Tài nguyên n−ớc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nguồn nước - Chương 2 doc (Trang 31 - 32)

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 36.000km2 (so với 15.000km2 của Đồng

bằng Bắc bộ) là một vùng châu thổ mênh mông biểu thị sự tranh chấp đang còn tiếp diễn giữa đất liền và biển cả. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long là con đẻ của sông lớn Mê Kông (phần sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam có 9 cửa ra biển gọi là sông Cửu Long). Sông Mê Kông dài 4220km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (cao 5000m so với mực n−ớc biển) quanh năm tuyết phủ rồi chảy qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia rồi vào Nam bộ của Việt Nam, đổ ra biển trên một thềm lục địa hết sức rộng lớn. Sông Mê Kông là một trong những con sông dài bậc nhất thế giới.

Do sự bồi đắp phù sa, từ Phnôm Pênh (thủ đô Campuchia) sông Mê Kông chia thành hai nhánh chảy xuống đồng bằng Nam bộ Việt Nam, nhánh phía Bắc là Tiền Giang, nhánh phía Nam là Hậu Giang.

Sông Tiền nhận đến 2/3 l−u l−ợng của sông Cửu Long và có lòng sông sâu, là con

sông mang nhiều n−ớc và phù sa. Chảy ngang đến Vĩnh Long cách biển khoảng 100km,

sông Tiền lại chia ra tạo thành sông Mỹ Tho và sông Cổ Chiên. Sông Mỹ Tho lại tách ra một nhánh quan trọng tạo thành sông Hàm Luông rồi tiếp tục chia thành sông Ba Lai, sông Cửa Tiểu và sông Cửa Đại. Nh− vậy sông Tiền đổ ra biển qua 6 cửa, từ Bắc xuống Nam là cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu (một nhánh phụ của sông Cổ Chiên).

Sông Hậu chảy ra biển theo một kênh duy nhất. Cách biển 75 km, sông bắt đầu chia ra làm hai cửa là cửa Định An và cửa Tranh Đế, ngoài ra là cửa chính Bát Xắc. L−u l−ợng dòng chảy ở th−ợng l−u của sông Cửu Long rất lớn (chừng 34.000m3/giây) trung bình là 10.700m3/giây vào tháng 6 đến hết tháng 9 nh−ng n−ớc sông Tiền chỉ lên từ từ, trung bình mỗi ngày vài centimet rồi tràn vào vùng trũng để lại phù sa màu mỡ trên

ruộng lúa, bởi vì một phần n−ớc của sông Cửu Long đã dồn ng−ợc khoảng 46 tỷ mét

khối vào Biển Hồ (Campuchia). ở sông Hậu n−ớc lũ cũng không lên cao về phía hạ l−u vì phần lớn đã thoát n−ớc qua vùng Châu Đốc và Long Xuyên rồi theo các kênh và sông đổ ra vịnh Rạch Giá.

Nguồn n−ớc của các sông này vào mùa lũ cũng không đục nh− ở sông Hồng do

hàm l−ợng phù sa nhỏ (0,100kg/m3 vào tháng 3 - 4 và 0,300kg/m3 vào tháng 9 - 10). Tuy

vậy tổng l−ợng phù sa của các con sông này là con số khổng lồ vào khoảng 1.000 -

1.400 triệu tấn/năm, nghĩa là gấp khoảng 7 - 8 lần tổng l−ợng phù sa sông Hồng và tổng l−ợng n−ớc trung bình nhiều năm lên đến 475 tỷ mét khối. Phần lớn khối l−ợng n−ớc và phù sa này đ−ợc vận chuyển thẳng ra biển Đông.

N−ớc chứa trong các kênh rạch cũng là một nguồn n−ớc lớn. Không ai có thể t−ởng

t−ởng đ−ợc rằng kênh rạch ở miền Tây có chiều dài tổng cộng 4900km (trong đó có

1575km kênh có lòng rộng 18 - 60m và 480km có lòng rộng 8 - 16m, còn lại là d−ới

8m). Các kênh rạch đã cắt xẻ bề mặt châu thổ thành các ô ruộng làm cho sự giao thông trong miền chủ yếu là trên mặt n−ớc (đ−ờng thuỷ).

Đất đai trong vùng châu thổ là đất phù sa. Đất phù sa do sông Tiền, sông Hậu và các sông nhánh của chúng bồi đắp là loại đất tốt nhất, diện tích chừng 3.971.232 ha.

Đất mặn chiếm diện tích khoảng 319.900ha phân bố ở cực Nam Cà Mau và dải đất

duyên hải Gò Công, Kiến Hoà. Vào mùa m−a, mặn bị rửa trôi đi một phần nh−ng vào

mùa khô mặn th−ờng theo mao quản dâng lên đến mặt đất gây ảnh h−ởng cho trồng trọt. Đáng chú ý là đất phèn chiếm diện tích hơn 1.100.000ha, phân bố ở Đồng Tháp M−ời và An Giang. Đây là những vùng đất trũng th−ờng bị ngập n−ớc làm cho sét lắng đọng trong n−ớc lợ có nhiều sunfat và khi ở môi tr−ờng sét yếm khí bị biến đổi thành sunfat sắt. Nếu mực n−ớc hạ xuống quá thấp, các chất sunfua bị ôxi hoá chuyển thành sunfat sắt và axit sunfuric nên đất có nhiều axit. Axit sunfuric hợp với sét tạo ra sunfat alumin và do có nhiều sunfat alumin nên gọi là đất phèn.

Để chống chọi với khô hạn làm bốc phèn và bốc mặn, n−ớc vẫn là quan trọng.

Nh−ng trong mùa khô n−ớc sông Tiền và sông Hậu cũng khó đảm bảo t−ới cùng một lúc những diện tích rất lớn, nhất là khi n−ớc rửa phèn và rửa mặn đ−ợc coi là n−ớc thải đi và chỉ sử dụng một lần.

Tài nguyên n−ớc của bảy vùng kinh tế n−ớc ta có quan hệ chặt chẽ đến khai thác, sử dụng đất và cả cuộc sống con ng−ời. Tuy nhiên hàng năm còn gặp nhiều khó khăn trở ngại do bão lụt và khô hạn diễn biến nằm ngoài sự kiểm soát của con ng−ời. Nh−ng con ng−ời có thể khắc phục tình trạng đó bằng các công trình thuỷ lợi thích đáng, vì vậy chính sách về n−ớc bao giờ cũng đ−ợc Nhà n−ớc rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nguồn nước - Chương 2 doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)