vai trò của lý luận, Lenin viết “không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”

Mark viết “lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào lực lượng quần chúng”

Kết luận:

Sự tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận thực không ngừng vận động và phát triển Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc tối cao của triết học Mark

Ý nghĩa pp luận”:

o tôn trọng quan điểm thực tiễn (ntn? Ví dụ)

o tích cực nâng cao trình độ lý luận

Ngày nay trong công cuộc đổi mới đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu, đáp ứng được những yêu cầu đó Chẳng hạn:

- vấn đề lý luận vì CNXH và con người đi lên CNXH ở nước ta

- Vạch ra lộ trình để hội nhập nền kinh tế nước ta với nền

kinh tế thế giới các yêu cầu quan điểm của thực tiễn là:

 phải đi sâu vào đời sống thực tiễn để có nhận thức thấu đáo

 Phải lấy kết quả trong hoạt động thực tiễn để đối chiếu với nhận thức

đã có

 Phải coi trọng tổ chức hoạt động thực tiễn

o Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh

giáo điều:

bệnh kinh nghiệm : tránh cường điệu hóa kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai

Trang 10

trò kinh nghiệm, tách kinh nghiệm khỏi lý luận Biểu hiện bệnh này ở nước ta :

o Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm, chỉ đạo thực tiễn bằng kinh nghiệm thậm chí ngộ nhận kinh nghiệm là quy luật lý luận

o Nhận thức lý luận, tiếp xúc với lý luận ở trình độ kinh nghiệm dẫn tới kinh nghiệm hóa lý luận

o Coi thường lý luận,không tin và không chịu vận động lý luận vào thực tiễn

 Tư duy của con người mang tính áng chừng, đại khái, thiếu tầm nhìn chiến lược

Bệnh giáo đ iều:

Tuyệt đối hóa vai trò lý luận, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm

lịch sử cụ thể

Biểu hiện bệnh ở

nước ta:

o Học lý luận, nghiên cứu lý luận theo kiểu tàm chương trích cú Không nắm được thực chất của lý luận, không kết hợp lý luận với thực tiễn

o Cứng nhắc hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm, vận dụng lý luận 1 cách máy móc,

không vận dụng vào trường hợp thực tiễn của nước ta

lý luận xa rời thực tiễn

Ngu y ên nhân chung nhất dẫn đến 2 bệnh trên :

- hoạt động lý luận và thực tiễn không quán triệt đầy đủ nguyên tắc sự thống nhất giữa lý

luận và thực tiễn

- Do trình độ lý luận yếu kém dẫn đến kinh nghiệm hoặc giáo điều

Hướng khắc phục: con người phải có thái độ tôn trọng nguyên tắc thống

nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, không được tuyệt đối hóa Lý luận mà xem nhẹ thực tiễn hay ngược lại,

Câu 4: quy luật quan hệ SX phù hợp với trình độ phát triển của

LLSX:

LLSX là biểu hiện quan hệ của con người với giới tự nhiên trong quá

trình sản xuất, chỉ ra trình độ chinh phục tự nhiên của cong người LLSX thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất LLSX bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Lao động của con người và TLSX trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành LLSX

- các yếu tố của LLSX có quan hệ với nhau: sự phát triển của LLSX có quan hệ với nhau

Ngày đăng: 18/11/2014, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w